Có lẽ không ai trong chúng ta, những người từng học Tiểu Học trước 1954 đều thuộc lòng câu: “Giang sơn ta chạy dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu” và vẫn mang trong đầu hình ảnh một Ải Nam Quan với hai giai thoại đặc biệt về cửa Ải này:
Mạc Đĩnh Chi 1280 - 1346
1-Năm 1308, Mạc Đĩnh Chi đi sứ nhà Nguyên. Vì đường gập ghềnh, nên đến cửa khẩu trễ, quân canh gác bắt phải chờ đến sáng hôm sau. Thấy sứ bộ yêu cầu mở cửa thành, viên quan phụ trách canh cửa ải thả từ trên lầu cao xuống một câu đối, nói rằng nếu Đại Việt đối được thì họ sẽ mở cửa. Câu đối có nội dung như sau:
Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan
(nghĩa là: Tới cửa ải trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường cứ qua)
Một vế đối hóc búa đến 4 chữ quan và 3 chữ quá! Mạc Đĩnh Chi lập tức đối ngay:
Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh Tiên sinh tiên đối.
(nghĩa là: Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin mời Tiên sinh đối trước).
Vế đối của ông có 4 chữ đối và 3 chữ tiên, đúng với yêu cầu câu đối của viên quan ấy và vì khá nhanh, nên quan nhà Nguyên phải phục và vội mở cửa thành để ông đi qua.
Như thế, Ải Nam Quan đã hình thành trước thế kỷ 14 rồi.
2- Nguyễn Phi Khanh làm quan cho nhà Hồ, tước Hàn lâm học sĩ rồi lần lượt thăng lên Thống chương Đại phu, Đại lý tự khanh kiêm Trung thư Thị lang, Tư nghiệp Quốc tử giám. Năm 1407, khi quân nhà Minh xâm lược nước Việt, Nguyễn Phi Khanh tham gia đánh nhau với Tầu, nhưng bị thua và bị bắt giải về Trung Quốc, qua cửa Ải Nam Quan. Nguyễn Trãi là con trai, đi theo Cha đến tận Ải Nam Quan, rồi với hai hàng lệ lã chã, chia tay thân phụ ngay tại cổng Ải, rồi về lại quê nhà, và đi tìm Minh Chủ để giúp nước theo lời dặn của thân phụ. Việc này lại chứng minh là Ải Nam Quan nguyên thủy đã có từ nhiều thế kỷ trước, và đường biên giới giữa hai nước chạy ngang qua Ải Nam Quan, hiện nay nằm sâu trong lãnh thổ Tầu, không phải cái kiến trúc hiện tại do Tầu xây sau này và hiện nay là điểm giao thương giữa hai nước.
Nguyễn Trãi khóc cha là Nguyễn Phi Khanh tại ải Nam Quan
Thật ra, không ai biết Ải Nam Quan được xây dựng vào thế kỷ nào, chỉ biết trước đó, vào thế kỷ thứ 10, 11, và 13, quân Bắc phương từng tấn công vào nước ta, đều xuất quân từ Ải Nam Quan cũ cách đường biên giới hiện tại gần 2000 mét.
Theo http://ngodinhdiem.net/Lanh%20tho/AiNamQuan.html, vào thế kỷ 19, trước khi ký hiệp ước Thiên Tân, quân Pháp và quân Thanh đã đại chiến ở cửa Ải Nam Quan (hình A 3, “Trấn Nam Quan Đại Chiến” minh họa cảnh giao chiến giữa quân Pháp và quân Thanh tại cổng Nam Quan vào năm 1885). Sau đó, vì không muốn giao chiến dằng dai với quân Tầu, thực dân Pháp buộc Việt Nam phải ký hiệp ước Thiên Tân công nhận Ải Nam Quan là thuộc của Tầu, và bắt Việt Nam ta phải lùi ranh giới vào sâu trong nội địa của ta. Sau đó, trong chiến tranh biên giới Việt-Trung, tháng 2 năm 1979, Tầu đã mang hơn 200,000 quân tấn công sáu tỉnh biên giới phía Bắc và đã chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn. Theo tài liệu của Bắc Bộ phủ, thì “Bộ binh Trung Cộng vào thị xã Lào Cai bằng thung lũng sông Hồng, vào thị xã Cao Bằng theo thung lũng sông Bằng và vào thị xã Lạng Sơn theo thung lũng sông Kỳ Cùng rồi vào ải Nam Quan.” Khi ngưng chiến vào ngày 5 tháng 3 năm 1979, quân Tầu lại lấn thêm một số vùng phía Nam của Ải Nam Quan, và thế là và trạm quan thuế của Cộng Sản phải dời vào sâu trong lãnh thổ ta, từ 300 đến 400 m về phía Nam. Cộng Sản Việt Nam vì thế yếu, nên im thin thít, không dám đòi lại đất.
Đến ngày 30 tháng 12 năm 1999, tại Hà Nội, hai ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm của Cộng Sản Việt Nam và Đường Gia Triền của Tầu chính thức ký ‘Hiệp ước biên giới trên đất liền’, chấp nhận ải Nam Quan cũ thuộc về Tầu. Hiệp ước này được quốc hội Tầu thông qua ngày 29 tháng 4 năm 2000, và quốc hội Cộng Sản thông qua ngày 9 tháng 6 năm 2000. Từ đó, tiến hành việc cắm lại mốc biên giới cho đến năm 2008. (Đây chính là một hiệp ước Bán Nước mà Cộng Sản Việt thực hiện sau cái công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng).
Vì thế, trong sử sách của Cộng Sản Việt Nam, không hề có chữ nào nhắc nhở đến Ải Nam Quan nữa cả. Và để yên tâm hưởng quyền lợi mà không sợ bị Tầu Cộng giáng cho một bài học nữa, Bộ Chính Trị Bắc Việt cấm không được ai nói đến việc đòi lại Ải Nam Quan. Điều đau lòng và nhục nhã cho người Việt là có những kẻ cũng tin vào Tầu Cộng mà nói rằng Ải Nam Quan là của Tầu.
Những kẻ không có lương tri, không trí thức nên đồng thuận với Đảng Cộng Sản Việt Nam và vỗ tay tán thưởng việc Ải Nam Quan là của Tầu, đồng thời chế nhạo những ai muốn bảo vệ đất đai của Tổ Quốc khi đồng hóa cái Kiến Trúc Ải Nam Quan với Mảnh Đất mà trên đó cái cửa Ải được xây dựng.
Một điều vô cùng quan trọng mà chúng ta phải phân biệt là: 1) cái kiến trúc Ải Nam Quân xây bằng gạch đá và 2) Mảnh Đất mà trên đó, cái kiến trúc kia được xây lên. Người Việt đau lòng vì mất phần đất mà trên đó, cái chòi canh mà Tầu đặt tên là Trấn Nam Quan, Mục Nam Quan đã xây, chứ không ai thèm cái kiến trúc, cái chòi canh do Tầu phù xây!
Giả dụ mà có đòi được lại phần đất đó, thì nhất định người Việt sẽ đập vụn cái kiến trúc Tầu Phù đó đi mà xây lên một kiến trúc khác, chứ không ai đi đòi một căn nhà mà kẻ khác đã xây lên trên đất mình. http://www.chuacuuthe.com/2014/03/ai-nam-quan/
Trở lại chữ Ải Nam Quan. Chữ “Ải” là gì? “Ải” là một ranh giới, một đường biên, một phân cách giữa hai lãnh vực. Người xưa có câu: Anh Hùng không vượt qua được Ải Mỹ Nhân! Trong câu này, Ải Mỹ Nhân không phải là một cái chòi canh, một trạm gác, mà là một biên giới vô hình giữa Thiện và Ác, giữa tính Anh Hùng và sự đầu hàng trước giai nhân, giữa sự nghiệp cao quý và tính tầm thường của một con người.
Còn Ải Nam Quan ở đây, không phải chỉ là cái chòi canh được xây thành mấy tầng, mà là một đường biên giới quanh co nằm vào vĩ tuyến 8o33, cực Bắc của nước ta. Theo những tấm hình đã được chứng minh trong bài Ải Nam Quan trước đây, Ải Nam Quan là một dẫy thành uốn lượn theo triền núi, rồi từ một điểm thuận tiện giữa Ải, cả hai nước đồng ý mở một cánh cổng thông thương, và vì Tầu là nước lớn hơn, giầu hơn, mạnh hơn, nên đã bỏ nhân lực và tiền bạc ra xây cái cổng (chòi canh) này.
(Xin vào link: http://ngodinhdiem.net/Lanh%20tho/AiNamQuan.html để nhìn thấy những tấm hình cụ thể về “cái gọi là” Ải Nam Quan, có thể là một con đường đi lên Ải, có thể là dẫy nhà dân chúng cạnh dẫy nhà lính tráng, cũng có thể là môt khoảng sân rộng trước cái chòi canh xây cất cao nghệu…)
Trích đoạn một bài của Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm về Ải Nam Quan:
“Ðất nước của chúng ta càng nhìn về thuở xa xưa chừng nào càng rộng ra và càng lùi sâu về phía Bắc chừng nấy. Chúng ta không có những bản đồ ghi rõ những đổi thay đó qua thời gian dài mấy ngàn năm trước Tây Lịch. Nhưng trong tâm hồn người dân Việt vẫn còn những mốc cấm phân chia ranh giới giữa ta và Tàu. Mốc cấm thứ nhất là cột đồng Ðông Hán do tướng Mã Viện cấm hồi khoảng năm 42 Tây Lịch. Mã Viện cho cấm trụ đồng nầy để phân chia ranh giới giữa hai nước. Trên cột đồng có khắc câu “Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” mà đa số người Việt Nam đều nhớ nằm lòng. Câu đó có nghĩa là khi nào trụ đồng gãy đổ thì dân Giao Chỉ sẽ bị tiêu diệt. Sợ trụ đồng gãy đổ nên ông cha ta, mỗi người một viên đá cứ đem tới mà đắp vào dưới gốc trụ đồng cho đến một ngày kia đá chất lên thành núi lấp mất cả trụ đồng. Cột đồng Mã Viện ở đâu, nay ta không còn dấu vết gì cả. Trước đây trong số các thức giả có người ức đoán vị trí của cột đồng nằm trong vùng đất Cổ Lâu hay ở trong chân núi Phân Mao thuộc Châu Khâm của tĩnh Quảng Tây bên Tàu.
\Mốc cấm thứ hai rõ ràng chính xác hơn. Ðó là Ải Nam Quan mà hình ảnh vẫn chưa và sẽ không bao giờ phai mờ trong sách sử. Ðây là một ải quan do Trung Hoa dựng lên trên con đường qua lại giữa hai nước để ngăn chia ranh giới của đôi bên: bên phía Bắc là châu Bằng Tường tĩnh Quảng Tây Trung Hoa, và phía bên Nam là xã Ðồng Ðăng châu Văn Uyên tĩnh Lạng Sơn của Việt Nam. Bên phía Bắc cửa ải có “Chiêu Ðức Ðài” do nhà Thanh xây cất để cho sứ bộ Trung Hoa nghỉ ngơi trước khi lên đường sang Việt Nam. Trên cửa ải có tấm biển đề “Trấn Nam Quan”. Bên phía Nam cửa ải có Ngưỡng Ðức Ðài là phần xây cất của nhà Nguyễn để làm chỗ tiếp đón sứ bộ Trung Hoa sang công cán ở Việt Nam và cũng là nơi nghỉ chân của sứ bộ Việt Nam trên đường sang Trung Quốc. Theo các sử quan nhà Nguyễn thì Ải Nam Quan ra đời lúc nào không thấy ghi lại trong sách sử. Chỉ biết khoảng đời Lê Cảnh Hưng (niên hiệu của Lê Hiển Tông, 1740-1786), Đốc trấn Lạng Sơn là Nguyễn Trọng Ðang khi sửa lại “Ngưỡng Ðức Ðài” có cho lập bia trên đó có ghi đại lược như sau: “Nước Việt ta có Ngũ Lĩnh, quan ải trước ở đâu không rõ, là vì diên cách thế nào không ghi đủ. Gần đây lấy địa giới châu Văn Uyên trấn Lạng Sơn làm cửa quan. Cửa quan có Ngưỡng Ðức Ðài không rõ dựng tự năm nào, có lẽ bắt đầu từ đời Gia Tĩnh nhà Minh”.
Cửa Nam Quan mang nhiều tên khác nhau tùy triều đại. Cửa Nam Quan còn có tên là cửa Pha Lủy, từ đời Lê trung hưng người Tàu gọi là Trấn Nam Quan. Có lúc được gọi là Ðại Nam Quan, Trấn Di Quan…Mao Trạch Ðông đổi tên là Mục Nam Quan còn Hồ Chí Minh thì gọi là Hữu Nghị Quan. Tuy nhiên cái tên đẹp nhất, quen thuộc nhất và cũng thiêng liêng nhất đối với đa số người Việt Nam vẫn là Ải Nam Quan.
sheet 6354-4 (U.S. Army Map Service)
Ải Nam Quan nằm ở địa đầu tĩnh Lạng Sơn, cách Hà Nội 167 km về phía Ðông Bắc. Lạng Sơn là một tỉnh lớn có 6,200 cây số vuông diện tích. Ở phía Bắc, Lạng Sơn giáp giới với tỉnh Cao Bằng và Trung Hoa. Ở phía Tây là tỉnh Bắc Kạn, phía Tây Nam là Thái Nguyên. Phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang và phía Ðông là tỉnh Hải Ninh. Lạng Sơn ở trên cao độ thay đổi từ 100m đến 1,000 m. Vì xa biển nên hơi lạnh so với Hải Ninh; nhiệt độ trung bình ở đây là 21.7 độ C. Con sông quan trọng chảy qua Lạng Sơn là sông Kỳ Cùng, dài 170 km. Khoảng cách từ Hà Nội lên tỉnh lỵ Lạng Sơn là 154 km về hướng Ðông Bắc. Từ dây đi thêm 2 km nữa là đến Phố Kỳ Lừa. Phố hay chợ Kỳ Lừa lập ra hồi tiền bán thế kỷ XV, là một nơi buôn bán sầm uất. Ở đây có món nem chua cũng rất nổi tiếng. Từ Kỳ Lừa đi thêm 10 km nữa thì đến Ðồng Ðăng, nơi đây có nhiều phong cảnh đặc biệt.. Từ Ðồng Ðăng đi thêm 5 km nữa là đến Ải Nam Quan. Phía Tây Phố Kỳ Lừa có động Tam Thanh. Ðộng Tam Thanh cũng gọi là chùa Tam Thanh vì dây là ba hang động có thờ Phật trong đó. Ðộng nhỏ nhất trong ba động là Ðộng Nhất Thanh trong đó ngoài tượng Phật còn có thờ Ngô Thì Sĩ, cha của Ngô Thì Nhậm. Ngô Thì Sĩ đỗ tiến sĩ năm 41 tuổi, làm quan đến Ðốc Trấn Lạng Sơn. Oâng là người rất liêm khiết , rất thương dân, lo lắng giúp đỡ dân nên khi chết được dân chúng tạc tượng thờ ở đây.
Trước động Tam Thanh có núi Vọng Phu và tượng nàng Tô Thị mà câu chuyện thương tâm đã được nhạc sĩ Lê Thương diễn tả trong những bảng nhạc Hòn Vọng Phu bất tử của ông. Các địa danh nổi tiếng nầy cũng đã được người dân Việt ghi lại trong những câu ca dao :
“Ðồng Ðăng có Phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”.
Từ xưa tỉnh Lạng Sơn với cửa Nam Quan đã từng là nơi diễn ra bao nhiêu biến cố lịch sử đau thương cũng có nhưng phần lớn là oai hùng của dân tộc Việt. Ðây là nơi xảy ra câu chuyện “Hận Nam Quan” với lời dặn dò của Nguyễn Phi Khanh bảo Nguyễn Trãi “con phải trở về thay cha báo thù nhà đáp đền nợ nước”, đánh dấu việc Nguyễn Trãi gạt nước mắt nghe theo lời cha đau đớn quay về thao luyện binh tướng phò tá Bình Ðịnh Vương dành lại độc lập cho xứ sở. Bao nhiêu binh tướng kiêu hùng của Trung Quốc đã xông vào cửa ải nầy qua dày xéo lãnh thổ Việt, rồi cũng bao nhiêu binh tướng đó mua lấy thất bại chua cay hoặc bỏ thây trên quê người hoặc nhục nhã xác xơ chạy trối chết qua cửa nầy về Trung Quốc như Thoát Hoan (nhà Nguyên), như Liễu Thăng (nhà Minh), như Tôn Sĩ Nghị (nhà Thanh).
Tiếc thay! Lạng Sơn ngày nay phải chứng kiến một cảnh tượng đau lòng: cửa Nam Quan không còn nằm ngay trên biên giới của tỉnh này và tỉnh Quảng Tây nữa, nó đã lùi xa vào phần đất của Trung Hoa. Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm.” (http://www.quocgiahanhchanh.com/tuainamquan.htm)
Với những sự kiện rõ ràng đã ghi trong lịch sử như thế, Ải Nam Quan nguyên thủy đã thực sự bị Tầu chiếm mất. Người Việt còn tinh thần yêu nước, kính trọng Tổ Tiên, ngưỡng mộ và ghi ơn những chiến sĩ đã bỏ thân mình mà bảo vệ cửa Ải này, phải tâm nguyện sẽ có một ngày dành lại giang sơn mà Tổ Tiên đã bỏ bao nhiêu xương máu gầy dựng. Nếu chỉ an tâm hưởng nhàn, quên nhiệm vụ quan trọng này, thì sẽ mang tội với Tổ Tiên, nếu không muốn được coi là kẻ phản bội Tổ Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét