– Mại dzô… Mại dzô… Đồng hồ 12 trụ đèn, không người lái, 2 cửa sổ… Xem thử đi… Cái đồng hồ này đáng giá cả một gia tài, nhưng bây giờ chỉ bán với giá ủng hộ…– Chụp ảnh lấy liền chỉ mất 30 giây bằng máy Polaroid tối tân của Mỹ… Chụp đầy đủ cả bộ Đạp-Đổng-Đài để làm kỷ niệm… Chỉ còn một ít giấy ảnh, chụp ngay kẻo hết… Một tấm giá chỉ 1 đồng tiền mới, không có tiền mới thì trả 1 ngàn đồng Ngụy cũng được…“Đạo cụ” của anh thợ chụp hình gồm chiếc xe đạp, cái vỏ radio bằng da và nếu người chụp không có đồng hồ anh ta sẵn sàng cho mượn để thực hiện một bộ sưu tập Đạp-Đổng-Đài như quảng cáo.
<!>
Người ta đồn ca sĩ Thái Thanh đi bán xôi ở khu vườn hoa Công Lý, nhạc sĩ Hoài Bắc (Phạm Đình Chương) ra chợ trời Sài Gòn. Thế là gần như ban Thăng Long xuống đường hợp ca bản… chợ trời! Nhà văn Nguyễn Thụy Long với tác phẩm nổi tiếng “Loan Mắt Nhung” vốn hiền lành là thế nhưng cũng phải chạy chợ trời để nuôi con. Nguyễn Thụy Long tâm sự: “Ra chợ trời có nhiều mánh kiếm ăn nhưng tôi chẳng được ‘quý phái’ như nhiều tay chợ trời khác. Như ký giả Hồng Dương buôn bán vàng ở chợ Lê Thánh Tôn, vải vóc, quần áo cũ hay sách báo lậu, môi giới ăn hoa hồng. Tôi cũng là dân chợ trời nhưng mua đi bán lại vài ba cái bù loong gỉ nên rất là đói rách…”
Về mặt kinh tế, những nơi nào có nhu cầu mua-bán thì ở đó có chợ trời. Tuy nhiên, xét cho cùng, chợ trời thời đó là một hình thức tự phát khi nhu cầu của người miền Nam cần bán những mặt hàng được coi là không còn cần thiết trong tình hình mới gặp nhu cầu của người mua là những người đến từ phương Bắc, họ săn nhặt những mặt hàng lạ còn sót lại từ thế giới tư bản miền Nam.
Bước vào khu vục chợ trời, bạn sẽ được chào đón bằng câu: “Có gì bán không anh?” Nhiều người tỏ vẻ bất bình trước câu hỏi sỗ sàng đó, có người lại trả đũa một cách khó chịu: “Tôi bán tôi, anh có mua không?” Sau này, không ngờ câu hỏi cay cú đó lại được sử dụng ở các chợ người, hay còn gọi là “chợ lao động.”
Nhà văn Hoàng Hải Thủy vốn là người rất ít khi làm thơ nhưng chợ trời đã khiến ông “tức cảnh” với những dòng dưới đây:
Vậy là ngoài chợ trời lạc xoong còn có chợ trời thuốc tây. Người ta có thể tìm mua đủ các loại tân dược tại đây, từ những viên thuốc cảm, sổ mũi, nhức đầu cho đến thuốc “đặc trị” huyết áp, tiểu đường, thấp khớp – cái thì còn “đát” nhưng có cái hết “đát” từ mấy năm về trước. Nguồn hàng có xuất xứ đa dạng: thuốc từ các viện bào chế trước 1975, thuốc từ các nước xã hội chủ nghĩa anh em và sau này còn có cả thuốc từ các nước tư bản do thân nhân từ nước ngoài gửi về.
Nguồn thuốc gửi về có đến 90% tìm đường ra chợ trời vì người nhận thuốc không phải để uống mà để bán đi lấy tiền lo cơm áo hàng ngày. Người ta quan niệm, chống đói quan trọng hơn chống bệnh tật gấp nghìn lần. Thân nhân ở nước ngoài được báo là cứ gửi thuốc về, mặt hàng này có giá rất cao nếu so với quần áo, vải vóc, mỹ phẩm, kẹo bánh. Hơn nữa, trọng lượng lại rất nhẹ cân nếu so với các “hàng viện trợ” khác, đỡ tốn cước phí đối với người gửi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét