Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2019

Cụ bà 87 tuổi đan 75 mũ len, treo ở hàng rào tặng người vô gia cư

https://www.dkn.tv/tin-tuc/wp-content/uploads/2019/11/daicuw.jpg#force-thumb
75 chiếc mũ len được treo trên hàng rào của công viên để dành tặng cho những người vô gia cư, đó là tấm lòng ấm áp của một bà lão 87 tuổi đã dành vài tháng để đan những chiếc mũ len đó. Thời tiết ngày càng lạnh hơn, trên đường phố Massachusetts, Hoa Kỳ, những người đi đường vội vã về nhà để được hưởng không khí ấm áp của gia đình. Nhưng người vô gia cư thì không có nhà để về, chỉ có thể ở lại trên đường phố chịu cái lạnh thấu xương. Suy nghĩ về điều này, một bà lão 87 tuổi đã dùng đôi tay nhăn nheo của mình, đan từng mũi kim để dành tặng cho người vô gia cư những chiếc mũ len ấm áp.
<!>
Bà lão tốt bụng này từ khi còn trẻ đã bắt đầu giúp đỡ người khác. Theo năm tháng, tuổi tác của bà càng ngày càng lớn, bà hiện tại đã không thể làm những việc nặng, cần nhiều sức lực, nhưng bà không hề từ bỏ chuyện làm việc thiện, chỉ là bà đổi một phương thức khác. Mỗi ngày bà đều ngồi đan những chiếc mũ len ấm áp dành tặng cho những người vô gia cư.

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/11/mu-488x366.jpg
Ảnh: Twitter/Litsa Pappas.
Bà lão phải mất một ngày mới có thể đan xong một chiếc mũ len, nhưng bà cảm thấy rất xứng đáng: “Tôi cam tâm tình nguyện làm như vậy, cũng cảm thấy điều này rất thú vị. Lặng lẽ vì thế giới này làm chút gì đó, giúp đỡ người khác một chút làm tôi cảm thấy rất vui”.

Bà lão đã dành vài tháng để đan, cuối cùng bà cũng hoàn thành 75 chiếc mũ. Những người con của bà đã cho những chiếc mũ len vào túi, niêm phong rồi treo lên những vách ngăn trong công viên Nelson ở Plymouth, Massachusetts, nơi những người vô gia cư thường đến ngủ qua đêm. Trong suốt những năm qua, bà đã tặng không ít mũ len cho những người vô gia cư, bà nói sẽ tiếp tục hành động này trong những năm tiếp theo.
https://video3.dkn.tv/uploads/thumbs/43e5ce02a-1.jpg
 
Đối với những người bình thường mà nói, một chiếc mũ len có thể chẳng là gì cả, nhưng đối với những người vô gia cư thì đó là mon quà  vô cùng ý nghĩa, giúp họ giữ ấm trong mùa đông lạnh giá.

Theo bomb01

Thầy giáo cõng học sinh khuyết tật tham gia buổi học dã ngoại

https://www.dkn.tv/tin-tuc/wp-content/uploads/2019/09/ty10-700x366.jpg#force-thumb
Hành động tốt bụng của một thầy giáo ở Jefferson, Hoa Kỳ đã giúp cho một học sinh khuyết tật có cơ hội được tham gia buổi học dã ngoại cùng với các bạn trong lớp.
Bé Ryan là con gái của chị Shelly King. Năm nay cô bé lên 10 tuổi, đang theo học tại trường Tiểu học Tully. Không may thay, cô bé bị rạn xương sống và phải ngồi xe lăn. Chị King nói rằng Ryan thường không thể tham gia cùng các bạn trong những lần đi học dã ngoại và không phải lúc nào cũng có thể đi đến tận nơi.
https://i-vnexpress.vnecdn.net/2019/09/25/hoc-sinh-7500-1569404521.jpg
Ryan Neighbors phải ngồi xe lăn do tật nứt đốt sống. Ảnh: Team Ryan.
 
Khi biết bọn trẻ sắp có một chuyến dã ngoại đến khu vực thác chứa các lớp hoá thạch ở Ohio, chị đã dự định để con gái ở nhà và sẽ tự tổ chức một chuyến dã ngoại. May thay, thầy Jim Freeman của Ryan đã đề xuất được cõng cô bé trên lưng để bé được đi khám phá cùng với lớp.
Ngày 20/9, sau khi đến công viên bằng ôtô, thầy Freeman bắt đầu cõng Ryan, nặng 25 kg, trên lưng. Hai thầy trò khám phá bờ sông, công viên Thác nước và khu vực hóa thạch 390 triệu năm. Thầy Freeman đi bên những người bạn cùng lớp với Ryan để nữ sinh có thể trò chuyện cùng các bạn.
"Khi chúng tôi bước vào công viên, Ryan reo hò rất vui vẻ và đó là những gì tôi mong đợi trong hành trình này", thầy Freeman nói, cho hay điều thầy và giáo viên trong trường quan tâm nhất là hạnh phúc, sự phát triển của học sinh.

Cô giáo ở Mỹ nhận nuôi học sinh mắc chứng Down

http://ins.tapchihoaky.com/wp-content/uploads/2019/11/21/-co-giao-nhan-nuoi-hoc-sinh-mac-chung-down--tapchihoaky-com-thumb.jpg
Biết mẹ của học sinh Jake Manning mắc ung thư, bản thân em bị Down, cô giáo Kerry Bremer (52 tuổi, bang Massachusetts) quyết định nhận nuôi em.
Cô giáo Kerry Bremer gặp cậu bé Jake Manning bốn năm trước khi đang là giáo viên giáo dục đặc biệt tại trường CASE Collaborative.
Sau thời gian làm quen, cô Kerry phát hiện Jean Manning, mẹ của Jake, là bà mẹ đơn thân bị ung thư giai đoạn cuối. Những người thân bên họ ngoại rất yêu quý hai mẹ con, nhưng không thể chăm sóc cho Jake sau khi Jean qua đời.
Vì vậy, cô Kerry bàn bạc với các thành viên trong gia đình và quyết định giúp đỡ hai mẹ con. “Tôi gọi điện cho Jean, nói rằng cô ấy cần kế hoạch dự phòng và gia đình chúng tôi sẵn sàng cung cấp quyền giám hộ khi cần”, Kerry nói, cho hay Jean cảm thấy xúc động trước cuộc gọi ngày hôm ấy.
Trong nhiều năm qua, Jake đã dành thời gian ở nhà cô Kerry để làm quen môi trường, xây dựng mối quan hệ thân thiết với các con của cô. Gia đình cô giáo thường đưa Jake đi chơi trong những ngày kỷ niệm hoặc đi ăn trong ngày lễ. Chồng của cô gọi Jake là con trai, ba người con gọi Jake là em trai ruột.
Sau khi mẹ qua đời vào ngày 13/11, cậu bé 14 tuổi không mất nhiều thời gian thích nghi với nơi ở mới. “Jake đã trở thành một phần của gia đình, chúng tôi gọi em là cậu bé của gia đình, nhưng nhắc Jake nhớ rằng Jean mới là mẹ của em ấy, là người đã giúp em có được ngày hôm nay”, cô Kerry chia sẻ.

Người Mỹ cứu trợ thiên tai

http://ins.tapchihoaky.com/wp-content/uploads/2019/11/pjimage-3-6.jpg

tình người và sự chân thật khi giúp đỡ người gặp nạn trong thảm họa. 
 
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/11/wp-content2fgallery2facts-of-kindness-in-the-face-of-sandy2f21914_10151092902836478_574023330_n-jpg2ffit-in__850x850.jpgTờ giấy thông báo nơi sạc pin điện thoại miễn phí cho những người bị ảnh hưởng bởi việc mất điện trên diện rộng ở New York sau bão Sandy. Trên giấy ghi: “Chúng tôi có điện, hãy sạc pin cho điện thoại của bạn, miễn phí” (ảnh: Mashable).
Điều này thể hiện càng rõ trong tình huống hoạn nạn. Sau khi cơn bão Sandy đi qua, khi một khu vực rộng lớn của New York mất điện do nhà máy điện bị nổ, rất nhiều những “cơ sở” sạc pin miễn phí của người dân đươc mọc lên. Và có một cách sáng tạo khác để tạo ra điện là… đạp xe đạp trên đường phố.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/11/wp-content2fgallery2facts-of-kindness-in-the-face-of-sandy2f523053_10102216579109559_1797945952_n-jpg2ffit-in__850x850.jpgNgười dân New York đạp xe nối với máy phát điện (ảnh: Mashable).
Những địa điểm cung cấp thức ăn miễn phí, hay cách một cậu bé biểu diễn những màn ảo thuật vụng về để quyên góp tiền cho nạn nhân thiên tai, thật đáng trân trọng và khiến ai cũng phải nở nụ cười ấm áp trong mùa đông khắc nghiệt năm ấy.
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2019/11/wp-content2fgallery2facts-of-kindness-in-the-face-of-sandy2fa6ovkahcaaab7ey-jpg2ffit-in__850x850.jpgCậu bé bên tấm biển có ghi: “Hãy xem biểu diễn ảo thuật và giúp đỡ những nạn nhân của cơn bão” (ảnh: Mashable).

Lính cứu hỏa xin lỗi vì uống sữa của chủ nhà

http://ins.tapchihoaky.com/wp-content/uploads/2019/11/12/-linh-cuu-hoa-xin-loi-vi-uong-sua-cua-chu-nha--tapchihoaky-com-thumb.jpg
Paul Sefky tìm thấy trong ngôi nhà bị cháy của mình mảnh giấy nhắn từ một lính cứu hỏa xin lỗi vì đã uống sữa của ông.
Ông Paul Sefky, ở bang New South Wales, Australia hôm 9/11 đăng lên Facebook bức ảnh chụp một tờ giấy cùng thông điệp mà lính cứu hỏa để lại sau khi chữa cháy tại căn nhà của ông tại thị trấn Urunga.
“Rất vinh hạnh được cứu ngôi nhà của ông. Xin lỗi vì chúng tôi không cứu được nhà kho. Tái bút: Chúng tôi nợ ông một ít sữa”, nội dung trên mảnh giấy viết.
Mảnh giấy nhắn mà Paul Sefky tìm thấy trong bếp. Ảnh: Paul Sefky/ Facebook
Mảnh giấy nhắn của lính cứu hỏa mà Paul Sefky tìm thấy trong bếp. Ảnh: Paul Sefky/ Facebook
Tuy nhiên, Sefky cho hay đây là tin nhắn tuyệt vời nhất mà ông từng nhận được “kể từ buổi sáng sau đám cưới của tôi”. 
 
 Chiến công của người mẹ nuôi
9 câu chuyện cảm động về lòng tốt khiến bạn rơi lệ - 5
Oksana sinh ra với dị tật bẩm sinh ở chi dưới, sau đó đã bị cắt bỏ. Cô đã di chuyển đến 3 trại trẻ mồ côi, sống sót trong những trận đói, đánh đập, và bị hãm hiếp. Sau đó, Gay Masters, một nhà trị liệu ngôn ngữ từ Mỹ, đã nhận nuôi Oksana. Master mất đến 2 năm để thu thập đủ giấy tờ cho phép đưa Oksana sang Mỹ và dành cho cô con gái nuôi một sự giáo dục tuyệt vời, thấm nhuần tình yêu với thể thao.
9 câu chuyện cảm động về lòng tốt khiến bạn rơi lệ - 6
Master ủng hộ con gái mình nuôi mình trong mọi điều. Tại thế vận hội Paralympic cuối cùng ở Pyeong Chang, Oksana đã giành huy chương bạc trong môn chạy nước rút và huy chương đồng trong môn trượt tuyết. Oksana đã nói về mẹ nuôi của mình: “Bà đã cho tôi cuộc sống
 

Cậu bé ở Mỹ tặng tiền cho cô giáo

http://ins.tapchihoaky.com/wp-content/uploads/2019/11/07/-cau-be-tang-tien-cho-co-giao--tapchihoaky-com-thumb.jpg
Parker Williams, 9 tuổi, ở Florida, đã gửi tặng cô giáo 15 USD là quà sinh nhật của mình vì nghĩ lương giáo viên không đủ sống.
Cuối tháng 9, Parker Williams, học sinh lớp 3 trường Tiểu học Gorrie Elementary tại Tampa, bước sang tuổi thứ 9. Em được nhận quà và tiền từ bố mẹ, ông bà, tổng cộng 15 USD (350.000 đồng).
Tuần trước, Parker đã tặng toàn bộ số tiền cho cô Mary Hall Chambers, giáo viên chủ nhiệm của em. Cậu bé để tiền vào túi zip cùng một lá thư rồi gửi cô giáo.
“Gửi cô Chambers,
Con không nghĩ giáo viên được trả lương đủ cho những điều họ làm. Cô sẽ nhận món quà này của con chứ? Tiền của con đấy”.
Mary Hall Chambers, giáo viên 16 năm kinh nghiệm, kể rằng Parker đưa cho cô tờ giấy nhắn trước khi vào lớp. Cô đã nghĩ đây là số tiền Parker nộp cho chuyến đi thực tế sắp tới tại một trung tâm nông nghiệp. “Tôi đọc lời nhắn và chỉ biết thốt lên Ôi trời ơi vì quá bất ngờ”, Chambers nhớ lại.
Vì Parker đã trở lại chỗ ngồi, cô giáo nhanh tay viết câu trả lời vào phần dưới của tờ giấy nhắn rồi gửi lại cậu bé. “Cô không thể nhận số tiền này nhưng đánh giá rất cao hành động của con, Parker. Những học sinh như con là lý do để cô đến lớp mỗi ngày”, Chambers viết, kèm một biểu tượng mặt cười.

Số tiền 15 USD kèm mảnh giấy nhắn của Parker và cô Chambers. Ảnh: Jennifer Williams
Cô giáo gửi giấy cho Parker, cảm ơn vì sự chu đáo và tình cảm của cậu bé rồi dành cho em một cái ôm. “Hành động của Parker đã chạm đến trái tim và tôi thật sự thấy hạnh phúc”, Chambers nói.
Một tin nhắn gửi nhầm đã cứu sống tính mạng một đứa trẻ
Một cô gái muốn người bạn cho lời khuyên về chiếc váy mới, cô liền gửi ảnh cho bạn nhưng lại gửi nhầm số. Tony, người tình cờ nhận được tin nhắn, lịch sự trả lời: “Tôi biết cô gửi nhầm tin nhắn. Vợ tôi không ở nhà nên tôi không thể hỏi cô ý được, nhưng lũ trẻ và tôi nghĩ rằng trông cô thật xinh đẹp trong chiếc váy này”. Anh còn cẩn thận gửi thêm bức ảnh những đứa con cùng ủng hộ cô gái.
Nhưng trong ảnh không có cậu con trai bé nhất của Tony, cậu bé đang ở trong viện vì bệnh ung thư. Syd, cô gái gửi nhầm tin nhắn, đã chia sẻ câu chuyện của anh lên Twitter, và những người dùng Twitter đã cùng nhau gửi số tiền 3.000 đôla hỗ trợ Tony chữa bệnh cho con. Một lòng tốt cho đi đã nhận lại được vô vàn những tấm lòng đáp lại.
Lính cứu hỏa Mỹ dập tắt đám cháy ở Mexico
9 câu chuyện cảm động về lòng tốt khiến bạn rơi lệ - 9
Khi một đám cháy bùng phát ở Mexico, các nhân viên cứu hỏa ở Arizona Mỹ đã quyết định giúp đỡ các đồng nghiệp Mexico của mình để dập tắt đám cháy.

Không có nhận xét nào: