Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

Nhân dịp nữ sĩ Lê Mai ra mắt thi phẩm tại San Jose - Giao Chỉ viết về Thơ

              No automatic alt text available.                                                                                                                                                  
       Trân trọng kính mời quý vị vui lòng đến tham dự buổi ra mắt tác phẩm “Tuyển Tập Thơ Lê Mai”, được tổ chức tại:
CLB/MÂY BỐN PHƯƠNG
Thời gian:  Từ 2:00 PM, ngày 25 tháng 2 năm 2018
Địa điểm: 730 S. 2nd Street, San Jose CA 95112
Mọi chi tiết bảo trợ xin liên lạc:
Nhà Văn Chinh Nguyên (669) 225-6043
Nha báo Cao Ánh Nguyệt (408) 666-2293
Nhà báo Lê Văn hải (408) 297-0545
        Sự hiện diện của quý vị là vinh dự lớn lao cho tác giả Lê Mai và ban tổ chức.
Mua sách xin liên lạc tác giả:
Lê Mai (510) – 206 – 3909
email : 
lexuanmai006@gmail.com
          San Jose Jan. 04, 2018
        TM Ban Tổ Chức
        Chủ Tịch VTLV
        Chinh Nguyen
<!>

Image may contain: 1 person, text

MungNamMoi.gif

Tản mạn về Thơ của Giao Chỉ San Jose
nhân dịp nữ sĩ Lê Mai ra mắt thi phẩm tại Thung Lũng Hoa Vàng 
 Nhà thơ ba miền:
Thi sĩ Quang Dũng, Người miền Bắc, chiến binh của đoàn quân Tây Tiến, đã có những lời thơ lạ lùng trong lúc toàn dân nổi dạy
chống Pháp.
 “... Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
      Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
      Anh bạn dãi dầu không bước nữa
      Gục lên súng mũ bỏ quên đời!...”
 Và:
“... Rài rác biên cương mồ viễn xứ,
     Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,
     Áo bào thay chiếu anh về đất,
     Sông Mã gầm lên khúc độc hành...”

Quang Dũng là nhà thơ của chiến tranh, nhưng cũng là thi sĩ của tình yêu với Đôi mắt người Sơn Tây bất hủ. Ông được loại ra ngoài vụ Nhân Văn Giai Phẩm nên tương đối yên thân.
Ông Phùng Quán thì bị điêu đứng vì Giai Phẩm.
Phùng Quán, quê miền Trung viết rằng:

Image result for Những khi ngã lòng, vịn câu thơ mà đứng dậy

Câu thơ đó là câu thơ nào mà con người một đời theo cộng sản đã ngã lòng phải vịn thơ mà đứng dậy?
Ông viết:
 « … Thơ với tôi là nước trên sa mạc.
        Đă từ nhiều năm nay.
        Tôi sống mà như chết.
        Cơn khát thơ thiêu đốt trái tim tôi.
        Tôi đă đi rao cùng thiên hạ:
        Ai-đổi-thơ-lấy-máu!
        Không ai đổi.
        Vì máu tôi không cùng nhóm máu họ.
        Và thơ họ không cùng nhóm thơ tôi… »
                                               Bài thơ Cảm tạ
Đó là nhà thơ Phùng Quán. Trong khi đó, ông Tô Thùy Yên, sau 10 năm tù cộng sản, trong bài thơ Trở về đã viết những đoạn như sau:
 “... Ta về cúi mái đầu sương điểm.
       Nghe nặng từ tâm lượng đất trời .
       Cảm ơn hoa đã vì ta nở ...
       Thế giới vui từ nỗi lẻ loi ...

       Ta về như lá rơi về cội ...
       Bếp lửa nhân quần ấm tối nay ...
       Chút rượu hồng đây xin rưới xuống ..
       Giải oan cho cuộc biển dâu này...
                                       Bài thơ Trở Về
Sau 10 năm sống trong ngục tù cộng sản, người thi nhân miền Nam gốc Cần Thơ trở về đã lên tiếng cảm ơn hoa nởTay trời rưới chút rượu hồng xuống đất để giải oan cho cuộc chiến mà nhà thơ chỉ coi là biển dâu. Đây mới thật là ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống. Đây mới thật là những câu thơ mà khi ta ngã lòng có thể vịn vào mà đứng dậy. 
                                                        .cid:ii_jdch9ml10_1616e2cce939be48 cid:ii_jdchnih84_1616e36bfcd086dacid:ii_jdci6gpv6_1616e4436a5e2678
    Phùng Quán                                               Tô Thùy Yên
Thơ phổ nhạc.
Chúng tôi đã chịu khó đọc ngàn bài thơ trong suốt cả cuộc đời và hết sức yêu thương những câu thơ làm ta xúc động. Phạm Duy cũng là người yêu thơ và chịu khó đọc thơ. Nhưng công việc yêu thơ và đọc thơ của ông đã trở thành nghề nghiệp. Ông là nhạc sĩ nên đã chọn những bài thơ để rồi ca lên thành âm điệu. Chúng ta không phải mất công đi tìm thơ mà chỉ ngồi nghe nhạc...Rồi đây ta phải cảm ơn thi nhân, nhạc sĩ hay ca sĩ.
Bạn văn nói chuyện thơ.
Trở lại với những vần thơ. Hồi ông Phan Lạc Phúc còn sinh tiền bên Úc, hàng tháng chúng tôi nói chuyện văn thơ qua điện thoại. Tôi hỏi rằng ông có nhớ tay nào đi tù về mà không kể chuyện đói khổ. Chỉ cảm ơn hoa vì ta mà nở.
Ông Phúc nói ngay. Tô thùy Yên đấy. Gốc Nam kỳ làm thơ hết sức độ lượng. Ông Phúc đọc luôn cả đoạn thơ dài với hai câu Chút rượu hồng đây xin rưới xuống. Giải oan cho cuộc biển dâu này.
Cả một cuộc chiến điêu linh Nam Bắc với chiến trường tồi tệ, tiếp đến 10 năm tù đầy mà nhà thơ ra trại chỉ coi như biển dâu của trời đất. Vừa ra khỏi tù đã ngỏ lời cảm ơn hoa vì ta mà nở. Thật tuyệt vời.
Chúng tôi nói về Phạm Duy và thơ phổ nhạc. Sau cùng, ông Phúc hỏi tôi là ở bên Mỹ nếu có nhà thơ nào mới in thơ đọc được thì gửi cho ông một cuốn. Tôi trả lời rằng hiện không thấy. Ms. Trần Mộng Tú là nhà thơ nữ nổi tiếng ở hải ngoại có nhiều thơ phổ nhạc thì ông Phúc đã biết rồi. Ngoài ra tôi chưa biết có nhà thơ nữ nào khác. Chưa biết đến chứ không phải là không có. Chuyện đến đó tạm ngưng. Rồi ông ra đi...
Thơ Lê Mai.
Tháng 2 năm 2018, cô Lê Mai ra mắt tập thơ tại San Jose. Tôi có dịp đọc đi dọc lại tập thơ mới xuất bản. Nghĩ rằng phải chi ông bạn vàng Phan Lạc Phúc còn sống thì phải gửi sang Úc tập thơ này. Và nếu Phạm Duy còn sống, cũng phải giới thiệu để ông lựa chọn mà phổ nhạc.
cid:ii_jdch1cz90_1616e26ed908712f
Cô Lê Mai là con gái ông bà Lê Xuân Nhuận. Ông Nhuận tức nhà thơ Thanh Thanh vốn là sui gia với ông Phạm Duy, sao hai gia đình chưa có dip kết duyên văn nghệ giữa thơ và nhạc? Tôi nghĩ thế bởi vì tập thơ của Lê Mai rất đáng đọc. 300 bài thơ trong thi tập 360 trang chia làm 5 giai đoạn làm thơ.
Tôi không biết rõ về gia cảnh của tác giả nhưng đọc tập thơ cũng hình dung được Lê Mai đã dựa vào thơ mà tồn tại. Tưởng như mỗi ngày cô gái Ngụy bị bỏ lại vào thời điểm 75 đã vịn vào thơ mà đứng dậy. Người và thơ cùng trải qua 5 giai đoạn cuộc đời kéo dài khoảng 40 năm khởi đi từ cuộc đổi đời năm 1975.
Vào tháng tư bất hạnh của VNCH, có cô gái con Ngụy 20 tuổi lên đường trả nợ cho miền Nam:
Tập 1: Tác phẩm bắt đầu tập 1 ghi rằng: Tháng Năm, Rừng núi công trường. Những lời thơ đầu đời đã sớm buông hờn tủi: Mai đi khuân đất lưng đèo, vai gầy khôn xiết bọt bèo mong manh. Mai xa thành phố, xa anh. Rồi anh bỏ phố, nữa đành xa nhau... Cuộc sống của cô gái Ngụy tiếp tục viết thành thơ: Vác cái thanh xuân lên núi, đổ bừa xuống vực khe. Mặc cho thiên hạ nuối, dung nhan thời cập kê... Rồi cô gái con của Ba bày tỏ niềm riêng: Ở đây cùng núi cùng rừng. Đã nghe cơ cực khốn cùng ba ơi. Con chim xiềng cánh mất rồi. Bao giờ bay trở lại trời Tự Do?
Tập 2: Qua đến tập 2 Giòng đời, cô gái dường như có một tình yêu: Cho em nghe lời thơ anh trong gió. Đảo giữa trời biển sóng riêng tư. Bây giờ mùa Xuân hay đã vào Thu. Sao tiếng nhẹ mơ hồ muôn lá rớt...
Tập 3: Tiếp theo là tập 3 với bài thơ 20 năm trở thành thiếu phụ làm thơ gửi chồngHai mươi năm viết cho chồng. Mang mang ước mộng như lần đầu yêu. Bốn mươi xuân sắc chưa chiều. Dẫu cho son trẻ ít nhiều phôi pha... Trong tập 3 này nhà thơ sáng tác một bài thơ kể về tâm tình mẹ chồng nàng dâu, hết sức thú vị. Bài thơ dài 10 trang ghi ra được 2 câu thơ tiêu biểu của vấn nạn gia đình: Tôi thương anh, mẹ thương anh. Mà tôi với mẹ không thành thương nhau...
Tập 4: với Lối cũ một mình. Đây là một thời cô đơn: Chia tay người về. Có gì đâu mang theo. Một khung trời lặng lẽ. Thắp đèn sao trong veo... Nỗi buồn chưa kịp tới. Người xoay lưng đi rồi. Mây che mờ hướng núi. Hạt sương chầm chậm rơi... Thi sĩ cũng viết Vô đề: Ta như sông mượn trăng làm dáng. Ta như thuyền mượn sóng lênh đênh. Ta như ta dòng sâu bến cạn. Ta như mình mượn mệnh chông chênh... Rồi khi thi sĩ trưởng thành, nhìn lại chính mình. Tôi. Trói tôi trong khắc nghiệt tôi. Từng phen vùng vẫy chưa rời rụng đi. Nhận chi và chối bỏ chi. Tôi còng lưng vác tôi đi một đời.
Cuối tập 4, tác giả rao bán cái Ngậm ngùiCho tôi lại chút dại khờ, như xưa yêu chẳng biết ngờ vực chi. Khôn ngoan giờ để làm gì. Cho tim ngần ngại hết thì xuân trong...
Tập 5: Tập cuối của tác phẩm có tựa đề Bội Tình. Chữ nghĩa nói lên ý nghĩa đau thương của thân phận. Tuy nhiên bội tình không oán trách. Lời thơ không phản kháng mà chấp nhận. Rất nhiều bài có thể phổ nhạc. Gần với Bùi Giáng và Trịnh Công Sơn. Đó là những gì tôi ghi nhận được trong thơ Lê Mai. Như những bài thơ Vô Tình:Hạt cát vô tình, Nhón gót chân đi. Sợi khói vô tình, Cay mắt từng khi. Trời đất vô tình, Sáng trưa chiều tối. Trái tim vô tình, Mịt mù vô lối. Và anh vô tình, nhiều khi xoay bước. Và em vô tình, lỡ lầm sau trước...
Thơ của tác giả vần điệu rất nhẹ nhàng không lạc vận. Thi sĩ thử thách qua các thể thơ khác biệt. Tứ tuyệt, ngũ ngôn, thất ngôn, lục bát và thơ tự do... không tuân theo một thể thơ nhất định. Toàn tập thơ là lời kể lể hoàn cảnh và thân phận nhưng chấp nhận. Không phản kháng, không căm hờn, không oán trách. Rất Thiền. Như Hà Thượng Nhân đã viết trong tùNhững mái đầu cất cao. Không một lời than thở.
Chúng ta thường được thi nhân tài tử tặng những thi phẩm. Liệu có thì giờ và sự cảm thông để đọc hết không? Tôi đã đọc hết và muốn giới thiệu cho bác Phan Lạc Phúc bên Úc Châu. Nếu còn cụ Hà Thượng Nhân ở San Jose thì cũng xin Cụ xem qua. Nhưng các niên trưởng giờ đây không còn nữa!
Bây giờ đêm cũng khuya mà ngày cũng muộn. Tôi đọc một mình và viết đôi lời về thơ gửi các bạn. Mừng ông Lê Xuân Nhuận có con gái Lê Mai làm thơ. Ảnh hưởng rất nhiều từ thi sĩ Thanh Thanh...

Không có nhận xét nào: