Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2020

Ấn Độ tung ưu đãi lôi kéo hơn 1.000 công ty Mỹ rời Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong sự kiện trước 50.000 người Mỹ gốc Ấn ở Houston, tháng 9/2019.
(VNF) - Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung có dấu hiệu tăng nhiệt trở lại, Ấn Độ đã đưa ra nhiều ưu đãi hấp dẫn để các công ty Mỹ chọn nước này làm điểm đến kế tiếp một khi di dời khỏi Trung Quốc- Hãng tin Bloomberg mới đây dẫn lời một quan chức Ấn Độ cho biết, trong tháng 4, chính phủ nước này đã tiếp cận hơn 1.000 doanh nghiệp Mỹ và đưa ra các ưu đãi cho bất cứ công ty nào muốn chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc. Hơn 500 ngành hàng được nhắm tới, trong đó ưu tiên những lĩnh vực gồm thiết bị y tế, chế biến thực phẩm, dệt may và phụ tùng xe hơi. Cũng theo Bloomberg, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cần một làn sóng đầu tư mới để củng cố nền kinh tế quốc gia hiện đã phong tỏa 8 tuần nhằm kìm hãm sự lây lan của đại dịch Covid-19.
<!>
Ngoài hướng đến mục tiêu nâng tỷ trọng khu vực chế tạo trong GDP toàn quốc từ 15% đến năm 2022 đạt 25%, làn sóng doanh nghiệp rời Trung Quốc cũng là cơ hội thúc đẩy cải cách, lao động và hệ thống thuế ở Ấn Độ, vốn là rào cản đầu tư trong nhiều năm qua.
Thêm vào đó, nhu cầu tạo việc làm ở nước này cũng đang rất cấp bách, khi đại dịch đang khiến 122 triệu người Ấn Độ mất việc.
Đây cũng là cơ hội để Ấn Độ thúc đẩy các nỗ lực cải cách đất, lao động và thuế đang bị đình trệ, gây cản trở đầu tư suốt nhiều năm.
Bloomberg dẫn một nguồn tin cho biết Bộ Thương mại Ấn Độ đang thu thập chi tiết góp ý từ các công ty Mỹ đối với các luật về thuế và lao động để hấp dẫn đầu tư hơn.
Trong quá trình thảo luận với các công ty Mỹ, giới chức Ấn Độ lập luận rằng dù tổng chi phí cao hơn Trung Quốc, chi phí đầu tư tại Ấn Độ vẫn thấp hơn so với Mỹ hay Nhật Bản nếu xét về quyền lợi đất đai và lao động lành nghề.
Mới đây, theo hãng tin Economic Times của Ấn Độ, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang làm việc với các bang để thiết lập quỹ đất cho các tập đoàn quốc tế, trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang có ý định dịch chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc sau sự bùng phát của đại dịch Covid-19 làm gián đoạn nguồn cung.
Được biết, quỹ đất này rộng tới 461.589ha nằm rải rác trên toàn quốc. Trong đó, có 115.131 hecta là đất công nghiệp tại các bang Gujarat, Maharashtra, Tamil Nadu và Andhra Pradesh.
Chính phủ Ấn Độ đã chọn ra 10 ngành trọng tâm để thúc đẩy sản xuất gồm điện lực, dược phẩm, thiết bị y tế, điện tử, kỹ thuật nặng, thiết bị năng lượng Mặt trời, chế biến thực phẩm, hóa chất và dệt may, đồng thời yêu cầu các đại sứ quán ở nước ngoài xác định những công ty đang tìm hiểu thông tin để đưa ra phương án đầu tư.
Ở động thái liên quan mới nhất, trong cuộc điện đàm sáng 8/5, các đại diện thương mại của Trung Quốc và Mỹ đã nhất trí "tạo điều kiện thuận lợi" cho thỏa thuận thương mại giai đoạn một được hai bên ký vào tháng 1/2020, bất chấp những căng thẳng gần đây liên quan tới đại dịch Covid-19.
Hai bên đã nhất trí tăng cường hợp tác kinh tế vĩ mô và sức khỏe cộng đồng, đồng thời nhất trí sẽ phối hợp để tạo ra một môi trường thuận lợi nhằm thực hiện thỏa thuận thương mại giai đoạn một mà hai bên đạt được hồi đầu năm nay.
Các quy định sửa đổi trên được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa áp đặt các biện pháp kinh tế mạnh mẽ hơn nhằm chống lại Trung Quốc, sau khi tuyên bố đã có bằng chứng liên quan giữa virus SARS-Cov-2 với một phòng thí nghiệm bảo mật hàng đầu tại thành phố Vũ Hán, nơi mầm bệnh lần đầu tiên xuất hiện vào cuối năm ngoái.

Không có nhận xét nào: