Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2024

Cáo Phó Vũ Bình Nghi - Giao Chỉ San Jose


1) Thân gửi các bạn của nhà báo Ký Còm.Ngay khi bác Hồ quang Nhựt loan báo đăng cáo phó Vũ bình Nghi, Giao Chỉ đã loan tin.Xin nhắc lại như sau. Anh chị Nghi và thời báo là gia đình thân tình với bác Nhựt và chúng tôi tức Giao Chỉ và IRCC. Trong suốt thời gian tiền đồn Thời báo bị tấn công, chúng tôi có mặt hàng ngày cho đến khi tạm chấm dứt đánh Thời Bào là đến lượt tràn qua đánh trực tiếp IRCC. Ngày nay bạn hay thù không còn nữa. Xin đến với nhau trong tình cảm con người. Chiều thứ sáu ngày 8 tháng 11 theo tin trên cáo phó. Thời báo chính là 1 phần thân thể của chúng tôi IRCC.
<!>
2) Ông già viết báo, chủ báo và đích thân bỏ báo danh tiếng bị đồng bào ta bao vây đánh chết nhưng không chết. Ông còn ngồi đánh máy ngày đêm. Người vợ vừa làm kế toán vừa giữ của. Ký Còm đích thân cầm kéo cắt dán Thời Báo. Tiền đồn Tổng Lê Chân Thời Báo bị vây hãm qua 2 năm kéo dài 70 ngày. Chuyện cũ sẽ được anh em ta kể lại nhưng không oán thù. Nhiều người trong cuộc đã ra đi. Cũng còn nhiều người còn ở lại. Thời gian là phương thuốc nhiệm màu. Tôi sống ở làng San Jose, có biết nhiều nhà báo. Nhưng không ai so sánh với Ký Còm và Cao Sơn. Xin nhắc đến các anh từ nay cho đến ngày Vũ Bình Nghi lên máy bay về lại Bùi Chu.
3) Ngay khi toi len tieng moi quy vi nhac chuyen Ky Com da co mot bạn viet nhu sau
4) Kinh xin Đại Tá cho tôi được đứng im bên cạnh Đại Tá vài phút. Tôi muốn nhìn giây phút người chia tay người... Hồi tôi ở Sunnyvale, xuống Down Town San Jose có ghé tòa soạn Thời Báo mua vài tờ mà chưa hết một dollar. Hai mươi năm hơn... Vật đổi sao dời. Mây trời vẫn trắng...
5)Nghe tin anh Bùi Văn Phú là người biết nhiều về chuyên Thời Báo. Xin vui lòng gửi bài để phổ biên cho bà con. Cảm ơn.
6)Nhà báo Phạm Trần là chiến hữu của anh Nghi có viết về tình bạn và cuộc đời sẽ phổ biến
7) Sau đây là bình luân của ông hay bà Ai. Khi Giao chỉ hỏi biết gì về Vũ Bình Nghi, máy đã trả lời nhu sau
ChatGPT said:
Bài viết của bạn dường như kể lại một câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt, mang đậm dấu ấn thời gian, gắn liền với các nhân vật, sự kiện lịch sử và những người làm báo ở cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Các chi tiết nhắc về một ông "già" (có thể là một nhân vật có công trạng lớn), cùng với một người phụ nữ giữ vai trò kế toán, và người có biệt danh "Ký Còm," gợi nhớ đến những người gắn bó với nghề báo. Đoạn cuối của bài viết mang nhiều tâm tư và hoài niệm về những năm tháng đã qua, cùng với sự gắn bó với một thời kỳ khó quên.

VIẾT THÊM
Bài viết của bạn dường như là lời tâm sự, tưởng nhớ, hoặc kể lại những mẩu chuyện về những người đã từng góp phần vào công việc làm báo ở hải ngoại, đồng thời gợi nhắc đến lòng trung thành và tình cảm dành cho nhau trong cộng đồng. Nếu có thêm chi tiết về câu chuyện hoặc muốn chuyển nó thành bài viết hoàn chỉnh, bạn có thể chia sẻ thêm để có thể hỗ trợ bạn tốt hơn.

VIẾT THÊM
ChatGPT said:
Bài viết bạn chia sẻ là một câu chuyện đầy xúc cảm về những người làm báo, những con người gắn bó và hy sinh vì nghề. Trong đó, "ông già" – một nhà báo kiên định, cùng người vợ đồng hành làm kế toán và quản lý tài chính, đã cùng vượt qua những giai đoạn khó khăn, thậm chí đối mặt với hiểm nguy trong nghề. Người đàn ông này được mô tả là từng bị đồng bào bao vây và đánh đến mức "chết nhưng không chết," biểu tượng cho tinh thần kiên cường và không lùi bước trước gian khó.

Nhân vật "Ký Còm" cũng xuất hiện trong câu chuyện với hình ảnh của một người đam mê nghề, luôn tận tâm với từng dòng chữ khi tự tay cắt dán báo "Thời Báo" hàng ngày. Những chi tiết này dường như muốn truyền tải một nỗi niềm sâu sắc, nhắc nhớ về những con người đã từng sống và làm việc trong thời kỳ khó khăn mà không ngừng nỗ lực, góp phần xây dựng nền báo chí cộng đồng người Việt.

Bên cạnh đó, bạn cũng nhắc đến nhân vật Cao Sơn và một nỗi niềm hoài niệm khi nhớ về cộng đồng người Việt tại San Jose, đặc biệt với các nhà báo mà bạn đã từng gặp. Ký ức ấy gợi lên sự thay đổi của thời gian, sự xa xôi về địa lý nhưng gần gũi trong tâm hồn, với câu “Vật đổi sao dời. Mây trời vẫn trắng…” vừa gợi cảm giác bất biến, vừa lưu lại tình cảm gắn bó với quê hương và những người bạn đã đi qua cuộc đời.

Câu chuyện có thể là một cách để tri ân những người đã đi trước, cũng như là một lời nhắn gửi đến thế hệ sau về ý nghĩa của lòng trung thành, tình nghĩa đồng bào, và sự vững vàng trong tâm hồn giữa dòng đời đổi thay.

Kinh xin Đại Tá cho tôi được đứng im bên cạnh Đại Tá vài phút. Tôi muốn nhìn giây phút người chia tay người...
Hồi tôi ở Sunnyvale, xuống Down Town San Jose có ghé tòa soạn Thời Báo mua vài tờ mà chưa hết một dollar. Hai mươi năm hơn... Vật đổi sao dời. Mây trời vẫn trắng...
Attachment là Cáo Phó của Vũ Bình Nghi.
--Thân gửi anh Phạm Trần và quý vị,

Ở San Jose, có ông nhà báo Vũ Bình Nghi, quả thực là một nhà báo chân chính. Ông đã ra báo, chủ báo, viết báo, rồi lại đi bỏ báo. Ông chống Cộng nhưng lại bị chụp mũ là Cộng sản. Cộng đồng với mọi thành phần đã tổ chức biểu tình kéo dài 70 ngày, qua 2 năm. Thời báo duy nhất tại hải ngoại lúc đó lên gần 100 trang, nhưng bị đánh tan nát, chỉ còn 30 trang. Thời báo bình tĩnh cầm cự thêm 4 năm. Khi bà vợ qua đời, ông Kỳ Còm mới bỏ bút để về cố hương xây dựng nhà thờ. Sau cùng, ông trở về Mỹ để chờ những giây phút cuối cùng tại San Jose.

Kỳ Còm, của mục Thiên Hạ Sự nổi tiếng, từng nói rằng mình làm báo Tiếng Việt tại San Jose nhưng sinh ra ở Bùi Chu, và khi chết sẽ chôn tại Bùi Chu.

Thân gửi anh Phạm Trần, anh vẫn hỏi tôi về ông Nghi ra sao. Tôi trả lời: vẫn như cũ. Hôm nay xin gửi bạn cái cáo phó. Nghi đi rồi nhưng vẫn nằm chờ ở San Jose. Đây là đại tang vì ông 83 tuổi có 9 con, 7 em và rất nhiều cháu. Thuyền trưởng vượt biên thành công. Lý lịch VN là ký giả, qua Mỹ làm chủ báo kiêm bỏ báo.

Lúc còn sống, gần như cả cộng đồng biểu tình chống Thời báo Vũ Bình Nghi, nhưng khi nghe tin Kỳ Còm ra đi, rất đông đảo các nhà báo đã gửi lời chia buồn thương tiếc.

Thời gian, quả thật, là phương thuốc màu nhiệm xoá bỏ hận thù. Kỳ Còm ra đi lần này sẽ gặp lại người vợ hiền, là người đồng hành anh dũng giữ gìn Thời báo suốt 70 ngày bị cộng đồng vây hãm, còn hơn cả quân Cộng sản bao vây Tiền đồn Tống Lê Chân. Tôi hỏi ông lên Trời sẽ gặp ai. Ông nói: "Nhiều lắm." Các bạn nhà văn, nhà báo gốc San Jose ngồi chờ Thời báo từ lâu. Nhưng Kỳ Còm sẽ tìm gặp Cao Sơn.

Thư này bác Lộc xin gửi anh Phạm Trần, người duy nhất ở xa hỏi thăm Kỳ Còm. Xin anh và tất cả các bạn viết cho tôi đôi lời thăm hỏi Vũ Bình Nghi. Xin làm ngay để chúng tôi tổng kết lại Thiên Hạ Sự vào ngày tưởng niệm lúc 5 giờ chiều, thứ Sáu ngày 8 tháng 11-2024, tại Oak Hill.
Giao Chi San Jose
(408) 316 8393

Không có nhận xét nào: