Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2024

TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT :01/05/2024 - Mỹ Loan


Liên Hiệp Châu Âu kỷ niệm 20 năm kết nạp các nước Đông Âu Cách đây đúng 20 năm, ngày 01/05/2004, Liên Hiệp Châu Âu kết nạp cùng lúc 10 thành viên mới, hầu hết là những nước Cộng sản Đông Âu cũ. Từ 15 nước, Liên Âu có 25 thành viên, dân số tăng thêm 20%. Các trẻ em vẫy cờ Liên Hiệp Châu Âu và cờ các nước thành viên mới tại Strasbourg, Pháp, ngày 03/05/2024. © FREDERICK FLORIN / AFP - Thu Hằng Trả lời RFI ngày 01/05, chính trị gia người Ý Romani Prodi, lúc đó là chủ tịch Ủy Ban Châu Âu và là một trong những kiến trúc sư của quá trình kết nạp chưa từng có trong lịch sử Liên Âu, nhớ lại « cả quá trình dài », « vấn đề kinh tế tưởng là khó khăn nhất nhưng cuối cùng lại là tư pháp, truyền thông và các quyền cơ bản » « vì rất nhiều nước là thành viên của Khối Vacxava trước đây và không thực sự quen với cách vận hành « bình thường » của các cơ quan truyền thông ».
<!>
Ngoài vấn đề tồn đọng lớn nhất hiện nay là Hungary, ông Romani Prodi đánh giá sự tập trung kinh tế đã thành công 100%, tập trung dân chủ đã thành công 95%. Trong số 10 nước gia nhập đại gia đình Liên Âu năm 2004, Latvia là một trong ba nước vùng Baltic, vừa mới thoát khỏi 50 năm Liên Xô chiếm đóng. Sau 20 năm, Latvia khẳng định vị trí trên trường quốc tế và hoàn thành quá trình chuyển đổi kinh tế, theo ghi nhận qua phóng sự của thông tín viên RFI Marielle Vitureau :

Trên đường phố Riga, vài lá cờ châu Âu được treo rải rác nhắc lại cách đây đúng 20 năm, Latvia gia nhập Liên Hiệp Châu Âu. Nhưng hiện giờ, các buổi kỷ niệm diễn ra kín đáo hơn, chỉ có lễ thượng cờ châu Âu lúc bình minh. Liên Hiệp Châu đã trở thành một phần đời sống thường nhật, như trong cuộc sống của giáo sư đại học Janis Ikstens.

Ông cho biết : « Đối với tôi, đi lại trở nên dễ dàng hơn vì không cần thị thực. Tôi đã tranh thủ để kết nối liên lạc với đồng nghiệp ở các nước khác trong Liên Hiệp Châu Âu ».
Kinh tế của đất nước có gần 2 triệu dân đã chuyển mình trong vòng 20 năm. Bà Inna Steinbuka, đứng đầu một văn phòng tư vấn về kinh tế, nhận định : « Trong vòng 20 năm, GDP bình quân đầu người đã vượt từ 45% mức trung bình châu Âu lên thành 71%, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề, như thiếu đầu tư vào giáo dục và y tế 

Hiện nay, điều quan trọng tại Latvia đó là an ninh. Và việc này đòi hỏi cần mở rộng thêm khối Liên Âu, kể cả kết nạp Ukraina. Tại đây, không ai nghi ngờ điều đó và đang làm mọi cách để biến mong ước thành hiện thực.

Pháp : Các nghiệp đoàn kêu gọi tuần hành nhân Ngày Quốc Tế Lao Động

Hôm nay là Ngày Quốc Tế Lao Động 01/05, tại Pháp, các nghiệp đoàn lại kêu gọi biểu tình « chống chính sách thắt lưng buộc bụng », « bảo vệ việc làm và lương bổng », « bảo vệ hòa bình » … nhưng bầu không khí được dự báo ôn hòa hơn so với năm 2023, khi phong trào chống dự luật cải tổ chế độ hưu trí diễn ra rầm rộ.


Ảnh tư liệu: Bà Sophie Binet, lãnh đạo nghiệp đoàn Pháp CGT, tham gia cuộc tuần hành truyền thống Ngày Quốc tế Lao động, phản đối luật cải cách hưu bổng của Pháp và đòi công bằng xã hội, Paris, Pháp, ngày 01/05/2023. REUTERS - BENOIT TESSIER
Thùy Dương
Khác với năm 2023, năm nay các nghiệp đoàn chính tại Pháp vẫn phối hợp với nhau, nhưng không đưa ra lời kêu gọi biểu tình liên ngành trên quy mô toàn quốc cho Ngày Quốc Tế Lao Động. Tuy nhiên, nghiệp đoàn CGT cho biết vẫn có hơn 265 cuộc biểu tình diễn ra tại nhiều nơi trong cả nước.

Sophie Binet, lãnh đạo công đoàn CGT hôm nay cho biết trên kênh RMC họ huy động người biểu tình để « bảo vệ mức lương và tố cáo sự tan vỡ xã hội do chính phủ và giới chủ gây ra », nhất là chính quyền muốn cắt giảm trợ cấp thất nghiệp.

Về phần mình, CFDT, nghiệp đoàn hàng đầu tại Pháp kêu gọi người dân « tham gia các cuộc tuần hành được tổ chức trên khắp nước Pháp để yêu cầu một châu Âu có tham vọng lớn hơn và bảo vệ người lao động tốt hơn ».
Các cuộc tuần hành ở một số thành phố như Strasbourg, Marseille, Clermont-Ferrand bắt đầu từ 10 giờ sáng. Tại thủ đô Paris, đoàn người biểu tình xuất phát lúc 14 giờ từ quảng trường République, hướng về phía quảng trường Nation.

Một tài liệu của cơ quan tình báo nội địa Pháp mà AFP tiếp cận được dự báo sẽ có khoảng 120.000-150.000 người biểu tình trên toàn quốc, riêng tại Paris là khoảng 15.000-30.000 người, trong đó có khoảng 400-800 người cực đoan, quá khích. Để bảo đảm an ninh, 12.000 hiến binh và cảnh sát được huy động trên toàn quốc, riêng tại Paris là 5.000 người.

Liên Hiệp Châu Âu mở điều tra nhắm vào Facebook và Instagram

Ủy Ban Châu Âu ngày 30/04/2024 cho biết đã mở một cuộc điều tra nhắm vào các mạng xã hội Facebook và Instagram, bị nghi ngờ không tuân thủ các quy định về chống tin giả trước kỳ cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu vào tháng Sáu.


Hình minh họa. Liên Hiệp Châu Âu đang thắt chặt thêm các quy định về hoạt động của các mạng xã hội trong khối. AP - Richard Drew
Minh Anh
Thông tín viên Pierre Benazet tại Bruxelles giải thích :

Cuộc điều tra liên quan đến các hoạt động của Facebook và Instagram để phổ biến các quảng cáo và thông báo gây hiểu lầm, cũng như các chiến dịch thông tin sai lệch. Hệ quả tiềm tàng được coi là một rủi ro cho người tiêu dùng, cho thảo luận dân chủ, cho tiến trình bầu cử cũng như cho các quyền cơ bản.

Tương tự, hai mạng xã hội này bị cáo buộc là không trình bày một cách minh bạch các nội dung về chính sách. Nhất là hệ thống để cảnh báo nội dung bất hợp pháp trên Facebook và Instagram không dễ truy cập và cũng không dễ sử dụng. Ủy Ban Châu Âu còn quan ngại về việc tập đoàn Meta dự kiến xóa bỏ lập trình CrowdTangle, công cụ giúp mọi người theo dõi cách thức tiến hành các chiến dịch tranh cử trên các nền tảng của Meta.

Liên Hiệp Châu Âu đã trang bị nhiều công cụ để quản lý Internet, trong đó có quy định về các dịch vụ kỹ thuật số. Meta đang bị điều tra vì những nội dung kích động thù hận, thông tin sai lệch và những hình ảnh khó thể dung thứ được phát tán sau cuộc tấn công của phe Hamas vào Israel ngày 07/10/2023.

Hàn Quốc đàm phán gia nhập liên minh AUKUS với Mỹ, Anh và Úc

Hàn Quốc đàm phán tham gia « Trụ cột thứ 2 » trong thỏa thuận quốc phòng AUKUS gồm Anh, Úc và Mỹ. Tại buổi họp báo ngày 01/05/2024 nhân chuyến công du Úc, bộ trưởng Quốc Phòng Hàn Quốc Shin Won Sik cho biết ba nước thành viên AUKUS « ủng hộ Hàn Quốc tham gia với tư cách đối tác » nhờ « kinh nghiệm về công nghệ và khoa học trong lĩnh vực quốc phòng có thể đóng góp cho hòa bình ở trong vùng ».


Ngoại trưởng Cho Tae-yul (trái) và bộ trưởng Quốc Phòng Hàn Quốc, Shin Won-sik tại cuộc họp báo sau hội nghị Quốc Phòng- Ngoại Giao Úc- Hàn, ngày 01/05/2024, Melbourne, Úc. AP - Asanka Brendon Ratnayake
Thu Hằng
Ông Shin Won Sik cho biết vấn đề đã được thảo luận trong cuộc họp 2+2 quy tụ bộ trưởng Quốc Phòng và Ngoại Giao của hai nước tại Melbourne. Còn theo bộ trưởng Quốc Phòng Úc Richard Marles, Hàn Quốc có những công nghệ rất tốt, có chung giá trị và hợp tác chiến lược với nhiều nước khác, trong khi AUKUS là một thỏa thuận chia sẻ công nghệ, chứ không phải là một liên minh quân sự.

Bộ trưởng Richard Marles, được Reuters trích dẫn, tỏ ra tin tưởng « Hàn Quốc và Úc phối hợp với nhau để duy trì trật tự được dựa trên luật pháp ở trong vùng và trên thế giới ». Ông cũng hoan nghênh những nỗ lực của Seoul trong việc tăng cường quan hệ với Tokyo, một đối tác trong Bộ Tứ - QUAD.

Trước đó, Nhật Bản cũng bắt đầu đàm phán chính thức về khả năng tham gia « Trụ cột thứ 2 » trong khuôn khổ thỏa thuận AUKUS, mở rộng hợp tác với các đối tác khác về mặt công nghệ an ninh, trong đó có trí thông minh nhân tạo, chiến tranh điện tử và hệ thống siêu thanh.

New Zealand cũng đang tiếp tục « các cuộc thảo luận để thu thập thông tin » về khả năng hợp tác với AUKUS. Tuy nhiên, phát biểu tại Viện Quan hệ Quốc tế ở Wellington ngày 01/05, ngoại trưởng Winston Peters cho biết « chính phủ còn lâu mới đưa ra quyết định » về chủ đề này.

Năm 2021, Mỹ và Anh đạt được thỏa thuận cung cấp một đội tầu ngầm hạt nhân cho Úc. Đây được coi là « Trụ cột thứ nhất » của thỏa thuận 3 bên nhằm đối phó với sự hiện diện quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Ngày 30/04, bộ Ngoại Giao Mỹ và Úc đã công bố một bản kế hoạch nhằm giảm bớt những bó buộc về bản quyền đối với việc chuyển giao thiết bị quân sự và công nghệ nhạy cảm giữa ba nước trong liên minh AUKUS.

Mỹ : Cảnh sát trục xuất người biểu tình ủng hộ Palestine khỏi đại học Columbia
Hôm qua, 30/04/2024, cảnh sát New York đã can thiệp vào đại học Columbia, tâm điểm của làn sóng biểu tình ủng hộ Palestine trong các trường đại học ở Mỹ, trục xuất những người biểu tình chiếm đóng một tòa nhà từ đêm thứ Hai. Hàng chục người đã bị bắt giữ.


Cảnh sát New York bắt giữ những người biểu tình ủng hộ Palestine tại đại học Columbia ngày 30/04/2024. AP - Marco Postigo Storel
Minh Anh
Từ New York, thông tín viên đài RFI, David Thomson, tường thuật :
Không còn một người biểu tình ủng hộ Palestine tại trường Columbia. Các khẩu hiệu bài Israel đã biến mất. Sự yên tĩnh ngự trị tại khuôn viên đại học, tâm điểm của làn sóng phản đối. Đại học danh tiếng tại Manhattan, dưới sự kiểm soát của cảnh sát New York, hiện đang khóa chặt mọi lối vào.

Trong đêm, cảnh sát New York đã ồ ạt can thiệp. Chưa đầy hai giờ, hàng trăm cảnh sát chống bạo động đã dọn sạch một cách bài bản, mà không gây thương tích, cũng như không gặp một sự kháng cự nào.

Ban đầu, cảnh sát thâm nhập vào tòa nhà bị chiếm đóng khi đập vỡ một trong số các cửa sổ, với sự hỗ trợ của phương tiện can thiệp có trang bị một thang lớn. Một khi vào bên trong, họ dỡ bỏ tất cả các rào chắn và bắt giữ từng người biểu tình, rồi đưa họ lên xe buýt.

Cuộc can thiệp diễn ra theo yêu cầu của ban giám đốc trường đại học Columbia, sau khi một trong số các tòa nhà bị chiếm đóng và ban lãnh đạo trường yêu cầu cảnh sát tiếp tục triển khai ở đây ít nhất cho đến ngày 17/5, nhằm ngăn chặn người biểu tình quay trở lại.

Vụ việc này diễn ra ngay giữa chiến dịch tranh cử, sáu tháng trước cuộc bầu cử tổng thống. Những hình ảnh này được phát trên tất cả các kênh thông tin và Donald Trump đã bình luận trực tiếp trên Fox News, cáo buộc đối thủ đảng Dân Chủ đã không hành động gì.

Ứng viên đảng Cộng Hòa nói: « Biden phải làm gì đó để chống lại những kẻ kích động này. Chúng ta phải chấm dứt chủ nghĩa bài Do Thái đang hoành hành ở nước ta ». Những cuộc biểu tình và các khẩu hiệu bài Do Thái hầu như không phổ biến ở Mỹ, nhưng Donald Trump muốn biến chúng thành biểu tượng cho nước Mỹ của Biden.
Theo Reuters, hôm nay, 01/05/2024, nhiều vụ va chạm dữ dội đã nổ ra tại trường đại học California ở Los Angeles, giữa những người biểu tình ủng hộ Palestine và một nhóm chống biểu tình, theo các hình ảnh được phát trên các kênh truyền hình Mỹ.

Tiếng Nga "chết dần, chết mòn" ở Phần Lan

Hai thành phố Phần Lan nằm gần biên giới với Nga chuẩn bị đóng cửa những ngôi trường cuối cùng còn dạy ngôn ngữ và văn hóa Nga. Căng thẳng trong quan hệ với chính quyền Matxcơva hiện nay khiến chính quyền địa phương không còn thiết tha những chương trình này trong các trường tiểu học và trung học, dù rất nhiều bậc phụ huynh muốn duy trì mối liên hệ văn hóa.


Ảnh minh họa : Nhà thờ Tin lành Helsinki tại trung tâm thủ đô Helsinki, Phần Lan, ngày 13/05/2022. AP - Martin Meissner
Thu Hằng
Trường Lappeenranta, chỉ cách biên giới Nga khoảng 30 km, là một trong ba trường thuộc nhóm trường Ita-Suomen koulou ở các thành phố Lappeenranta, Imatra và Joensuu dạy ngôn ngữ và văn hóa Nga bên ngoài thủ đô Helsinki. Được thành lập năm 1997, cả ba trường tiểu học và trung học này được Nhà nước tài trợ và có khoảng 700 học sinh từ 6 đến 18 tuổi.

Vào đầu năm 2024, khi hai thành phố Lappeenranta và Joensuu thông báo sẽ đóng cửa tổ hợp trường Ita-Suomen koulou do « thiếu kinh phí », nhiều đại diện của trường đã nghĩ đến lý do chính là tâm lý thù nghịch đối với Nga, ngày càng dâng cao ở Phần Lan kể từ khi Matxccơva phát động chiến tranh ở Ukraina.

Eetu Varis, 18 tuổi, cho AFP biết là « rất bất ngờ khi nghe tin trường cấp 3 sẽ bị đóng cửa », nhưng cũng « lấy làm mừng khi có nhiều bậc phụ huynh và học sinh không đánh đồng tiếng Nga với tổng thống Putin và chính phủ của ông ấy vì không nên liên kết ngôn ngữ với chính trị ».

Ngoài lý do thiếu kinh phí, một quan chức phụ trách giáo dục của thành phố Lappeenranta cho rằng « tiếng Nga đã ít được quan tâm hơn từ hơn một thập niên qua », thay vào đó là tiếng Tây Ban Nha. Thành phố Turku (tây nam Phần Lan) cũng quyết định chấm dứt chương trình song ngữ Phần Lan - Nga tại ngôi trường duy nhất có chương trình này do thiếu học sinh.

Trước đại dịch Covid-19 và chiến tranh Ukraina, khoảng 2 triệu du khách Nga hàng năm vẫn sang thăm thành phố Lappeenranta ở nước láng giềng và giúp thành phố thu về khoảng 300 triệu euro. Tuy nhiên, mối quan hệ song phương đã xấu đi kể từ khi xảy ra chiến tranh Ukraina tháng 02/2022. Đến giữa tháng 12/2023, Phần Lan đã đóng cửa biên giới dài 1.340 km với Nga sau khi khoảng 1.000 di dân không có visa ồ ạt tràn sang Phần Lan từ tháng 08.

Khi trả lời AFP ngày 01/05, một số bậc phụ huynh lấy làm tiếc vì chương trình dạy ngôn ngữ và văn hóa Nga bị xóa bỏ. Theo Tuomas Laitinien, có hai con học tại trường Lappeenranta, « Phần Lan từng nổi tiếng là hiểu rõ Nga từ nhiều thập niên qua, và việc này có lợi cho Liên Hiệp Châu Âu và NATO ». Ngoài ra, về mặt địa lý, kiểu gì Phần Lan cũng vẫn nằm sát sườn với Nga, nên « chúng tôi cần phải biết văn hóa Nga ».

Tàu sân bay lớn nhất Trung Quốc lần đầu được thử nghiệm trên biển

Tàu sân bay mới Phúc Kiến, được xem là con át chủ bài của hải quân Trung Quốc, hôm nay, 01/05/2024, có chuyến thử nghiệm đầu tiên trên biển, theo thông báo của truyền thông Nhà nước. Phúc Kiến là tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc (sau tàu Liêu Ninh và Sơn Đông) và là tàu lớn nhất được Trung Quốc tự đóng nhằm tăng cường khả năng răn đe và hoạt động ở châu Á-Thái Bình Dương.


Ảnh do Tân Hoa Xã công bố: Tàu sân bay Phúc Kiến đang chuẩn bị từ xưởng đóng tàu tại Thượng Hải ra khơi thử nghiệm lần đầu, ngày 01/05/2024. AP - Pu Haiyang
Thùy Dương
Tân Hoa Xã cho biết tàu Phúc Kiến rời xưởng đóng tàu Giang Nam, phía đông Thượng Hải, vào khoảng 8 giờ sáng (giờ địa phương, 00h00 giờ GMT). Cuộc thử nghiệm chủ yếu cho phép « kiểm tra độ tin cậy và ổn định của hệ thống động cơ đẩy và hệ thống điện của tàu sân bay ».

Theo các nhà phân tích của cơ quan tư vấn CSIS ở Washington, tàu sân bay Phúc Kiến có thể sẽ được trang bị hệ thống cất cánh tân tiến hơn, cho phép không quân Trung Quốc triển khai các máy bay có thể chở trọng tải lớn hơn và nhiều nhiên liệu hơn: « Con tàu này có thể sẽ trở thành tàu chiến mặt nước lớn nhất của Hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và cải thiện đáng kể năng lực hải quân của Trung Quốc ».

AFP nhắc lại là trong những năm gần đây, Trung Quốc đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ lực lượng hải quân, nhằm tìm cách mở rộng ảnh hưởng trong khu vực và thách thức hệ thống liên minh của Hoa Kỳ. Theo báo cáo Cơ quan Nghiên cứu của Quốc Hội Mỹ công bố hồi tháng 01/2024, được Lầu Năm Góc trích dẫn, Trung Quốc hiện giờ có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới và đang nhắm mục tiêu đến năm 2030 có được 435 tàu chiến.

Việc tăng cường này được cho là nhằm đối phó về mặt quân sự với Đài Loan trong trường hợp cần thiết, cũng như nhằm « đạt được mức độ kiểm soát hoặc thống lĩnh cao hơn tại khu vực hàng hải gần Trung Quốc, đặc biệt là tại Biển Đông ». Bắc Kinh cũng muốn lực lượng hải quân Trung Quốc có khả năng ngăn chặn « sự can thiệp của Mỹ vào cuộc xung đột ở vùng biển gần Trung Quốc ».

Không có nhận xét nào: