Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2021

Khám phá mới ở Tam Tinh Đôi lật đổ thuyết vô thần và thuyết tiến hóa? - Hương Thảo


Du khách đang xem một di tích văn hóa cây đồng được trưng bày tại Bảo tàng Tam Tinh Đôi ở Quảng Sơn, Tứ Xuyên vào ngày 28 tháng 5 năm 2005. Hình dạng của các di tích văn hoá khác hẳn với văn hoá đồng bằng miền Trung
Mục lục bài viết
<!>
Gần đây, thêm nhiều di vật văn hóa được khai quật tại Di chỉ Văn hóa Tam Tinh Đôi ở Tứ Xuyên, một lần nữa thu hút sự chú ý của công chúng. Các văn vật đặc biệt kỳ lạ được phát hiện ở Tam Tinh Đôi đã giúp cho những câu chuyện thần thoại trong quá khứ trở nên chân thật hơn, và buộc mọi người phải xem xét thẩm định lại về tiến trình lịch sử nhân loại.

Hiện tượng mới lạ của Tam Tinh Đôi đã một lần nữa chứng minh rằng: sự hiểu biết và tri thức của nhân loại về thế giới vẫn còn rất hạn chế, và một số quan niệm, lý luận thực tế đang cản trở nhân loại liễu giải chân lý, sự thật. Chỉ bằng cách đột phá các quan niệm hiện hữu, thì sự hiểu biết về thế giới mới có thể tiếp cận gần với chân lý hơn.
Di chỉ văn hóa Tam Tinh Đôi

Di chỉ Tam Tinh Đôi nằm ở bờ nam sông Áp Tử, phía Tây bắc thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên. Vì có ba gò đất nhấp nhô liên kết với nhau nên địa danh này được đặt tên là Tam Tinh Đôi – cái tên này không thực sự đại diện cho nền văn hóa được phát hiện tại đây. Ngoài ra có người gọi các di chỉ văn hóa mới phát hiện này là văn hóa Thục cổ – đó chỉ là một cách gọi để phân loại khảo cổ học chung chung. Người ta vẫn chưa có cách nào xác định được tên tuổi và nguồn gốc thực sự của nền văn hóa này.

Tam Tinh Đôi được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1929. Hơn 600 văn vật được khai quật vào năm 1934; và 6.095 văn vật đã được khai quật vào năm 1986, phát hiện tượng người lớn bằng đồng, cây thiêng bằng đồng, mặt nạ mắt lồi, tượng Thần bằng đồng, mặt nạ vàng, cây trượng vàng, và một số lượng lớn đồ bằng ngọc và ngà voi, rất khác với văn hóa Trung Quốc năm nghìn năm mà mọi người nhận thức cho đến giờ, những phát hiện này đã gây chấn động thế giới. Sau đó, các nhà khảo cổ tiếp tục khai quật tại di chỉ Tam Tinh Đôi, và đã liên tục phát hiện được nhiều chủng văn vật khác nhau.

Đối với hầu hết mọi người, đặc biệt là hầu hết người Trung Quốc, họ có thể chỉ vừa mới biết về sự tồn tại của văn hóa Tam Tinh Đôi, chủ yếu là do đài CCTV của ĐCSTQ bất ngờ phát sóng các hoạt động khai quật khảo cổ của địa điểm Tam Tinh Đôi trong 4 ngày liên tiếp. Tân Hoa Xã, Nhân dân nhật báo, v.v. cũng lần lượt báo cáo. Hiện tượng đặc biệt kỳ lạ của một lượng lớn các di vật văn hóa ở Tam Tinh Đôi đã được phát hiện cách đây ít nhất 35 năm, nhưng các cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ đã kiểm soát các kênh phổ biến thông tin chính, khiến nhiều người không biết về nó cho đến tận ngày nay.

Các văn vật ở Tam Tinh Đôi ít nhất đã xung kích với chủ nghĩa vô thần và thuyết tiến hóa, vì vậy ĐCSTQ đã cố tình không truyền bá những thông tin như vậy. Ngày 28/9/2020, chủ đề nghiên cứu sau hội nghị của Bộ Chính trị ĐCSTQ là khảo cổ học, Tập Cận Bình cũng tổ chức đại đàm luận về “lịch sử tự tín”, “văn minh tự tín” và “dân tộc ngưng tụ lực”. Chuyên gia lúc đó cho rằng: “Từ xưa đến nay, văn minh Trung Hoa và các nền văn minh khác trên thế giới dù không cùng không gian, nhưng chúng luôn tương dung tương ngộ trên cùng một trục tuyến thời gian”.

Giờ đây, ĐCSTQ đang bế tắc trong các vấn đề đối nội và đối ngoại, nên nó đang dùng trăm phương ngàn kế kích động chủ nghĩa dân tộc nhằm chuyển hướng sự chú ý khỏi những sai lầm thất bại của ĐCSTQ. Các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ đột nhiên bắt đầu tuyên truyền về văn hóa Tam Tinh Đôi, cũng có thể là một phần của cái gọi là “lịch sử tự tín” của giới lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ. Tuy nhiên, văn hóa Tam Tinh Đôi thực sự đã lật đổ sự hiểu biết ban đầu của người Trung Quốc về năm nghìn năm văn hóa Trung Hoa.

Vào ngày 13 tháng 4 năm 2005, các nhà khảo cổ học đang phục chế những bức tượng đồng khai quật từ di chỉ Tam Tinh Đôi, chúng hoàn toàn khác với những dấu ấn của lịch sử truyền thống Trung Quốc
Một nền văn minh hoàn toàn khác trên đất Trung Hoa

Theo quan niệm ban đầu của mọi người, nền văn minh Trung Hoa có nguồn gốc từ vùng Lưỡng Hà, hay còn gọi là Trung Nguyên. Văn hóa Tam Tinh Đôi ở Tứ Xuyên hiển nhiên không thuộc về văn hóa Trung Nguyên. Những văn vật được khai quật ở Tam Tinh Đôi, so với những ấn tích văn hóa nguyên thủy trong tâm trí người Trung Quốc, là hoàn toàn khác biệt. Sự xuất hiện của nhiều tượng đồng hoàn toàn không mang đặc điểm của người Trung Quốc, mà giống với hình tượng của các quốc gia hay dân tộc ở Tây Á, Ai Cập cổ đại, châu Âu, v.v., vì vậy một số người suy đoán rằng nền văn hóa Tam Tinh Đôi đến từ các quốc gia khác, thậm chí có sự tương quan với nền văn hóa Maya của Nam Mỹ.

Theo các dự trắc khác nhau từ cộng đồng khảo cổ, nền văn hóa Tam Tinh Đôi có thể xuất hiện cách đây khoảng 5.000 đến 3.000 năm, tương đương thời nhà Hạ và nhà Thương trong sách giáo khoa lịch sử, tức là vào thời điểm mà nền văn minh Trung Hoa mới bắt đầu hưng khởi từ thời kỳ đồ đá mới và đồ đá cũ trước đó. Tuy nhiên, ở khu vực Tam Tinh Đôi của Tứ Xuyên, ít nhất đã tồn tại một nền văn minh với trình độ công nghệ cao siêu.

Mặc dù văn hóa Tam Tinh Đôi khác biệt với văn hóa Trung Nguyên, nhưng nó đã xuất hiện trên đất Trung Hoa, thậm chí so với văn hóa Trung Nguyên thì nó còn sớm hơn. Nếu nền văn minh này xác thực được sinh ra ở mảnh đất này, chứ không phải từ các khu vực khác, thì chẳng phải lịch sử 5.000 năm của Trung Quốc cần được viết lại hoàn toàn sao?

Nếu nền văn minh này đến từ các quốc gia khác, nó cũng đánh dấu trình độ văn minh tiên tiến của các quốc gia khác và phương tiện giao thông tiên tiến lúc bấy giờ. Bởi lẽ rất khó để thực hiện việc vận chuyển hay di dời những văn vật này nếu chỉ dựa vào xe ngựa hoặc thuyền buồm thời cổ đại. Một lượng lớn ngà voi đã được khai quật ở Tam Tinh Đôi. Nếu nền văn minh này có thể vượt núi băng sông đến lãnh địa nhà Thục, thì tại sao nó không đến được Trung Nguyên mà chỉ dừng lại ở lưu vực Tứ Xuyên?

Sự biến mất hoàn toàn của một nền văn minh phát triển như vậy cũng là một bí ẩn. Nếu khoảng thời gian từ 5.000 đến 3.000 năm trước được các nhà khảo cổ học dự đoán không sai biệt lắm, thì vào thời Tam Quốc 2000 năm trước, khi Gia Cát Lượng phụ tá Lưu Bị chinh phục lãnh địa thời Tam Quốc, rõ ràng là nền văn minh Tam Tinh Đôi đã không còn tồn tại. Khi Gia Cát Lượng ra khỏi Kỳ Sơn, mỗi lần dùng binh đều bị hạn chế bởi việc vận chuyển ngũ cốc và cỏ, cuối cùng trâu gỗ và ngựa không thực sự giải quyết được vấn đề. Nếu nền văn minh Tam Tinh Đôi được truyền nhập từ nơi khác, thì những công cụ giao thông cùng với bản thân nền văn minh này đã hoàn toàn biến mất không còn tung tích.

Bất luận nền văn hóa Tam Tinh Đôi xuất phát từ đâu, lịch sử văn minh của đất nước Trung Hoa cần được nhìn nhận lại. Kế thừa 5.000 năm văn minh Trung Hoa chủ yếu là văn hóa Trung Nguyên. Mặc dù có sự giao lưu rộng rãi của nhiều tộc duệ khác nhau, không nghi ngờ gì, văn hóa Trung Nguyên đã có lực ảnh hưởng then chốt và thực sự đã truyền rộng ra toàn bộ khu vực Đông Á. Nền văn hóa Tam Tinh Đôi cũng đã ở trong giai đoạn phát triển vào thời điểm đó, nhưng tại sao nó lại đột ngột đình chỉ? Cuối cùng thì điều gì đã xảy ra


Hình ảnh cho thấy một bức tượng đồng kỳ lạ được trưng bày tại Bảo tàng Sanxingdui ở Quảng Sơn, Tứ Xuyên vào ngày 16 tháng 6 năm 2005
Nguồn gốc nhân loại có thực sự là ‘tiến hóa từ loài vượn‘?

Sự tồn tại và biến mất đột ngột của nền văn hóa Tam Tinh Đôi ít nhất một lần nữa chứng thực sự tồn tại của nền văn minh tiền sử. Cái gọi là thời kỳ đồ đá cũ và đồ đá mới trong sách giáo khoa có thể chỉ là trạng thái sau khi đại bộ phận các nền văn minh trước đó bị diệt vong. Nhân loại không phải tiến hóa từ loài vượn theo như thuyết tiến hóa của Darwin, cũng không phải cái gì là ‘quá trình tiến hóa lâu dài từ động vật bậc thấp từ dưới nước lên bờ, leo lên cây rồi lại xuống đất’, v.v…

Văn hóa Tam Tinh Đôi không đơn độc, văn hóa Maya ở Nam Mỹ đã được xác nhận trước đó và người ta suy đoán rằng nó đã tồn tại ít nhất khoảng 4000 năm trước. Các Kim tự tháp và tượng nhân sư của Ai Cập cổ đại cũng được ước tính đã xuất hiện cách đây khoảng 4.500 năm. Thành phố Babylon khổng lồ ở Iraq cũng tồn tại cách đây khoảng 4000 năm. Các tảng cự thạch ở Vương quốc Anh được xác nhận là xây dựng cách đây 4000 năm. Những dữ kiện lịch sử này và văn hóa Tam Tinh Đôi đã làm rõ hơn rằng: nền văn minh tiền sử không phải là sự tiến hóa của loài vượn, mà là một thời kỳ văn minh cao độ đã tồn tại từ rất lâu đời.

Lục địa Atlantis, nơi chỉ còn lưu lại trong văn tự, có lẽ đã bị hồng thủy nhấn chìm cách đây 10.000 năm, dù không cách nào tìm thấy chứng cứ cho đến nay. Năm 1972, một nhà máy của Pháp đã phát hiện ra quặng uranium nhập khẩu từ Cộng hòa Gabon châu Phi đã được tinh luyện. Sau đó, các chuyên gia đến tận nơi xem xét và đã phát hiện ra một lò phản ứng hạt nhân khổng lồ dưới lòng đất ở khu vực khai thác của Gabon. Nó được xác định là đã được xây dựng cách đây 2 tỷ năm, có kết cấu rất hợp lý và thời gian vận hành lên tới 500.000 năm. Những bức bích họa trên đá trên khắp thế giới cũng cho mọi người thấy rằng: những nền văn minh nhân loại ở nhiều nơi đã nhiều lần thăng trầm, phát triển hưng thịnh và rồi biến mất. Hồng thủy, sự vận động của vỏ trái đất, và thậm chí cả những vụ va chạm hành tinh được cho là đã phá hủy những nền văn minh này nhiều lần.

Di chỉ Tam Tinh Đôi nên được coi là một chứng cứ mới đánh đổ học thuyết vô thần và thuyết tiến hóa của Darwin. Mặc dù các nhà khảo cổ học có thể vẫn còn lâu mới nhìn thấy toàn bộ bức tranh, nhưng nó đã bác bỏ quan niệm cũ của hầu hết mọi người và thu hút nhiều sự chú ý.

Ngoài ra, các văn vật của Tam Tinh Đôi dường như đã chứng thực cho những câu chuyện cổ được coi là thần thoại được lưu truyền trong một thời gian dài.
Thần thoại có thể ghi lại sự thật

Nền văn minh Tam Tinh Đôi đã biến mất mà không trở thành khởi nguyên của văn hóa Trung Nguyên. Dân tộc Hoa Hạ ra đời và phát triển dường như không liên quan gì đến Tam Tinh Đôi. Tuy nhiên, cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ đã tức khắc lợi dụng di chỉ Tam Tinh Đôi để tuyên truyền nâng cao ‘tự tôn dân tộc’ nhằm phục vụ cho sự thống trị hiện tại của ĐCSTQ. Nhưng theo đó, nó đã dẫn đến sự chú ý, cũng khơi dậy sự hoài nghi của mọi người về thuyết vô thần.

Một số lượng lớn các văn vật được khai quật ở Tam Tinh Đôi được coi là có liên quan đến tôn giáo và tế lễ. Tôn giáo trong nền văn minh tiền sử đóng một vị trí trọng yếu như vậy, đối lập với ĐCSTQ luôn phê phán gay gắt và coi các tín ngưỡng tôn giáo là mê tín dị đoan. Ngay cả với nền văn minh Trung Nguyên 5.000 năm tuổi, tín ngưỡng tôn giáo cũng đóng một vai trò then chốt trong xã hội. Kính Trời tín Thần từ lâu đã trở thành chuẩn tắc trong đời sống người dân. Nhưng chỉ sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền, nó đã hủy hoại và viết lại văn hóa truyền thống Trung Quốc một cách có hệ thống. Ngày nay, hầu hết người dân Trung Quốc đều chỉ có hiểu biết rất hạn chế về văn hóa truyền thống Trung Quốc, đa phần đã bị ‘thấm nhuần’ vô thần luận của ĐCSTQ, và bị ĐCSTQ nhồi nhét khái niệm vu khống về cái gọi là ‘văn hóa phong kiến ngu muội’.

Sự tồn tại của nền văn minh Tam Tinh Đôi cũng như việc phát hiện ra các nền văn minh tiền sử trên khắp thế giới đã nhiều lần khẳng định sự ngưỡng mộ của con người đối với các vị Thần trong các thời kỳ khác nhau. Các chuyên gia thừa nhận rằng các văn vật của Tam Tinh Đôi phù hợp với các ghi chép trong “Sơn Hải Kinh”, và Thần thoại thực sự tồn tại. Vậy có bao nhiêu Thần thoại, truyền thuyết được lưu truyền rộng rãi trong lịch sử Trung Quốc và các nước trên thế giới, có bao nhiêu truyện cổ, và có bao nhiêu trong số chúng mang lịch sử chân thực?

Bất kể nền văn minh Tam Tinh Đôi, hay Maya, Ai Cập cổ đại, Babylon, v.v., nếu những nền văn minh này không tiến hóa từ người vượn, thì cuối cùng chúng đến từ đâu? Chính các câu chuyện cổ Thần thoại cho chúng ta tiếp cận gần với sự thực. Thần Nông nếm thử các loại thảo mộc, Đại Vũ cưỡi Thần Quy trị thủy, và Hoàng Đế đắc đạo thăng Thiên… Tất cả đều có thể là sự thật lịch sử. Vì vậy, chỉ có Thiên Tử mới có thể trở thành hoàng đế. Cổ nhân Trung Quốc tin rằng thiện ác hữu báo. “Chu Dịch”, “Lạc Thư”, Ngũ hành bát quái… có lẽ chính là di vật của văn minh tiền sử di lưu lại, do đó con người ngày nay không giải được.

Dù là nền văn minh tiền sử hay các nền văn minh trên thế giới, đều đang chứng minh nhân loại không phải là sinh mệnh cao cấp nhất trên thế giới. Những nền văn minh này chưa biết chúng đến từ đâu, nhưng hầu hết chúng đều không tránh khỏi số phận bị diệt vong. Hồng thủy, vận động địa chất, và tác động ngoài trái đất, bị quy vào những thứ gọi là lực lượng tự nhiên, mà con người, trong dòng sông dài của lịch sử, không có cách nào khắc phục. Liệu con người có thể được tính là sinh mệnh cao cấp không?
Ai quyết định lịch sử?

Chỉ cần nhìn lại lịch sử 5.000 năm của Trung Quốc bị ngụy tạo trong sách giáo khoa, cũng dễ dàng nhận ra sự luân hồi của các triều đại không phải được quyết định bởi một hoặc một số nhân vật lịch sử, và ĐCSTQ cũng không nên giả xưng rằng quần chúng nhân dân đã sáng tạo ra lịch sử như thế nào. Tiến trình của nhân loại cuối cùng có thể được quyết định theo ý muốn của con người không? Tại sao các dự ngôn như “Thôi Bối Đồ”, “Mã Tiền Khóa” và “Thiêu Bính Ca” lại linh nghiệm đến vậy?

Ngược lại, thuyết tiến hóa của Darwin có quá nhiều lỗ hổng, và thuyết diễn hóa xã hội nguyên thủy của Marx đã trở nên phi lý. Cái gọi là ‘tiến bộ khoa học’ của nhân loại hoàn toàn bất lực khi đối mặt với đại ôn dịch lớn ngày nay.

ĐCSTQ có thể muốn đưa văn hóa Tam Tinh Đôi vào tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc, nhưng những người Tam Tinh Đôi đã biến mất có thể không phải là tổ tiên của người Trung Quốc ngày nay. ĐCSTQ có thể phải sử dụng văn hoá Tam Tinh Đôi để chuyển hướng chú ý của dư luận khỏi sự bế tắc của nó, nhưng nó đã cho nhiều người cơ hội để suy nghĩ nghiêm túc. Mọi người bắt đầu nhận ra rằng ĐCSTQ đã truyền bá chủ nghĩa vô thần, giễu cợt nền văn minh Trung Hoa như ‘cặn bã’, soán cải lịch sử cận đại để lừa bịp và khống chế kiểm soát tư tưởng của người dân.

Những quan niệm sai lầm của người Trung Quốc do bị ĐCSTQ nhồi nhét đang bị văn hóa Tam Tinh Đôi lật đổ. Đây sẽ là một bước tiến lớn. Trước nạn dịch, mọi người cũng nên suy nghĩ xem nhân loại từ đâu đến, tai họa từ đâu mà có, ngày nay phải tránh nạn như thế nào? Tương lai ở đâu?

Hãy từ bỏ sự ngụy biện, tiến gần hơn đến chân lý, và không còn dễ bị lừa dối nữa, thì con đường đúng đắn cho nhân loại có thể đang ở ngay trước mắt chúng ta.

Hương Thảo biên dịch

Không có nhận xét nào: