Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2023

Ngày sóng gió nhất trong sự nghiệp của ông McCarthay


Cuộc chạy đua vào ghế chủ tịch Hạ viện Mỹ của ông McCarthy có thể ngã ngũ ngày 6/1, tròn 2 năm sau cuộc bạo loạn ở Điện Capitol - ngày khó khăn nhất trong sự nghiệp của ông. Hai năm sau vụ bạo loạn tại Điện Capitol (Mỹ), Hạ nghị sĩ Kevin McCarthy một lần nữa gặp khó tại chính đại sảnh của tòa nhà Quốc hội Mỹ. Chính trị gia 57 tuổi đã cật lực kêu gọi sự ủng hộ trong suốt 3 ngày 3-5/1 (giờ địa phương) song vẫn chưa thể giành chiến thắng trong cuộc đua vào ghế chủ tịch Hạ viện.
<!>
Chặng đường quanh co trên chính trường của ông McCarthy đánh dấu bởi hai cột mốc 6/1/2020 và 6/1/2022 được cho là một phần lý do khiến chính trị gia gốc California lâm vào tình cảnh bế tắc hiện nay, BBC nhận định.
Quay lưng với ông Trump

Trở lại ngày 6/1/2021, nhiều đám đông ủng hộ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump giận dữ kéo vào Điện Capitol ở thủ đô Washington, D.C., với cáo buộc rằng đảng Dân chủ có hành vi gian lận trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2020.

Trong tình cảnh đó, một cuộc tranh cãi qua điện thoại đã nổ ra giữa ông McCarthy và ông chủ Nhà Trắng lúc bấy giờ là Trump.
“Ông phải bảo những người này ra ngoài đi”, ông McCarthy yêu cầu ông Trump. “Họ là những người ủng hộ ông mà”.
“Chà, Kevin, tôi nghĩ chẳng qua do ông không thấy giận dữ bằng họ khi chứng kiến sự gian lận trong cuộc bầu cử thôi”, tổng thống Mỹ thứ 45 đáp lại.

Đoạn hội thoại trên được kể lại bởi cựu nghị sĩ Mỹ Jamie Herrera-Beutler. Cũng theo bà, sau khi lời qua tiếng lại, hai nhân vật quyền lực của đảng Cộng hòa thời điểm đó đã buông lời tục tĩu chỉ trích nhau.


Ông McCarthy và cựu Tổng thống Trump được cho là có nhiều bất đồng xoay quanh vụ bạo loạn 6/1 ở Điện Capitol. Ảnh: CNN.

Một tuần sau sự kiện lịch sử ngày 6/1/2020 tại đồi Capitol, ông McCarthy phát biểu trước Hạ viện Mỹ rằng cựu Tổng thống Trump là người “chịu trách nhiệm” về vụ bạo loạn và đáng lẽ nên lập tức bài bác hành vi của những người nổi loạn.

Hạ nghị sĩ đến từ California đồng thời chỉ trích nỗ lực của ông Trump trong việc phủ nhận chiến thắng cho Tổng thống Biden. Ông McCarthy cho rằng đây là hành vi “phi dân chủ, phi Mỹ và vi hiến”.

Dù không ủng hộ quá trình luận tội ông Trump song ông McCarthy đã góp mặt trong nhóm chính trị gia công khai chỉ trích vị cựu tổng thống.
Ngoài ra, theo BBC, ông McCarthy còn nói riêng với các đồng minh trong đảng Cộng hòa rằng bản thân sẽ thúc giục ông Trump từ chức trước khi nhiệm kỳ tổng thống kết thúc vào cuối tháng 1/2020.

“Tôi chịu hết nổi ông ta rồi”, ông McCarthy nói trong một cuộc điện thoại được ghi âm lại.

Tuy nhiên, chỉ hai tuần sau, ông McCarthy tới Palm Beach, Florida (Mỹ) để gặp và thể hiện sự ủng hộ dành cho cựu Tổng thống Trump, trái ngược với thái độ đối nghịch trước đó.

Một thông cáo của ông Trump sau đó được phát đi, trong đó có ghi: “Tổng thống Trump đồng ý hậu thuẫn lãnh đạo Kevin McCarthy trong việc giành thế đa số tại Hạ viện”. Đi kèm thông cáo này là bức ảnh chụp cựu Tổng thống Trump và ông McCarthy đứng cạnh nhau trong một câu lạc bộ bên bờ biển.


Ông Trump quay lại ủng hộ ông McCarthy trong chiến dịch giành vị trí lãnh đạo Hạ viện Mỹ. Ảnh: New York Times.

Hậu quả nhãn tiền

Như vậy, bằng những phát ngôn mang tính công kích trong chưa đầy một tháng, ông McCarthy đã khiến nhiều thành viên đảng Cộng hòa, trong đó có lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Mitch McConnell, quay lưng với ông Trump và những người ủng hộ cựu tổng thống.

Giờ đây, khi Hạ nghị sĩ McCarthy lâm vào bế tắc và cần ông Trump trợ giúp, sự hậu thuẫn từ tổng thống Mỹ thứ 45 lại không đủ ảnh hưởng để xoay chuyển thế cuộc, một phần chính là do sự bài kích của ông McCarthy nhắm vào ông Trump hồi 2020.

Trên thực tế, phần lớn trong số 20 đảng viên Cộng hòa bỏ phiếu chống lại ông McCarthy là những người ủng hộ nhiệt thành của cựu Tổng thống Trump.

Tuy vậy, nhiều người trong số này không ủng hộ ông Trump tiếp tục giúp đỡ ông McCarthy.
“Tôi không đồng tình với ông Donald Trump”, Hạ nghị sĩ Ralph Norman nói với BBC. “Ông ấy đã ủng hộ Kevin McCarthy, để rồi Kevin McCarthy quay ra nói rằng ông ấy sẽ kiểm duyệt tổng thống (Trump), trong khi tổng thống lẽ ra không nên bị kiểm duyệt”.

20 hạ nghị sĩ phản đối ông McCarthy trở thành chủ tịch Hạ viện. New York Times.

Một trong những luồng chỉ trích ông McCarthy mạnh mẽ nhất xoay quanh việc chính trị gia 57 tuổi không đủ kiên định với chủ nghĩa bảo thủ và sẵn lòng nhượng bộ trước áp lực.

“Người sẵn sàng đánh đổi bản thân trong hơn một thập kỷ vì ghế lãnh đạo Hạ viện thì có lẽ không phù hợp để ngồi vào vị trí đó”, nghị sĩ Matt Gaetz thuộc đảng Cộng hòa phát biểu hôm 3/1.

Ngày 5/1 (giờ địa phương), ông McCarthy đã thất bại trong vòng bỏ phiếu thứ 11 cho vị trí chủ tịch Hạ viện. Bất chấp những nhượng bộ lớn của ông McCarthy cùng các đồng minh, vị hạ nghị sĩ 57 tuổi vẫn chưa thể thu thập đủ 218 phiếu để trở thành người lãnh đạo Hạ viện Mỹ.

Trong khi đó, Hạ nghị sĩ Hakeem Jeffries, lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ, vẫn giành được toàn bộ 212 phiếu của đảng này.

Theo New York Times, nếu không bầu ra người lãnh đạo mới, Hạ viện Mỹ về cơ bản trở thành cơ quan không có chức năng gì. Vì không có thành viên Hạ viện nào được phép tuyên thệ cho đến khi chọn được chủ tịch, sẽ không có nhà lập pháp nào ứng phó với tình huống khẩn cấp hoặc khủng hoảng. Ngoài ra, Hạ viện Mỹ cũng không thể thông qua quy tắc, dự luật hoặc nghị quyết mới.

NMH6/1/2023

Không có nhận xét nào: