Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2024

Khám phá các tôn giáo ở Ấn Độ - Ara


Một trong những điểm đặc sắc tạo nên sức hút của Ấn Độ đối với những ai ưa khám phá là đặc trưng đa dạng văn hóa, tín ngưỡng. Sự đa dạng này được thể hiện rõ nét nhất trong các tôn giáo ở Ấn Độ. - 1. Các tôn giáo chính ở Ấn Độ Những tôn giáo lớn và một số các tôn giáo ra đời ở Ấn Độ bao gồm Ấn Độ giáo (tôn giáo chính nhất), Hồi giáo (tôn giáo thiểu số lớn nhất), đạo Sikh, Kitô giáo, Phật giáo, Kỳ Na giáo, Hỏa giáo, Do Thái giáo và Tín ngưỡng Bahá'í. Ấn Độ là một vùng đất nơi người dân thuộc các tôn giáo và văn hóa khác nhau sinh sống hòa thuận. 
<!>
Sự hài hòa này được thể hiện trong các lễ hội tôn giáo trên khắp đất nước. Thông điệp về tình yêu và tình đồng bào được tất cả các tôn giáo và văn hóa Ấn Độ duy trì, gìn giữ.

Người Ấn rất sùng đạo và có niềm tin tôn giáo mạnh mẽ. Ảnh: sưu tầm
Cho dù đó là 1 cuộc tụ họp của các tín đồ sung đạo, cúi đầu cầu nguyện trong sân của nhà thờ Hồi giáo hay cùng tụ tập thắp đèn trong những ngôi nhà ở Diwali, lễ chúc mừng Giáng sinh hay tình anh em của các Baisakhi, các tôn giáo ở Ấn Độ đều hướng tới một mục đích chung: mang mọi người đến gần nhau hơn. Tât cả mọi người từ các tôn giáo và văn hóa khác nhau của Ấn Độ đoàn kết trong một thể thống nhất của tình huynh đệ và tình thương ở vùng đất hấp dẫn và đa dạng này.
2. Ấn Độ theo tôn giáo nào nhiều nhất?
Theo điều tra dân số vào năm 2011, 79,8% dân số Ấn Độ theo đạo Hindu, Hồi giáo chiếm 14,2%, Kitô giáo chiếm 2,3%, đạo Sikh chiếm 1,7%, Phật giáo chiếm 0,7% và đạo Jain chiếm 0,4%. Đây là các tôn giáo lớn khác tại Ấn Độ.
2.1. Khái quát về Ấn Độ giáo (Hindu giáo)
Ấn Độ Giáo hay còn được gọi với cái tến là Hindu giáo. Ấn Độ giáo (Hindu giáo) là một tôn giáo được thực hành rộng rãi ở tiểu lục địa Ấn Độ và cũng là một phần của Đông Nam Á. Ấn Độ giáo cho đến ngày nay được coi là tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới.
Ảnh: sưu tầm
Theo các học giả, Ấn Độ giáo chính là sự hợp nhất của các nền văn hóa Ấn Độ khác nhau, với nguồn gốc đa dạng. Quá trình tổng hợp Ấn Độ giáo này thực chất thì đã bắt đầu phát triển từ 500 trước Công nguyên đến 300 sau Công nguyên, sau khi kết thúc thời kỳ Vệ đà (1500 đến 500 trước Công nguyên), và phát triển mạnh trong thời Trung cổ, với sự suy tàn của Phật giáo ở Ấn Độ.


Tìm hiểu về nguồn gốc của Hindu Giáo. Ảnh: sưu tầm
Hindu giáo là một trong những tôn giáo có lịch sử cổ xưa nhất trên thế giới, có nguồn gốc phức tạp, và kéo theo đó là một chuỗi các giáo lí cũng như các hệ thống thần thánh. Các nghi thức và đức tin của tôn giáo này rất phong phú và nó đã phản ánh sự đa dạng to lớn của Ấn Độ, nơi mà có tới một tỉ tín đồ định cư ở đó. Ấn Độ giáo không giống như Phật giáo, Jaina giáo hay đạo Sikh, Ấn Độ giáo không có một người sáng lập cụ thể được ghi nhận ở trong lịch sử. Căn cứ của Ấn Độ giáo dựa vào một số lượng lớn các đoạn trích thánh kinh cung cấp cho các chủ thể là những tín đồ các nghi thức hành lễ, thờ phụng, hành hương và các hoạt động hàng ngày, cùng nhiều thứ khác.


Đặc trưng Ấn Đọ giáo trong văn hóa Ấn Độ. Ảnh: sưu tầm
Mặc dù những dòng kinh đầu tiên của Ấn Độ giáo đã có niên đại từ 4000 năm về trước, nhưng những tượng thần và đền thờ còn tới thời điểm hiện tại của Ấn Độ giáo đã được tạo ra cách sau đó khoảng 2000 năm. Các kinh sách ấn độ giáo cũng đã được phân chia thành 2 loại đó là kinh sách ruti (nghe) và Smrti (nhớ). Các kinh sách của Ấn Độ giáo thảo luận về thần học, triết học, thần thoại, Vệ Đà yajna, Yoga, nghi lễ agama, cách xây dựng đền thờ và các chủ đề khác.
2.2. Các vị thần mà Ấn Độ giáo tôn thờ
Đạo Hindu ở Ấn Độ tôn thờ chủ yếu 4 vị thần Brahma, Siva, Vishnu và Inđra. Ấn Độ giáo đây là tôn giao bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn đó là những lực lượng siêu nhiên mà con người vô cùng sợ hãi, cùng với Phật giáo, Ấn Độ giáo cũng ra đời và phát triển. Đến đầu Công nguyên miền Bắc Ân Độ đã được thống nhất và lại bước vào một chu kì mới phát triển cao và rất đặc sắc của lịch sử Ấn Độ đó là thời Vương triều Gúp-ta.

Bộ ba Brahma - Thần sáng tạo thế giới. Ảnh: sưu tầm
Với sự truyền bá Phật giáo và với lòng tôn sùng đối với Phật người ta cũng đã làm hàng chục ngôi chùa hang (đục đẽo hang đá thành chùa). Các ngôi chùa hang là những công trình kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn. Cùng với chùa đó chính là những pho tượng Phật được điêu khắc bằng đá hoặc trên đá.

Siva - Thần Hủy Diệt. Ảnh: sưu tầm
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo, Ấn Độ giáo cũng ra đời và phát triển. Ấn Độ giáo là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn. Ấn Độ giáo (hay Hinđu giáo) thờ rất nhiều thần chủ yếu là bốn thần cụ thể đó chính là: Bộ ba Brahma (thần Sáng tạo thế giới), Siva (thần Hủy diệt), Vishnu (thần Bảo hộ) và Inđra (thần Sấm sét).

Vishnu - Thần Bảo hộ. Ảnh: sưu tầm
Các vị thần này đều là những lực lượng siêu nhiên mà con người sợ hãi. Người ta cũng thường xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá có thiết kế rất đồ sộ, hình chóp núi, người dân Ấn Độ quan niệm rằng đây cũng chính là nơi ngự trị của thần thánh và cũng tạc bằng đá hoặc đúc bằng đồng rất nhiều pho tượng thần thánh để có thể thờ với những phong cách nghệ thuật rất độc đáo.


Inđra - Thần Sấm Sét. Ảnh: sưu tầm
3. Tìm hiểu về các tôn giáo ở Ấn Độ
3.1. Đạo Phật
Phật giáo hiện nay là một trong những tôn giáo lớn và có tầm ảnh hưởng nhất định trên thế giới. Triết lý của Phật giáo dựa trên những lời dạy của Đức Phật, Siddhartha Gautama (563 - 483trước Công nguyên), một hoàng tử thuộc hoàng gia Kapilvastu, Ấn Độ. Là một trong các tôn giáo ra đời ở Ấn Độ, Phật giáo sau đó lan rộng khắp Trung Á, Sri Lanka, Tây Tạng, Đông Nam Á, cũng như các nước Đông Á gồm Trung Quốc, Mông Cổ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.


Một trong các tượng Phật nổi tiếng ở Ấn Độ. Ảnh: sưu tầm
3.2. Thiên Chúa giáo
Đạo Thiên Chúa là một tôn giáo nổi bật trong những tôn giáo ở Ấn Độ. Hiện tại có khoảng 25 triệu người thiên chúa giáo ở Ấn Độ. Có một điều khá thú vị là dân số thiên chúa giáo ở Ấn Độ nhiều hơn toàn bộ dân số ở Úc và New Zealand hoặc dân số của một số quốc gia ở châu Âu hợp lại.


Nhà thờ Thiên Chúa giáo. Ảnh: sưu tầm
3.3. Đạo Hồi
Cũng nằm trong các tôn giáo ở Ấn Độ có tầm ảnh hưởng, Hồi giáo chiếm khoảng 12% dân số Ấn Độ. Mặc dù Hồi giáo ở Ấn Độ bắt đầu từ khá sớm, nhưng phải đến thế kỷ thứ 8 khi tỉnh Sindh bị chinh phục, tôn giáo này mới thực sự xuất hiện rõ nét trong xã hội Ấn Độ. Mặc dù người Hồi giáo chỉ chiếm 12% tổng dân số Ấn Độ nhưng ảnh hưởng của Hồi giáo đối với xã hội Ấn Độ là khá lớn.


Nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Ấn Độ. Ảnh: sưu tầm
3.4. Kỳ Na giáo
Kỳ Na giáo hay Mahavira chỉ chiếm ít hơn một phần trăm dân số Ấn Độ. Trong nhiều thế kỷ, Kỳ Na giáo được biết đến chủ yếu là cộng đồng của các thương nhân và người làm kinh doanh. Các bang Gujarat và Rajasthan có dân số theo Kỳ Na giáo tập trung cao nhất ở Ấn Độ. Tôn giáo này được ghi công cho người sáng lập Vardhamana Mahavira (Người anh hùng vĩ đại 599-527 B.C.)
.

Một ngôi đền của Kỳ Na giáo. Ảnh: sưu tầm
3.5. Đạo Sikh
Người Sikh chiếm khoảng 2% dân số Ấn Độ. So với các tôn giáo ỏ Ấn Độ, đạo Sikh là một tôn giáo non trẻ hơn. Từ 'Sikh' có nghĩa là một môn đệ và do đó đạo Sikh thực chất là con đường của môn đồ. Một Sikh thực thụ sẽ không bị ràng buộc bởi những thứ trần tục.


Một buổi lễ của các Sikh. Ảnh: sưu tầm
3.6. Hỏa giáo
Mặc dù tổng số người theo Hỏa giáo trong dân số Ấn Độ rất ít nhưng họ vẫn tiếp tục là một trong những cộng đồng tôn giáo quan trọng của Ấn Độ. Theo điều tra dân số năm 2001, có khoảng 70.000 thành viên thờ Hỏa giáo ở Ấn Độ. Hầu hết người Parsis (tín đồ Hỏa giáo) sống ở Maharashtra (chủ yếu ở Mumbai) và phần còn lại ở Gujarat.


Các vị thần trong Hỏa giáo Ấn Độ. Ảnh: sưu tầm
Ấn Độ , một trong những cái nôi của tín ngưỡng nhân loại, mảnh đất linh thiêng với vô vàn câu chuyện kỳ thú đang chờ bạn đến khám phá.
Nếu bạn đã trót đem lòng yêu mến vùng đất Ấn Độ huyền bí này, còn chần chờ gì mà không khám phá ngay những kỳ quan tâm linh tuyệt đẹp nơi đây!

Không có nhận xét nào: