Bạn N làm nghề personal training, aerobics instructor; ăn uống rất kỹ càng! Tuyết rất quy cũ, kỷ luật (self discipline). Tháng Năm cô đi check Pap smear kết quả tốt, negative, không bị gì hết nhưng đến tháng Hai năm sau, ngay đúng ngày Valentine năm 2003, cô đang dậy exercise thì máu tuá ra ào ào đến ngất xỉu. Vào nhà thương, Tuyết mới biết mình bị ung thư tử cung thời kỳ cuối…
<!>
Bác sĩ bảo là đã quá trễ rồi, chỉ còn sống được tối đa là 3 tháng nhưng với một nghị lực mạnh mẻ, một ý chí muốn sống còn mãnh liệt (con cô còn trẻ quá mà!), tâm bền vững ngồi thiền, cộng với một thể lực được hun tập từ bao nhiêu năm (cô đã tiếp tục tập tạ, tiếp tục dậy “exercise” sau khi được chữa trị); cô bạn của N đã sống thêm được 7 năm.
N nghe em gái N kể nhiều về cô, nó có vẻ phục cô lắm vì cô hay làm …bác sĩ tâm lý, hay gỡ rối tơ lòng cho nó. Cô có hạnh lắng nghe giống Phật bà Quán Thế Âm, cô kiên nhẫn và có lòng từ tâm đầy ắp; nhưng mãi đến 1 năm sau khi cô bị bạo bệnh, N mới có dịp gặp được cô. Cô quý mến, thích N ngay từ lần đầu gặp gỡ và ngược lại, N cũng thế! N thấy “amazed” vì cô rất dễ thương, giọng hơi Huế Huế lai Nha Trang nhẹ nhàng và giống như cái tên của cô, Bạch Tuyết, cô trắng bóc à, dáng người dong dỏng, rất fitted (dĩ nhiên rồi, cô dậy người ta tập thể dục, tập tạ mà), không có, dù chỉ là 1 chút mỡ thừa nào. Cả hai đã trở thành bạn tri kỷ, thân thiết với nhau ngay lập tức, như đã quen nhau tự kiếp nào…
Hình như mình cũng có duyên với nhau, phải không Tuyết? Nhờ qua Hảo, em Nguyệt mà một đứa ở San Jose, một đứa ở Fountain Valley, cuối cùng cũng gặp được nhau. Ít người biết tình bạn của Tuyết với Nguyệt than ái như thế nào? Thời gian hai đứa biết nhau, sau lần đầu gặp mặt, chỉ gần có 6 năm thôi. Số lần gặp mặt nhau cũng rất ít ỏi, chỉ có khoảng 6, 7 lần! Nhưng hai đứa mình thường xuyên gọi phone cho nhau. Chúng ta tâm sự, nói chuyện với nhau 2, 3 tiếng hoặc hơn là thường. N thấy CD nào có bài giảng hay, quyển sách nào về tu tập, thiền định, thiền minh sát xem được…, N đều nghĩ đến T và gửi lên cho T. N giới thiệu, rủ rê, gửi DVD về tài chi của thầy Hằng Trường cho Tuyết. T học rồi áp dụng ngay, volunteer đi dậy cho những group bạn của T ngay. Có một lần N lên San Jose, hai đứa có dịp đi riêng với nhau, T đã dẫn N đi lẩn thẩn vào khu ăn hàng ở San Jose và còn bao N ăn chè sâm bảo lượng, T cũng mua cho T 1 ly để ăn chung với N cho vui. N biết T thương bạn, vì bình thường ra T chẳng bao giờ ăn vặt, huống hồ gì là ăn ngọt! Buổi trưa hôm đó, chúng ta đã có 1 kỷ niệm thật đẹp, thật vui vẻ với nhau. N đã thấy rất tự nhiên, thoải mái, rất bình yên bên cạnh T. N rất quí hóa những lần chúng ta gặp mặt nhau, N giữ gìn kỷ niệm của 2 đứa mình rất kỷ càng. Chắc T chẳng biết điều đó đâu ha?
Tính T thật trầm tĩnh, thật là đầm ấm, khuôn mặt hơi buồn nhưng nụ cười thì rạng rỡ và giọng cười thì ôi thôi... thật là rộn rã. N rất thích nghe giọng cười của T. Đôi khi N nhớ, muốn gọi phone cho T chỉ để nghe giọng cười thật vui tai, thật dễ thương của T mà thôi! Về phần T cũng thế, T bảo rất mê nghe giọng cười của N, T thấy được sự thoải mái, hồn nhiên, phóng khoáng, dòn dã… Rất nhiều lần hai đứa nói chuyện với nhau, phone này hết pin, lại lấy qua phone khác, đến khi cái phone thứ hai hết nói được, nhiều khi không kịp nói chia tay mới chịu thôi. Không biết chuyện đâu ra mà nhiều đến thế! Có lẽ 2 đứa ý hợp tâm đầu nên nói mãi, nói hoài không hết chuyện. N không biết T hay đi ngủ sớm, N thì hay thức khuya, đến 9, 10 giờ tối mới thấy rổi rảnh và muốn gọi phone, cho nên có nhiều lúc nói chuyện với T đến 2, 3 giờ sáng. Về sau, nói chuyện với Hảo, N mới biết T là người rất quy củ, đi ngủ thật sớm mỗi ngày. Vậy mà T đã chìu N, rán thức khuya để mà nói chuyện với N. Khi biết ra, N cảm động lắm, T đã chìu bạn của mình mà phá lệ! Sau đó, vì biết rồi nên N đã tránh, không gọi cho T vào những lúc tối khuya như vậy nữa!
Những lúc mình nói chuyện trên phone, T đã tin tưởng N, đã tâm sự, đã kể cho N nghe rất nhiều chuyện riêng tư. Có những chuyện chỉ có hai đứa biết với nhau thôi! Ngoài những chuyện lỉnh kỉnh của đàn bà, việc đời thường, hai đứa nói chuyện với nhau về thiền học, về những gì mình hấp thụ được từ Phật pháp, bàn luận về những bài pháp thoại, những cuốn sách đã được đọc qua. Có vài lúc T gặp trở ngại, khúc mắc trong cuộc sống, N cũng đã hân hạnh cho T những lời khuyên, T bảo là T sẽ cố gắng, nhưng T cũng cứng đầu lắm, rồi 2 đứa cười hỉ hả với nhau. Tìm được một người bạn mà mình nghĩ tương đối hiểu mình không phải dễ đâu! Người ta bảo: “Rượu ngon dễ kiếm, bạn tốt khó tìm”. Hai đứa như đã quen nhau tự kiếp nào! Tụi mình rất hợp và rất hiểu nhau.
Có hai lần, phiền não tới, trong cơn muộn phiền quay quắt, N đã nghĩ đến T và đã gọi cho T như một cứu cánh, như 1 vị thầy sẽ cho đúng toa thuốc mà N đang cần. Tìm đến Phật pháp, tự chữa cho mình cũng được thôi, nhưng trong cơn si buồn, mê muội; niềm đau nỗi khổ quá to lớn, N thấy quẫn cùng! Và T ơi, T như một cái phao, ôm phao vào là thoát khổ. Rất bình tĩnh, rất nhẫn nại, bao dung và tử tế.
T đã nghe N nói. Có lúc T nhẹ nhàng khuyên bảo, có lúc phải gằn giọng, nặng lời! Có lúc còn khen tặng, nói lời khích lệ. Lần chót mình nói chuyện, T đã ôn tồn bảo N: “Mỗi lần N thấy khổ, không cần phải so sánh xa xôi, N cứ nghĩ đến T nè, là thấy hết khổ ngay. Một người bênh hoạn, terminal ill, thân xác rất đang đau đớn, mỗi lần T bị mỗ , không tả nổi cái đau mà T phải trãi qua đâu N. Đau đến độ T rất giỏi chịu đựng mà nhiều khi T cũng chịu không nỗi đó. T rất thích sống, ham sống. Đi ngủ mà T còn tiếc không muốn ngủ nữa mà. T thấy đời đẹp lắm mà T lại phải sắp ra đi! N cứ nghĩ đến T đi, chẳng cần tìm đâu xa xôi, N sẽ thấy bớt khổ ngay!” N đã không cầm được nước mắt khi nghe T nói câu nói đó.
N gửi DVD thầy Hằng Trường dậy về “Càn Khôn Thập Linh” cho Tuyết. Tuyết thực tập và còn tổ chức lớp để dậy cho một nhóm người Việt Nam ở San Jose. Một lần hai đứa nói chuyện với nhau, T khoe T đã giúp được nhiều người. Những người bị bệnh nặng, khó thoát được lưỡi hái của tử thần. Họ đã hoàn toàn tuyệt vọng và tận cùng đau khổ. T đã đến an ủi, khuyên nhủ. T còn đấm bóp cho họ, dạy họ tập yoga. Ngay cả ông bác sĩ cũng không hiểu tại sao T lại khỏe khoắn, còn có nhiều nội lực để giúp đỡ được nhiều người như thế! N nghe T kể, thấy cảm phục T vô chừng!. N hãnh diện được quen, được làm bạn với một người như T. Những người may mắn đã được T dậy Aerobic, Yoga, tài chi, khí công, múa gậy, họ đều quí mến T, thương T thật nhiều. T đã dậy rất tận tâm, hết lòng chỉ dẫn. Tình cảm T ban bố cho tha nhân quả là mông mênh, cho đi mà không cần nhận lại.
Khoảng hơn 1 năm trở lại, N có một sở thích mới là làm thơ. N hay gửi cho T đọc. T hay viết trả lời, chẳng hạn: “N ơi, N ướt át quá đi!” hay “N làm thơ hay lắm! Thi sĩ thứ thiệt rồi còn gì nữa? T muốn sống cho đến ngày N ra mắt quyển thơ đầu tay của N!” hoặc “Bài thơ rất hay và đầy đủ ý nghĩa. Chúc mừng Nguyệt vì T đã thấy được sự thay đổi thật tốt đang manh nha trong tâm hồn N, T thấy một cái gì đó nhẹ nhàng hơn, an lạc hơn...trong những vần thơ sau này của N”. hoặc: “Cảm ơn cô bạn quí mến, đã gửi cho T. những bài thơ tình lãng mạng rất dễ thương” hay “N. ơi, đọc thơ của N. làm, T thấy mình bỗng trở nên mơ mộng, lãng mạn hơn!”
Cảm ơn những lời khuyến khích, cảm ơn T đã khen thơ của N. Dù bận rộn, dù bệnh hoạn, lúc nào T cũng dành thì giờ cho cô bạn ở xa là N. Bây giờ, vài ngày sau khi T. chết, ngồi viết những giòng chữ này, N không thể nào ngăn nỗi những giòng nước mắt, N thấy nhớ T quá T ơi!
N lựa những bài nói về sức khoẻ, những lời hay ý đẹp gửi cho T. T gọi N cám ơn, nói là T rất thích những emails N gửi. Cô bạn của N đã khoe: “Đọc xong, T cố gắng thực tập ngay, đã làm được nhiều điều.” N hỏi T đã làm được điều gì, nói cho N nghe được không? T nói: “Thí dụ như câu mình nên ôm lấy người mình thương và nói là mình thương họ, đừng chờ, kẽo không còn kịp nữa. Bình thường thật là khó, N biết không? Không dễ gì làm đâu, vì người Việt nam mình không quen, nhưng T đã ôm ba T và nói con thương ba lắm, ba ơi! T cũng đã ôm mẹ T và hai đứa con của mình. T sẽ lần lượt ôm những người T thương và nói cho họ nghe là T thương họ lắm. Nếu có N ở đây, T cũng sẽ ôm N và nói T thương N lắm! N có biết N là một người bạn thật đặc biệt của T, T thương N lắm, N biết không?”. Đó, bạn tâm giao của N đó. Bảo sao nước mắt của N không chẩy ra ràn rụa? Bảo sao khi T ra đi, N thấy quá đau lòng?!
Lễ Thanksgiving lần cuối, tháng 11 năm 2009. Tuyết đã gửi đến cho bạn bè 1 lời cảm ơn đầy tình người, thật cảm động:
Trước khi mất khoảng vài tháng, Tuyết làm bài thơ:
Cảm ơn đời
Vĩnh biệt T. Mong cô bạn thật dễ thương của N được an nghĩ trong một cõi bình an miên viễn. T có đức tin nơi Thiên Chúa, N nghĩ Chúa đã mở rộng vòng tay đón T về. Xin chia buồn cùng anh Phương và 2 cháu. Con xin chia buồn cùng 2 bác. Chia buồn cùng các anh chị em của T, cũng như tất cả những người thân quen, bạn hữu của Bạch Tuyết thương yêu.
N biết rằng, cũng như N, tất cả mọi người đều rất yêu mến T, đều thật sự tiếc thương, cảm thấy rất hụt hẫng, mất mát thật nhiều!
Chào T quý mến vô vàn, một tri kỷ, một người mà N rất thương. Từ đây, N sẽ không có ai để chia sẻ buồn vui trên phone nữa. Nhưng T ơi! Nghe lời Tuyết, Nguyệt sẽ không buồn nhiều đâu để T dễ dàng siêu thoát chứ. N mừng cho T ra đi thênh thang.
Chúc cuộc hành trình về nước Chúa của T có muôn ngàn hoa reo vui, bừng nở. Ngủ ngoan nhé bạn hiền yêu dấu.
Nhớ Tuyết quá Tuyết ơi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét