Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2024

Vài Tin Đáng Chú Ý và Kính Chuyển Tin Thế Giới Đó Đây Hôm Nay Theo Dòng Thời Sự - Lê Văn Hải



Tin Vui: Hạ Viện Tiểu Bang Công Nhận Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, Là Biểu Tượng Tự Do và Truyền Thống Việt Nam Được công nhận là Lá Cờ Truyền Thống và Văn Hóa của Cộng Đồng Người Mỹ gốc Việt SACRAMENTO - Hạ Viện Tiểu Bang California đã thông qua nghị quyết của nghị viên Evan Low (D-Silicon Valley) ACR-195 công nhận Lá Cờ Tự Do và Truyền Thống (Di Sản) Việt Nam, còn gọi là lá cờ của nước Việt Nam từ 1948- 1955 và dưới chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là lá cờ truyền thống và văn hóa của cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
<!>
Nghị viên Evan Low cho biết tầm quan trọng của công nhận này:
“Tôi tự hào được hợp tác cùng với các đồng viện Lập Pháp Mỹ gốc Việt của lưỡng đảng, các Dân Biểu Tiểu Bang Stephanie Nguyễn và Trí Tạ, để thúc đẩy sự công nhận mang tính cách lịch sử của Lập Pháp Tiểu Bang California, công nhận lá cờ của Việt Nam từ năm 1948 và dưới thời Việt Nam Cộng Hòa là lá cờ truyền thống và tự do của cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Người Mỹ gốc Việt đã mang lại những tốt đẹp cho nước Mỹ và luôn luôn cam kết đối với các nguyên tắc dân chủ, công lý, bảo vệ và phát triển nhân quyền.”

Sau khi lực lượng Bắc Việt lật đổ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 30 tháng Tư, 1975, còn được gọi là “Sài Gòn Thất Thủ” và “Tháng Tư Đen”, hơn 1 triệu người tị nạn và nhập cư từ Việt Nam Cộng Hòa đã di cư sang Hoa Kỳ. Ngày nay, gần 800,000 người Mỹ gốc Việt xem California là quê nhà.
Thông qua ACR-195, Lập Pháp Tiểu Bang California cùng với Thành Phố San Jose và Quận Hạt Santa Clara công nhận lá cờ Tự Do và Truyền Thống Việt Nam là lá cờ truyền thống và tự do của cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
Kế tiếp, ACR-195 sẽ được bỏ phiếu đồng tình tại Thượng Viện Tiểu Bang California.
Nên biết, Nghị viên Evan Low đại diện cho khu vực Silicon Valley tại Hạ Viện Tiểu Bang California. Anh được bầu vào năm 2014 sau khi giữ chức vụ Nghị viên và Thị Trưởng Thành Phố Campbell. Anh là thành viên của Ủy Ban Hạ Viện về Kinh Doanh và Nghề Nghiệp, Bầu Cử, Tổ Chức Chính Phủ, Giáo Dục Đại Học và Quy Tắc. Dân biểu Low cũng giữ chức Chủ Tịch Nhóm Lập Pháp Người Mỹ Gốc Á châu và Quần Đảo Thái Bình Dương ở California, là người sáng lập và Đồng Chủ Tịch của Nhóm Cải Tiến và Kỹ Thuật Lập Pháp California, và là thành viên của Nhóm Lập Pháp LGBTQ California.


Gần Nửa thế kỷ rồi, vì sao cộng sản mãi mãi sợ cờ vàng?


(Hình: Cờ vàng trong video clip của Ngọc Mai gây tranh luận)
-“Bây giờ cuộc chiến đã chấm dứt 49 năm rồi. Tôi nghĩ rằng lá cờ cờ đó mình chỉ nên coi nó như là một biểu tượng của một quốc gia đã mất. Trong thực tế nó chỉ còn là một hoài niệm và chúng ta nên tôn trọng sự hoài niệm đó. Nó là một phần của lịch sử và chúng ta không thể chối bỏ nó được,” nhà văn Nguyễn Viện nói.
“Pháp, Mỹ hay Trung Quốc mà chúng ta vẫn đối xử một cách hữu hảo thì không có lý do gì với chính những đồng bào của mình chúng ta lại nhìn nhau một cách thù địch” – Nhà văn Nguyễn Viện.

Ngọc Mai, ca sĩ, hôm 27/5 đăng tải một video ghi lại hình ảnh cả gia đình cô đang vui chơi trong một căn phòng. Hình ảnh hai lá cờ cờ Mỹ và cờ Việt Nam Cộng hòa trong phòng lọt vào khung hình camera.
Nhà văn Nguyễn Viện, từ TP.HCM cho rằng trong vụ việc này, cần phải xem xét kỹ xem nơi mà cô ca sĩ Ngọc Mai ở là nhà riêng hay cô ấy chỉ là khách:
“Nếu mà Quốc nghiệp và Ngọc Mai ở tạm hay ở nhờ nhà người khác thì việc có lá cờ là hết sức bình thường. Đây là một tình huống vô tình thôi tại vì ở trong nhà người ta thì mình không thể tự ý di dời đi được.”
Nói về việc các cơ quan chức năng và cả công an vào cuộc xử lý vụ việc này, ông Nguyễn Viện cho rằng từ góc độ của chế độ đang điều hành đất nước, họ có lý do hợp lý để ngăn chặn hình ảnh lá cờ cờ hay biểu tượng Việt Nam Cộng hòa xuất hiện tự do ở Việt Nam. Ông lý giải:
“Một lá cờ Việt Nam Cộng Hòa xuất hiện ở trong nước nó khác với một lá cờ xuất hiện ở Mỹ.
Họ không muốn khơi dậy, lưu giữ một điều gì đó mà nó mang tính có thể gây chia rẽ dân tộc và thậm chí nếu mà người ta quan tâm tới cờ VNCH quá thì sẽ trở thành một thái độ chính trị. Và cái thái độ chính trị đó họ (nhà nước VN – PV) có thể khẳng định như là một sự chống đối chế độ.”

Luật sư Bùi Quang Thắng, hiện đang ở Hà Nội, nhận xét về vụ việc này trên trang cá nhân của mình rằng nếu lá cờ cờ vàng có xuất hiện ở nơi nào đó tại Việt Nam thì cũng không phải là điều gì phạm pháp vì cho tới nay, Việt Nam chưa có quy định cờ Việt Nam Cộng hòa là vật bị cấm.
Nhà văn Võ Thị Hảo, từ Berlin, cho rằng trong quá khứ có rất nhiều quốc gia đã từng xâm lược, đóng quân ở Việt Nam nhưng Việt Nam vẫn giữ quan hệ hữu nghị tốt đẹp, vậy lý do gì lại cấm cản biểu tượng của một quốc gia đã không còn gần nửa thế kỷ?
“Tôi thấy như thế giống như là cộng đồng Việt Nam bắt nạt nhau, triệt hạ nhau. Tại sao những nước từng xâm lược Việt Nam thì Việt Nam biết dùng tình hữu nghị biết chèo kéo, xin xỏ, nhờ giúp đỡ viện trợ thương mại, trong khi người Việt Nam chúng ta lại cứ triệt hạ nhau như vậy.”

Theo nhà văn Nguyễn Viện, hiện vẫn còn một số người trong nước nghi kỵ các biểu tượng của Việt Nam Cộng Hòa vì người ta nghĩ rằng đó là một quốc gia thù địch với chính thể Việt Nam hiện tại. Tuy nhiên, theo ông:
“Bây giờ cuộc chiến đã chấm dứt 49 năm rồi. Tôi nghĩ rằng lá cờ cờ đó mình chỉ nên coi nó như là một biểu tượng của một quốc gia đã mất. Trong thực tế nó chỉ còn là một hoài niệm và chúng ta nên tôn trọng sự hoài niệm đó. Nó là một phần của lịch sử và chúng ta không thể chối bỏ nó được.
Pháp, Mỹ hay Trung Quốc mà chúng ta vẫn đối xử một cách hữu hảo thì không có lý do gì với chính những đồng bào của mình chúng ta lại nhìn nhau một cách thù địch.”


Hôm Nay, Sư Thích Minh Tuệ, bỗng dưng ‘mất tích’ tại Huế hôm 3 Tháng Sáu!


-Người dân Huế hoang mang khi không thấy dấu vết của nhà sư Thích Minh Tuệ hôm 3 Tháng Sáu
Phó tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM nhấn mạnh: “Vậy thì dù sư không muốn, nhưng sự phức tạp xã hội vẫn có thể dẫn đến những điều ngoài ý muốn, ngoài dự đoán. Sư không mong cầu gì, nhưng chữ Tuệ trong hành trình Giác Ngộ đòi hỏi người tu phải thấy và phải hành. Ông Tuệ nên tạm ẩn tu!”
Mạng xã hội sáng 3 Tháng Sáu lan truyền tin nhà sư Thích Minh Tuệ và nhóm khoảng 70 người theo ông bỗng dưng “mất tích” một cách khó hiểu sau khi nghỉ qua đêm tại ngoại vi thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong nhóm Facebook “Hành Trình Thầy Thích Minh Tuệ,” thành viên “Thuong Hoang” đặt câu hỏi: “Thầy Minh Tuệ đã ẩn tu không còn tiếp tục bộ hành nữa à mọi người? Sáng nay [3 Tháng Sáu] không ai tìm thấy thầy ở đâu cả?”
Ông Huỳnh Ngọc Chênh, cựu nhà báo của tờ Thanh Niên, nêu suy đoán trên trang cá nhân: “Sáng nay mọi người đã bị cắt đuôi’ ra khỏi đoàn của sư Minh Tuệ.”
Trên một diễn đàn về nhà sư Thích Minh Tuệ, có ý kiến cho rằng ông “vào nghỉ ở một nơi do phía công an thu xếp” và nơi này “có máy phá sóng nên các YouTuber với TikToker đành chịu chết.”


Một số Facebooker khác thì cho rằng sư Minh Tuệ bất ngờ “chọn ẩn tu” theo lời khuyên của nhà chức trách.
Cũng có ý kiến nêu thuyết âm mưu rằng có khả năng nhà sư “đã bị kẻ xấu ám hại.”
Đặc biệt đáng lưu ý, hôm 1 Tháng Sáu, báo Tin Tức của Thông Tấn Xã Việt Nam có bài viết cáo buộc ông Thích Minh Tuệ và những người đi theo ông để “học tập tu hành.”
Bài của báo Tin Tức có tựa đề “Nhận diện âm mưu lợi dụng ‘hiện tượng Thích Minh Tuệ’” viết: “Lợi dụng hình ảnh một người bộ hành “tập học Phật” để gieo rắc những thông tin phỉ báng, công kích Giáo Hội Phật Giáo và các nhà tu hành Phật Giáo, gây mất niềm tin của nhân dân, phật tử, phá hoại Phật pháp, gây chia rẽ giữa các tôn giáo, chống phá chính sách tôn giáo của đảng, nhà nước ta. Đó là những biến tướng nguy hiểm từ những ồn ào liên quan đến hiện tượng ông Thích Minh Tuệ, cần phải được nhận diện và ngăn chặn.”

Một tờ báo khác là báo Công Thương hôm 2 Tháng Sáu, dẫn lời ông Nguyễn Đức Hiển, phó tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM: “Người tu tập Thích Minh Tuệ nên tạm ẩn tu để an toàn cho người khác.”
Ông Hiển nói: “Những ngày qua chính quyền đã rất tôn trọng sư [Thích Minh Tuệ] và tôn trọng công chúng. Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình, chính quyền, đặc biệt là lực lượng công an đã bảo đảm an ninh, ngăn ngừa sự phức tạp do tập trung đông người, điều tiết giao thông. Nhưng một điều cần ghi nhận hơn là sự có mặt của các lực lượng này góp phần ngăn ngừa tình huống phức tạp nảy sinh và kịp thời can thiệp nếu xảy ra.”

Tiếp đó, ông Hiển nhấn mạnh: “Vậy thì dù sư không muốn, nhưng sự phức tạp xã hội vẫn có thể dẫn đến những điều ngoài ý muốn, ngoài dự đoán. Sư không mong cầu gì, nhưng chữ Tuệ trong hành trình Giác Ngộ đòi hỏi người tu phải thấy và phải hành. Ông Tuệ nên tạm ẩn tu!”
Cùng thời điểm, báo điện tử của Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV) hôm 2 Tháng Sáu chỉ trích nhóm người theo nhà sư Thích Minh Tuệ: “Nhiều ngày qua, rất đông người dân đến xem ông Minh Tuệ cùng đoàn người đi theo, gây ách tắc giao thông trên tuyến quốc lộ 1A qua tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhiều phương tiện đang tham gia giao thông phải dừng lại, ảnh hưởng công việc, làm ăn, buôn bán, đi lại của người dân, thậm chí xe cấp cứu hú còi xin đường nhưng vẫn không được nhường đường.”


Việt Cộng phải ra tay đàn áp sư Thích Minh Tuệ là việc sớm hay muộn mà thôi!
(Đặng Đình Mạnh)


-Sự chân thật của sư Thích Minh Tuệ chẳng phải đã đối lập với sự xảo trá mà chế độ hàng ngày hành xử với công chúng? Sự khiêm nhường xưng con của sư chẳng phải đã đối lập với sự xưng bác với cả dân tộc một cách đầy trịch thượng của lãnh tụ?
Theo sách lược an ninh của Việt Cộng, một cá nhân hoặc tổ chức có khả năng tập hợp, hiệu triệu, điều khiển quần chúng, có tầm ảnh hưởng lớn trong xã hội đều là sự thách thức, là mối đe dọa tiềm ẩn đối với an ninh chế độ cho dù cá nhân hoặc tổ chức ấy không có hoạt động gì liên quan đến chính trị.
Biện pháp được đặt ra để giải quyết luôn luôn là phải bóp nghẹt mọi mối đe dọa ấy từ trong trứng nước.

Đó là lý do dù hiến pháp quy định, nhưng chế độ vẫn cố tình cho trì hoãn vĩnh viễn việc soạn thảo các đạo luật về lập hội, công đoàn hoặc bất kỳ tổ chức độc lập nào khác nếu chúng không được thành lập bởi chế độ và phục vụ cho chế độ. Đồng thời, buộc giải tán hầu hết các tổ chức chính thức đã từng được thành lập dưới thời chính quyền Sài Gòn cũ hoặc vừa tập hợp theo cách không chính thức. Bên cạnh đó, chế độ luôn sẵn tay đàn áp các cá nhân sở hữu các yếu tố có dấu hiệu đe dọa chế độ.
Có thể kể vài trường hợp điển hình xảy ra gần đây như: Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ, Đồng Tâm, ông Lưu Bình Nhưỡng, bà Nguyễn Phương Hằng, thậm chí, người mẫu Ngọc Trinh vốn chỉ hoạt động trong lĩnh vực giải trí… cũng đều bị chế độ ra tay đàn áp nếu có khả năng tập hợp quần chúng.

Với sách lược như thế, chắc chắn, sư Minh Tuệ, người đang thu hút sự quan tâm đặc biệt từ công chúng ở mọi miền đất nước, người vô tình khai tử trên danh nghĩa cả một đế chế Giáo hội Phật giáo quốc doanh giàu có phủ rộng trên khắp 63 tỉnh thành được chế độ chống lưng từ bốn thập kỷ qua… Cho nên, sẽ không bình thường nếu hồ sơ về sư chưa được đặt trên bàn làm việc của cơ quan an ninh. Trong đó, tiểu sử, các ảnh chụp trên đường hành đạo, danh tính các sư sãi đi theo cũng như cá nhân tiếp cập sư…
Tất tần tật đều được thu thập. Theo đó, việc chế độ ra tay đàn áp sư chỉ là việc ngày một, ngày hai mà thôi.
Mà sao không thể đàn áp khi sự hiện diện của sư đã trở thành tấm gương chiếu yêu đối lập hoàn toàn với nhiều giá trị mà chế độ hoặc Giáo hội Phật giáo quốc doanh hành xử trên đất nước không có đối lập này.

Sự chân thật của sư chẳng phải đã đối lập với sự xảo trá mà chế độ hàng ngày hành xử với công chúng? Sự khiêm nhường xưng con của sư chẳng phải đã đối lập với sự xưng bác với cả dân tộc một cách đầy trịch thượng của lãnh tụ?
Sự thuyết phục của một mình sư với công chúng chẳng phải đã đối lập với cả một hệ thống truyền thông hàng nghìn báo đài nhưng nói chẳng ai tin?
Sự hành đạo đơn sơ nhưng đầy Phật tính của sư chẳng phải đã đối lập với những chùa to, tượng lớn nhưng đặc sệt màu kim tiền?
Sự khất thực một bữa ăn trong ngày chẳng phải đã đối lập với lời điệp khúc kêu gọi cúng dường tiền tỷ nhằm tạo phước của ma tăng?
Việc đàn áp có thể chính thức bằng quyết định hành chính, bằng sự sách nhiễu, đe dọa của côn đồ hoặc chính quyền nơi sư Minh Tuệ đi qua, bằng cách ném đá dấu tay thông qua “quần chúng tự phát”… đều là những nghiệp vụ điển hình của lực lượng an ninh cả. Tất cả đều chỉ hướng đến mục tiêu chung cuộc là vô hiệu hóa khả năng thu hút công chúng của sư Minh Tuệ, cho dù sự thu hút công chúng hoàn toàn nằm ngoài mục đích tu hành của sư.

Mới đây, lực lượng an ninh đã sử dụng đến xe phá sóng viễn thông là một phương tiện nghiệp vụ an ninh để ngăn chặn sự truyền tải thông tin về việc di chuyển của đoàn sư sãi tháp tùng theo sư Minh Tuệ là dấu hiệu mở đầu, hứa hẹn các bước đàn áp sắp tới.
Đàn áp bằng cách thức nào đi nữa, với bậc chân tu, chúng đều chỉ là những khổ nạn, nghiệp chướng thử thách mà thôi. Cứ nhìn tấm gương Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì rõ, đời tu hành của ngài không hề được rải hoa hồng, trái lại chúng đầy chông gai cho đến khi ngài đắc đạo.
Với sư Minh Tuệ cũng vậy, sư chọn con đường Đức Phật đã đi, trong đó, sư biết rõ có khổ nạn và nghiệp chướng. Sư có thể đi bằng đời này, hoặc nhiều đời sau nếu đó là nghiệp, là duyên của sư…


Một con người xuất hiện, mà làm lộ ra bao nhiêu điều xấu xa, trong vỏ bọc tôn giáo dưới chế độ CS!
(Song Chi)


 -Sư Minh Tuệ, một người 6 năm qua lặng lẽ thực hành lối tu khổ hạnh (Hạnh đầu đà) --ngày ăn một bữa, áo mặc là những mảnh vải rách vá lại với nhau, đêm ngủ ngồi ở gốc cây, nghĩa địa, ngày đi lang thang từ nơi này sang nơi khác khất thực mà ăn, không nhận vật dụng, không nhận tiền cúng dường-- bỗng nhiên vì có người quay phim, chụp hình đưa lên mạng xã hội mà thành "hiện tượng", thành ra "nổi tiếng" bất đắc dĩ. Điều đáng nói là "cơn sốt" của xã hội Việt Nam về sư Minh Tuệ cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
"Hiện tượng" sư Minh Tuệ đã vô tình bộc lộ rất nhiều vấn đề trong tâm lý con người, hiện trạng xã hội cũng như hiện tình Phật giáo Việt Nam.

Đã có rất nhiều ý kiến, bài viết khác nhau về sư Minh Tuệ trong suốt thời gian qua, với đủ mọi lời khen chê, mọi cung bậc sắc thái cảm xúc, nhưng có một điều rõ ràng là "hiện tượng" sư Minh Tuệ đã vô tình bộc lộ rất nhiều vấn đề trong tâm lý con người, hiện trạng xã hội cũng như hiện tình Phật giáo Việt Nam.
Chuyện bình thường ở nhiều nước khác, lại trở thành bất thường ở Việt Nam
Chuyện các nhà sư tu khổ hạnh lặng lẽ đi khất thực từ nơi này sang nơi khác không phải là chuyện lạ ở một số quốc gia có tỷ lệ người theo đạo Phật đông đảo, thậm chí ngay ở miền Nam Việt Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa trước đây, dân chúng cũng đã từng bắt gặp hình ảnh các nhà sư đi khất thực như vậy.

Nhưng như nhiều người cũng đã phân tích, tại sao bây giờ chuyện sư Minh Tuệ lại thành một hiện tượng? Thứ nhất, vì lâu nay hầu như hiếm có ai tu như vậy. Thứ hai, người dân được dịp so sánh với các ông "sư quốc doanh" trong đó có những nhân vật nổi tiếng như Thích Chân Quang, Thích Nhật Từ, Thích Trúc Thái Minh… và rất nhiều ông sư khác. Các chức sắc Phật giáo này ở trong những ngôi chùa được xây nguy nga đẹp đẽ bằng tiền cúng dường, hưởng thụ một cuộc sống đầy đủ, thậm chí đi xe hơi, xài điện thoại, đồng hồ đắt tiền, mặt mũi béo tốt, từ hành vi cử chỉ, lời nói cho đến lối sống còn đầy đủ sự tham lam sân si trần tục… Chẳng hạn như Thích Nhật Từ đi kiện một ông cụ già 90 tuổi chỉ vì một câu nói "ngu như bò", Thích Trúc Thái Minh lừa phật tử qua việc trưng bày cái gọi là "xá lợi tóc" ở chùa Ba Vàng, hoặc kêu gọi cúng sao giải hạn, hay Thích Chân Quang với những lời giảng xàm xí về kiếp trước, về nhân quả, khuyên phật tử phải cúng dường càng nhiều càng tốt, đe dọa không cúng thì sẽ không được phước báu…

Sư Minh Tuệ xuất hiện cho chúng ta thấy điều gì trong tâm lý đám đông, hiện trạng xã hội, hiện tình Phật giáo Việt Nam ?
Việc người dân kéo đàn kéo lũ đi theo sư Minh Tuệ, quay phim, chụp ảnh, sắp hàng đảnh lễ, quét rác, rải hoa trên đường đón sư Minh Tuệ và các huynh đệ đi qua, một mặt cho thấy người dân khao khát có những bậc chân tu, khao khát được nhìn thấy Phật giáo trở lại con đường giản di đúng với bản chất tự ngàn xưa ; nhưng mặt khác việc nhiều người tôn sùng, quỳ lạy, khóc lóc, đọc thơ, sờ vào người, đòi đổi nồi cơm điện, giành nhau cái bìa carton sư lót chai nước, xâm phạm sự riêng tư --sư Minh Tuệ đi vào nhà vệ sinh cũng chĩa máy quay… cho thấy sự mê muội, thói mê tín, quan niệm lệch lạc, hiểu sai về đạo Phật của một số người. Cũng giống như việc đi chùa nhét tiền vào tay tượng Phật, cúng bái để cầu mong làm ăn phát tài mua may bán đắt, nhiều người dường như có quan niệm cúng dường chỉ để xin phước báu? Bên cạnh đó là sự trục lợi của một số người làm YouTube, Tiktok.

Dư luận cũng nói nhiều đến thái độ ghen tị, sân si của một số nhà sư quốc doanh, một số "đệ tử" của các vị này hay những "nhà báo" bênh vực cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Từ những bài viết, tấn công trực diện vào sư Minh Tuệ đăng trên trang Phật Giáo Đời Sống, như bài "Nghĩ gì về tăng đoàn của Minh Tuệ" của tác giả Lý Diện Bích chẳng hạn, vu khống, chụp mũ sư Minh Tuệ, lời văn bộc lộ rõ sư ganh ghét, tức tối về việc tu tập của sư Minh Tuệ (cả 3 bài viết này hiện đã lẳng lặng bị gỡ bỏ) ; rồi những cái sai trong văn bản của Hội đồng trị sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hạ thấp thầy Minh Tuệ, tuyên bố sư Minh Tuệ không phải là tu sĩ/nhà tu, đưa tên tuổi, nhân thân của sư Minh Tuệ ra ; hay việc sư sư Thích Chân Quang làm video mắng thầy Thích Minh Tuệ là thằng, là ba trợn…
Giữa những người mang tiếng là tu hành mà không hề bớt sân hận đó thì một nhà sư có những lời giảng sâu sắc, chân thành, đúng đắn về hiện tượng sư Minh Tuệ là Hòa thượng Thích Minh Đạo, Trụ trì Tu viện Minh Đạo ở Bà Rịa - Vũng Tàu, lại bị tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở địa phương của Hòa thượng khiển trách, bắt phạt quỳ sám hối, khiến vị Hòa thượng này phải xin rút lui khỏi mọi nhiệm vụ của giáo hội, "xin khép mình trong im lặng".

Điều tích cực là sự lên tiếng của rất nhiều facebooker, nhà báo, nhà giáo, nhà văn, nhân sĩ trí thức, phật tử trên mạng xã hội đã có những tác dụng : Những bài viết tấn công sư Minh Tuệ bị buộc phải gỡ bỏ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phải "mời" nhà sư Thích Chân Quang lên làm việc về những phát ngôn của mỉnh, và ngày 20/5 vừa qua trện báo điện tử của tỉnh Hải Dương đã có một bài viết rất đàng hoàng : "Sự thật phơi bày qua hiện tượng Thích Minh Tuệ".
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều người chất vấn : đi tu như vậy thì làm lợi gì cho xã hội ? Ai cũng đi tu thì ai lao động, làm ra lúa gao, dệt vải, giữ gìn trật tự an ninh con đường sư đi. Đây gọi là lo bò trắng răng. Xã hội mỗi người một việc. Xã hội Việt Nam 100 triệu dân, có mấy người đi tu khổ hạnh được như thầy Minh Tuệ ? Nếu lên tiếng sao không lên tiếng về những nhà sư, chùa cao cửa rộng giảng bậy bạ làm mê muội dân chúng, hay hiện tượng du lịch tâm linh, kinh doanh chùa… nhằm móc túi người dân và làm cho Phật giáo càng băng hoại thêm.

Giữa tất cả những sự ồn ào, bất nháo cho thấy sự mê muội, thiếu ý thức của nhiều người do phải sống quá lâu trong một xã hội độc tài, lệch chuẩn, một điều an ủi khác nữa như đã nói là đám đông vẫn luôn khao khát điều tốt đẹp, khao khát những con người tử tế. Khi một người tử tế, một trí thức đúng nghĩa, một vị chân tu xuất hiện người ta nhân ra ngay. Khi Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ qua đời, nhiều người trong đó có những trí thức miền Bắc lần đầu mới nghe đến tên Ngài, mới tìm đọc những gì Ngài viết rồi ngưỡng mộ, chia sẻ, lan tỏa…
Những người như Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, thiền sư Lê Mạnh Thát, hòa thượng Thích Quảng Độ và bao nhiêu bậc chân tu, thiền sư, học giả ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 với trí tuệ cao vời, đã miệt mài làm công việc giảng dạy, viết sách, dịch kinh… đóng góp vào văn hóa, giáo dục ; cũng như đã làm gương cho đám đông qua chính bản thân các vị với một đời sống giản dị, đại bi đại trí đại dũng của mình.
Trong khi đó sư Minh Tuệ là người thực hành con đường tu tập của đức Phật thời xa xưa, không thuyết giảng, nhưng hình ảnh buông xả, từ bỏ tất cả của sư Minh Tuệ sẽ có những tác động. Khi nhìn thấy một người có thể từ bỏ, buông bỏ tất cả như vậy người ta sẽ tự đặt câu hỏi tại sao chúng ta không có thể buông bỏ một chút xíu gì đó trong tâm tính, trong ham muốn, cắt giảm bớt các nhu cầu, bớt phàn nàn sân si ghen tị v.v… để cuộc sống nhẹ nhàng hơn ?

Tuy nhiên, cái gỉ thái quá thì cũng có hại. Kể cả sự khen ngợi, ngưỡng mộ, sùng bái khi quá mức sẽ không chỉ làm phiền đến việc tu tập, sự bình an của sư Minh Tuệ và những người đi cùng, mà sẽ tạo cớ cho nhà cầm quyền ra tay.
Lại có những người cho rằng sự xuất hiện của sư Minh Tuệ thời gian qua tuy làm hại cho Phật giáo Việt Nam là lột mặt nạ những kẻ giả tu và phơi bày sự suy thoái, biến tướng của Phật giáo Việt Nam, nhưng lại vô hình trung làm lợi cho nhà nước cộng sản. Giữa lúc "thượng tầng chính trị" của đảng cộng sản đang bị khủng hoảng trầm trọng với những cuộc thay người, "đảo chính mềm" diễn ra liên tục, thì việc dân chúng chú ý đến sư Minh Tuệ, bàn bạc suốt ngày về sư Minh Tuệ cũng làm giảm bớt sự chú ý vào nội tình bất ổn này ? Nhưng chỉ cần sau khi bàn cờ ngã ngũ, mọi cái ghế đã được chia xong mà mối quan tâm cũng như ảnh hưởng của sư Minh Tuệ vẫn không giảm đi, thì nhà cầm quyền có thể sẽ ra tay "dẹp sạch" bằng bất cứ lý do vớ vẩn gì đó. Trong một chế độ độc tài mọi thứ từ hữu hình đến vô hình đều phải nằm "trong hệ thống", đều phải chịu sự kiểm soát của đảng, bất cứ cái gì khác đi, dù là một cách tu khác, cũng không được phép.

Chế độ độc tài toàn trị khiến mọi thứ đều lệch lạc, lệch chuẩn
Nhìn vào xã hội Việt Nam hiên tại dưới chế độ độc tài toàn trị do đảng cộng sản lãnh đạo, chúng ta có thể nhận thấy một sự sai lạc, lệch hướng, lệch chuẩn trong mọi lĩnh vực, xuất phát từ sự sai lầm của mô hình thể chế chính trị và hướng đi của đất nước. Đó là sự lệch chuẩn từ những giá trị trong cuộc sống, tiêu chuẩn đánh giá con người, lối sống--chạy theo vật chất, chạy theo những cái bề ngoài… cho tới văn hóa, đạo đức, tôn giáo… Bởi vì tất cả đều bị chính trị hóa. Phật giáo Việt Nam thì vừa bị chính trị hóa, vừa bị thương mại hóa. Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ lâu nay đã trở thành một tổ chức "thần quyền", dựa vào nhà cầm quyền, ứng xử độc tài chẳng khác gì chính nhà nước này khi tự cho mình cái quyền xác nhận ai không phải là tu sĩ/nhà sư, ai tu khác đi thì không được công nhận, ai lên tiếng nói điều phải thì bị phạt, bị quỳ sám hối, ai tu tại gia thì bị triệt cho vào tù... ; còn những "ma tăng" suốt ngày rao giảng nhảm nhí, bậy bạ, hù dọa người dân để họ phải cúng dường cho mình có tiền sống phủ phê, có tiền hàng tỷ trong tài khoản, có sổ đỏ đất đai v.v… thì lại không hề gì.

Và hiện tình đó của Phật giáo Việt Nam sẽ không thể thay đổi khi nào còn chế độ độc tài, còn chưa có tự do tôn giáo. Phải có tự do tôn giáo thì các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng mới có thể phát triển lành mạnh, đúng hướng, mới có nhiều vị chân tu, trí thức, thiền sư xuất hiện tự do hoằng dương chánh pháp, in ấn sách vở, mở trường đại học, tổ chức những cuộc tranh luận sâu về triết học, về Phật giáo… Từ đó mới lại có thể có "thế hệ vàng" những nhà sư, thiền sư, trí thức có kiến thức uyên thâm, đạo hạnh cao vời như miền Nam trước đây và mới có thể nâng cao dân trí, giúp cho người dân có được sự hiểu biết đúng đắn về Phật giáo để không sa vào mê tín, dị đoan. Và những tổ chức tôn giáo độc lập, những nhóm tu tại gia như Thiền Am Bên Bờ Vũ trụ, hay người tu khổ hạnh như sư Minh Tuệ có thể được tự do tu hành miễn không làm hại gì ai.


Trò mới! Bộ Công an Việt Nam sẽ triển khai ứng dụng ‘Cúng dường trực tuyến’ để quản lý tăng ni, phật tử
(Minh Long)


(Ảnh: Trước đó, trong đợt COVID-19 bùng phát, nhiều chùa đã tổ chức thực hiện “cúng dường online”, khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều.)
-Bộ Công an sẽ triển khai tích hợp tính năng “Cúng dường trực tuyến” trên hệ thống phần mềm quản lý tăng ni, phật tử, sau khi đã thu thập đủ danh mục các chùa trên cả nước.
Thông tin trên do Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) nói tại chùa Đại Thành (tỉnh Bắc Ninh), trong buổi làm việc với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam về hệ thống phần mềm quản lý tăng ni, phật tử, sáng 3/6.
Mục đích ra đời phần mềm trên, theo ông Tấn, là để giảm thiểu công việc hành chính cho các chư vị tăng ni, nâng cao hiệu quả công việc, đồng thời, hỗ trợ phương thức trực tuyến giảng pháp đến công chúng.


(Hình: Ông Vũ Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an).
Hệ thống này bao gồm 3 phân hệ: Ứng dụng di động cho phật tử; Phần mềm quản lý tăng ni; Phần mềm quản lý hành chính của Giáo hội Phật giáo.
Trong đó, Ứng dụng di động cho phật tử sẽ có các chức năng như đăng nhập vào ứng dụng thông qua tài khoản VNeID; đăng ký ghi danh phật tử; đăng ký quy y tam bảo; xem thông tin hành chính giáo hội; xem tin tức, sự kiện, các ngày lễ Phật giáo; nghe giảng pháp…
Tại giai đoạn 2, Bộ Công an sẽ triển khai tích hợp tính năng “Cúng dường trực tuyến”, khi đã thu thập đủ danh mục các chùa trên cả nước để tạo điều kiện cho phật tử cúng dường trực tuyến tới tất cả các chùa.
Hai tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên sẽ được thí điểm trước khi mở rộng trên cả nước.
Trước đó, trong đợt COVID-19 bùng phát, nhiều chùa đã tổ chức thực hiện “cúng dường online”, khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều.


(Ảnh: Ông Thích Nhật Từ bên cạnh chú tiểu robot Giác Ngộ 4.0.)
Hồi tháng 4/2019, tại Chùa Giác Ngộ, TP.HCM, Quỹ Đạo Phật ngày nay – Chùa Giác Ngộ tổ chức chương trình và ra mắt robot chú tiểu Giác Ngộ 4.0, một sản phẩm công nghệ trí thông minh nhân tạo để hỗ trợ hoạt động tu học Phật Pháp, cũng khiến dư luận có nhiều ý kiến khác nhau.


Một quốc gia không thể phát triển trên sự sợ hãi!
(Huy Đức)


(Hình: Huy Đức bị bắt vì công kích Tô Lâm)
-“Xem phim chưởng, thì một đôi đũa, một lá bài, trong tay cao thủ cũng có thể trở thành vũ khí. Nếu tư duy “quy đồng” [mọi người là tội phạm] thì có lẽ, có ngày chúng ta phải ăn bốc, vì đũa là vũ khí nguy hiểm [nhân một vụ thảm án nào đó, có kẻ tấn công bằng đũa]” - Một giáo sư luật nói khi theo dõi những sửa đổi trong “Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ”.
Theo giáo sư: Cách quản lý hiệu quả và văn minh là quản lý hành vi sử dụng, gắn liền bối cảnh không gian, ví dụ như [mang những công cụ ấy đến] bến xe, ga tàu; chứ bà bán phở, anh tỉ lô phải đeo cái giấy phép lủng lẳng ở cổ khi mưu sinh thì thật là nực cười; quản lý từ sản xuất thì sẽ đẩy chi phí kinh doanh lên, mà chả có tác dụng gì khi làm bếp người ta choảng nhau.

Rất đồng tình với giáo sư, nhưng tôi không chỉ tiếp cận ở góc độ pháp lý, tôi suy nghĩ rất nhiều ở góc độ an ninh của người dân. Nếu định nghĩa như dự thảo thì gia đình nào của Việt Nam, đặc biệt là nông dân, mà không có ít nhất một công cụ “thuộc danh mục vũ khí thô sơ do Bộ trưởng Bộ Công an quy định” [Xem dưới chân bài, phần PS].
Vài tuần trước, một vị lãnh đạo lão thành của ngành công an cũng đã rất ngạc nhiên khi thấy báo đài đưa tin “Thanh tra Bộ Công an thanh tra tại Ngân hàng Nhà nước”. Và ông được một vị tướng về hưu giải thích, đây là “thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và an ninh mạng”.
Khi Luật An ninh Mạng đang được thảo luận, một số đại biểu và chuyên gia pháp lý đã nhìn thấy tình huống này [công an có thể “vào” trong nhiều ngành]; dù, bằng tư duy quản trị quốc gia thông thường, và hiểu biết của một người từng lãnh đạo ngành, không ai hình dung, công an có thêm chức năng ấy.

Chúng tôi hiểu những khó khăn của các đại biểu Quốc hội khi phản biện những chính sách, những luật do Bộ Công an trình. Ngay cả chúng tôi, khi lên tiếng góp ý cho những chính sách của ngành công an, cũng thường nhận được khá nhiều khuyến cáo. Nhưng, “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”.
Việt Nam đang duy trì một thể chế tương đồng với Trung Quốc. Việt Nam nên học Trung Quốc ở những điều họ đúng: Bộ trưởng công an không phải là ủy viên bộ chính trị. Có lẽ Đảng Cộng sản Trung Quốc coi công an là công cụ của bộ chính trị chứ không để bộ chính trị trở thành con tin của công an.

Bộ Công an cũng không nên cấu trúc như hiện nay mà nên tách chức năng điều tra khỏi lực lượng cảnh sát.
Cảnh sát nên có cảnh sát quốc gia và cảnh sát địa phương. Cảnh sát quốc gia, chủ yếu là lực lượng cảnh sát cơ động [chống bạo động và duy trì tính thống nhất]. Còn, đã là cảnh sát địa phương thì phải do chính quyền địa phương có quyền tuyển chọn, bổ nhiệm và điều động, phù hợp với ngân sách và đặc thù địa phương. Những địa phương an ninh tốt [do kinh tế phát triển, dân tin tưởng chính quyền] có thể biên chế một lực lược cảnh sát cực kỳ tinh gọn.
Ngược lại, cơ quan điều tra thì không bố trí theo cấp hành chính mà có thể phân vùng, địa hạt. Cơ quan điều tra quốc gia chủ yếu điều tra tội phạm tham nhũng, tội phạm về chức vụ và tội phạm có tổ chức [cảnh sát địa phương có thể điều tra hình sự thường như trộm cắp, cố ý gây thương tích…].

Quốc hội nên giám sát, đánh giá chủ trương đưa công an chính quy về xã. Nhiều lãnh đạo cơ sở hiện nay đang nuối tiếc cái thời những công an viên của xã dù không ăn lương chính quy, hễ nghe ở đâu có việc [trộm cắp, gây rối…] là “vừa mặc áo vừa chạy tới”; họ là những công an viên gần dân, nắm chắc địa bàn và luôn sát cánh cùng chính quyền xã.
Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, không phải lực lượng công an đông mà đất nước an toàn hơn. Chưa bao giờ tội phạm phát triển phức tạp như vừa qua và nếu như lừa đảo trên mạng có yếu tố (mặt trái) của thời đại công nghệ thì “cướp ngân hàng” là hiện tượng mà trước đây rất hiếm (ví như: bà Trương Mỹ Lan chuyển hàng nghìn tỷ tiền mặt ra khỏi ngân hàng không bị phát hiện); hay như một vụ nổi loạn có hàng trăm người tham gia không biết từ khi âm mưu.
Tôi tin, nếu cắt giảm 2/3 và tăng lương lên gấp 3, không những an ninh sẽ được cải thiện mà hình ảnh người công an trong mắt người dân cũng sẽ đẹp hơn.

Cơ chế quản lý, đặc biệt là quản lý đất đai, dự án của ta hiện nay rất khó làm đúng. Rất ít ai ở trong hệ thống này đã từng ký tá mà dám tin rằng mình chưa làm gì sai. Hiện thực ấy, đã khiến cho rất ít người đang vận hành hệ thống này không phải sống trong sợ hãi. Không chỉ quan chức. Nên tránh những điều luật khiến cho gần như mọi gia đình và phần lớn người dân đều có thể vi phạm. Đừng để thường dân cũng phải luôn nơm nớp, bất an.
Không có quốc gia nào có thể phát bền vững dựa trên sự sợ hãi.
Tôi tin là giờ đây, Đại tướng Tô Lâm sẽ tư duy như một nguyên thủ chứ không phải tư duy như một người nắm chắc bộ công an, đặt quyền lợi quốc gia lên trên lợi ích của ngành.

Sau những năm tháng ngao ngán chứng kiến quan tham “ăn không từ một cái gì”, háo hức chờ những vụ bắt bớ; giờ đây, cái đất nước cần là một giai đoạn thật sự thái bình. Cần những sửa đổi về thể chế để sao cho quan có thể tử tế khi còn tại chức, dân có thể ngủ ngon khi nói và làm những điều ngay thẳng.
PS: Theo dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), dao có tính sát thương cao là dao sắc, dao nhọn và dao sắc nhọn, có chiều dài lưỡi dao từ 20 cm trở lên hoặc có chiều dài lưỡi dao dưới 20 cm nhưng được hoán cải, lắp ráp để có công năng, tác dụng tương tự dao có tính sát thương cao thuộc danh mục vũ khí thô sơ do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành. Dự thảo luật này cũng yêu cầu “khai báo vũ khí thô sơ và dao có tính sát thương cao trong sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu”.


Tô Lâm bắt Huy Đức ngoài dự liệu của Nguyễn Phú Trọng?


(Hình: Huy Đức (phải) và Trương Duy Nhất)
-Việc Huy Đức bị bắt, ngoài dự liệu của Nguyễn Phú Trọng – nếu đúng như vậy – cho thấy tình thế của Trọng mỗi lúc càng ngặt nghèo, và chỉ có thể ngồi yên ở trên ghế vị trí tổng bí thư như một bù nhìn cho đến khi rời chức.
Lâu nay, nhà báo Huy Đức được coi là người ủng hộ Nguyễn Phú Trọng trong các chính sách điều hành đất nước và đặc biệt là trong vấn đề chống tham nhũng. Có ý kiến nói rằng ông Huy Đức đã quá mệt mỏi trước tiến trình thanh trừng không ngừng mà ông Trọng chủ trương, dần dần mở ra một lộ trình độc tài chỉ huy, làm nền cho Tô Lâm tiếp bước, đưa đất nước vào một con đường tăm tối không biết về đâu. Bài viết “Những suy nghĩ không rời rạc” được bình luận rằng đó là một lời nói thẳng cảnh tỉnh ông ,Trọng vào giai đoạn ông sắp sửa rời khỏi vị trí cầm quyền của mình.

Tuy nhiên, có một góc nhìn khác với những nhà quan sát thời sự, cho rằng bài viết này được viết với sự hậu thuẫn của ông Trọng, tự chịu đau, để lấy đà cho một cuộc dọn dẹp mới từ sự thao túng của Tô Lâm đang diễn ra. Vào lúc này, nếu không có những hành động quyết liệt được lobby trên báo chí, Tô lâm sẽ nghiễm nhiên ngồi vào chức Tổng bí thư, và có đàn em nắm Bộ Công an kiểm soát cả nước, lẫn Bộ Chính trị cho Lâm. Đất nước, sẽ rơi vào tình cảnh không khác gì như Bắc Triều Tiên.
Từ góc nhìn này, các nhận định cho rằng Tô lâm đã nhận thức thấy chuyện gì sắp xảy ra với mình. Vì vậy, có ý kiến cho rằng tên bạo chúa này lập tức tiến hành bắt giữ nhà báo Huy Đức, mỉa mai thay, cũng dựa vào điều luật 331 và 117 (Bộ luật Hình sự) mà Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng đã chuẩn y trong việc trấn áp cả nước. Hiện chưa có thông tin xác nhận chính thức từ phía Nhà nước về việc bắt giữ và cáo buộc đối với Huy Đức.

Việc Huy Đức bị bắt, ngoài dự liệu của Nguyễn Phú Trọng – nếu đúng như vậy – cho thấy tình thế của Trọng mỗi lúc càng ngặt nghèo, và chỉ có thể ngồi yên ở trên ghế vị trí tổng bí thư như một bù nhìn cho đến khi rời chức.
Trong tháng 5, hầu hết các ý kiến của các chuyên gia về Việt Nam đều cho thấy rằng Tô Lâm đang nhắm đến chức tổng bí thư. Riêng nhà bình luận Nguyễn Anh Tuấn thì nhận định rằng có vẻ như ông Nguyễn Phú Trọng không muốn Tô Lâm trở thành người nắm quyền sinh sát cao nhất của đảng cộng sản, và dự trù sẽ có một cuộc thanh trừng để hạ bệ Tô Lâm – một công hai việc: loại trừ con hổ ăn thịt tất cả đồng chí ngay trong nội bộ. Đồng thời, sự kiện này sẽ gắn kết Đảng Cộng sản chung quanh việc lãnh đạo của Tổng trọng tài đức sáng ngời.

Dĩ nhiên tất cả mọi bình luận ở trên chỉ là những suy nghĩ và được đồn đoán trong giới bình luận thời sự ở Việt Nam. Riêng với hai bài viết cuối của nhà báo Huy Đức, có thể thấy sự lên tiếng của ông là suy nghĩ của một nhà báo dám nói, và không ngại lên tiếng vào đúng thời điểm, khiến bộ máy cai trị phải tìm cách dập tắt tiếng nói của ông.
Bất luận Huy Đức là ai, và có thể là của phe nào đó trong bộ máy cộng sản cầm quyền, nhưng Huy Đức vẫn là một nhà báo lớn với bộ sách “Bên Thắng Cuộc”, đem lại nhiều giá trị lịch sử quan trọng cho người Việt. Vào lúc này, khi tin tức ông Huy Đức bị bắt lan truyền trên mạng, có nhiều người tỏ vẻ vui mừng.
sai lầm đó được nhìn thấy qua việc ông Huy Đức bị bắt, tức là điều mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang chà đạp quyền tự do ngôn luận, và cách bắt bớ này biểu hiện rõ sự đàn áp con người.
Nếu không phải là ông Huy Đức đang gánh chịu, thì tất cả những người Việt Nam ai ai cũng là nạn nhân của chế độ. Việc lên tiếng cho bất công này, là cần thiết như với mọi người Việt khác đang bị cầm tù ở Điều 331 hay 117 Bộ luật Hình sự.


Tô Lâm dắt đồ đệ Tô Ân Xô về phủ chủ tịch


(Hình: Tô Ân Xô (bìa trái) ngồi cạnh Tô Lâm trong vụ ăn bò dát vàng ở London hồi cuối năm 2021)
-Hơn một tuần sau khi ông Tô Lâm nhận ghế chủ tịch nước, trợ lý của ông này là ông Tô Ân Xô, phát ngôn viên Bộ Công An Việt Nam, cũng “dọn đồ” để “nhận nhiệm vụ mới tại phủ chủ tịch.”
Báo Tuổi Trẻ hôm 1 Tháng Sáu đưa tin này nhưng không cho biết cụ thể ông Ân Xô nhận chức vụ gì.
Bản tin cho biết, ông Ân Xô làm trợ lý cho ông Tô Lâm từ Tháng Mười Một, 2021, đến khi ông này bị miễn nhiệm ghế bộ trưởng.
Trong một diễn biến khác, hôm 1 Tháng Sáu, mạng xã hội rò rỉ một văn bản mời báo chí dự họp hôm 3 Tháng Sáu để công bố ông Nguyễn Duy Ngọc, một trong những người phó của ông Tô Lâm, được cho thay ghế chánh Văn Phòng Trung Ương Đảng của ông Lê Minh Hưng.

Trước đó, ông Hưng được đảng cho nửa ghế của bà Trương Thị Mai, làm trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương.
Sau khi ông Tô Lâm rời Bộ Công An, điều khiến công luận quan tâm nhất là nhân vật nào sẽ được cho ngồi ghế “bộ trưởng quyền lực nhất tại Việt Nam.”
Hiện đảng công bố ông Trần Quốc Tỏ, thứ trưởng Công An, và là em trai cố Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang, được phân công tạm điều hành bộ này, nhưng theo công luận, ông Tỏ không có cơ may làm bộ trưởng.
Hai ngày trước, Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà, người đưa tin nhanh nhạy về các vụ mất ghế gần đây của ông Võ Văn Thưởng và bà Trương Thị Mai, đăng bài trên trang cá nhân úp mở: “…Ngôi sao Hưng Yên [Tô Lâm] phản công, mời tất cả lãnh đạo CLB [câu lạc bộ] khắp các tỉnh thành về dự họp, đội quân hùng hậu này đã thống nhất đưa cầu thủ số 3 đội Hưng Yên [Lương Tam Quang, thứ trưởng Công An] lên – tạm thời sẽ là quyền bộ trưởng, chờ bổ sung vào nhóm lãnh đạo cấp cao của Liên Đoàn [Bộ Chính Trị].”

Bà Trà cũng bình luận rằng việc ông Tô Lâm “dùng cơ sở gây sức ép nhân sự lên Liên Đoàn, cũng là chuyện chưa từng có trong lịch sử tổ chức này.”
Theo thông lệ, bộ trưởng Công An phải là ủy viên Bộ Chính Trị nhưng tại phiên họp Hội Nghị Trung Ương mới đây, ông Lương Tam Quang đã không được bầu bổ sung vào nhóm này.


Bầu Cử Tổng Thống Mễ Tây Cơ: Gần Như Chắc Chắn Một Phụ Nữ Sẽ Lãnh Đạo Đất Nước


(Hình: Chân dung 3 ứng cử viên Tổng thống Mễ Tây Cơ: Jorge Alvarez Maynez (trái), Claudia Sheinbaum (giữa) và Xochitl Galvez.)
-Ngày 2/6/2024, gần 100 triệu cử tri Mễ Tây Cơ được kêu gọi bầu lại Tổng thống cho một nhiệm kỳ 6 năm. Hai nữ ứng viên dẫn đầu cuộc đua là cựu Thị trưởng thủ đô Mexico, bà Claudia Sheinbaum cánh tả, và nữ doanh nhân Xochitl Galvez thuộc cánh trung hữu. Bà Sheinbaum chiếm được lợi thế nhờ uy tín rất lớn của Tổng thống mãn nhiệm được dân chúng Mễ Tây Cơ gọi một cách thân mật là AMLO.
Đặc phái viên Achim Lippold của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) từ Mễ Tây Cơ tường trình trực tiếp sáng 2/6:
"Trừ khi có một bất ngờ lớn xảy ra, nếu không bà Claudia Sheinbaum có nhiều triển vọng đắc cử tối nay, về trước đối thủ thuộc cánh trung hữu là bà Xochitl Galvez. Theo các cuộc thăm dò, bà Sheinbaum đang dẫn trước từ 10 đến 20 điểm. Bà thừa hưởng cảm tình mà người dân dành cho Tổng thống mãn nhiệm AMLO. Trong 6 năm qua Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrado đưa hàng triệu người dân Mễ Tây Cơ ra khỏi cảnh bần cùng.

Về phần mình, cựu Thượng Nghị sĩ và cũng là một nữ doanh nhân, bà Xochitl Galvez không có tính thuyết phục cao. Cũng phải nói là ứng cử viên này đại diện một liên minh bao gồm ba đảng, mà hai trong số đó bị tai tiếng tham nhũng.
Vấn đề an ninh là chủ đề chính trong cuộc vận động tranh cử lần này. Và đây cũng là nhược điểm của Tổng thống mãn nhiệm: bạo lực vẫn tiếp diễn và trung bình mỗi ngày có 80 người bị sát hại tại Mễ Tây Cơ. Ứng cử viên thứ ba trong cuộc đua giành chiếc ghế Tổng thống Mễ Tây Cơ là ông Jorge Maynez, nam ứng viên duy nhất, đã không ngần ngại chỉ trích chính quyền mãn nhiệm về điểm này. Ông được đánh giá là rất năng nổ chiến dịch vận động tranh cử vừa qua, chủ yếu hướng đến thành phần trẻ, nhưng không đủ tính thuyết phục và sẽ không đủ sức đảo ngược kết quả lần này. Dù sao đi nữa, đây cũng sẽ là lần đầu tiên một phụ nữ lên lãnh đạo một đất nước nổi tiếng là trọng nam khinh nữ như Mễ Tây Cơ".


Mexico đã có nữ tổng thống đầu tiên: Claudia Sheinbaum!


– Ứng cử viên Claudia Sheinbaum, một chuyên gia khí hậu từng đoạt Giải Nobel, sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mexico sau khi chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử, hứa sẽ tiếp tục công việc của người thầy và cũng là vị tổng thống sắp mãn nhiệm Andres Manuel Lopez Obrador, nguồn tin thông tấn xã Reuters cho hay hôm Thứ Hai, 3 Tháng Sáu.
Bà Sheinbaum, 61 tuổi, gốc Do Thái, giành được từ 58 phần trăm đến 60.7 phần trăm số phiếu bầu theo lời công bố của ủy ban tuyển cử trung ương vào khuya hôm Chủ Nhật, tức là mức ủng hộ cao nhất dành cho một ứng cử viên trong số bất cứ ứng cử viên tổng thống nào ở Mexico kể từ khi nước này chấm dứt chế độ độc đảng cai trị từ năm 2000 cho tới nay.
Khi chấp nhận chiến thắng, nữ tổng thống tân cử ngỏ lời cảm tạ Tổng Thống Lopez Obrador, gọi ông là “một nhân vật xuất sắc có một không hai đã thành công chuyển đổi Mexico tới một tương lai tươi sáng hơn.”
(Hình: Nữ Tổng Thống tân cử đầu tiên của Mexico, Claudia Sheinbaum, mừng chiến thắng ở Mexico City, ngày 3 Tháng Sáu, 2024)

Vị đương kim tổng thống đã có công tăng gấp đôi mức lương tối thiểu ở Mexico, giảm bớt tình trạng nghèo khó và làm cho đồng peso vững mạnh hơn cũng như hạ thấp mức thất nghiệp trong nước, những thành công khiến ông được dân chúng đặc biệt ngưỡng mộ và cũng còn giúp cho bà Sheinbaum chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua.
Chiến thắng của bà Sheinbaum là một bước tiến vĩ đại của Mexico, một quốc gia được thế giới biết tiếng là có nền văn hóa do đàn ông thống trị và là một đất nước có số tín đồ Công Giáo La Mã lớn hàng thứ nhì thế giới mà từ bao năm qua đã ra sức bảo tồn các giá trị truyền thống và kêu gọi phải thăng tiến vai trò của phụ nữ trong xã hội.
Nữ tổng thống tân cử của Mexico, người sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 1 Tháng Mười tới đây, sẽ là phụ nữ đầu tiên lên lãnh đạo đất nước tại Bắc Mỹ, bao gồm Hoa Kỳ, Mexico và Canada. Như vậy là Mexico sẽ đồng hành về thành tích phụ nữ nắm quyền với các quốc gia Mỹ Châu Latin, như Argentina, Brazil, Chile, Costa Rica, Honduras, Nicaragua, và Panama, những nơi mà phụ nữ được bầu vào chức vụ lãnh đạo cao nhất nước.

Tuy vậy, các nhà phân tích thời cuộc cho rằng bà Sheinbaum sẽ phải gặp nhiều khó khăn khi muốn đi theo vết chân của Tổng Thống Lopez Obrador. Về mặt đối nội, vị tân tổng thống sẽ phải đối phó với mức thâm hụt ngân sách hiện tại cùng với nhiều vấn đề khác, trong đó có tình trạng thiếu điện và thiếu nước tại các đô thị và những khó khăn, trở ngại mà các công ty sản xuất hàng hóa ở Mexico đang gặp phải.
Về mặt đối ngoại, thách thức trước mắt của vị nữ tổng thống vẫn là các cuộc thương lượng gay go với lân bang khổng lồ phía Bắc về làn sóng khổng lồ những di dân đang dùng đất Mexico làm bàn đạp để tiến vào Hoa Kỳ, gây nên biết bao vấn đề nan giải về an ninh xã hội, môi trường sống và hệ lụy chính trị…


Thế giới hôm nay, 03 tháng 6/2024
(Đỗ Đặng Nhật Huy)


-Một trợ lý của thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu hôm Chủ nhật xác nhận rằng nước này đã đồng ý với kế hoạch chấm dứt chiến tranh ở Gaza do tổng thống Joe Biden đưa ra, mặc dù vẫn còn “rất nhiều chi tiết cần được giải quyết.” Đề xuất này bao gồm ngừng bắn trong sáu tuần, rút lực lượng Israel khỏi các khu vực đông dân cư ở Gaza, và thả phụ nữ và con tin người già Israel để đổi lấy tù nhân Palestine. Tuy nhiên, hai bộ trưởng cực hữu của Israel đã đe dọa sẽ từ chức nếu thỏa thuận được tiến hành, điều sẽ gây nguy hiểm cho liên minh cầm quyền của ông Netanyahu.
Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) cho biết sẽ không thay thế Cyril Ramaphosa, lãnh đạo đảng và là tổng thống Nam Phi, để thành lập liên minh. Mất đa số trong quốc hội với thành tích bầu cử tồi tệ nhất trong 30 năm qua, ANC giờ đây phải thành lập liên minh với các đảng đối lập để giữ quyền lực. Sau khi hầu hết các phiếu bầu đã được kiểm, ANC chỉ nhận được 40% số phiếu.

Năm năm sau đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (lớn nhất từ trước đến nay), Saudi Aramco đã tiến hành bán cổ phiếu thứ cấp. Công ty đang tìm cách huy động khoảng 12 tỷ USD bằng cách bán 0,64% cổ phần, với một số cổ phiếu dành riêng cho các nhà đầu tư bán lẻ. Chính phủ Ả Rập Saudi đang huy động tiền phần nào để tài trợ cho chương trình tái cơ cấu kinh tế đầy tham vọng nhằm giảm phụ thuộc vào dầu mỏ.
Jensen Huang, ông chủ của Nvidia, đã bất ngờ tiết lộ bộ xử lý trí tuệ nhân tạo thế hệ tiếp theo của công ty tại một hội thảo ở Đài Loan. Nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới có kế hoạch bắt đầu xuất xưởng chip “Rubin” mới vào năm 2026, ông cho biết. Rubin sẽ kế nhiệm Blackwell — một bộ xử lý cực kỳ mạnh mẽ dành cho các trung tâm dữ liệu — vốn được công bố rầm rộ hồi tháng 3.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi các nước châu Á tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình ở Thụy Sĩ dự kiến diễn ra từ ngày 15 đến 16 tháng 6. Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, một diễn đàn an ninh khu vực, ông Zelensky đã yêu cầu quốc tế hỗ trợ cho một kế hoạch hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xâm lược của Nga. Vào thứ Sáu và thứ Bảy, Nga đã tấn công mạng lưới năng lượng của Ukraine, gây ra thiệt hại nặng nề nhất trong nhiều tuần.
Cũng tại Đối thoại Shangri-La, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân đã chỉ trích “các tuyên bố cuồng tín” của “những kẻ ly khai” Đài Loan và cam kết hòn đảo này sẽ không bao giờ độc lập. Trước đó, người đồng cấp Mỹ của ông, Lloyd Austin, đã nói rằng an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ tiếp tục là trọng tâm của Mỹ.
Triều Tiên cho biết họ sẽ “tạm thời” ngừng thả những quả bóng bay chứa đầy rác – bao gồm tàn thuốc lá, giấy vụn và nhựa – vào Hàn Quốc. Hàn Quốc tuyên bố đã nhận được gần một nghìn quả bóng kể từ hôm thứ Ba. Triều Tiên mô tả những quả bóng bay này là “món quà chân thành” được gửi đi để trả đũa việc “tuyên truyền” chỉ trích chế độ của họ do các nhà hoạt động Hàn Quốc thả qua biên giới.
Con số trong ngày: 1,6%, là tỷ lệ các loài động vật có vú có nhau thai, bao gồm cả con người, có kinh nguyệt.

TIÊU ĐIỂM

Hôm nay Hunter Biden ra toà hình sự
Một số bị cáo hình sự đặc biệt – chẳng hạn như một cựu tổng thống và một thượng nghị sĩ đương nhiệm – gần đây đã xuất hiện ở các phòng xử án Mỹ. Hunter Biden sẽ gia nhập hàng ngũ của họ vào thứ Hai, trở thành đứa con đầu tiên của một tổng thống đương nhiệm phải hầu tòa vì các cáo buộc hình sự. Ông bị buộc tội khai man trên các tờ khai liên bang để mua súng. Các công tố viên cho biết Hunter khai ông không gặp vấn đề về ma túy, trong khi thực tế là ông nghiện nghiêm trọng. (Ông phủ nhận mọi hành vi sai trái.)
Những rắc rối của Hunter không có gì là bí mật. Ông đã tiết lộ những chi tiết gây sốc về chứng nghiện cocaine và những chuyện sai trái của mình với tờ New Yorker vào năm 2019. Sau đó, ông viết trên báo rằng những lời thú nhận đó nhằm mục đích “tiêm ngừa để những người khác không phạm phải các sai lầm cá nhân của tôi.” Phiên tòa có thể sẽ khám phá thêm nhiều tiết lộ và có thể thu hút được chú ý đáng kể đúng vào thời điểm chiến dịch tái tranh cử của cha ông gặp khó khăn. Đảng Cộng hòa trong nhiều năm đã cố gắng lợi dụng lỗi lầm của Hunter để hạ bệ cha ông.

Ukraine được phép dùng vũ khí Mỹ tấn công Nga để bảo vệ Kharkiv
Lần đầu tiên, lực lượng vũ trang Ukraine hiện có thể triển khai các hệ thống của Mỹ – chẳng hạn như đạn được dẫn đường bằng vệ tinh và tên lửa cực kỳ chính xác – để phá vỡ cuộc tấn công của Nga nhằm vào Kharkiv, một thành phố phía đông chỉ cách biên giới chung giữa hai nước 20 dặm (30 km).
Đó là nhờ quyết định của chính quyền Biden dỡ bỏ một phần lệnh cấm Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ chống lại các mục tiêu ở Nga, được công bố hôm thứ Năm tuần trước. Người Ukraine sẽ rất vui khi có cơ hội tấn công nơi đóng quân và thiết bị của Nga. Nhưng họ cũng thất vọng trước những lo ngại rõ ràng của ông Biden về việc Nga leo thang: quyền miễn trừ mới chỉ áp dụng cho một số loại thiết bị nhất định và chúng chỉ có thể được sử dụng để bảo vệ Kharkov.

Ở Crimea, Ukraine đã cho thấy những gì họ có thể làm khi được trao quyền tấn công. Với các tên lửa đạn đạo mới được Mỹ chuyển giao và các máy bay không người lái tinh vi của mình, nước này đang phá hủy một cách có hệ thống các mục tiêu quan trọng và làm suy yếu hệ thống phòng không của Nga. Kyiv mong muốn ông Biden sẽ cho họ nhiều thời gian hơn để làm điều tương tự ở những nơi khác trên mặt trận.
Cập nhật tình hình lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ
Ngay sau khi Recep Tayyip Erdogan tái đắc cử tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 5 năm 2023, ông đã có một bước chuyển biến ngoạn mục trong chính sách tiền tệ. Sau nhiều năm cắt giảm lãi suất – tin tưởng một cách kỳ lạ rằng điều này sẽ làm giảm giá tiêu dùng – ông đã chỉ định một nhóm mới tại ngân hàng trung ương để làm điều ngược lại.
Kể từ đó, các nhà đầu tư đã theo dõi cẩn thận số liệu lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong báo cáo mới nhất được công bố vào thứ Hai, lạm phát hàng năm dự kiến sẽ đạt 74,8% trong tháng 5, tăng từ 69,8% của tháng 4. Mặc dù vẫn còn nghiêm trọng nhưng tỷ lệ này được dự đoán sẽ đạt đỉnh trước khi giảm xuống 42,6% vào cuối năm nay.

Ngân hàng trung ương đã dành cả năm qua để cố gắng chống lạm phát một cách điên cuồng, chủ yếu bằng cách tăng lãi suất lên 50%. Song biện pháp này gây thêm áp lực lên người Thổ Nhĩ Kỳ, khi họ vốn đã bị chậm tăng lương và bị thu hẹp lựa chọn tín dụng khi giá cả tiếp tục tăng.
Đảo ở Mỹ Latinh phải di dời người dân vì nước biển dâng
Trong suốt tuần này, người dân bản địa Guna sẽ chia tay ngôi nhà của họ trên Gardi Sugdub — một hòn đảo nhỏ ngoài khơi bờ biển Caribe của Panama, với dân số 1.300 người — khi họ chuyển đến một khu định cư do chính phủ xây dựng trên đất liền cách đó không xa.
Việc di dời là nhằm ứng phó với tình trạng mực nước biển dâng cao, khiến cư dân trên đảo phải hứng chịu lũ lụt ngày càng thường xuyên kể từ những năm 1990.
Ở cả châu Mỹ Latinh và các nơi khác, những dự án di cư theo kế hoạch như vậy có thể sẽ trở nên phổ biến hơn vì biến đổi khí hậu và băng tan làm các đại dương dâng cao hơn. Người ta dự đoán rằng hầu hết trong số 38 hòn đảo có người Guna sinh sống sẽ bị nhấn chìm hoàn toàn vào năm 2100, và Panama dự kiến sẽ mất 2% lãnh thổ cho tới năm 2050. Trên toàn khu vực, hơn 40 triệu người được cho là sống ở các vùng ven biển, những vùng thường xuyên bị bão và lũ lụt. Cuộc chia tay có lẽ đã bắt đầu.


Bản án đối với Trump bị chỉ trích, cử tri vẫn bỏ phiếu cho dẫu ông bị kết tội!
(Trí Đạt)


-Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Joe Biden hoan nghênh bồi thẩm đoàn Manhattan đã kết án cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump về 34 tội danh, nhưng đối thủ tổng thống của Trump là ông Robert F. Kennedy Jr. lại phản ứng hoàn toàn khác. Ông chỉ trích bản án là phi dân chủ sâu sắc, đồng thời chỉ trích ông Biden và các đảng viên Đảng Dân chủ vì đã “vũ khí hóa” các tòa án chống lại ông Trump.
Từ trái qua: Ông Robert F. Kennedy Jr. (Ảnh: Getty); Ông Mitch McConnell (Ảnh: Shutterstock); Ông Mike Pence (Ảnh: Epoch Times)

Ông Trump đã tăng cường chỉ trích ông Kennedy Jr. trong những tuần gần đây, bởi vì nhiều cuộc thăm dò toàn quốc cho thấy ứng cử viên tổng thống độc lập đang nhận được sự ủng hộ từ một số người bảo thủ và độc lập, có khả năng làm suy yếu lợi thế của ông Trump.
Tuy nhiên, sau khi phán quyết được đưa ra vào ngày 30/5, ông Kennedy Jr. đã ngay lập tức đăng một bài đăng trên nền tảng xã hội X, chỉ trích phán quyết cuối cùng là phản tác dụng và cáo buộc Đảng Dân chủ đang cố gắng phá hủy nền dân chủ.

Ông Kennedy Jr. viết trong bài đăng: “Chiến lược của Đảng Dân chủ là cố gắng đánh bại Trump tại tòa thay vì cạnh tranh với ông ấy tại thùng phiếu, điều này sẽ phản tác dụng trong cuộc bầu cử tháng 11. Tệ hơn nữa, nó cực kỳ phi dân chủ.”
“Nước Mỹ xứng đáng có một tổng thống có thể giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu, mà không tổn hại đến sự phân chia quyền lực trong chính phủ của chúng ta hoặc vũ khí hóa các tòa án. Bạn không thể tuyên bố muốn cứu nền dân chủ trong khi phá hủy nó trước tiên.” Ông cũng viết, “Đảng Dân chủ sợ thất bại trong cuộc bầu cử, bởi vì họ lựa chọn đối đầu với ông Trump trước tòa.”
Ông Kennedy Jr. cho biết, chiến dịch tranh cử của ông khác với cách Đảng Dân chủ sử dụng hệ thống tư pháp để tấn công ông Trump, ông đang thách thức ông Trump dựa trên thành tích của ông ấy trong nhiệm kỳ tổng thống, bao gồm cả việc xử lý đại dịch virus corona, các chính sách môi trường và hỗ trợ cho hành động quân sự.

Vài phút sau khi ông Trump bị kết án, người phát ngôn chiến dịch tranh cử của ông Biden, Michael Tyler, đã đưa ra tuyên bố: “Không có bất cứ ai có thể đứng trên luật pháp” và “Trump luôn tin tưởng một cách sai lầm rằng ông ấy sẽ không bao giờ bị trừng phạt vì những vi phạm pháp luật do lợi ích cá nhân.”
Đầu năm nay, trên mạng xã hội X, ông Kennedy Jr. đã chỉ trích vụ kiện ngăn cản ông Trump vận động tranh cử ở nhiều bang. Ông viết vào thời điểm đó: “Tại sao mọi người Mỹ không hiểu rằng nếu họ có thể đối đãi như thế này với một cựu Tổng thống Mỹ, vậy thì mỗi một người đều có thể bị trừng phạt vì một tội ác mà họ chưa bao giờ bị kết án.”
Ông Kennedy Jr. viết trong một bài đăng khác: “Nếu ông Trump không bị đánh bại trong một cuộc bầu cử công bằng mà bị đuổi hạ đài bằng thủ đoạn tư pháp, thì những người ủng hộ ông ấy sẽ không bao giờ chấp nhận kết quả. Đất nước này sẽ trở thành không thể quản lý được.”
“Tôi không phải là người hâm mộ ông Trump nhưng tôi muốn người dân Mỹ quyết định ai đại diện cho họ, tôi muốn giành chiến thắng trong một cuộc cạnh tranh công bằng chứ không phải thông qua sự can thiệp của tòa án để xua đuổi những người mình không thích,” ông nói.

Ông Pence phá vỡ sự im lặng: “Bất lợi cho đất nước”
Cựu Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã phản ứng trước bản án của ông Trump hôm thứ Sáu (31/5), ông nói rằng nó gửi đi một “thông điệp đáng sợ”.
“Cựu Tổng thống Trump đã bị kết án vì các cáo buộc xuất phát từ động cơ chính trị, đó là một sự sỉ nhục và gây tổn hại cho đất nước,” ông Pence nói với Fox Digital News.
“Không ai có thể đứng trên luật pháp, nhưng tòa án của chúng ta tuyệt đối không thể trở thành công cụ chống lại các đối thủ chính trị.” Ông Pence tiếp tục, “Đối với hàng triệu người Mỹ, đây không gì khác hơn là một cuộc truy tố chính trị do Biện lý quận Manhattan tiến hành, khi ông ấy tranh cử, ông ấy đã hứa truy tố cựu tổng thống, và việc định tội này làm suy yếu niềm tin vào hệ thống tư pháp của chúng ta.”
“Bản án này cũng gửi một thông điệp khủng khiếp tới thế giới về hệ thống tư pháp của Mỹ, nó cũng sẽ chỉ chia rẽ chúng ta hơn nữa khi người dân Mỹ đang phải vật lộn dưới những chính sách đối nội và đối ngoại thất bại của chính quyền Biden.” Ông Pence nói: “Cựu tổng thống đã bị tòa án định tội, ông ấy có mọi quyền kháng cáo bản án và tôi tin tưởng rằng bản án sẽ bị hủy khi kháng cáo, điều này sẽ khôi phục niềm tin của công chúng vào hệ thống tư pháp và sự bình đẳng trước pháp luật của chúng ta.”

Mối quan hệ của ông Pence với ông Trump trở nên xấu đi sau sự cố ngày 6/1/2020 tại Điện Capitol. Thời điểm đó ông Trump đã khiển trách ông Pence, người đang là chủ tịch Thượng viện vào thời điểm đó, vì đã từ chối trả lại danh sách cử tri đang tranh chấp cho các cơ quan lập pháp của bang.
Thượng nghị sĩ “chống Trump” ủng hộ ông Trump
Vài giờ sau khi bồi thẩm đoàn đưa ra bản án có tội, ông McConnell tuyên bố rằng Biện lý quận Manhattan Alvin Bragg lẽ ra không nên truy tố vụ án và ông dự đoán phán quyết sẽ bị lật ngược.

Ông McConnell viết trong một bài đăng trên mạng xã hội X: “Những cáo buộc này lẽ ra không bao giờ được đưa ra. Tôi hy vọng phán quyết sẽ bị hủy bỏ khi kháng cáo”.
Quyết định bất ngờ của McConnell khi cân nhắc về kết quả của một vụ án mà ông đã từ chối nói đến trong nhiều tháng, điều này có thể báo hiệu hiệu ứng đoàn kết mà bản án đối với Trump mang lại, thậm chí ngay cả những người có thái độ nghi ngờ ông Trump trong đảng đều đứng ra biện hộ cho ông.
Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Thượng viện vẫn giữ im lặng kể từ tháng Tư năm ngoái khi ông Trump không nhận tội đối với 34 cáo buộc trọng tội mà Biện lý quận Manhattan Alvin Bragg đưa ra.
Hiện nay, điểm khác biệt quan trọng so với thời điểm đó là, một năm trước, những đảng viên Đảng Cộng hòa không ưa Trump đã hy vọng rằng Thống đốc bang Florida Ron DeSantis hoặc một đảng viên Cộng hòa khác sẽ giành được đề cử tổng thống.

Ngược lại, Trump đã quét sạch các đối thủ trong cuộc bầu cử sơ bộ năm nay và có khả năng trở thành ứng cử viên của Đảng Cộng hòa
Chiến dịch Trump loan báo huy động được 34,8 triệu USD sau khi ông Trump bị kết tội
Sau khi phán quyết được công bố, trang web gây quỹ của ông Trump bị sập do lượng truy cập quá lớn. Vào thứ Sáu (31/5), chưa đầy 24 giờ trước khi bị kết án, chiến dịch Trump loan báo họ đã huy động được 34,8 triệu USD từ các nhà tài trợ nhỏ, đánh dấu mức tăng gần gấp đôi so với ngày huy động được nhiều nhất trước đây trên nền tảng WinRed. Như vậy, chiến dịch Trump trong một ngày đã huy động được hơn 1 triệu USD cho mỗi tội hình mà ông Trump bị tuyên. Gần 30% số tiền quyên góp đến từ những người quyên góp lần đầu.
Thăm dò ý kiến: Phán quyết có tội sẽ thúc đẩy sự ủng hộ của cử tri dành cho ông Trump
Theo Washington Times, các cuộc thăm dò cho thấy đại đa số những người ban đầu dự định bỏ phiếu cho Trump sẽ không thay đổi quyết định nếu ông bị kết án, và phán quyết sẽ khiến các đảng viên Cộng hòa và độc lập ở một số bang chiến trường quan trọng bỏ ủng hộ ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống.

Một cuộc khảo sát vào tháng trước của Emerson College Polling và The Hill cho thấy, ở 7 bang dao động: Georgia, Michigan, Nevada, North Carolina, Pennsylvania, Arizona và Wisconsin, ông Trump đang dẫn trước ông Biden.

Ông Trump giành được sự ủng hộ từ các cử tri độc lập ở 5 bang chiến trường (bang dao động). Trên tất cả 7 bang chiến trường, đa số cử tri độc lập cho biết phán quyết có tội sẽ không làm ảnh hưởng đến sự lựa chọn của họ hoặc khiến họ có nhiều khả năng bỏ phiếu cho ông Trump hơn.
Tại các tiểu bang như Pennsylvania, Arizona và North Carolina, 3/4 cử tri độc lập cho biết họ có nhiều khả năng bỏ phiếu cho ông Trump nếu ông bị kết án hoặc phán quyết sẽ không có tác động đến lựa chọn của họ.
Tại tiểu bang Michigan, nơi ông Trump dẫn trước ông Biden chưa đến 1 điểm phần trăm trong các cuộc thăm dò, nhà phân tích Steve Mitchell dự đoán phán quyết có tội sẽ thúc đẩy tỷ lệ những người ủng hộ của Đảng Cộng hòa và cử tri của ông Trump đi bỏ phiếu cho ông.

Ông Mitchell nói: “Rất nhiều cử tri Đảng Cộng hòa cho rằng phiên tòa là không công bằng và những người đã chưa đi bỏ phiếu trong 30 năm qua sẽ đi bỏ phiếu”.
Một cuộc thăm dò quốc gia do Đại học Suffolk thực hiện vào tháng Ba cho thấy, trong số những cử tri độc lập dự định bỏ phiếu cho ông Trump, 77% vẫn sẽ bỏ phiếu cho ông bất kể bị ông kết tội. Trong số những cử tri không bỏ phiếu, sẽ không có ai chuyển sang bỏ phiếu cho Biden.
Ông Trump bị kết tội tất cả các cáo buộc trong phiên tòa hình sự mang tính lịch sử của mình, ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết tội.
Biện lý quận Manhattan Alvin Bragg đã buộc tội Trump 34 tội danh làm giả hồ sơ kinh doanh cấp độ một. Ông Trump đã không nhận tội đối với tất cả các tội danh.


Ông Zelensky chế giễu ông Trump là ‘kẻ thua cuộc’ tiềm năng
(Thanh Tâm)


-Tổng thống Zelensky nói chuyện với giới truyền thông trước khi bắt đầu cuộc họp lần thứ 3 của cộng đồng chính trị châu Âu hôm 5/10/2023 tại Granada, Tây Ban Nha. (Ảnh: Thierry Monasse/Getty Images)
Lãnh đạo Ukraine Vladimir Zelensky đã cảnh báo ông Donald Trump rằng ông có thể trở thành một “tổng thống thua cuộc” nếu ông khăng khăng đòi thỏa thuận hòa bình liên quan đến việc Ukraine phải nhượng bộ lãnh thổ cho Nga.
Ông Trump đã khoe khoang rằng ông sẽ có thể chấm dứt xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ bằng cách làm trung gian cho thỏa thuận hòa bình nếu ông tái đắc cử vào cuối năm nay.

Theo một báo cáo vào tháng trước của tờ Washington Post chiến lược của ông Trump sẽ có thể gây sức ép buộc Ukraine từ bỏ các yêu sách đối với Crimea và Donbass và công nhận chúng là một phần của Nga.
Khi được tờ The Guardian yêu cầu bình luận về kế hoạch này, ông Zelensky đã cảnh báo rằng chiến lược này có thể gây ra hậu quả thảm khốc cho nước Mỹ và cá nhân ông Trump.
“Ông ấy có muốn trở thành một tổng thống thua cuộc sau này không? Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu ông Trump trở thành tổng thống và quyết định chấm dứt chiến tranh bằng cái giá phải trả là Ukraine… Hãy tưởng tượng rằng sau đó ông Putin sẽ tiến xa hơn nữa – khi đó tổng thống Hoa Kỳ mới này sẽ bị coi là yếu đuối, và điều này không chỉ nói về tính cách của ông ta, mà còn về chính phủ Hoa Kỳ, họ sẽ bị coi là yếu đuối”, ông Zelensky nói.

Ông nói thêm rằng bằng cách buộc Ukraine từ bỏ các yêu sách lãnh thổ của mình, Hoa Kỳ sẽ mất đi ảnh hưởng quốc tế và cho phép “Tổng thống Putin tiến lên, và Hoa Kỳ không còn là một thế lực mạnh nữa.”
“Khi đó, các nhà lãnh đạo độc tài khác sẽ bước vào đấu trường. Và đây sẽ là khởi đầu những gì mọi người đều rất sợ – Thế chiến thứ ba”, ông Zelensky tuyên bố.
Ông Trump chưa bao giờ chính thức nêu chi tiết về kế hoạch hòa bình của mình cho Ukraine, nhưng đã nói rằng ông có thể đưa Nga và Ukraine vào bàn đàm phán.
Năm 2022, nhà lãnh đạo Ukraine đã ký một đạo luật cấm các cuộc đàm phán hòa bình với Nga chừng nào ông Putin vẫn còn nắm quyền. Theo “công thức hòa bình” của ông Zelensky trình bày năm đó, các cuộc đàm phán cũng không thể được tổ chức trừ khi lực lượng Nga rút khỏi các vùng lãnh thổ mà Ukraine tuyên bố là của mình và giới lãnh đạo Nga phải đối mặt với tòa án quốc tế vì cáo buộc tội ác chiến tranh.
Nga từ lâu đã nói rằng họ cởi mở với một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột, nhưng coi kế hoạch của ông Zelensky là không thực tế. Nga đã tuyên bố rằng họ sẽ không tham dự “hội nghị thượng đỉnh hòa bình” sắp tới tại Thụy Sĩ vào giữa tháng 6, ngay cả khi nhận được lời mời, với lý do rằng họ khó có thể đưa ra bất kỳ đề xuất khả thi nào để chấm dứt xung đột.


Nắng nóng ở Ấn Độ khiến 33 người tử vong, gồm cả quan chức bầu cử
(Thanh Tâm)


-Ít nhất 33 người, bao gồm cả quan chức bầu cử đang làm nhiệm vụ, đã tử vong do nghi ngờ say nắng tại các tiểu bang Bihar, Uttar Pradesh và Odisha của Ấn Độ vào thứ Sáu (31/5), đợt nắng nóng ở khu vực này dự kiến sẽ tiếp tục cho đến thứ Bảy (1/6), các nhà chức trách cho biết.
Trẻ em mang theo các thùng chứa nước do một xe bồn của thành phố cung cấp ở New Delhi vào ngày 30 tháng 5 năm 2024, trong bối cảnh sóng nhiệt đang diễn ra. Ấn Độ đang phải chịu đựng một đợt nắng nóng khủng khiếp với nhiệt độ ở một số thành phố lên tới hơn 45 độ C (104 độ F). (Ảnh MONEY SHARMA/AFP, Getty Images)
Ấn Độ đang trải qua một mùa hè nóng như thiêu đốt và một phần thủ đô Delhi đã ghi nhận nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay là 52,9 độ C (127,22°F) trong tuần này.
Trong khi nhiệt độ ở tây bắc và miền trung Ấn Độ dự kiến sẽ giảm trong những ngày tới, thì đợt nắng nóng đang diễn ra ở miền đông Ấn Độ có khả năng sẽ kéo dài trong hai ngày, Cục Khí tượng Ấn Độ (IMD) cho biết.

Các quan chức cho biết, có mười bốn người đã tử vong ở Bihar vào thứ Năm (30/5), bao gồm 10 người tham gia tổ chức cuộc bầu cử quốc đang diễn ra. Nhiều viên chức bầu cử thường phải đứng làm nhiệm vụ cả ngày, nhiều lần ở ngoài trời.
Một số khu vực của Bihar đang bỏ phiếu trong vòng bỏ phiếu cuối cùng vào thứ Bảy (1/6).
Tại tiểu bang đông dân nhất của Ấn Độ là Uttar Pradesh, ít nhất chín nhân viên bầu cử, bao gồm cả nhân viên an ninh, đã tử vong vào thứ Sáu (31/5), các viên chức chính phủ cho biết.
“Họ bị sốt cao khi được đưa vào. Cũng có thể là do say nắng. Hiện chúng tôi đang điều trị cho ít nhất 23 người được đưa vào khi đang làm nhiệm vụ bầu cử”, ông R B Kamal, hiệu trưởng trường đại học y khoa nơi các nhân viên được điều trị, nói với các phóng viên.

Cuộc bầu cử lớn nhất thế giới đã bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ kỷ lục vào mùa hè. Giai đoạn bỏ phiếu cuối cùng dự kiến sẽ được tổ chức vào thứ Bảy và phiếu bầu sẽ được kiểm vào thứ Ba tuần tới.
Mười trường hợp tử vong cũng đã được báo cáo tại bệnh viện chính phủ ở khu vực Rourkela của Odisha vào thứ Năm, các nhà chức trách nói với Reuters.
Chính quyền Odisha khuyến cáo không nên hoạt động ngoài trời từ 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều theo giờ địa phương khi nhiệt độ lên đỉnh điểm.
Ba người tử vong nghi do say nắng ở bang Jharkhand, bang lân cận Bihar, theo truyền thông địa phương đưa tin.
Tại Delhi, nơi nhiệt độ cao khiến chim và khỉ bị ngất hoặc ốm, sở thú thành phốđang dùng hồ bơi và vòi phun nước để cứu trợ 1.200 con vật.
Tại Delhi, vào chiều thứ Sáu đạt 45,4 độ C, đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên liên quan đến nhiệt độ trong tuần này và đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.

Hàng tỷ người trên khắp châu Á đang phải vật lộn với nhiệt độ tăng cao – một điều mà các nhà khoa học cho biết đã trở nên tồi tệ hơn do biến đổi khí hậu.
Nước láng giềng Pakistan của Ấn Độ cũng chứng kiến sự gia tăng đột biến các vụ cháy rừng khi nhiệt độ lên tới 52,2 độ C vào tuần trước.
Ấn Độ là nước phát thải khí nhà kính lớn thứ ba thế giới, tuy nhiên nước này đã đặt mục tiêu mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2070.
Trong khi nhiệt độ đang ảnh hưởng đến một số vùng của đất nước, các tiểu bang đông bắc Manipur và Assam đã bị tàn phá bởi lượng mưa lớn sau cơn bão Remal, một số khu vực bị ngập lụt vào thứ Sáu.
Mưa gió mùa cũng đổ bộ vào bờ biển của tiểu bang Kerala cực nam của Ấn Độ vào thứ Năm, sớm hơn hai ngày so với dự kiến.


Tin Quốc Tế Đó Đây

Do Thái Dồn Dập Oanh Kích Gaza Trước Cuộc Họp Tại Ai Cập Về Cửa Khẩu Rafah


(Ảnh: Những căn lều của người dân Palestine tại thành phố Rafah, Gaza bị phá hủy do bom đạn của Do Thái)
-Vào lúc cộng đồng quốc tế chờ đợi phản ứng của Thủ tướng Benjamin Netanyahu về kế hoạch ngừng bắn tại Gaza được Tổng thống Mỹ trình bày, đêm qua quân đội Do Thái huy động Không quân và Pháo binh "dồn dập oanh tạc" thành phố Rafah. Ai Cập ngày hôm nay, 2/6/2024, tổ chức một cuộc họp tại thủ đô Cairo với mục đích mở cửa trở lại cửa khẩu Rafah để đưa viện trợ nhân đạo vào Gaza.
Hãng tin Anh Reuters ngày 2/6/2024 trích dẫn một Cố vấn của Thủ tướng Do Thái cho biết kế hoạch ngừng bắn tại Gaza mà Hoa Kỳ đề xuất tuy "không hoàn hảo", nhưng "chúng tôi chấp nhận" với điều kiện là "tất cả các con tin Do Thái trong tay Hamas phải được trả tự do". Ophir Falk, Cố vấn về đối ngoại của Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã cho biết như trên khi trả lời báo Anh Sunday Times. Dù vậy viên chức này cũng lưu ý rằng còn có "rất nhiều những chi tiết phải được giải quyết" trong đó bao gồm mục tiêu "tiêu diệt hoàn toàn Hamas" và tất cả các con tin Do Thái mà phong trào Hồi giáo Palestine đang bắt giữ phải được trả tự do. Về điểm này tổ chức Hamas đặt điều kiện đòi "chấm dứt vĩnh viễn chiến tranh trên dải Gaza". Reuters ghi nhận: áp lực chính trị đối với chính quyền của ông Netanyahu hiện rất lớn. Hai trong số các liên minh thuộc cánh hữu báo trước sẽ từ bỏ chính quyền liên minh nếu kế hoạch ngừng bắn tại Gaza được chấp thuận.

Tuy nhiên sự kiện nổi bật trong ngày là cuộc họp hôm nay tại Cairo, giữa đại diện của ba nước Ai Cập, Do Thái và Mỹ về chủ đề khai thông cửa khẩu Rafah, nam Gaza để nhanh chóng đưa viện trợ nhân đạo đến tay người dân Palestine. Thông tín viên Alexandre Buccianti tại Ai Cập, cho biết thêm về khúc mắc quan trọng ở điểm này:
"Cửa khẩu Rafah bị đóng từ hôm 07/5. Từ đó tới nay, quân đội Do Thái chiếm đóng phần thuộc về phía Palestine của đường biên giới và đã cắm cờ của Quốc gia Do Thái. Đối với Ai Cập điều này vi phạm thỏa thuận hiện hành từ 2005, liên quan đến việc quản lý cửa khẩu ở Rafah sau khi Do Thái rút khỏi Gaza. Theo thỏa thuận nói trên, Palestine kiểm soát phần đặt trên lãnh thổ Gaza, Ai Cập kiểm soát đường ranh giới về phía bên này bán đảo Sinai. Chính quyền Cairo tuyên bố từ chối sửa đổi bản thỏa thuận nói trên và từ chối thương lượng với Do Thái vì như vậy không khác gì Ai Cập phải thừa nhận việc để cho Do Thái chiếm đóng Rafah. Để giải quyết những vấn đề cấp bách nhất, viện trợ nhân đạo vào được đến Gaza qua cửa khẩu Do Thái ở Kerem Shalom nằm giữa Ai Cập với Gaza. Hàng được thồ trên lưng ngựa. Nhưng phía Hoa Kỳ nhấn mạnh đến việc cần mở lại cửa khẩu ở Rafah và tăng tốc đưa hàng viện trợ đến tay người dân Palestine. Vấn đề còn lại là phải làm thế nào để thuyết phục được cả hai phía Ai Cập lẫn Do Thái".


Thủ Tướng Do Thái Nói Không Thể Có Hưu Chiến Vĩnh Viễn ở Gaza Cho Đến Khi Hamas Bị Tiêu Diệt

(Hình: Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu)
-Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu ngày thứ Bảy nói sẽ không có hưu chiến vĩnh viễn ở Gaza cho đến khi năng lực quân sự và cai trị của Hamas bị tiêu diệt.
Những bình luận của ông trong một phát biểu được đăng trên mạng sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng Do Thái đã đề xuất một thỏa thuận ba giai đoạn để đạt được hưu chiến ở Gaza đổi lấy việc Hamas phóng thích các con tin.
"Các điều kiện của Do Thái nhằm kết thúc chiến tranh vẫn không thay đổi: Tiêu diệt năng lực quân sự và cai trị của Hamas, phóng thích tất cả con tin và bảo đảm rằng Gaza không còn là mối đe dọa đối với Do Thái", ông Netanyahu nói.
"Do Thái sẽ tiếp tục đòi hỏi những điều kiện này được đáp ứng trước khi hưu chiến vĩnh viễn được thực thi. Cho rằng Do Thái sẽ đồng ý hưu chiến vĩnh viễn trước khi những điều kiện này được thỏa mãn là điều bất khả dĩ", ông nói thêm.

Hamas nói họ sẵn sàng giao tiếp "một cách tích cực và mang tính xây dựng" với bất kì đề xuất nào dựa trên hưu chiến vĩnh viễn, lực lượng Do Thái rút đi, tái thiết Gaza, người tản cư được trở về, và một thỏa thuận trao đổi tù nhân "thực sự" nếu Do Thái "loan báo rõ ràng cam kết thực hiện một thỏa thuận như vậy".
Cuộc xung đột bắt đầu vào ngày 7 tháng 10 khi các tay súng của nhóm Hồi giáo bảo thủ người Palestine này xông vào miền Nam Do Thái bằng xe gắn máy, dù lượn và xe bốn bánh, giết chết 1200 người và bắt cóc hơn 250 người, theo thống kê của Do Thái.
Do Thái sau đó xâm lược Dải Gaza trong điều mà ông Netanyahu gọi là nỗ lực nhằm tiêu diệt Hamas, nhóm dân quân người Palestine đã giành quyền kiểm soát dải đất này từ phe Fatah người Palestine trong một cuộc đấu tranh bạo lực vào năm 2007.
Các cuộc đàm phán do Ai Cập, Qatar và các nước khác làm trung gian điều giải nhằm dàn xếp một thỏa thuận ngừng bắn giữa Do Thái và Hamas đã nhiều lần bị đình trệ.


Do Thái Đang Đánh Giá Các Lựa Chọn Thay Thế Cho Sự Cai Trị của Hamas ở Gaza
(Hình: Ông Yoav Gallant)
-Bộ trưởng Quốc phòng Do Thái hôm 2/6 cho biết rằng Do Thái sẽ không chấp nhận việc Hamas tiếp tục cai trị Gaza ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình tiến tới chấm dứt chiến tranh, và nước này đang xem xét các lựa chọn thay thế cho nhóm Hồi giáo này.
Ông Yoav Gallant cho biết trong một tuyên bố: "Trong khi chúng tôi tiến hành các hoạt động quân sự quan trọng của mình, cơ quan quốc phòng đang đồng thời đánh giá một giải pháp quản trị thay thế cho Hamas".

Ông Gallant nói: "Chúng tôi sẽ cô lập các khu vực (ở Gaza), loại bỏ các thành viên Hamas khỏi những khu vực này và giới thiệu các lực lượng cho phép thành lập một chính phủ thay thế – một chính phủ thay thế đe dọa Hamas".
Ông không cho biết chi tiết về các lựa chọn thay thế có thể.
Hamas, vốn được Iran hậu thuẫn và thề sẽ tiêu diệt Do Thái, đã cai trị Dải Gaza từ năm 2007, một năm sau khi nhóm này giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội và sau cuộc nội chiến ngắn ngủi với lực lượng an ninh của Chính quyền Palestine được phương Tây hậu thuẫn.
Truyền thông Do Thái đưa tin, Nội các chiến tranh của Do Thái, trong đó ông Gallant là thành viên, dự kiến sẽ họp vào cuối ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden trình bày một thỏa thuận khung nhằm giảm bớt cuộc chiến ở Gaza.

Hamas tạm thời hoan nghênh sáng kiến này nhưng không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy họ có thể bước sang một bên hoặc tự nguyện giải giáp vũ khí.
Ông Gallant, trong một tuyên bố từ trụ sở chỉ huy phía Nam của IDF, nói rằng hoạt động quân sự của Do Thái, cùng với việc tạo ra tiềm năng cho các lựa chọn quản trị thay thế, sẽ cho phép loại bỏ quyền lực của Hamas và dẫn tới việc con tin được tự do.
Ông nói: "Chúng tôi sẽ không chấp nhận sự cai trị của Hamas ở Gaza ở bất kỳ giai đoạn nào trong bất kỳ quá trình nào nhằm chấm dứt chiến tranh".


Đối thoại An ninh Shangri-La: Nam Dương "Sẵn Sàng Gửi Một Lực Lượng Gìn Giữ Hòa Bình Đến Gaza"


(hình: Tổng thống đắc cử Nam Dương Prabowo Subianto phát biểu tại Đối thoại An ninh Shangri-La lần thứ 21 ở Tân Gia Ba, ngày 1/6/2024.)
-Xung đột tại Trung Cận Đông cũng là một chủ đề được nhắc đến tại Đối Thoại An Ninh ở Tân Gia Ba. Phát biểu hôm 1/6/2024, Tổng thống tân cử và cũng là Bộ trưởng Quốc phòng Nam Dương Prabowo Subianto cho biết Jakarta sẵn sàng huy động một lực lượng gìn giữ hòa bình và nhân viên y tế đến Gaza nếu phong trào Hamas chấp nhận kế hoạch ngừng bắn.
Thông tín viên của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) trong khu vực, Juliette Pietraszewski cho biết thêm thông tin:
"Trong khuôn khổ Đối Thoại Shangri-La, tại Tân Gia Ba, ông Prabowo Subianto đã đưa ra những tuyên bố trên. Đây là những lời bình luận ngay sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố đề xuất về kế hoạch ngừng bắn tại Gaza. Theo quan điểm của Tổng thống tân cử Nam Dương, đây là một bước tiến theo chiều hướng tốt và Jakarta sẵn sàng huy động 'binh sĩ trong nhiệm vụ gìn giữ hòa bình và giám sát lệnh ngừng bắn' với điều kiện đấy phải là một yêu cầu từ phía Liên Hiệp Quốc.

Ông Subianto cho biết thêm là Nam Dương có thể điều nhân viên y tế đến hỗ trợ các bệnh viện ở Gaza. Tháng 11/2023 một bệnh viện của Nam Dương hoạt động tại Gaza và do một tổ chức phi chính phủ điều hành đã phải đóng cửa vì xung đột. Vẫn trên phương diện y tế, Prabowo Subianto đề nghị 'trong tương lai gần', các bệnh viện Nam Dương có thể tiếp nhận 1.000 bệnh nhân Palestine. Ngoài ra, Tổng thống tương lai của Nam Dương cũng quan niệm cần phải có một cuộc điều tra thấu đáo về thảm họa nhân đạo tại Rafah.
Là quốc gia Hồi Giáo lớn nhất trên thế giới, Nam Dương luôn ủng hộ Palestine. Tương tự như tất cả những nhà lãnh đạo Nam Dương đi trước, ông bảo vệ quan điểm về một giải pháp Hai Nhà Nước, vì theo ông đó là 'giải pháp duy nhất' mang lại hòa bình và an ninh cho khu vực Trung Đông".


Thụy Sĩ Đối Phó Với Gián Điệp Nga Dưới Vỏ Bọc Ngoại Giao


(Hình: Tòa nhà trụ sở của nhiều cơ quan Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 14/6/2021.)
-Gần đây cơ quan tình báo Thụy Sĩ báo động nước này có thể là ổ gián điệp hoạt động dưới vỏ bọc ngoại giao, trong đó chiếm số đông là các điệp viên Nga. Hôm 27/5/2024, Quốc hội Thụy Sĩ đã chấp nhận một kiến nghị từ ủy ban đối ngoại của Nghị viện yêu cầu "trục xuất một cách có hệ thống các điệp viên Nga và các điệp viên ngoại quốc khác".
Thông tín viên Jérémy Lanche của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại Geneva cho biết thêm thông tin
Thụy Sĩ vẫn đón hơn 200 nhà ngoại giao Nga, số lượng nhiều hơn bất kỳ nước Âu Châu nào. Berne biết rõ là phần lớn trong số họ sử dụng quy chế ngoại giao như là vỏ bọc.

Ông Jean Marc Rickli, lãnh đạo bộ phận nghiên cứu các rủi ro toàn cầu thuộc Trung tâm chính sách an ninh Geneva cho biết:
"Cơ quan tình báo Thụy Sĩ đã công bố một báo cáo năm 2023 ghi nhận thực tế là 1/3 các nhà ngoại giao Nga có thể là những gián điệp, tức có khoảng 80 người".
Có nhiều gián điệp trong các tổ chức quốc tế, trong 45 tổ chức đóng tại Thụy Sĩ. Tất nhiên đó là các tổ chức Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hay Cơ quan Chống doping Thế giới (WADA).
Từ năm 2022, Liên Hiệp Âu Châu đã trục xuất hàng trăm các nhà ngoại giao giả hiệu. Thụy Sĩ thì không trục xuất một ai. Sự bao dung ở đất nước trung lập dường như đã lỗi thời. Giờ đây, Mạc Tư Khoa coi Thụy Sĩ như là đồng minh khách quan của Ukraine.
"Từ nhiều tuần qua, trên các mạng xã hội xuất hiện các so sánh giữa sự hợp tác của Thụy Sĩ và nước Đức Quốc Xã với sự hợp tác với chế độ của Zelensky ngày nay. Tại Nga đang diễn ra một chiến dịch vu khống Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Sĩ, bà Amherd.
Các hoạt động gián điệp từ Nga hay từ những nước khác sẽ còn gia tăng khi gần đến hội nghị thượng đỉnh về hòa bình tại Ukraine, dự kiến diễn ra tại Thụy Sĩ trong 2 tuần tới.


Pháp Bị Tập Đoàn Thẩm Định Tài Chánh Mỹ S&P Hạ Điểm Tín Nhiệm


(Hình: Trụ sở Bộ Tài chánh Pháp Bercy, trên bờ sông Seine, Paris, ngày 5/6/2023.)
-Ngày 31/5/2024 tập đoàn thẩm định tài chánh Mỹ Standard &Poor's -S&P đánh giá mức nợ của Pháp kém an toàn. Đây là một đòn đau đối với Paris trước bầu cử Nghị Viện Âu Châu và là kịch bản chưa từng xảy ra từ 2013.
Mức độ tín nhiệm của Pháp đang từ AA bị hạ xuống còn AA-, tức là đang được đánh giá là an toàn ở mức hạng ba nay bị đẩy xuống thành hạng tư. Lý do, S&P không tin rằng Pháp có thể lấy lại cân bằng trong cán cân chi tiêu từ nay đến 2027, tức cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Emmanuel Macron.
Trong trường hợp khả quan nhất, bội chi ngân sách của Pháp sẽ tương đương với 3,5% tổng sản phẩm nội địa và như vậy mục tiêu thu hẹp thâm hụt ngân sách xuống thành 3% như ông Macron cam kết vẫn "ngoài tầm tay". Thâm hụt ngân sách nhà nước năm 2023 tương đương với 5,5% GDP thay vì 4,9 như dự kiến. Nhìn đến một chỉ số khác về tình trạng tài chánh của Pháp là nợ công, S&P dự báo nợ công của Pháp trong 3 năm sắp tới tiếp tục tăng thêm, vượt ngưỡng 110% so với GDP.

Về ngắn hạn, dù bị S&P hạ điểm tín nhiệm, Paris vẫn không phải đi vay tín dụng với lãi suất cao hơn. Nhưng nếu so sánh với các đối tác còn lại trong Liên Hiệp Âu Châu, đến này Đức vẫn duy trì được mức tín nhiệm cao nhất là mức AAA. Điều đó không cấm cản các đảng phái đối lập xem đây là một "thất bại lớn" của chính phủ khi mà tín dụng và nợ của Pháp bị coi là kém an toàn.
Khác với S&P, tháng tư vừa qua, hai công ty thẩm định tài chánh khác của Anh Mỹ là Fitch và Moody's đã giữ nguyên mức điểm tín nhiệm đối với Pháp.


Bầu Quốc Hội Ấn Độ: Đảng của Thủ Tướng Modi Chiến Thắng Áp Đảo Theo Thăm Dò của CNN


(Hình: Người dân xếp hàng bỏ phiếu tại thành phố Kolkata, Ấn Độ, ngày 1/6/2024.)
-Cuộc bầu cử Quốc hội Ấn Độ kéo dài 6 tuần lễ đã kết thúc vào hôm 1/6/2024. Kết quả chính thức sẽ được công bố ngày thứ Ba (4/6). Trước mắt, theo thăm dò của CNN – News18, đảng BJP của Thủ tướng Narendra Modi và các đảng phái liên minh có thể dành được đến 355 ghế tại Quốc hội trên tổng số 543 ghế.
Cuộc bầu cử diễn ra trong thời tiết nóng bức kỷ lục. Chỉ riêng tại tiểu bang miền Bắc Uttar Pradesh trong ngày 1/6, đã có ít nhất 33 nhân viên phụ trách bầu cử chết vì nắng nóng. Từ tiểu bang Bihar, một trong những tiểu bang nghèo nhất ở Ấn Độ, thông tín viên Côme Bastin của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) gửi về bài phóng sự cho biết tình hình cụ thể:
"Tại những ngôi làng bị thiêu cháy dưới ánh nắng mặt trời, nhiều người từ xa đến tham gia bầu cử. Manoj Kum, một công nhân có cuộc sống vất vả ở Hyderabad, tiểu bang Telangana, muốn Narendra Modi tái đắc cử. Ông giải thích: "Trong đẳng cấp của tôi, tất cả mọi người đều bỏ phiếu cho đảng BJP và Thủ tướng Narendra Modi vì ông ấy ủng hộ người theo đạo Hindu. Và tiếp theo, ông ấy cung cấp thực phẩm cho những người nghèo nhất".

Chính sách hỗ trợ xã hội của Thủ tướng Modi được nhiều hưởng ứng tại Bihar, nơi có GDP bình quân đầu người gần bằng Eritrea, quốc gia Phi Châu thuộc nhóm nghèo nhất thế giới. Cô Akhilesh Kumar, 26 tuổi, có việc làm từ 5 năm nay, cho biết: "Bố tôi mất còn mẹ tôi sống sót được nhờ vào nghề nông. Bà nhận được tiền của Thủ tướng, nên chúng tôi sẽ bỏ phiếu cho ông ấy ".
Tuy nhiên, một số người khác không hài lòng về điều này. Vinod Mauria, một thanh niên 33 tuổi thất nghiệp, cho biết anh bỏ phiếu cho Đảng Quốc Đại. Anh giải thích: "Trước đây 10% người dân trong làng nhận được khẩu phần ăn hỗ trợ, bây giờ tỉ lệ này là 80%. Như vậy đây có phải là nước Ấn Độ hiện đại mà người ta đã hứa hẹn? Tôi không quan tâm đến việc họ có xây thêm đền chùa hay không, tôi muốn đất nước phát triển!"
Tại tiểu bang này, cả hai đảng cầm quyền BJP và đảng đối lập Quốc Đại đều liên minh với các đảng phái địa phương được cho là tham nhũng. Bang Bihar được quyền bầu 40 Dân biểu trong số 543 ghế trong Quốc hội Ấn Độ. Kết quả tại tiểu bang này được xem xét kỹ lưỡng và hứa hẹn sẽ khó lường".


Ukraine: Kyiv Bổ Nhiệm Một Sĩ Quan Đứng Đầu Hãng Tin Ukrinform, Báo Giới Phẫn Nộ


(Hình: Tòa nhà trụ sở chính của hãng tin Ukraine, Ukrinform, tại thủ đô Kyiv. Ảnh chụp ngày 11/9/2019.)
-Theo thông tấn xã AFP, quyết định của Kyiv bổ nhiệm ông Serguiï Tcherevaty, một sĩ quan, đứng đầu hãng tin độc lập nổi tiếng Ukrinform tồn tại từ năm 1918, đang gây phẫn nộ trong chính giới và báo giới Ukraine. Ngày 30/5/2024, nhiều Dân biểu và nhà báo Ukraine đã kêu gọi cơ quan Công tố điều tra về quyết định này
Trả lời thông tấn xã AFP, Dân biểu Yaroslav Yurtchychyne, đứng đầu ủy ban về Tự do Ngôn luận của Quốc hội Ukraine, cho biết cuộc điều tra sẽ phải làm rõ việc các giới chức của Phủ Tổng thống có gây áp lực lên các phương tiện truyền thông hay không.
Tại Ukraine, kiểm duyệt thông tin được coi là một chủ đề nhạy cảm. Về mặt chính thức, chính quyền Kyiv cam kết tiến hàng nhiều cải cách, đặc biệt về tự do báo chí, nhằm hội nhập với Liên Hiệp Âu Châu và NATO. Từ thủ đô Kyiv của Ukraine, thông tín viên Stéphane Siohan của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết cụ thể:
"Hãng thông tấn Ukrinform, thành lập từ năm 1918, đã trải qua nhiều đời lãnh đạo. Ukrinform đã sống sót qua thời Liên Xô và các chính quyền tham nhũng những năm đầu của nước Ukraine độc lập. Kể từ cuộc cách mạng Maidan, hãng tin được ví như hãng tin AFP của Pháp, với khoảng 300 phóng viên, đã khẳng định như một phương tiện truyền thông độc lập với nhà nước, một nguồn tin tức có uy tín cao.

Cách nay 6 tháng, một nhà quản lý có quan hệ gần gũi với giới thân cận với Tổng thống Zelensky được bổ nhiệm làm Giám đốc. Việc tân lãnh đạo áp đặt một dạng thức kiểm duyệt, đề cao giá trị các hành động của chính phủ trong lúc cấm dẫn một số nguồn tin, đặc biệt là từ phía đối lập, đã làm bùng lên xung đột với các phóng viên.
Việc chính quyền điều khiển Ukrinform như vậy đã quá lộ liễu. Nhưng tuần này, việc một lãnh đạo mới, một người thuộc giới quân nhân, chuyên phát ngôn cho các quan điểm của nhà nước, được bổ nhiệm đứng đầu hãng thông tấn, đã đặt phương tiện truyền thông độc lập này trước nguy cơ diệt vong.
Từ nhiều tháng nay, tại Ukraine đã dấy lên nhiều chỉ trích chống lại nỗ lực của Phủ Tổng thống nhằm kiểm soát thông tin trên truyền hình. Nhiều báo cho biết đã bị đe dọa ngay khi họ làm việc về các chủ đề nhạy cảm.
Tại Kyiv, nhiều người ghi nhận là Tổng thống Zelensky cùng các cộng sự của ông không căm ghét gì hơn là các chỉ trích, nhưng với quyết định bổ nhiệm lãnh đạo mới này, các Cố vấn của Tổng thống đang chuốc lấy một nguy cơ rất lớn khi cố gắng kiểm soát một phương tiện truyền thông Ukraine, vốn nổi tiếng với lập trường tự do và khả năng đặt các lãnh đạo vào đúng vị trí của mình".


NATO: Cần Ít Nhất 40 Tỉ Mỹ Kim Hỗ Trợ Quân Sự Hàng Năm Cho Ukraine


(Hình: Tổng Thư ký khối NATO, Jens Stoltenberg (phải) trao đổi với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, trong hội nghị các Ngoại trưởng NATO, tại Prague, Cộng hòa Czech, ngày 31/5/2024.)
-Hội nghị không chính thức các Ngoại trưởng Khối Minh ước Bắc Ðại Tây Dương (NATO), bàn về việc hỗ trợ Ukraine, họp tại thủ đô Prague của Cộng hòa Czech, trong 2 ngày 30 và 31/5/2024, đã có một số bước tiến đáng chú ý. Theo thông tấn xã AFP, nhiều quốc gia còn lưỡng lự với việc cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tấn công sang lãnh thổ Nga, như Đức, rút cục đã điều chỉnh lập trường, sau khi Hoa Thịnh Ðốn thay đổi quan điểm.
Các thành viên NATO cũng thảo luận về việc duy trì mức độ hỗ trợ tối thiểu 40 tỉ Mỹ kim hàng năm, như hiện nay, chừng nào Kyiv còn cần cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống xâm lược Nga. Thông tín viên Pierre Bénazet của Ðài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình từ thủ đô Brussels của Bỉ:
"Một bước tiến quan trọng đối với các Ngoại trưởng NATO là tuyên bố của đồng nhiệm Mỹ Antony Blinken về việc vũ khí Mỹ có thể được dùng để tấn công lãnh thổ Nga đối diện với vùng Kharkiv của Ukraine. Quyết định nói trên mở đường cho một số nước Âu Châu, như Đức, dỡ bỏ quy định cấm dùng vũ khí viện trợ để tấn công vào lãnh thổ Nga.

Đối với Tổng Thư ký NATO, Nga sẽ không thể làm nhụt chí các đồng minh của Ukraine trong việc hậu thuẫn quốc gia này chừng nào mà việc này còn là cần thiết. Ông nói:
"Tổng thống Putin đã đe dọa các quốc gia thành viên NATO từ đầu chiến tranh, và ông ta sẽ tiếp tục làm như vậy. Trên thực tế, trước khi xâm lược Ukraine, Putin đã từng đe dọa tất cả các nước có ý định hậu thuẫn Ukraine. Ông ta đã cố gắng ngăn cản chúng ta giúp Ukraine về quân sự. Tiếp theo đó, ông ta đã tìm cách ngăn cản chúng ta cung cấp xe thiết giáp, các hệ thống phi đạn tân tiến, phi cơ chiến đấu…. Chúng ta đã điều chỉnh và tăng cường hậu thuẫn Ukraine, bởi chúng ta tin tưởng vững chắc là Ukraine có quyền tự vệ. Tự vệ là quyền căn bản của một quốc gia, đã được ghi trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc".
Về dài hạn, để củng cố hậu thuẫn quân sự cho Ukraine, Tổng Thư ký Jens Stoltenberg đã yêu cầu các quốc gia thành viên NATO duy trì mức đóng góp 40 tỉ Euro hàng năm".

Cũng tại hội nghị này, Tổng Thư ký NATO đề nghị NATO cần có "vai trò lớn hơn" trong việc điều phối viện trợ quân sự cho Ukraine. Theo thông tấn xã AFP, nhiều quốc gia NATO lo ngại, nếu Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, việc viện trợ cho Kyiv, do Hoa Thịnh Ðốn điều phối hiện nay sẽ bị đình chỉ.
Về vấn đề này, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Ankara không ủng hộ việc NATO "tham gia" vào cuộc chiến tranh tại Ukraine, cho dù Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ chủ trương trợ giúp quân sự cho Kyiv chống xâm lược, "khôi phục lãnh thổ".

Trong lúc hội nghị Ngoại trưởng NATO đang diễn ra, Ðiện Cẩm Linh, hôm 30/05, một lần nữa cáo buộc NATO "kích động" Ukraine để kéo dài chiến tranh, và đe dọa "các hậu quả nghiêm trọng", nếu các nước NATO cho phép Ukraine dùng vũ khí viện trợ tấn công vào lãnh thổ Nga.


Kharkiv Vẫn Đứng Vững, Ukraine Được Biden Bật Đèn Xanh

-Các báo ra cuối tuần nhận xét "Kharkiv, thành phố không thể chiếm được nhưng vẫn luôn bị oanh kích".
Phóng sự của báo Libération cuối tuần cho biết tại Kharkiv Nga vẫn dùng cách thức tai ác là oanh kích hai lần vào cùng một địa điểm để sát hại luôn đội ngũ cấp cứu và y tế đến giúp các nạn nhân. Tờ báo thuật lại trường hợp của Anna, sau khi một phi đạn S-300 của Nga rơi xuống tòa nhà, nhờ bỗng có ý định ra ngoài lượm lại tấm lưới chống muỗi bị rơi sau vụ nổ, bà thoát chết vì một chiếc S-300 thứ hai lại tấn công. Những người hàng xóm thiệt mạng trong đống đổ nát.
Chịu áp lực nặng nề của hỏa lực Nga, Ukraine có được một nhượng bộ quan trọng từ Tổng thống Joe Biden sau khi Ngoại trưởng Antony Blinken từ Kyiv trở về, và sau nhiều tuần lễ thương lượng trong hậu trường.

Để ngăn chận những vụ tấn công này, Ukraine cần vũ khí tầm xa mà Biden vừa cho phép sử dụng để đánh vào các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga, nhưng chỉ ở Kharkiv mà thôi. "Một bước tiến về phía trước" - tuy không nói về "bước ngoặt", nhưng Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky hôm 31/5 nhanh chóng lên tiếng hoan nghênh quyết định của ông Biden.
Báo Le Figaro ghi nhận những hệ thống ATACMS đầu tiên được Hoa Kỳ cung cấp có tầm bắn 160 cây số thay vì 300 cây số như hiện nay, Kyiv cũng có được một số Storm Shadow của Pháp và Anh (500 cây số) và Himars (80 cây số). Lúc chưa được bật đèn xanh, quân đội Ukraine chỉ sử dụng các drone tự sản xuất để tấn công các mục tiêu trên 1.500 cây số.
Còn tại Crimea và Donbass bị chiếm đóng, Kyiv đã sử dụng vũ khí phương Tây. Theo chân Mỹ, Đức cũng đã cho phép Ukraine dùng vũ khí của mình, nhưng vẫn chưa chịu chi viện phi đạn Taurus mà Kyiv đang rất cần.


Tổng Thống Ukraine Gặp Các Nguyên Thủ ở Tân Gia Ba, Mưu Tìm Hậu Thuẫn Cho Hội Nghị Thượng Đỉnh Hòa Bình


(Hình: Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelenskyy đến Đối thoại Shangri-La ở Tân Gia Ba, ngày 1 tháng 6 năm 2024.)
-Tổng thống Ukraine, ông Volodomyr Zelenskyy phát biểu tại Đối thoại Shangri-La hôm 2/6/2024 rằng ngoại giao - dưới hình thức hội nghị thượng đỉnh hòa bình vào cuối tháng này - là cách tốt nhất để chấm dứt "cuộc chiến tàn khốc" đã giết chết hàng ngàn người ở đất nước ông kể từ năm 2022.
Trong bài phát biểu tại hội nghị an ninh ở Tân Gia Ba, ông Zelenskyy cho biết rằng 106 quốc gia và tổ chức đã ký kết tham gia hội nghị thượng đỉnh hòa bình ở Thụy Sĩ, nhưng bày tỏ thất vọng rằng một số nhà lãnh đạo trên thế giới vẫn chưa thể hiện sự ủng hộ. Ông nói rằng Nga đang cố gắng phá vỡ các nỗ lực hòa bình.
"Chúng tôi tin rằng thế giới của chúng ta muốn đoàn kết và có khả năng hành động hoàn toàn thống nhất", ông Zelenskyy nói.

Sau đó, ông nói trong một cuộc họp báo rằng ông không thể gặp phái đoàn Trung Quốc tại hội nghị và rất thất vọng vì Bắc Kinh sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh.
Ông nói: "Thật không may, Trung Quốc… đang cố gắng khiến các nước không tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình".
Trong bài phát biểu trước các đại biểu hôm 2/6, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân nói rằng nước ông đã thận trọng không hỗ trợ Nga hay Ukraine.
Ông Đổng nói: "Về cuộc khủng hoảng Ukraine, Trung Quốc đã thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình với thái độ có trách nhiệm. Chúng tôi chưa bao giờ cung cấp vũ khí cho bất kỳ bên nào trong cuộc xung đột. Chúng tôi đã kiểm soát chặt chẽ việc xuất cảng các mặt hàng có công dụng kép và chưa bao giờ làm bất cứ điều gì để thổi bùng ngọn lửa. Chúng tôi kiên quyết đứng về phía hòa bình và đối thoại".
Ông Zelenskyy cảm ơn các nước, bao gồm Hoa Kỳ, Đức và Hòa Lan, vì sự hỗ trợ quân sự của họ, đặc biệt là các hệ thống phòng không. Ông Zelenskyy kể lại cuộc tấn công của Nga hôm 2/6 với gần 100 phi đạn - điều mà ông nói đã xảy ra hàng trăm lần - và lưu ý "không quốc gia nào có thể một mình giải quyết việc này".


Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn Nói Có Thêm Bằng Chứng Cho Thấy Hợp Tác Quân Sự Nga-Bắc Hàn


(Hình: Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn Shin Won-sik phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Đối thoại Shangri-La lần thứ 21 ở Tân Gia Ba vào ngày 1/6/2024.)
-Ngày thứ Bảy (1/6/2024), Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn Shin Won-sik cho biết có thêm bằng chứng cho thấy vũ khí mà Nga sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine đã được nhập cảng trái phép từ Bắc Hàn.
"Hợp tác quân sự giữa Nga và Bắc Hàn" đang làm gia tăng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên và "cũng ảnh hưởng đến chiến trường ở Âu Châu", ông Shin nói.
Nếu Bắc Hàn tiếp tục nhận được chuyển giao kỹ thuật quân sự từ Nga thì sự cải thiện đáng kể về năng lực quân sự chính quy của Bắc Hàn là một nguy cơ cận kề, ông Shin nói thêm.

Hồi tháng 2, Mỹ cho biết Bắc Hàn đã chuyển hơn 10.000 thùng đạn dược và các vật liệu liên quan kể từ tháng 9 tới Nga.
Cả Mạc Tư Khoa và Bình Nhưỡng đều phủ nhận cáo buộc Bắc Hàn chuyển vũ khí cho Nga để sử dụng chống lại Ukraine, nước bị Nga xâm lược vào tháng 2 năm 2022.
Ông Shin cũng kêu gọi Trung Quốc đóng vai trò tích cực hơn trong việc giải trừ nguyên tử trên bán đảo Triều Tiên.
Về câu hỏi liệu Nam Hàn có thể tự mình theo đuổi vũ khí nguyên tử hay không, ông Shin nói rằng Nam Hàn tin tưởng vào chế độ Hiệp ước không phổ biến vũ khí nguyên tử toàn cầu (NPT), và rằng một liên minh Mỹ-Hàn mạnh mẽ hơn là câu trả lời cho sự phát triển nguyên tử của Bắc Hàn.
Ông Shin phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, diễn đàn quốc phòng lớn nhất Á Châu, đang diễn ra tại Tân Gia Ba. Sự kiện kết thúc vào ngày 2 tháng 6.


Mỹ, Nhật Bản và Nam Hàn Thống Nhất Tổ Chức Tập Trận Chung


(Hình: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin.)
-Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn đã đồng ý tổ chức các cuộc tập trận chung ba bên mới vào mùa Hè này, một tuyên bố chung do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đưa ra hôm 2/6/2024 cho biết, sau cuộc họp giữa các Bộ trưởng Quốc phòng của ba đồng minh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Minoru Kihara và Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn Shin Won-sik đã gặp nhau hôm 2/6 tại Tân Gia Ba bên lề hội nghị thượng đỉnh an ninh Đối thoại Shangri-La hàng năm ở đó.
Theo tuyên bố, ba nước "cam kết tiếp tục tăng cường hợp tác ba bên để bảo đảm hòa bình và ổn định ở Bán đảo Triều Tiên, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và xa hơn".
Ba nước cũng đồng ý thiết lập Khung hợp tác an ninh ba bên trong năm nay nhằm nỗ lực thể chế hóa hợp tác quốc phòng ba bên.
Các viên chức quốc phòng hàng đầu của ba nước chỉ trích việc Bắc Hàn phóng phi đạn-đạn đạo và vệ tinh do thám quân sự sử dụng kỹ thuật phi đạn-đạn đạo gần đây là vi phạm các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.


Hán Thành Cảnh Báo Công Chúng Rằng Bắc Hàn Đang Thả Thêm Bóng Bay Chứa Chất Bẩn


(Hình: Một quả bóng bay được cho là của Bắc Hàn mang theo nhiều vật thể bao gồm cả rác và phân, được nhìn thấy trên cánh đồng lúa ở Cheorwon, Nam Hàn.)
-Hán Thành cảnh báo công chúng vào thứ Bảy tránh tiếp xúc với bóng bay gửi qua từ Bắc Hàn và trình báo cho quân đội hoặc cảnh sát.
Quân đội Nam Hàn cho biết Bắc Hàn đang gửi thêm bóng bay chở "thứ ô uế" qua biên giới được canh phòng nghiêm ngặt.
Bắc Hàn đã gửi hàng trăm quả bóng bay chở rác và phân vào đầu tuần này, gọi đó là "món quà của lòng chân thành" và tuyên bố sẽ gửi thêm. Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn Shin Won-sik ngày thứ Bảy (1/6/2024) gọi đây là "hành vi nhỏ mọn và hạ cấp không tưởng tượng nổi".
Một thông điệp công cộng được phát đi bởi thành phố Hán Thành yêu cầu công chúng không chạm vào những quả bóng bay "phát giác trên bầu trời gần Hán Thành" và trình báo vì chúng "đang được quân đội giải quyết".
Chính quyền các khu vực khác đã được yêu cầu phát đi những thông điệp tương tự, Bộ Quốc phòng cho biết.
Bắc Hàn nói những quả bóng bay này là để trả đũa một chiến dịch tuyên truyền đang tiếp diễn của những người đào tị và các nhà hoạt động người Bắc Hàn ở Nam Hàn. Họ gửi những quả bóng bay chứa truyền đơn có nội dung chống Bình Nhưỡng, thực phẩm, thuốc men, tiền và ổ USB chứa đầy các video ca nhạc K-pop và phim Nam Hàn bay qua biên giới.


Nam Hàn Thề Đáp Trả Việc Bắc Hàn Thả Bóng Bay Rác

-Hôm 2/6/2024, Nam Hàn tuyên bố sẽ thực hiện các biện pháp "không thể chịu đựng được" đối với Bắc Hàn vì đã thả bóng bay rác qua biên giới, có thể bao gồm cả việc thực hiện tuyên truyền từ loa phóng thanh công suất lớn về phía Bắc Hàn.
Thông báo từ văn phòng Tổng thống Yoon Suk Yeol được đưa ra sau cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia về phản ứng với điều mà Hán Thành nói là hơn 700 quả bóng bay mang theo rác mà Bình Nhưỡng thả qua biên giới được canh phòng nghiêm ngặt để chọc tức nước láng giềng đối thủ.
Hội đồng lên án bóng bay và việc gây nhiễu GPS là "hành động khiêu khích phi lý".
Hán Thành không loại trừ khả năng nối lại các vụ dùng loa công suất lớn để tuyên truyền, vốn đã dừng lại vào năm 2018 sau hội nghị thượng đỉnh hiếm hoi với nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un, một viên chức cấp cao tại văn phòng của ông Yoon nói với các phóng viên.

Miền Nam dân chủ và miền Bắc Cộng sản về mặt kỹ thuật vẫn đang trong tình trạng chiến tranh kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 kết thúc bằng một Hiệp định Đình chiến thay vì một Hiệp ước Hòa bình. Hán Thành là một đồng minh vững chắc của Mỹ với quân đội tinh nhuệ thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận với Mỹ, trong khi Bình Nhưỡng đang phát triển kỹ thuật phi đạn và nguyên tử mà Hán Thành và Hoa Thịnh Ðốn cho rằng vi phạm các Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Bắc Hàn cho biết những quả bóng bay của họ là để trả đũa chiến dịch tuyên truyền của những người đào thoát và các nhà hoạt động Bắc Hàn ở Nam Hàn, những người thường xuyên thả những quả bóng bay có mang theo truyền đơn chống Bình Nhưỡng, thực phẩm, thuốc men, tiền và USB chứa phim truyền hình và các video ca nhạc K-pop qua biên giới.
Những quả bóng bay của Bắc Hàn mang theo rác thải được phát giác trên khắp thủ đô Hán Thành từ 8 giờ tối hôm 1/6 đến 1 giờ chiều 2/6, Tham mưu trưởng liên quân Nam Hàn cho biết hôm 2/6.
Theo quân đội Nam Hàn, Bộ trưởng Quốc phòng Nam Hàn Shin Won-sik nói với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại một hội nghị ở Tân Gia Ba hôm 2/6 rằng những quả bóng bay này đã vi phạm thỏa thuận đình chiến.
Hai bên tái khẳng định phản ứng phối hợp trước bất kỳ mối đe dọa và hành động khiêu khích nào của Bắc Hàn dựa trên tư thế phòng thủ kết hợp của liên minh Hàn-Mỹ, Bộ cho biết.


Bắc Hàn Tuyên Bố Sẽ Ngừng Thả Bóng Bay Rác Sang Nam Hàn

-Bắc Hàn sẽ tạm thời ngừng thả bóng bay mang rác sang Nam Hàn, thông tấn nhà nước Bắc Hàn KCNA đưa tin hôm 2/6/2024, dẫn một tuyên bố từ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước này.
Tuy nhiên, tin cho hay, Bắc Hàn tuyên bố sẽ tiếp tục hành động này nếu Nam Hàn rải truyền đơn chống Bắc Hàn theo cách khác.
Trước đó, Nam Hàn hôm 2/6 tuyên bố sẽ thực hiện các biện pháp "không thể chịu đựng được" đối với Bắc Hàn vì đã thả bóng bay rác qua biên giới, có thể bao gồm cả việc thực hiện tuyên truyền từ loa phóng thanh công suất lớn về phía Bắc Hàn.

Thông báo từ văn phòng Tổng thống Yoon Suk Yeol được đưa ra sau cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia về phản ứng với điều mà Hán Thành nói là hơn 700 quả bóng bay mang theo rác mà Bình Nhưỡng thả qua biên giới được canh phòng nghiêm ngặt để chọc tức nước láng giềng đối thủ.
Hội đồng lên án bóng bay và việc gây nhiễu GPS là "hành động khiêu khích phi lý".
Hán Thành không loại trừ khả năng nối lại các vụ dùng loa công suất lớn để tuyên truyền, vốn đã dừng lại vào năm 2018 sau hội nghị thượng đỉnh hiếm hoi với nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un, một viên chức cấp cao tại văn phòng của ông Yoon nói với các phóng viên.
Miền Nam dân chủ và miền Bắc Cộng sản về mặt kỹ thuật vẫn đang trong tình trạng chiến tranh kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 kết thúc bằng một Hiệp định Đình chiến thay vì một Hiệp ước Hòa bình. Hán Thành là một đồng minh vững chắc của Mỹ với quân đội tinh nhuệ thường xuyên tổ chức các cuộc tập trận với Mỹ, trong khi Bình Nhưỡng đang phát triển kỹ thuật phi đạn và nguyên tử mà Hán Thành và Hoa Thịnh Ðốn cho rằng vi phạm các Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Bắc Hàn cho biết những quả bóng bay của họ là để trả đũa chiến dịch tuyên truyền của những người đào thoát và các nhà hoạt động Bắc Hàn ở Nam Hàn, những người thường xuyên thả những quả bóng bay có mang theo truyền đơn chống Bình Nhưỡng, thực phẩm, thuốc men, tiền và USB chứa phim truyền hình và các video ca nhạc K-pop qua biên giới.


Đối Thoại An Ninh Shangri-La: Trung Quốc Không Cho Phép "Xung Đột" Hay "Hỗn Loạn" Tại Khu Vực


(Hình: Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, ông Đổng Quân phát biểu trong Đối thoại An ninh Shangri-La lần thứ 21 tại Tân Gia Ba, ngày 2/6/2024.)
-Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân (Dong Jun) trong diễn văn hôm nay, 2/6/2024, tại diễn đàn Đối thoại An ninh Shangri-La, Tân Gia Ba, đã khẳng định không chấp nhận chiến tranh xảy ra tại khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, dù chiến tranh "lạnh" hay chiến tranh "nóng". Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nối lại các đối thoại quân sự với Hoa Thịnh Ðốn nhưng lên án Hoa Kỳ gây căng thẳng khi gia tăng ủng hộ Đài Loan và Phi Luật Tân.
Hãng tin Mỹ AP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Đổng Quân: "Chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ ai mang xung đột địa chính trị hoặc bất kỳ cuộc chiến tranh nào, dù nóng hay lạnh, đến khu vực của chúng tôi" và "không cho phép bất kỳ quốc gia hay thế lực nào gây xung đột và hỗn loạn trong khu vực". Ông Đổng Quân nói thêm: "Nền văn hóa chiến lược của Trung Quốc gắn liền với tình yêu thương phổ quát và lập trường không xâm lược".

Căng thẳng tại Biển Đông giữa Trung Quốc và Phi Luật Tân là một trong những điểm nóng hàng đầu của khu vực. Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Đổng Quân cáo buộc Phi Luật Tân "được các cường quốc bên ngoài khuyến khích", cố tình khiêu khích Trung Quốc, đồng thời cảnh báo "Trung Quốc đã rất kiềm chế khi đối mặt với những hành vi xâm phạm và khiêu khích nhưng sự kiềm chế của chúng tôi là có giới hạn".
Hôm 31/5, trong ngày đầu tiên của diễn đàn Shangri-La, Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr. đã tỏ ra rất cứng rắn khi cảnh báo, nếu phía Trung Quốc cố tình sát hại dù chỉ một người Phi Luật Tân tại Biển Đông thì điều này có thể coi như một "hành động gây chiến". Nguyên thủ Phi Luật Tân tin tưởng Hoa Kỳ, quốc gia có Hiệp định phòng thủ chung với Manila cũng có quan điểm tương tự.
Trong bài phát biểu hôm 1/6, theo hãng thông tấn AP, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã hoan nghênh lập trường cứng rắn của Phi Luật Tân, qua phát biểu tối hôm trước của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr., "kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia phù hợp với luật pháp quốc tế", tuy nhiên ông từ chối cho biết phản ứng cụ thể của Hoa Kỳ trong trường hợp một người Phi Luật Tân thiệt mạng khi đụng độ với Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh Phi Luật Tân và Hoa Kỳ "gắn bó mật thiết" với Hiệp định phòng thủ chung, nhưng đối thoại với Trung Quốc cũng rất quan trọng, và các đối thoại quân sự với Bắc Kinh cho phép không để xảy ra "các hiểu lầm và đánh giá sai lầm", khiến mọi sự "rơi vào vòng xoáy vượt khỏi tầm kiểm soát". "Chiến tranh với Trung Quốc không phải là chuyện sắp xảy ra và không phải là điều không thể tránh khỏi", ông Lloyd Austin lưu ý.
Về Đài Loan, theo thông tấn xã Reuters, trong bài phát biểu hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc khẳng định viễn cảnh "tái thống nhất" hòa bình với hòn đảo "ly khai" ngày càng nhỏ. Ông Đổng Quân cáo buộc "các phần tử đòi ly khai" và "các thế lực ngoại quốc" là thủ phạm, và việc ngoại quốc bán nhiều vũ khí cho Đài Loan "gửi đi một tín hiệu rất xấu" đến các lực lượng đòi độc lập cho Đài Loan, khiến họ "càng trở nên hung hãn hơn". "Mục tiêu thực sự" của hành động này, theo lãnh đạo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, là nhằm "sử dụng Đài Loan để kiểm soát Trung Quốc".


Manila Cảnh Báo Bắc Kinh: Cố Tình Sát Hại Người Phi Luật Tân Tại Biển Đông Là "Hành Động Gây Chiến"


(Hình: Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos (trái) trả lời cử tọa sau phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La, Tân Gia Ba, ngày 31/5/2024.)
-Tại cuộc Đối thoại về an ninh Á Châu Shangri-La tại Tân Gia Ba, hôm 31/5/2024, Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr. đã vạch ra "lằn ranh đỏ" với Trung Quốc. Tổng thống Phi Luật Tân cảnh báo, việc phía Trung Quốc cố tình sát hại dù chỉ một công dân Phi Luật Tân sẽ bị coi là một "hành động gây chiến".
Theo CNBC, cử tọa tham dự hội nghị đặt câu hỏi: Liệu Manila có coi việc Hải cảnh Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công giết hại một thủy thủ Phi Luật Tân là một "lằn ranh đỏ" hay không, và khi nào Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ-Phi Luật Tân được kích hoạt? Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. khẳng định một hành động như vậy "rất, rất gần với điều mà chúng tôi định nghĩa là hành động gây chiến". Nguyên thủ Phi Luật Tân cho biết ông tin tưởng là Hoa Kỳ "cũng cùng chung quan điểm".

Căng thẳng gia tăng giữa Phi Luật Tân và Trung Quốc tại Biển Đông trong những tháng gần đây, đặc biệt xung quanh khu vực Bãi Cỏ Mây (Seconde Thomas Shoal), do Manila kiểm soát, nhưng Bắc Kinh đòi chủ quyền. Cuối tháng 3/2024, Hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Phi Luật Tân tiếp tế cho Bãi Cỏ Mây, khiến ba người bị thương. Đầu tháng 5, cũng vòi rồng của Hải cảnh Trung Quốc làm bị thương bốn thủy thủ khác.
Tổng thống Phi Luật Tân nhấn mạnh Manila hành xử theo đúng Công ước Quốc tế về Luật biển 1982 và phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016, bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền Trung Quốc tại phần lớn Biển Đông, đồng thời lên án "các hành động nhằm áp đặt các yêu sách thái quá và vô căn cứ thông qua vũ lực, đe dọa và lừa dối" của Trung Quốc.
Theo thông tấn xã AFP, trong bài phát biểu hôm 31/5 tại Đối thoại Shangri-La, trước phần trả lời cử tọa, Tổng thống Marcos Jr. lưu ý "ảnh hưởng lớn của Trung Quốc đối với tình hình an ninh và biến chuyển kinh tế của toàn khu vực là một thực tế thường trực", Manila sẽ không bao giờ lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc, bởi cả hai quốc gia "đều quan trọng", nhưng sự hiện diện "mang lại ổn định" của Hoa Kỳ là "điều hệ trọng cho hòa bình tại khu vực".


Ngũ Giác Đài: An Ninh của Á Châu Cũng Là An Ninh của Hoa Kỳ


(Hình: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin trên diễn đàn Đối thoại An ninh Shangri-La, Tân Gia Ba, ngày 1/6/2024.)
-Phát biểu trong khuôn khổ Đối thoại An ninh Shangri-La, tại Tân Gia Ba sáng ngày 1/6/2024, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định "An ninh Á Châu-Thái Bình Dương trước một kỷ nguyên mới" nhờ những mối liên kết và đối tác trong khu vực. Lãnh đạo Ngũ Giác Đài đã gắn liền an ninh của Hoa Kỳ với khu vực và khẳng định lại Ấn Độ-Thái Bình Dương là một "ưu tiên" đối với Hoa Thịnh Ðốn.
Sau đối thoại trực tiếp đầu tiên giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và đồng cấp Trung Quốc hôm 31/5/2024, mà phía Bắc Kinh đánh giá là "tích cực", trong phát biểu sáng nay ông Lloyd Austin tìm cách trấn an các đồng minh Á Châu rằng khu vực này vẫn là "một ưu tiên" của Hoa Kỳ bất chấp xung đột tại Gaza và chiến tranh Ukraine.
Hãng tin Mỹ AP lưu ý, ông Austin tạm xua tan lo ngại nổ ra một cuộc xung đột vũ trang giữa hai siêu cường thế giới khi cho rằng kịch bản đó "hiện tại không cận kề và là điều có thể tránh được cho dù căng thẳng trong vùng Á Châu –Thái Bình Dương đang gia tăng".

Lãnh đạo Ngũ Giác Đài đồng thời nhấn mạnh "nước Mỹ chỉ có thể được an tòan, nếu như an ninh của Á Châu được bảo đảm và đó là lý do vì sao từ lâu nay Hoa Kỳ vẫn duy trì hiện diện trong khu vực". Ông Austin đặc biệt chú trọng đến tầm mức quan trọng của các mối liên minh và đối tác với quốc gia trong vùng khi nói tới một "kỷ nguyên mới về an ninh cho khu vực Á Châu-Thái Bình Dương".
Hãng tin Pháp AFP nhắc lại trong nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden, chính quyền Mỹ đã liên tục mở rộng và thắt chặt hợp tác quốc phòng với từ Nhật Bản đến Úc Ðại Lợi và thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận chung, huy động chiến hạm, chiến đấu cơ đến eo biển Đài Loan và Biển Đông, hai vùng nhậy cảm đối với Bắc Kinh.
Trong phát biểu hôm 1/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không quên chĩa mũi dùi vào Trung Quốc khi cho rằng những tranh chấp "cần được giải quyết một cách ôn hòa thông qua đối thoại thay vì áp dụng những hành vi hù dọa hay chọn giải pháp xung đột. Và chắc chắn là những hành vi được cho là để trừng phạt" sẽ không có hiệu quả. Hãng thông tấn AP bình luận, ông Austin muốn nói đến việc Trung Quốc dùng nhiều hình thức trừng phạt, o ép Đài Loan và Phi Luật Tân ở Biển Đông.

Sau phát biểu của ông Lloyd Austin, một viên chức trong Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Trung tướng Cảnh Kiến Phong (Jing Jianfeng) lên án Hoa Kỳ mưu toan thành lập một phiên bản của NATO tại Á Châu-Thái Bình Dương. Theo viên chức này "Mỹ chính là thách thức lớn nhất đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực".
Trở lại với đối thoại trực tiếp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc hôm 31/5, các ông Lloyd Austin và Đổng Quân thông báo "nối lại kênh liên lạc quân sự trong những tháng tới" góp phần "tạo ổn định trong quan hệ về an ninh" song phương. Theo hãng thông tấn AP, ông Đổng Quân cảnh báo đồng cấp Mỹ tránh can thiệp vào vấn đề Đài Loan, đó là "chuyện nội bộ" của Bắc Kinh.

Không có nhận xét nào: