Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2024

Thông Báo Cuối Cùng Của BTC Hội Ngộ Liên Khóa KQ 72-73 Toàn Cầu Kỳ 9 và Kính Chuyển Tin Thế Giới Đó Đây Theo Dóng Thời Sự - Lê Văn Hải


Giới Thiệu Sinh Hoạt Nổi Bật, Cuối Tháng 6 Này, Hơn Một Tuần Nữa! Tại San Jose: Thông Báo Cuối cùng! Hội Ngộ Liên Khóa KQ 72-73 Toàn Cầu Kỳ 9 và Cũng Để Mừng Ngày Không Lực VNCH 2024! (Đây là thông báo lần cuối cùng! trước khi BTC chúng tôi, khóa sổ! không nhận người thêm.)
<!>
        
THƯ MỜI TRƯỚC GIỜ…CẤT CÁNH!


Ban Tổ Chức Hội Ngộ Liên Khóa KQ 72-73 Kỳ 9, Trân Trọng Kính Mời:
Quý Niên Trưởng, Quý Chiến Hữu Không Quân và Quý Các Quân Binh Chủng Bạn trong QLVNCH, Quý Cộng Đồng, Hội Đoàn, Gia Đình và Thân Hữu tham dự:
Chiều Liên Hoan Hội Ngộ Liên Khóa Không Quân 72-73 Kỳ 9 Toàn Cầu, Đây Cũng Là Dịp Mừng Ngày Không Lực VNCH, 1 Tháng 7!

Được tổ chức vào:
Lúc 6 Giờ Chiều, Chủ Nhật Ngày 30 Tháng 6 Năm 2024
Tại Nhà Hàng “Dynasty Restaurant”
1001 Story Rd #200 (Trên Lầu)
San Jose, CA 95122


*Chiều Hội Ngộ tưng bừng, vui vẻ, ý nghĩa nhất, đã được chuẩn bị công phu trên cả năm nay, đây là lần Thứ Hai, cuộc hội ngộ truyền thống, của những chàng Phi Công trẻ nhất trong Quân Chủng KQ, trở lại Thành phố San Jose.
*Cũng là dịp các người Lính KQ gặp nhau, để Mừng Ngày Không Lực 2024!
*Phần văn nghệ đặc sắc, do những Ca Sĩ nổi tiếng nhất Hải Ngoại đảm trách và những giọng ca hay nhất của Gia Đình KQ. Phần dạ vũ, bảo đảm đặc sắc! như truyền thống!
*Không còn cơ hội Hội Ngộ lần thứ hai, vì nhiều lý do, trong đó có lý do chính, là tuổi tác càng ngày càng cao, nên khó có thể tổ chức tiếp tục!
*Dịp duy nhất, hàng trăm cánh chim từ khắp nơi trên Thế Giới tụ về đây, trong đó, có gần 20 cánh chim từ Việt Nam!
*Tin vui: Chỉ còn hơn một tuần nữa, mà số Quan Khách tham dự đã gần đầy nhà hàng, nên Quý Vị nào có ý định tham dự chiều sinh hoạt, tràn đầy tình “không bỏ anh em, không bỏ bạn bè!” đặc biệt hiếm có này, Xin liên lạc với BTC ngay. Xin ủng hộ $85.00/một người. Nhắc nhở tuần này, lần cuối, trước khi đóng sổ!
- KQ Huỳnh Trịnh Phương
Phone:(408) 799-8218 Email:phuong_54@yahoo.com
-KQ Hồ Đắc Tiến
Phone:(408) 828-5336

Sự hiện diện của Quý Vị là niềm vinh hạnh cho BTC.
Hân Hoan Chào Đón và Trân Trọng Kính Mời.
KQ Lê Văn Hải



Chiều Hội Ngộ Liên Khóa KQ 72-73, Kỳ 9, Cũng Là Dịp Để Mừng Ngày 1 Tháng 7! Kỷ niệm NGÀY KHÔNG LỰC VNCH 2024!
(Ngày Thành Lập Quân Chủng Không Quân!)


“Giờ từng đoàn người vượt qua biên giới quyết chiến thắng / Đi không ai tìm xác rơi! / Lúc đất nước muốn / Bao người con thân yêu ra đi tiếc tấm thân làm chi!…” (KQ hành khúc)


-Không Quân VNCH là một Quân chủng được thành lập từ ngày 25 tháng 6, 1951, thời Vua Bảo Đại. Lúc đầu chỉ có một Bộ Chỉ Huy, một Tiểu Đoàn Không Quân, với quân số 40 sĩ quan, 120 Hạ Sĩ Quan và 500 binh sĩ.
Đến ngày 1 tháng 7, 1955, khi lá cờ Tam Tài của Pháp, bị hạ xuống và thượng cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của VN lên kỳ đài, tại căn cứ Không Quân Nha Trang, thì từ ngày lịch sử đó, được coi là “Ngày Không Lực VNCH!”
Quân chủng Không Quân phát triển rất nhanh, lớn mạnh như Phù Đổng Thiên Vương! Để bảo vệ an toàn cho Bầu Trời Quê Mẹ, qua cuộc chiến kéo dài trên 20 năm!
Chỉ sau 19 năm, sau ngày bàn giao, Không Quân VNCH đã có 2,071 phi cơ đủ loại. Có 6 Phi Đoàn KQ. Đặt căn cứ tại Đà Nẵng (SĐ.1), tại Nha Trang (SĐ 2), tại Biên Hòa (SĐ 3) tại Bình Thủy Cần Thơ (SĐ 4) tại Tân Sơn Nhất (SĐ 5) và tại Pleiku (SĐ 6)
Với hàng trăm phi công được huấn luyện tại Hoa Kỳ và Quốc nội VN. Có thể điều khiển các phi cơ cánh quạt, phản lực tối tân nhất, đã được trang bị trong cuộc chiến VN. Các phi công VNCH từng được các nước trên thế giới nể phục, về tài ba bay bổng và sự can đảm, cũng như tinh thần yêu nước quên mình. Trong các quân chủng QLVNCH, thì KQ là quân chủng duy nhất, đặc biệt có nhiều sĩ quan hy sinh nhất! Nhiều bài ca, vinh danh những Cánh Chim oai hùng, anh dũng này.

Ngoài các phi công gan dạ, Quân chủng KQ/VNCH, còn có hàng ngàn, chuyên viên giỏi chuyên môn, được đào tạo tại các trường huấn luyện kỹ thuật, để bảo trì và sửa chữa các phi cơ, cũng như các thiết bị quân đội.
Tất cả các chiến hữu Không Quân dù hoạt động dưới đất, hay bay trên bầu trời, tìm và diệt địch, đều mang một phù hiệu chung “Tổ Quốc – Không Gian”, đều là Anh Em! Đã gọi là “Lính Không có Quân”, nên cấp bậc không có khoảng cách nhiều trong Quân chủng, đeo “lon” chỉ để làm việc mà thôi!

NHỚ NGÀY KHÔNG LỰC VIỆT-NAM CỘNG-HÒA 1-7-1955

Nhớ thưở thanh xuân ngang dọc trời
Trấn không nhiệm vụ dám nào lơi
Phi hành sát địch mong gìn nước
Phi vận an dân để giúp đời

Gác lại tình nhà, thương để dạ
Làm tròn phận sự, khắc ghi lời
Thế thời chớ luận thành hay bại
Tổ-Quốc lòng trung giữ vẹn ngời...

(DUY ANH July1st)

Nhắc nhở tuần này, lần cuối, trước khi đóng sổ!
- KQ Huỳnh Trịnh Phương
Phone:(408) 799-8218 Email:phuong_54@yahoo.com
-KQ Hồ Đắc Tiến
Phone:(408) 828-5336


Vài Nét về Ca Sĩ Chính trong đêm Hội Ngộ: Lilian Giọng Ca Bốc Lửa Nhất Trên Sân Khấu Hải Ngoại!


-Lilian có tên trên giấy tờ là Lyly Nguyễn.Sở dĩ cô lấy tên Lilian là để cho dễ đọc, hơn nữa muốn ghép chữ “An” vào tên “Lili” vì chữ này có nghĩa bình an và an hòa. Lilian sinh tại Đà Nẵng, Việt Nam.
Cha cô là một kỹ sư kiến trúc Hoa Kỳ, đã trở về Mỹ từ năm 1972 với người con trai út trong gia đình. Khi được 5 tuổi Lilian vào Sài Gòn học tại một trường nội trú do các dì phước điều hành và ở đây cho đến sau tháng 4, 1975 thì về Mỹ Tho và theo học trường trung học Lê Ngọc Hân cho đến khi rời Việt Nam.
Lilian bắt đầu đi hát tại các tiệc cưới từ cuối năm 1985, sau khi được các bạn trong ban nhạc Fantasy ở nam Cali “mời hát chơi rồi trở thành hát thiệt luôn cho tới bây giờ.” Lần đầu tiên cô xuất hiện trên sân khấu vào năm 86 trong một buổi lễ ra trường cùng với ban nhạc này với những nhạc phẩm New Wave thịnh hành vào thời đó như You’re My Love, You’re My Life.

Cũng trong năm 86, trong một dịp gặp Sơn Ca tại vũ trường “Đêm Màu Hồng” ở nam Cali, khi cô và các bạn trong ban nhạc được mời trình diễn thế cho ban nhạc của vũ trường này, Lilian đã được Sơn Ca mời thu tiếng cho một số băng nhạc vì nhận thấy cô có một giọng hát mạnh, thích hợp với những nhạc phẩm New Wave, được coi là sở trường của cô.
Sau đó Lilian bắt đầu đi hát ở vũ trường Rex với ban nhạc Trung Nghĩa để chính thức trở thành ca sĩ. Lilian chủ trương là sẽ cống hiến cả cuộc đời mình cho ca nhạc bằng một quan niệm “chậm mà chắc” vì theo lời cô nói thì “nếu mình xẹt lên sớm quá thì rớt cũng lẹ, cũng như sao xẹt vậy, xẹt lên như tia sáng rồi biến mất, hãy cứ đi từ từ, ai tới đâu thì tới, mình cứ từ từ mà đi thôi.
Và có lẽ đúng như lời của Lilian, cho tới hiện thời cô vẫn góp mặt thường xuyên hơn ai hết trong trong làng nhạc Việt Nam tại hải ngoại.


Ca Sĩ Ngọc Thúy, Của Trung Tâm Thúy Nga, Độc Đáo Hơn Nữa là Có Người Bố Là Một Sĩ Quan Không Quân!
-Ngọc Thúy là một giọng hát có âm vực trầm trầm đặc biệt. nếu chỉ chú trọng đến giọng hát của Ngọc Thúy, người ta phải công nhận đó là một giọng ca tuyệt vời với nghệ thuật diễn tả có chiều sâu như cuộc sống nhiều về nội tâm của cô.
Một tháng sau khi sang Mỹ vào năm 90, Ngọc Thúy đã bắt đầu đi hát tại phòng trà "Sông Hương" ở Atlanta, là thành phố đầu tiên cô cư ngụ trên đất Mỹ do sự dẫn dắt của chồng cô là nhạc sĩ Huỳnh Nhật Tân. Trong một lần đến Atlanta trình diễn, Hương Lan đã để ý đến tiếng hát của Ngọc Thúy và khuyến khích cô nên sang Cali để giới thiệu với trung tâm Thúy Nga. Với trung tâm này Ngọc Thúy đã liên tiếp xuất hiện trên những chương trình video từ số 22 vào năm 93 đến số 29, đa số trong những tiết mục tam ca hoặc tứ ca. Sau một thời gian cộng tác với trung tâm Thúy Nga, Ngọc Thúy được trung tâm Người Đẹp Bình Dương mời thu CD đầu tiên có tựa đề là "Tự Tình" hát chung với những ca sĩ khác, CD kế tiếp là "Người Tình Trong Tim" trình bày đơn ca và 2 CD khác, trình bày song ca với Huy Tâm. Một năm sau, hai vợ chồng cô quyết định rời sang California với niềm mong ước có được nơi phát triển tài năng. Đáng lẽ Ngọc Thúy chưa có quyết định như vậy vì cảm thấy rất vui khi sinh hoạt với ban nhạc ở Atlanta. Nhưng sau khi xẩy ra một vài chuyện trục trặc trong nội bộ nên cô cùng chồng quyết định dồn tất cả quần áo cùng một máy TV lên xe về Cali.

Ngọc Thúy không nghĩ là khi sang hải ngoại sẽ sống bằng nghề ca hát, nhưng cô luôn luôn nghĩ là mình sẽ phải đi hát lại. Ngay cho đến bây giờ sau một thời gian gần 10 năm đi hát, Ngọc Thúy luôn nghĩ đến một việc làm khác để sinh sống để chỉ coi đi hát như một nghề tay trái, nhưng lại là một sự đam mê không thể tách rời.

Nhưng Ngọc Thúy là người luôn tin tưởng ở số mệnh. Định mệnh đã an bài ra sao, cô sẵn sàng chấp nhận. Hiện tại cô chỉ biết đến niềm hạnh phúc gia đình bên cạnh một người chồng cùng trong giới nghệ sĩ và bé Tania, đứa con gái đầu lòng kháu khỉnh của cô. Thêm vào đó là việc cùng chồng đứng ra chăm sóc một trung tâm nhạc của riêng của hai người.


Nhắc Nhở, Chiều Liên Hoan Hội Ngộ Liên Khóa Không Quân 72-73 Kỳ 9 Toàn Cầu, Đây Cũng Là Dịp Mừng Ngày Không Lực VNCH, 1 Tháng 7!
Được tổ chức vào:
Lúc 6 Giờ Chiều, Chủ Nhật Ngày 30 Tháng 6 Năm 2024
Tại Nhà Hàng “Dynasty Restaurant”
1001 Story Rd #200 (Trên Lầu)
San Jose, CA 95122


Tin Quốc Tế Đó Đây
Hezbollah Tuyên Bố Tấn Công Đồn Quân Sự ở Miền Bắc Do Thái


(Ảnh AFP, minh họa: Một đợt pháo kích của Do Thái vào miền Nam Lebanon.)
-Hezbollah của Lebanon đã công bố đoạn video cho thấy một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái mà họ cho biết đã thực hiện vào ngày 10/6/2024, nhằm vào một đồn quân sự của Do Thái ở miền Bắc Do Thái.
Thông tấn xã Reuters đã có thể xác minh vị trí của video vì cấu trúc tòa nhà, đồi núi và cánh đồng khớp với hình ảnh vệ tinh.
Thông tấn xã Reuters không thể xác minh độc lập ngày quay đoạn video.
Hezbollah tuyên bố trong video rằng video được quay vào ngày 10 tháng 6 năm 2024.
Đoạn video, vốn được quay từ miền Nam Lebanon, cho thấy một đồn quân sự của Do Thái ở miền Bắc Do Thái, nơi Hezbollah cho biết đã tấn công bằng một "đội máy bay không người lái".
Giao tranh dọc biên giới Do Thái-Lebanon hiện đang có nguy cơ trở thành một cuộc xung đột rộng lớn hơn, sau khi nó tái bùng phát cùng với các hoạt động quân sự của Do Thái ở Gaza.


Hải quân Mỹ Giải Cứu Thủy Thủ Khỏi Chiếc Tàu Bị Houthi Tấn Công ở Biển Đỏ


(Hình AFP: Khu trục hạm mang phi đạn điều hướng lớp Arleigh Burke USS Carney đi qua Kênh đào Suez vào ngày 26/11/2023. Khu trục hạm này hôm 16/12/2023 đã bắn hạ hơn chục thiết bị bay không người lái ở Biển Đỏ phóng ra từ các khu vực do Houthi kiểm soát ở Yemen.)
-Hôm 16/6/2024, Lực lượng Hải quân thuộc Bộ Tư lệnh Trung tâm Hoa Kỳ (NAVCENT) cho biết đã giải cứu thủy thủ đoàn khỏi tàu chở hàng M/V Tutor mang cờ Liberia, thuộc sở hữu của Hy Lạp, bị lực lượng Houthi của Yemen có liên kết với Iran tấn công vào ngày 12/6 ở Biển Đỏ.
NAVCENT cho biết, các thủy thủ thuộc Nhóm tấn công của hàng không mẫu hạm Dwight D. Eisenhower đã không vận thủy thủ đoàn khỏi tàu hàng hôm 15/6, và cho biết thêm rằng một thủy thủ dân sự vẫn mất tích.

Vụ tấn công, vốn xảy ra gần cảng Hodeidah của Yemen, đã gây ra việc ngập nặng và hư hỏng phòng máy và khiến Tutor không thể di chuyển.
Hôm 15/6, Cơ quan Điều hành Thương mại Hàng hải Vương quốc Anh (UKMTO) cho biết, thủy thủ đoàn của chiếc tàu đã được di tản và chiếc tàu bị bỏ rơi đang trôi dạt trên Biển Đỏ.
Phe Houthi đã nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công bằng phi đạn và tàu biển nhỏ mà họ dùng để nhắm vào chiếc tàu trong một phần của chiến dịch ủng hộ người Palestine và tập trung vào các tàu đi đến Do Thái.


Hamas: Phản Ứng Về Đề Xuất Ngừng Bắn ở Gaza 'Phù Hợp' Với Các Nguyên Tắc Trong Kế Hoạch của Hoa Kỳ


(Hình REUTERS: Ông Ismail Haniyeh.)
-Trong bài phát biểu trên truyền hình nhân dịp lễ Eid al-Adha của Hồi giáo hôm 16/6/2024, lãnh đạo nhóm hoạt động tại Qatar Ismail Haniyeh cho biết phản ứng của Hamas đối với đề xuất ngừng bắn mới nhất ở Gaza phù hợp với các nguyên tắc được đưa ra trong kế hoạch của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
"Hamas và các nhóm (Palestine) sẵn sàng cho một thỏa thuận toàn diện bao gồm việc ngừng bắn, rút khỏi dải đất, tái thiết những gì đã bị phá hủy và một thỏa thuận trao đổi toàn diện", ông Haniyeh nói, đề cập đến việc trao đổi con tin Do Thái lấy tù nhân Palestine.

Vào ngày 31/5, ông Biden đã đưa ra cái mà ông gọi là đề xuất "3 giai đoạn" của Do Thái, bao gồm các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn vĩnh viễn ở Gaza cũng như trao đổi theo từng giai đoạn các con tin Do Thái lấy các tù nhân Palestine bị giam giữ ở Do Thái.
Ai Cập và Qatar, vốn cùng với Mỹ đang làm trung gian hòa giải giữa Hamas và Do Thái, hôm 11/6 cho biết đã nhận được phản hồi từ các nhóm Palestine đối với kế hoạch của Mỹ nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Trong khi Do Thái nói rằng Hamas bác bỏ các yếu tố chính trong kế hoạch của Mỹ, một lãnh đạo cấp cao của Hamas nói với thông tấn xã Reuters rằng những thay đổi mà nhóm yêu cầu là "không đáng kể".


Quân Đội Do Thái "Tạm Dừng" Oanh Kích Miền Nam Gaza


(Hình AP/Maya Alleruzzo: Đông đảo người dân Do Thái biểu tình tại Tel Aviv chống Thủ tướng Benyamin Netanyahu, tối 15/6/2024.)
-Một ngày sau khi 11 quân nhân thiệt mạng, hôm Chủ Nhật (16/6/2024), quân đội Do Thái thông báo "tạm dừng" các đoạt oanh kích nhắm vào miền Nam Gaza từ 8 giờ sáng đến 7 giờ tối "cho đến khi có lệnh mới". Biện pháp này nhằm "cho phép đưa hàng viện trợ nhân đạo vào Gaza nhiều hơn".
Trong thông cáo sáng 16/6, Do Thái nói rõ lệnh "tạm dừng" các đợt tấn công nói trên là thành quả các vòng đàm phán đã đạt được với Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế. Quyết định từ phía quân đội Do Thái liên quan đến "khu vực Kerem Shalom, phía Nam Do Thái, với tuyến đường bộ Salaheddine dọc theo biên giới từ Nam chí Bắc dải Gaza". Do Thái phong tỏa toàn bộ Gaza từ sau loạt tấn công khủng bố hôm 7/10/2023, đẩy gần 2 triệu rưỡi dân Palestine tại đây vào một cuộc khủng hoảng lương thực và nhân đạo vô tiền khoáng hậu.

Hãng tin Pháp AFP lưu ý rằng Do Thái giải thích đây chỉ là một lệnh "tạm dừng" các chiến dịch tấn công mang tính "chiến thuật", sau vụ 11 quân nhân Do Thái thiệt mạng hôm 15/6, 8 trong số các nạn nhân chết vì xe bị trúng mìn ở Rafah, miền Nam Gaza. Thủ tướng Benjamin Netanyahu khẳng định vẫn duy trì mục tiêu "đánh đến cùng", hoàn toàn tiêu diệt phong trào Hamas, bất chấp những chống đối trong công luận. Từ thủ đô Jérusalem của Do Thái, thông tín viên Michel Paul của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
"Sau vụ 8 quân nhân Do Thái thiệt mạng, Benjamin Netanyahu một lần nữa khẳng định, không có giải pháp nào khác ngoài "chiến thắng toàn diện" ở Gaza.
Tại Tel Aviv, trước hàng chục ngàn người biểu tình, lãnh đạo đối lập Do Thái, Yail Lapid, đáp trả khi nhắc lại rằng, cách nay vài ngày Thủ tướng Do Thái đã mỉm cười khi Quốc hội thông qua đạo luật triển hạn lệnh miễn trừ nghĩa vụ quân sự cho các thành phần theo Chính Thống Giáo cực đoan. Ông nói: "Vào lúc mà các chiến sĩ ngã xuống ở Gaza, Netanyahu cho thông qua một đạo luật phân biệt các dòng máu của người Do Thái, một đạo luật gây chia rẽ sâu rộng hơn trong công luật, một đạo luật hủy hoại thêm quân đội và xã hội Do Thái".

Tại Jérusalem và nhiều thành phố khác, hàng ngàn người đã xuống đường, vẫn với những khẩu hiểu đòi tự do cho tất cả các con tin Do Thái bị Hamas bắt giữ, và đòi tổ chức bầu cử ngay vào thời điểm này.
Yoav Peck, từng sống ở New York, đã định cư hẳn tại Do Thái từ 50 năm nay, quan niệm rằng "cần chấm dứt chiến tranh ngay lập tức. Tôi không muốn để lại một đất nước như thế này cho đời cháu của mình. Đất nước này đang trong tay một ông Thủ tướng muốn tiếp tục chiến tranh để tại vị. Đây là điều quá hiển nhiên cả thế giới đã thấy rõ".
Các nhóm người biểu tình quyết định tiếp tục xuống đường phản đối và phong tỏa một số trục giao thông trong suốt tuần lễ sắp tới".


Phương Tây và Kyiv Bác Bỏ Điều Kiện Hưu Chiến của Tổng Thống Nga


(Hình AP - Alexander Zemlianichenko: Tổng thống Vladimir Putin tại cuộc họp với Bộ Ngoại giao Nga, Mạc Tư Khoa, thủ đô của Nga, ngày 14/6/2024.)
-Trước ngày mở ra hội nghị vãn hồi hòa bình cho Ukraine tại Thụy Sĩ, hôm 14/5/2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin "tỏ thiện chí" qua tuyên bố sẵn sàng đàm phán chấm dứt chiến tranh với điều kiện Ukraine "rút quân" khỏi các vùng Nga đang chiếm đóng, và vĩnh viễn cam kết từ bỏ tham vọng gia nhập Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO). Ukraine, Mỹ và NATO lập tức bác bỏ các đòi hỏi của chủ nhân Ðiện Cẩm Linh và khẳng định Nga không đủ tư cách để áp đặt điều kiện vãn hồi hòa bình cho Ukraine.
Trong cuộc họp với các viên chức trong Bộ Ngoại giao Nga hôm qua, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố "Ngay một khi Kyiv (…) bắt đầu cho rút quân" khỏi các vùng Donetsk, Lougansk, Kherson và Zaporrijjia và chính thức "từ bỏ kế hoạch tham gia NATO", "ngay từ giờ phút đó, chúng tôi (Nga) sẽ ban hành lệnh ngừng bắn và bắt đầu đàm phán".

Hãng tin Pháp AFP nhắc lại tại bốn vùng nói trên của Ukraine quân Nga đang chiếm đóng nhưng chưa hoàn toàn làm chủ tình hình cho dù từ tháng 9/2022 ông Putin tuyên bố sáp nhập những vùng lãnh thổ này vào với nước Nga, tương tự như Nga đã giành được bán đảo Crimea hồi năm 2014.
Vẫn theo thông tấn xã AFP, Tổng thống Nga đòi Ukraine giao nộp toàn bộ các vùng Donetsk, Lougansk, Kherson và Zaporrijjia đồng nghĩa với việc bắt chính quyền Kyiv "đầu hàng", từ bỏ mục tiêu giành lại toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền căn cứ trên các đường biên giới đã được quốc tế công nhận.
Chuẩn bị đến Thụy Sĩ dự hội nghị, Tổng thống Volodymyr Zelensky lập tức bác bỏ các yêu sách của Mạc Tư Khoa. Kyiv coi đây là một "tối hậu thư" tựa như xưa kia lãnh đạo phát xít Đức "Hitler từng làm khi ông đòi thôn tính Tiệp Khắc để dừng lại cỗ máy chiến tranh. Nhưng đó chỉ là những lời lẽ dối trá". Theo Bộ Ngoại giao Ukraine phát biểu của Tổng thống Putin cho thấy nước Nga "lo sợ trước viễn cảnh Ukraine được thực sự hòa bình".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin quan niệm chiếm đóng lãnh thổ của Ukraine một cách bất hợp pháp, Mạc Tư Khoa "không trong thế mạnh để áp đặc điều kiện vãn hồi hòa bình". Thủ tướng Đức cũng cho rằng Nga không có lý do chính đáng để áp đặt một kế hoạch hòa bình trên hồ sơ Ukraine.


Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Công Bố 1,5 Tỉ Mỹ Kim Viện Trợ Cho Ukraine


(Hình AFP: Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (trái) bắt tay Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, trong cuộc hội kiến bên lề Hội nghị Thượng đỉnh về Hòa bình ở Ukraine, tại thành phố nghỉ dưỡng sang trọng Buergenstock, gần Lucerne, Thụy Sĩ, ngày 15/6/2024.)
-Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris công bố viện trợ hơn 1,5 tỉ Mỹ kim, một phần cho ngành năng lượng của Ukraine và tình hình nhân đạo của nước này trong bối cảnh cuộc xâm lược của Nga kéo dài đã 27 tháng.
Loan báo được đưa ra khi bà Harris tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine ở Lucerne, Thụy Sĩ, nơi bà hội kiến Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskyy, và phát biểu tại phiên họp toàn thể của hội nghị thượng đỉnh.

Văn phòng của Phó Tổng thống Hoa Kỳ cho biết 1,5 tỉ Mỹ kim bao gồm 500 triệu tài trợ mới cho hỗ trợ năng lượng và chuyển 324 triệu trong ngân khoản đã công bố trước đó sang cho sửa chữa cơ sở hạ tầng năng lượng khẩn cấp và các nhu cầu khác ở Ukraine.
"Những nỗ lực này sẽ giúp Ukraine ứng phó các cuộc tấn công mới nhất của Nga nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine bằng cách hỗ trợ sửa chữa và phục hồi, cải thiện khả năng chống chịu của Ukraine trước những gián đoạn nguồn cung năng lượng và đặt nền móng để sửa chữa và mở rộng hệ thống năng lượng của Ukraine", văn phòng của bà Harris nói.
Bà cũng loan báo hơn 379 triệu Mỹ kim hỗ trợ nhân đạo từ Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) để giúp đỡ những người tị nạn và những người khác bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.

Số tiền này dùng để trang trải hỗ trợ lương thực, dịch vụ y tế, chỗ ở và nước, vệ sinh và các dịch vụ vệ sinh cho hàng triệu người Ukraine.
Bà Harris thay mặt Tổng thống Joe Biden đến dự sự kiện này.
Cố vấn An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan sẽ đại diện Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh vào Chủ Nhật (16/6) và giúp thành lập các nhóm công tác đặc trách đưa trẻ em Ukraine trở về từ Nga và an ninh năng lượng.


Ukraine: Thông Cáo của Hội Nghị Thượng Đỉnh Hòa Bình Cân Nhắc Quan Điểm của Kyiv


(Hình AP: Ngoại trưởng Ukraine, ông Dmytro Kuleba.)
-Ngoại trưởng Ukraine, ông Dmytro Kuleba cho biết quan điểm của Kyiv đã được xem xét trong thông cáo chung cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo thế giới được triệu tập để tìm giải pháp hòa bình cho cuộc chiến giữa Ukraine và Nga.
Hơn 90 quốc gia tham gia sự kiện kéo dài hai ngày tại khu nghỉ dưỡng Buergenstock ở miền Trung Thụy Sĩ nhằm thống nhất quan điểm toàn cầu về cách thức chấm dứt cuộc xâm lược kéo dài 27 tháng qua của Mạc Tư Khoa.
Ông nói với các phóng viên: "Văn bản rất cân bằng, tất cả các quan điểm mang tính nguyên tắc của chúng tôi mà Ukraine nhấn mạnh đều đã được xem xét".

Thông cáo cuối cùng từ hội nghị thượng đỉnh vẫn chưa được công bố chính thức.
Ông Kuleba cũng ám chỉ rằng Nga có thể tham gia vào một hội nghị thượng đỉnh trong tương lai nhưng bác bỏ yêu cầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 14/6 rằng Kyiv phải từ bỏ 4 khu vực của Ukraine mà Nga đã chiếm đóng và từ bỏ mục tiêu gia nhập Liên minh Phòng thủ Bắc Ðại Tây Dương (NATO).
"Tất nhiên, chúng tôi… hiểu rất rõ rằng sẽ đến lúc cần phải nói chuyện với Nga", ông nói.
"Tuy nhiên, quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng: Chúng tôi sẽ không cho phép Nga nói theo ngôn ngữ tối hậu thư như nước này đang nói hiện nay".
Ông Kuleba nói thêm rằng không có kế hoạch hòa bình thay thế nào được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh.


G7 Kêu Gọi Trung Quốc Chấm Dứt Tiếp Tay Cho Cuộc Xâm Lược Ukraine của Nga


(Hình AP - Alex Brandon: Lãnh đạo các nước G7 và các khách mời tham dự cuộc họp thượng đỉnh tại Borgo Egnazia, miền Nam Ý Ðại Lợi, ngày 14/6/2024.)
-Tuyên bố chung của nhóm G7, tức bảy cường quốc công nghiệp phát triển nhất thế giới (Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Ý Ðại Lợi, Gia Nã Ðại và Nhật Bản), ra ngày 14/6/2024, kêu gọi Trung Quốc ngừng cung cấp các thiết bị "lưỡng dụng" giúp Nga tiếp tục cuộc xâm lăng Ukraine, và đe dọa trừng phạt các cá nhân, tổ chức, đặc biệt là các định chế tài chánh Trung Quốc, có quan hệ với ngành công nghiệp quân sự Nga.
Tuyên bố chung của nhóm G7 có đoạn: " Hậu thuẫn không suy giảm của Trung Quốc cho nền công nghiệp quân sự Nga cho phép quốc gia này tiếp tục cuộc chiến tranh bất hợp pháp tại Ukraine…. Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc ngừng chuyển giao các phương tiện lưỡng dụng (có thể được sử dụng cho mục tiêu quân sự và dân sự), và đặc biệt là các khí tài, thiết bị quân sự, và các vật tư cho lĩnh vực quốc phòng Nga".
Nhóm bảy cường quốc công nghiệp cũng khẳng định tất cả cá nhân và tổ chức nào, đặc biệt là các định chế tài chánh, giúp Nga có được các sản phẩm hay phương tiện phục vụ cho ngành quân sự của nước này "đều bị coi là hậu thuẫn cho các hành động phá hoại toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia và nền độc lập của Ukraine". G7 cảnh báo sẽ áp dụng các biện pháp "mà luật pháp cho phép", để trừng phạt các cá nhân, tổ chức, đặc biệt là "các thực thể Trung Quốc" tham gia vào các hoạt động nói trên.

Về hồ sơ Trung Quốc "trợ giá xuất cảng" gây tình trạng "sản phẩm dư thừa", tuyên bố chung của G7 không trực tiếp nhắc đến tên Trung Quốc, nhưng khẳng định quyết tâm phối hợp hành động để khắp phục tình trạng "sản phẩm dư thừa trên quy mô toàn cầu trong các lĩnh vực trọng điểm", là một trong những nguyên nhân làm trầm trọng thêm "tình trạng lệ thuộc chiến lược" và "ngăn cản sự phát triển bền vững của các quốc gia đang trỗi dậy".
An ninh tại Biển Đông là một nội dung trong tuyên bố chung của G7. Tuyên bố chung của G7 lên án đích danh Trung Quốc để "Hải cảnh và Dân quân Biển có các hoạt động nguy hiểm tại Biển Đông, và liên tục cản trở quyền tự do hàng hải tại vùng biển này". G7 "bày tỏ quan ngại sâu sắc" trước các hành động bạo lực gia tăng của Trung Quốc nhắm vào tàu thuyền Phi Luật Tân.
G7 tái khẳng định "các yêu sách bành trướng chủ quyền" của Bắc Kinh ở Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) cùng phán quyết ngày 12/6/2016 của Tòa Trọng tài Thường trực, bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc, mang tính bắt buộc về pháp lý, cần được coi là cơ sở để "giải quyết hòa bình các tranh chấp".


Ấn Độ Đòi Nga Trả Lại Công Dân Bị Tuyển Mộ Đi Chiến Đấu ở Ukraine


(Hình Twitter: Ngoại trưởng Ấn Độ Vinay Kwatra (thứ hai bên trái). Vào tối 11/6/2024, Bộ Ngoại giao Ấn Độ nói đã liên lạc với Nga để sắp xếp việc hồi hương hài cốt của hai công dân Ấn Độ thiệt mạng khi chến đấu cho Nga tại Ukraine.)
-Hôm 12/6/2024, Ấn Độ loan báo đã kêu gọi Nga trao trả các công dân Ấn Độ mà quân đội Nga tuyển dụng, sau khi có hai người thiệt mạng gần đây trong cuộc chiến ở Ukraine.
Ngoại trưởng Vinay Kwatra nói với các phóng viên: "Tôi muốn bảo đảm với các bạn rằng chính phủ Ấn Độ xem xét vấn đề này rất nghiêm túc".
Vào tối 11/6, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết họ đã liên lạc với chính quyền Nga để sắp xếp việc hồi hương hài cốt của hai công dân Ấn Độ thiệt mạng. Hai người Ấn Độ khác đã chết hồi đầu năm nay khi đang chiến đấu ở Ukraine.

Ấn Độ đã tránh bỏ phiếu chống lại Nga tại Liên Hiệp Quốc hoặc chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm 2022. Ấn Độ coi Nga là đồng minh đã được thử thách qua thời gian từ thời Chiến tranh Lạnh với sự hợp tác về quốc phòng, dầu mỏ, năng lượng nguyên tử và thám hiểm không gian.
Ấn Độ trước đó cho biết chính quyền đang đàm phán với Nga về việc trao trả các công dân của họ bị lừa làm việc cho quân đội Nga. Cơ quan điều tra liên bang cho biết họ đã phá vỡ một mạng lưới buôn người dụ dỗ người dân đến Nga với lý do tạo việc làm cho họ, với ít nhất 35 người Ấn Độ được gửi qua các đại lý môi giới.
Sri Lanka và Nga đã tổ chức các cuộc đàm phán vào tháng trước để giải quyết vấn đề người Sri Lanka chiến đấu bên cạnh người Nga trong cuộc chiến chống Ukraine, sau khi ít nhất 16 người được báo cáo mất tích trong khi chiến đấu. Quốc đảo Nam Á này cho biết công dân của họ đã bị lừa tới Nga với lời hứa về mức lương và phúc lợi tốt, bao gồm cả quyền công dân Nga.
Nepal vào tháng 1 đã yêu cầu Nga gửi về hàng trăm công dân Nepal được tuyển mộ để chiến đấu chống lại Ukraine. Ít nhất 14 công dân Nepal đã chết ở Ukraine.


Âu Châu Vào "Mùa Cháy Rừng"?

Mới nửa đầu tháng Sáu, nhưng một số nước Nam Âu đã bắt đầu phải đối phó với những đợt nắng nóng cao độ, kèm theo đó là nguy cơ cháy rừng, nhất là tại Hy Lạp và Chypre.
Tại Chypre, ngay từ đầu tuần qua, dù vẫn chưa đến hè, nhưng dưới cái nóng lên tới hơn 40 độ C, thiếu mưa, những vụ cháy rừng lớn xảy ra ở miền Tây Chypre từ hôm thứ Ba (11/6/2024) đã khiến Hy Lạp và Ai Cập phải điều lực lượng cứu viện và trực thăng cứu hỏa đến. Nhiều ngôi nhà bị hư hại hoặc đã bị thiêu rụi, người dân sinh sống tại 5 ngôi làng ở Chypre đã phải di tản. Chính quyền đã ban bố kế hoạch khẩn cấp trên toàn quốc.
Trong khi đó, Hy Lạp cũng đang hứng chịu một đợt nắng nóng lên đến mức kỷ lục tính theo mùa, nhiều nơi nhiệt độ tăng vọt lên trên 43 độ C. Nhiều di tích khảo cổ vốn du hút rất đông du khách, trong đó có đền Acropolis ở thủ đô Athens đã phải đóng cửa vào giờ nóng nực cao điểm trong ngày để tránh nguy hiểm cho du khách.

Năm nay, dù chưa bị cháy rừng, nhưng theo thông tấn xã AFP, nguy cơ hỏa hoạn được đánh giá là ở mức "rất cao" tại 8 vùng trong cả nước Hy Lạp. Và vẫn còn đó cơn ác mộng về vụ hỏa hoạn thiêu rụi 175.000 hecta hồi mùa Hè năm 2023, buộc vài chục ngàn người, đa phần là khách du lịch, phải di tản. Đợt cháy rừng Dadia, miền Bắc Hy Lạp, Hè 2023 là đợt cháy rừng lớn nhất Âu Châu từng ghi nhận từ vài thập kỷ nay.
Trước mối họa cháy rừng, chính quyền Hy Lạp đã có kế hoạch đầu tư khoản tiền khổng lồ vào trang thiết bị phòng chống cháy. Từ Athens, ngày 12/6/2024, thông tín viên Joël Bronner của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) cho biết cụ thể:
"2,1 tỉ Euro. Đây là khoản tiền cao kỷ lục, một phần lớn trích từ quỹ của Liên Hiệp Âu Châu hỗ trợ Athens phòng chống các vụ cháy rừng theo mùa, vốn có xu hướng gia tăng do biến đổi khí hậu. Với số tiền đó, từ nay đến năm 2025, Hy Lạp mua khoảng 10 máy bay, cũng chừng đó trực thăng và hơn 1.000 xe cứu hỏa, trong khuôn khổ một dự án đầy tham vọng nhằm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng. Camera ảnh nhiệt hồng ngoại và drone cũng chiếm một phần các khoản đầu tư được chú trọng.
Mặc dù Hy Lạp đã tiêu tốn đáng kể và đã thể hiện rõ mong muốn phòng chống cháy rừng, nhưng hàng năm giới quan sát vẫn chỉ trích việc chính quyền thiếu dự phòng nguy cơ hỏa hoạn cũng như thiếu sự điều phối giữa các cơ quan chuyên trách cứu hỏa. Năm 2023, vụ cháy rừng Dadia, gần thị trấn Alexandroupolis ở miền Bắc đất nước, là vụ hỏa hoạn lớn nhất từng được ghi nhận ở Âu Châu trong suốt 30 năm trở lại đây. Một vụ cháy rừng, xảy ra trên đảo Rhodes, đã khiến 20.000 người, chủ yếu là khách du lịch, phải di tản".


Bầu Cử Quốc Hội Pháp: Hạn Chót Để Các Ứng Viên Đăng Ký Ra Tranh Cử


(Hình AFP - Denis Charlet: Thủ tướng Pháp Gabriel Attal (giữa), người lãnh đạo chương trình tranh cử của đảng cầm quyền Phục Hưng, đi vận động cử tri tại Boulogne-sur-Mer, ngày 13/6/2024.)
-6 giờ chiều Chủ Nhật (16/6/2024) là hạn chót để các ứng viên đăng ký tranh cử giành 577 ghế Dân biểu tại Quốc hội Pháp. Trên toàn quốc, hôm 13/6, 250.000 người đã tuần hành chống đối phe cực hữu được cho là đang đứng trước ngưỡng cửa quyền lực sau 2 vòng bầu cử Lập pháp ngày 30/6 (vòng 1) và 7/7/2024 (vòng 2).
Các đảng phái chính trị tiếp tục chạy đua với thời gian để giàn xếp danh sách ứng viên ra tranh cử. Về phía Mặt Trận Bình Dân Mới (NFP), bao gồm 4 đảng: Đảng Xã Hội (PS), Cộng sản (PCF), đảng Sinh Thái (EELV) và Nước Pháp Bất Khuất (LFI), trước áp lực quá lớn về tai tiền vũ phu, ông Adrien Quatennens của đảng LFI đã phải rút lui. Trong liên minh cánh tả này, đảng Nước Pháp Bất Khuất ngày hôm qua đã trải qua một cuộc khủng hoảng lớn vì các đòn thanh toán trong nội bộ. Một số thành viên ban đầu đã bị loại khỏi cuộc đua. Còn đảng Xã Hội lúng túng với việc cựu Tổng thống Pháp François Hollande ra tranh cử dưới màu cờ của đảng nhưng trong liên minh Mặt Trận Bình Dân Mới.

Ở bên phe cực hữu, tin mới nhất là thêm một thành viên trong gia đình Le Pen, bà Marie Caroline Le Pen, con gái của sáng lập viên đảng Mặt Trận Quốc Gia (FN), tiền thân của đảng Tập Hợp Dân Tộc (RN), thông báo ra tranh cử.
Đảng cảnh hữu truyền thống Những Người Cộng hòa (LR) có sự chia rẽ hơn bao giờ hết, các ứng viên đại diện cho đảng này không muốn liên kết với phe cực hữu như chủ trương của đương kim Chủ tịch đảng. Eric Ciotti đã thông báo đảng LR liên minh với RN.
Còn về phía đảng của Tổng thống Macron, đảng Phục Hưng (Renaissance), Thủ tướng Gabriel Attal hôm qua bắt đầu tiết lộ chương trình vận động tranh cử. Phe này tập trung vào những chủ đề cụ thể như là "bảo vệ sức mua cho người dân", giảm 15% hóa đơn tiền điện vào mùa Đông năm nay, tăng trợ cấp cho các doanh nghiệp và giới làm công ăn lương.
Theo thăm dò của viện Elabe thực hiện cho đài truyền hình tư nhân BFMTV và nhật báo La Tribune được công bố hôm 16/06: 1/3 những người được hỏi muốn đảng cực hữu lên cầm quyền; chỉ có 25% ủng hộ liên minh cánh tả NFP và 20% có ý định bỏ phiếu cho đảng của Tổng thống Macron.
Trở lại với các cuộc biểu tình ngày hôm qua trên toàn quốc để "cản đường" phe cực hữu lên cầm quyền, theo các nguồn tin cảnh sát, đã có 250.000 người hưởng ứng trên toàn quốc; 75.000 chỉ riêng tại thủ đô Paris.


Số Di Dân Chết Trên Biển Tăng Vọt, Khi Nhập Cư Trái Phép Vào Tây Ban Nha

-Kiểm soát di dân bất hợp pháp, một trong những chủ đề nóng trong kỳ vận động tranh cử Nghị Viện Âu Châu, cũng một trong những hồ sơ chính giúp cho phe cực hữu vươn cao hơn. Trên thực tế, bất chấp nỗ lực kiểm soát biên giới ngoại khối, số di dân quốc tế tìm cách đến Liên Hiệp Âu Châu (EU) vẫn không ngừng gia tăng.
Tây Ban Nha, cửa ngõ Liên Hiệp Âu Châu nhìn ra Địa Trung Hải và Đại Tây Dương, phía gần Phi Châu, là một ví dụ điển hình. Theo số liệu của một tổ chức phi chính phủ, trong 5 tháng đầu năm 2024, so với cùng kỳ năm 2023, số di dân tìm cách nhập cư trái phép đã tăng 2,5 lần. Số người chết trên biển trong liên lục địa từ Phi Châu đến Tây Ban Nha cũng tăng gấp 2,5 lần. Tính trung bình, từ đầu năm 2024 đến nay, mỗi ngày có 33 người bỏ mạng ngoài khơi.
Từ thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, ngày 13/6, thông tín viên François Musseau của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
"Đây không phải là những con số bình thường, chúng thậm chí còn rất đáng sợ. Đó là nhận định của Helena Maleno, người sáng lập tổ chức phi chính phủ Caminando Fronteras. Từ nhiều năm nay, tổ chức phi chính phủ này không ngừng báo động về tình hình đang ngày càng trở nên tồi tệ.

Trong năm 2023, có tổng cộng 6.618 di dân chết do đuối nước khi họ tìm cách vượt biển đến Tây Ban Nha. Tuy nhiên, năm nay, chỉ trong vòng 6 tháng, đã có đến hơn 5.000 người bỏ mạng, dự báo đến cuối năm nay, con số sẽ ở mức kỷ lục đáng buồn.
Những thảm kịch này chủ yếu tập trung vào tuyến đường qua Đại Tây Dương nối từ bờ biển phía Tây Phi Châu đến quần đảo Canaries của Tây Ban Nha, bởi vì tuyến Địa Trung Hải từ Maroc hoặc Algeria đến Tây Ban Nha bị lực lượng phòng vệ dân sự kiểm soát chặt chẽ. Việc kiểm soát các tuyến đường xuất phát từ miền Nam Maroc, Mauritanie hoặc Senegal ít xảy ra hơn.
Trái lại, việc vượt biển trên những chiếc tàu thô sơ, với hải trình lên tới gần 1.500 cây số, với dòng hải lưu mạnh, là rất nguy hiểm. Điều này giải thích tại sao số người bỏ mạng ngoài khơi lại nhiều đến vậy. Tình hình càng trở nên bi thảm bởi vì tình trạng di cư không ngừng tăng, lên đến 20.854 người tính đến cuối tháng 05/2024, so với 8.812 người vào cùng kỳ năm 2023".


Thượng Đỉnh G7 Tập Trung Vào Hồ Sơ Trung Quốc Trợ Giá Xuất cảng


(Hình AP - Alex Brandon: G7 tại Ý Ðại Lợi, trong ngày họp thứ nhì tập trung vào vế thương mại và Trung Quốc. Ảnh 13/6/2024 từ Borgo Egnazia.)
-Hôm 14/6/2024 là ngày làm việc thứ hai của thượng đỉnh G7 tại Ý Ðại Lợi, lãnh đạo của bảy cường quốc công nghiệp phát triển nhất thế giới (Hoa Kỳ, Đức, Anh, Pháp, Ý Ðại Lợi, Gia Nã Ðại và Nhật Bản), tập trung vào các biện pháp đối phó với việc Trung Quốc trợ giá hàng xuất cảng.
Liên Hiệp Âu Châu (EU), tham dự thượng đỉnh G7 với tư cách là đối tác không chính thức, cùng với Hoa Kỳ và Nhật Bản đều lên tiếng tố cáo tình trạng "sản suất công nghiệp dư thừa" của Trung Quốc, do được Nhà nước trợ giá, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, như tấm pin mặt trời, xe hơi điện, bình điện lithium.

Theo CNA (Channelnewsasia), hôm 14/6, tiếp xúc với báo giới trước thềm thượng đỉnh, ông John Kirby, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, khẳng định: "Chúng tôi sẽ chống lại các chính sách phi thị trường của Trung Quốc đang dẫn đến các tác hại trên quy mô toàn cầu".
Hoa Kỳ đang thúc đẩy một mặt trận G7 thống nhất để đối phó với Trung Quốc. Một nguồn tin chính phủ Nhật Bản nói với thông tấn xã AFP: "Các nước G7 có cùng quan điểm về Trung Quốc" trong hồ sơ này. Bộ trưởng Tài chánh G7 trong cuộc họp hồi tháng trước cảnh báo sẽ xem xét lộ trình hành động để "bảo bảo đảm một sân chơi bình đẳng" cho tất cả các nước. Tuy nhiên, nhiều nhà ngoại giao cũng báo trước là Âu Châu muốn tránh "một cuộc chiến tranh thương mại" với Trung Quốc.

Thượng đỉnh G7 cũng sẽ đề cập đến chính sách của Trung Quốc hạn chế xuất cảng các kim loại hiếm, như gallium, germanium, graphite, thiết yếu đối với ngành viễn thông hay điện tử.
Trợ giúp của Trung Quốc cho ngành công nghiệp quân sự Nga là một quan ngại khác của G7. Hôm 13/6, trong cuộc họp báo chung với đồng nghiệp Ukraine Volodymyr Zelensky, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden khẳng định: G7 "sẽ phối hợp hành động" để chống lại việc Trung Quốc "cấp các phương tiện cần thiết cho cỗ máy chiến tranh Nga".
Hôm 12/6, Hoa Kỳ công bố một loạt các trừng phạt mới nhắm vào hơn 300 thực thể, trong đó có nhiều định chế tài chánh Nga và các định chế ngoại quốc có quan hệ với Nga, đặt tại Trung Quốc, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất. Theo một phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, các thông báo trừng phạt mới được đưa ra trước thượng đỉnh G7 là một tín hiệu mạnh của Tổng thống Mỹ gửi đến lãnh đạo Nga.


Thủ Tướng Trung Quốc Công Du Úc Ðại Lợi, Sưởi Ấm Quan Hệ Với Canberra


(Hình: Thủ tướng Trung Quốc, Lý Cường, đến Adelaïde, thủ phủ tiểu bang South Australia của Úc Ðại Lợi, ngày 16/6/2024.)
-Trung Quốc và Úc Ðại Lợi sưởi ấm bang giao. Thủ tướng Trung Quốc bắt đầu chuyến công du nước Úc trong 4 ngày, kể từ hôm 15/6/2024. Trong chặng dừng đầu tiên tại Adelaide, thủ phủ tiểu bang South Australia, xứ sản xuất rượu vang, ông Lý Cường nhấn mạnh ưu tiên "gạt sang một bên những bất đồng", đẩy mạnh hợp tác trên tinh thần "tôn trọng lẫn nhau". Trung Quốc là một đối tác thương mại lớn, thu hút 30% tổng kim ngạch xuất cảng của Úc Ðại Lợi.
Theo chương trình làm việc ngày 17/6, , Thủ tướng Trung Quốc sẽ có một buổi làm việc với đồng cấp Úc Ðại Lợi, Anthony Albanese, và phát biểu trước Quốc hội.

Đây là chuyến viếng thăm Úc Ðại Lợi đầu tiên của nhân vật số 2 Trung Quốc từ năm 2017. Quan hệ song phương đặc biệt trở nên căng thẳng từ năm 2020, khi Canberra đòi mở điều tra quốc tế về nguồn gốc gây đại dịch Covid-19 xuất phát từ tỉnh Vũ Hán. Bắc Kinh đã ban hành một loạt các biện pháp trừng phạt thương mại nhắm vào các nhà sản xuất Úc Ðại Lợi, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất rượu vang tại tiểu bang South Australia, gây thiệt hại cho Úc Ðại Lợi 13 tỉ Mỹ kim, theo thẩm định của hãng tin Anh Reuters.
Trong những tháng gần đây, Trung Quốc từng bước dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nói trên. Từ năm 2022, chính quyền của Thủ tướng Anthony Albanese, thuộc Công Đảng, cũng đã có nhiều nỗ lực hàn gắn. Tuy nhiên, như thông tín viên Grégory Plesse của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tại Sydney ghi nhận, Canberra rất mong muốn san bằng những bất đồng với Trung Quốc, nhưng không phải là bằng mọi giá:
"Đối với Bắc Kinh thì đã đến lúc để hàn gắn quan hệ với Canberra. Sau nhiều năm căng thẳng, gần như hầu hết các biện pháp trừng phạt thương mại nhắm vào các nhà sản xuất của Úc Ðại Lợi đều đã được dỡ bỏ trong những tháng gần đây.

Thủ tướng Lý Cường trong chuyến công du lần này đã hết lời ca ngợi nước chủ nhà, cho rằng "Úc Ðại Lợi là nhịp cầu lý tưởng nối liền Đông và Tây". Công Đảng đang cầm quyền tại Canberra hài lòng trước việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, đối tác thương mại chính. Đảng này không quên nhấn mạnh rằng đã đạt thành quả đó, nhưng Canberra đã không hề cúi đầu trước Bắc Kinh, và họ cũng đã không tránh né những chủ đề gây bất đồng với Trung Quốc.
Thủ tướng Úc Ðại Lợi Anthony Albanese ngày mai tiếp đồng cấp Trung Quốc Lý Cường tại Canberra, có hứa là ông sẽ đề cập đến trường hợp của học giả Dương Hằng Quân (Yang Hengjun), bị Trung Quốc bắt giam từ năm 2019 và đã lãnh án tử hình treo. Thủ tướng Albanese cũng sẽ đề cập đến những sự việc giữa Hải quân Trung Quốc và Úc Ðại Lợi tại Biển Đông".


Đài Loan Coi "Sự Trỗi Dậy Quyền Lực" của Trung Quốc Là "Thách Thức Lớn Nhất"


(Ảnh AP - Chiang Ying-ying, minh họa: Tân Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (Lai Ching-te) trong lễ chính thức nhậm chức, tại thủ đô Đài Bắc, ngày 20/5/2024.)
-Trong chuyến thăm Học viện Quân sự ở Cao Hùng ngày 16/6/2024, Tổng thống Lại Thanh Đức lưu ý với học viên và giảng viên về mục đích của của chính quyền Bắc Kinh "xóa bỏ" chế độ Đài Bắc. Theo tân Tổng thống, "thách thức lớn nhất" của các tân sĩ quan là đối phó với "sự trỗi dậy quyền lực của Trung Quốc".
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Học viện Quân Sự Hoàng Phố, Tổng thống Lại Thanh Đức nhấn mạnh đến ý đồ của Trung Quốc "phá vỡ nguyên trạng ở eo biển Đài Loan", "nhằm sáp nhập và loại bỏ Trung Hoa Dân Quốc (tên chính thức của Đài Loan) vì mục đích tái sinh đại cường" Trung Hoa.
Tổng thống Đài Loan kêu gọi "nhiệm vụ quan trọng nhất" của lớp sĩ quan tương lai "là dũng cảm gách vác trách nhiệm và nghĩa vụ nặng nề là bảo vệ Đài Loan, bảo vệ hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan".

Lời kêu gọi được tân Tổng thống Đài Loan đưa ra vào lúc căng thẳng gia tăng ở hai bờ eo biển Đài Loan. Sau lễ nhậm chức ngày 20/05 của ông Lại Thanh Đức, người bị Bắc Kinh coi là "thành phần ly khai nguy hiểm", Trung Quốc tổ chức tập trận rầm rộ bao vây hòn đảo trong 2 ngày. Thông tấn xã AFP nhắc lại, trong những năm gần đây, các nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định "thống nhất" Đài Loan là chuyện "không thể tránh được", thậm chí Chủ tịch Tập Cận Bình không loại trừ khả năng dùng đến vũ lực.
Học viện Quân sự Hoàng Phố là trường sĩ quan quân sự hàng đầu của Đài Loan. Được thành lập tại Quảng Châu (Trung Quốc) năm 1924, học viện được chuyển đến Cao Hùng, miền Nam Đài Loan, sau khi Quốc Dân đảng bị thua và rút ra hòn đảo năm 1949.


Vùng Biển của Phi Luật Tân: Bắc Kinh Cho Phép Hải Cảnh Bắt Người, Manila Tăng Cường Bảo Vệ Ngư Dân


(Hình AP - Aaron Favila: Biểu tình trước Tòa Lãnh sự Trung Quốc tại Makati, Phi Luật Tân, ngày 11/6/2024, để phản đối những đòi hỏi chủ quyền ngang ngược của Bắc Kinh trong vùng biển của Phi Luật Tân.)
-Ngày 15/6/2024, Trung Quốc ban hành một số quy định của cụ thể để khai triển quyết định bắt giữ trong vòng 60 ngày người ngoại quốc bị cáo buộc "xâm phạm lãnh hải" đúng vào ngày quyết định có hiệu lực. Chỉ huy quân đội Philipppines tuyên bố Manila sẽ có thêm các biện pháp bảo vệ ngư dân.
Theo quy định của Bắc Kinh, chính thức có hiệu lực từ hôm nay, người và tàu thuyền ngoại quốc "xâm nhập bất hợp pháp" vào các Vùng lãnh hải và Đặc quyền Kinh tế của Trung Quốc có thể bị tạm giữ không qua xét xử. Hôm 14/6, trả lời báo giới, chỉ huy quân đội Phi Luật Tân, tướng Romeo Brawner, kêu gọi ngư dân "đừng sợ hãi khi tiếp tục các hoạt động đánh bắt bình thường tại các Vùng đặc quyền Kinh tế quốc gia". Ông cũng cho biết thêm là "chính quyền đang thảo luận về một số biện pháp để bảo vệ ngư dân".

Báo Anh The Guardian hôm 14/6, dẫn lời ông Roy Vincent Trinidad, phát ngôn viên của Hải quân Phi Luật Tân, cho biết Phi Luật Tân trong tuần qua đã tăng cường tuần tra trước khi lệnh bắt người của Trung Quốc có hiệu lực. Theo phát ngôn viên của Hải quân Phi Luật Tân, Manila đang thảo luận với các đồng minh và đối tác để ứng phó, bởi không chỉ Phillippines, mà "nhiều quốc gia khác cũng lo ngại về việc này". Phát ngôn viên Hải quân Phi Luật Tân cho biết Hải quân, Quân đội Phi Luật Tân, Tuần duyên, Cục Thủy sản cũng như tất cả các lực lượng chấp pháp trên biển khác đang được huy động để bảo vệ ngư dân.
Hồi đầu tháng 6, tại diễn đàn Đối thoại An ninh Shangri-La, Tân Gia Ba, Tổng thống Phi Luật Tân, Ferdinand Marcos Jr., cảnh báo rằng Manila sẽ coi việc bất kỳ công dân Phi Luật Tân nào thiệt mạng do "hành động cố ý" của Trung Quốc gần như là một "hành động tuyên chiến". Bộ trưởng Quốc phòng Gilbert Teodoro, trong một cuộc trả lời báo Anh Financial Times, tuần này, nhấn mạnh Philippnes sẽ không lùi bước trong việc bảo vệ vùng biển của mình, và đây là một vấn đề "có ý nghĩa sống còn" với quốc gia này.


Phi Luật Tân Muốn Mở Rộng Thềm Lục Địa ở Biển Đông


(Ảnh REUTERS - Adrian Portugal, tư liệu: Tuần duyên Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu tiếp liệu Phi Luật Tân khi đang trên đường đến Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) ở Trường Sa, ngày 4/3/2024.)
-Ngày 15/6/2024, Manila đệ đơn lên Liên Hiệp Quốc yêu cầu công nhận quyền chủ quyền của Phi Luật Tân đối với một khu vực thềm lục địa ngoài khơi Biển Đông, hiện bị Trung Quốc đòi chủ quyền. Yêu cầu được gửi vào đúng ngày Trung Quốc công bố một loạt quy định cho phép Hải cảnh bắt giam hành chính, lên đến 60 ngày, "người ngoại quốc" xâm phạm "chủ quyền" ở Biển Đông. Song song với việc khuyến khích ngư dân tiếp tục hoạt động, Phi Luật Tân đặt hệ thống phi đạn BrahMos ở Biển Đông.
Theo bản đăng ký trình lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) ngày 15/6, Manila yêu cầu quyền được "thiết lập ranh giới bên ngoài thềm lục địa Phi Luật Tân", cách bờ tây đảo Palawan đến 648 cây số. Đây là mức tối đa được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển - UNCLOS 1982 cho phép.

Trong một thông cáo, được thông tấn xã AFP trích dẫn, ông Marshall Louis Alferez, Phụ tá Ngoại trưởng Phi Luật Tân đặc trách về đại dương và các vấn đề hàng hải, nhấn mạnh "đáy biển và lòng đất dưới đáy biển trải từ quần đảo (Phi Luật Tân) đến ranh giới tối đa mà UNCLOS cho phép chứa đầy tiềm năng tài nguyên có lợi cho đất nước và người dân (Phi Luật Tân) trong nhiều thế hệ tới".
Chính quyền Manila khẳng định đã "tiến hành nghiên cứu khoa học về Biển Tây Phi Luật Tân (tức Biển Đông) từ hơn 15 năm qua" và "muốn bảo đảm tương lai qua việc thể hiện đặc quyền trong việc thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên trong khu vực thuộc lĩnh vực thẩm quyền (của Phi Luật Tân)".
Theo thông tấn xã AFP, trong những tháng gần đây, căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh đã tăng lên mức chưa từng có với rất nhiều sự việc nghiêm trọng, ví dụ Hải cảnh Trung Quốc nhiều lần phun vòi rồng vào tàu của Phi Luật Tân ở Biển Đông. Để tăng cường phòng vệ, Phi Luật Tân lập một giàn phóng phi đạn BrahMos tại căn cứ Hải quân Leovigildo Gantioqui ở Zambales, bờ tây đảo Luçon nhìn ra Biển Đông.
Dựa trên hình ảnh chụp từ vệ tinh, ngày 14/6, trang Naval News cho rằng một doanh trại mới được xây trên khu vực tập huấn tàu đổ bộ trước đây của Hải quân Phi Luật Tân. Công việc mở rộng được tiến hành ngay sau khi Manila đặt mua phi đạn BrahMos của Ấn Độ. Đến ngày 02/05/2024, nhiều cơ sở đã được xây dựng, trong đó có một bunker chứa phi đạn và một bệ cao có thể để phóng thử và bảo trì hệ thống.


Tranh Cử Tổng Thống Mỹ: Buổi Dạ Tiệc Gây Quỹ của Joe Biden Thu Được 28 Triệu Mỹ Kim, Kỷ Lục của Đảng Dân chủ


(Hình REUTERS - Kevin Lamarque: Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa) và cựu Tổng thống Barack Obama (phải), tại buổi gây quỹ ở Los Angeles, ngày 15/6/2024.)
-Chiến dịch vận động cho kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 vẫn tiếp diễn. Thứ Bảy (15/6/2024), trong khi đối thủ Donald Trump đến tiểu bang Michigan thì ông Biden hiện diện tại một buổi dạ tiệc gây quỹ ở Los Angeles, tiểu bang California, với sự tham gia của nhiều ngôi sao Hollywood và cựu Tổng thống Barack Obama.
Ê-kíp vận động tranh cử của ứng viên Biden thông báo số tiền quyên tặng cao kỷ lục, hơn 28 triệu Mỹ kim, trong bối cảnh tỉ lệ được lòng dân của Tổng thống Joe Biden không cao. Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) tường trình:
"George Clooney, Julia Roberts, Jack Black và những nhân vật có tiếng nhất tại Hollywood đã hội tụ để bày tỏ sự ủng hộ dành cho Joe Biden. Mỗi người dường như đã chi từ 250 đến 500 ngàn Mỹ kim để tham dự dạ tiệc.

Đặc biệt, người được mời lên sân khấu là Barack Obama, đã không ngần ngại sử dụng sự tiếng tăm của ông để nâng cao uy tín cho người từng là Phó Tổng thống trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông.
Tổng cộng, ê-kip của Joe Biden cho biết đã huy động được hơn 28 triệu Mỹ kim chỉ trong một buổi tối, một con số cao kỷ lục của đảng Dân chủ.
Xin nhắc lại là buổi dạ tiệc này diễn ra vào thời điểm Tổng thống Joe Biden vẫn đang trong tình cảnh khó đạt điểm cao so với đối thủ Donald Trump trong các cuộc thăm dò ý kiến. Trong tuần qua, Hunter Biden, con trai Joe Biden đã bị kết tội tàng trữ súng trái phép.
Vì vậy, việc huy động được số tiền lớn như vậy chỉ trong một buổi dạ tiệc là một sự biểu dương lực lượng với mục đích trấn an những người ủng hộ Joe Biden khi chỉ còn 2 tuần nữa là diễn ra cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình của ông với Donald Trump. Nhiều người xem cuộc tranh luận trực tiếp này là một bài trắc nghiệm đối với vị Tổng thống thuộc đảng Dân chủ".

Cũng trong tối thứ Bảy, ứng viên đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Donald Trump có buổi mit-tinh tại Detroit, thành phố đông dân nhất tiểu bang Michigan, miền Đông-Bắc Mỹ để vận động cử tri. Detroit là thành phố đông dân nhất tiểu bang Michigan, vốn được xem là "swing state"(tiểu bang xoay chiều), có khả năng nghiêng về đảng Dân chủ hoặc Cộng hòa tùy theo số phiếu bầu.
Theo thông tấn xã AFP, ứng viên đảng Cộng hòa sau đó đã tham dự một buổi tập hợp của các cử tri thuộc cánh hữu của đảng Cộng hòa và những người ủng hộ cuộc đột nhập vào Điện Capitol hồi tháng 1/2021. Trong bài phát biểu dài 80 phút, đan xen với những tràng pháo tay của những người ủng hộ, Donald Trump đã chỉ trích chương trình chống biến đổi khí hậu của Joe Biden, chế nhạo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, người mà ông xem là "đang làm thương mại". Ông Trump cũng lăp lại luận điệu mang tính kích động về điều mà ông ta gọi là "cuộc xâm lược của di dân" do Biden gây ra.

Không có nhận xét nào: