Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2024

Tượng Đài Chiến Sĩ Việt & Mỹ Tại Bắc Cali. Ngày Quân Lực Hoa Kỳ 18 tháng 5, Ngày Quân Lực VNCH 19 tháng 6! Việt Nam, Biến Chuyển Thời Cuộc: Bộ Trưởng Công An Tô Lâm Làm Chủ Tịch Nước! và Kính Chuyển Tin Việt Nam Hôm Nay - Lê Văn Hải


Tượng Đài Chiến Sĩ Việt & Mỹ Tại Bắc Cali:
Ngày Quân Lực Hoa Kỳ 18 tháng 5


Cựu Quân Nhân VNCH Tham Gia Diễn Hành Duyệt Binh Ngày Quân Lực Hoa Kỳ.
SATURDAY, MAY 18, 2024.
Parade: 1:30 p.m. - 3:30 p.m.
Torrance California - Armed Forces Day Parade May 18th 2024 City of Torrance. Torrance Civic Center, 3031 Torrance, CA 90503
<>


-Cuộc duyệt binh lớn nhất ở Miền Tây Hoa Kỳ , hình ảnh và video sẽ được lưu trữ tại Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Cuộc diễn hành Ngày Quân Lực Hoa Kỳ Torrance Blvd 12 giờ trưa ngày 18 tháng 5 năm 2024.


-THỨ BẢY, NGÀY 18 THÁNG 5
Diễn hành: 1h30 chiều - 3:30 chiều.
Cuộc diễu hành Ngày Quân Lực Thường niên lần thứ 62
bắt đầu tại Đại lộ Crenshaw đi về phía tây trên Đại lộ Torrance
và kết thúc tại Đại lộ Madrona.
Cuộc diễn hành của Torrance là cuộc diễu hành Ngày Quân Lực kéo dài nhất trên toàn quốc. Là một trong số ít thành phố được Bộ Quốc phòng chỉ định,
Thành phố Torrance tự hào tôn vinh những người đàn ông và phụ nữ trong Quân Lực của quốc gia chúng ta. Grand Marshall năm nay là Lực lượng Không gian Hoa Kỳ.


Vài hình ảnh:


Ngày Quân Lực VNCH 19 tháng 6!


Thư Mời
Kính quý vị Lãnh đạo tinh thần, quý N/T, quý Ch/H và gia đình, quý Đồng hương, Hội đoàn Việt Nam tỵ nạn Cộng Sản, quý Cơ quan Truyền thông, Báo chí, Thanh niên và Sinh viên.
Ngày 16 tháng 6 tới đây, tại 70 W.Hedding St. Liên Hội Cựu Quân Nhân sẽ tổ chức Đại Lễ kỷ niệm một ngày quan trọng trong quân sử Việt Nam, ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đây là khoảnh khắc để chúng ta suy ngẫm về lòng dũng cảm, sự hy sinh và kiên trì của những người lính chiến trong những bộ quân phục, những người đã cống hiến hết mình để bảo vệ cho tổ quốc quê hương. Đây là ngày để tôn vinh sự hy sinh của những người lính, những thủy thủ, những phi công và tất cả những người đã phục vụ và có thể vẫn còn tiếp tục phục vụ trong lực lượng vũ trang của chúng ta.
Ngày Quân Lực cũng là ngày nhắc nhở chúng ta cần tri ân những anh hùng đã hy sinh mạng sống hay một phần thân thể để bảo vệ tổ quốc. Sự hy sinh vô bờ của họ như một lời nhắc nhở về cái giá phải trả của tự do và tầm quan trọng của việc giữ gìn hòa bình và ổn định mà chúng ta đã có một thời được hưởng.
Ngoài ra, chúng ta nhân ngày nầy để bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình các quân nhân, những người phải chịu đựng những khó khăn của sự chia cắt và bấp bênh, nhưng vẫn kiên quyết hỗ trợ những người thân yêu và đất nước của họ.
Vì những lý do trên, LHCQN trân trọng kính mời tất cả quý vị tham dự ngày Quân Lực sẽ được tổ chức bắt đầu vào lúc 10:30 sáng ngày 16/6 tới đây.
Xin kính mời, thông báo và hẹn gặp ngày 16/6/2024.

Lê Thái Phúc
TTK / LHCQN-BC


Việt Nam, Biến Chuyển Thời cuộc:
Bộ trưởng Công an Tô Lâm được giới thiệu làm chủ tịch nước


-Bộ trưởng Công an Tô Lâm được nhiều người coi là một trong những người quyền lực nhất Việt Nam.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm, người thi hành chiến dịch bài trừ tham nhũng ráo riết của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng, được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước sau một cuộc họp của các nhà lãnh đạo chủ chốt do ông Trọng chủ trì vào ngày 18 tháng 5.
Ông Trần Thanh Mẫn, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội, được đề cử lên làm Chủ tịch Quốc hội, theo thông cáo của Văn phòng Trung ương Đảng.
Sự sắp xếp nhân sự cao cấp này diễn ra trong bối chính trường Việt Nam chứng kiến sự xáo trộn chưa từng thấy ở thượng tầng với việc hai chủ tịch nước và một chủ tịch Quốc hội bị buộc phải thôi chức trong vòng chưa đầy 18 tháng, tất cả đều do những "sai phạm" không được nêu cụ thể nhưng có phần chắc chiến dịch ‘đốt lò’ của ông Trọng.

Sau khi được Quốc hội biểu quyết chấp thuận, có thể diễn ra vào tuần sau, Đại tướng Tô Lâm, 66 tuổi, sẽ thay thế ông Võ Văn Thưởng, người đã từ chức hồi tháng 3 sau khi bị cáo buộc vi phạm điều lệ đảng, chỉ hơn một năm sau khi được bổ nhiệm.
Được nhiều người coi là một trong những nhân vật quyền lực nhất nước, ông Lâm đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng lựa chọn vào đầu tuần này, nhưng chính quyền và truyền thông nhà nước chỉ tiết lộ đề cử vào ngày thứ Bảy.
Các nhà lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam trong một phiên họp ngày 18 tháng 5 năm 2024
Chủ tịch nước giữ vai trò chủ yếu mang tính nghi lễ nhưng là một trong bốn vị trí ‘tứ trụ’ lãnh đạo cao nhất của Việt Nam. Những người còn lại là tổng bí thư, thủ tướng và chủ tịch Quốc hội.
Nhiều nhà quan sát coi việc bổ nhiệm ông là một bước khả dĩ để ông trở thành tổng bí thư, chức vụ hàng đầu ở đất nước độc đảng này, khi các nhiệm kì của các nhà lãnh đạo hiện tại kết thúc vào năm 2026 - hoặc thậm chí sớm hơn, nếu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thôi chức trước khi nhiệm kì thứ ba của ông hết hạn.

Ông Mẫn, 61 tuổi, sẽ thay thế ông Vương Đình Huệ sau khi ông này bị miễn nhiệm vì những cáo buộc sai phạm cách đây hơn hai tuần.
Các đề cử được đưa ra khi Đảng bổ nhiệm bốn thành viên mới của Bộ Chính trị hôm thứ Năm, cơ quan ra quyết định hàng đầu của đất nước, sau khi loại bỏ nhà lãnh đạo cao cấp thứ năm là bà Trương Thị Mai. Bà là người thứ sáu rời khỏi Bộ Chính trị kể từ cuối năm 2022 trong một loạt những vụ từ chức cao cấp chưa từng thấy.


Thịt bò dát vàng
Ông Lâm giữ chức bộ trưởng Bộ Công an từ năm 2016 và được đưa vào Bộ Chính trị vào năm 2021.
Ông cũng là Phó Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng của Đảng kể từ năm 2021, đóng vai trò trọng yếu trong chiến dịch ‘đốt lò’ đã chứng kiến hàng ngàn quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp cao cấp bị truy tố hoặc buộc phải từ chức.
Ông từng vướng vào một vụ lùm xùm hồi năm 2021 khi đầu bếp nổi tiếng "Salt Bae" đăng tải một video quay lại cảnh ông này đút cho ông Lâm ăn miếng bò bít tết dát vàng tại nhà hàng của ông ở London, trong khi Việt Nam đang bị phong tỏa vì Covid-19. Đoạn video lan truyền rộng rãi trên mạng trước khi đầu bếp người Thổ Nhĩ Kỳ Nusret Gokce gỡ nó xuống.
Một chủ quán bún bò ở Đà Nẵng sau đó đăng video nhại lại video của "Salt Bae" đã bị kết án năm năm tù vì tội "tuyên truyền chống nhà nước."
Ông Lâm đứng đầu Bộ Công an vào năm 2017 khi an ninh Việt Nam bị cáo buộc đã thực hiện một vụ bắt cóc cựu lãnh đạo doanh nghiệp Trịnh Xuân Thanh ở Đức qua ngả Slovakia. Vụ việc đã làm rạn nứt quan hệ giữa hai nước.


Biến chuyển lớn: Chủ tịch nước Tô Lâm- Cuộc đảo chính ngoạn mục?
(Nguyễn Văn Khánh)


-Chính trường trong nước một thời gian ngắn chứng kiến sự ra đi đầu tiên của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, phó thủ tướng Phạm Bình Minh, Đức Đam, … rồi hai tháng đầu năm 2024 đầy bất ngờ với sự mất chức của chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, gây xôn xao dư luận Việt Nam, lên đỉnh điểm là sự ra đi bắt buộc của ứng cử viên số 1 Tổng Bí thư Vương Đình Huệ sau chuyến thăm Tập Cận Bình một tuần, sự can thiệp của Bắc Kinh cũng không giữ nổi Vương Đình Huệ khỏi mất chức về vườn trong cay đắng tức tưởi cho ông ta và phe Nghệ An.
Với những sự kiện xảy ra nhanh gọn, không xảy ra sự việc đáng tiếc, nhưng gây áp lực nặng nề cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chứng minh ông ta bị mất quyền lực nghiêm trọng, tê liệt trong điều hành quyền lực, có thể nói ông Tô đã cầm trịch cuộc thanh trừng, dựa vào sự chống tham nhũng bê bối của những nhân vật chóp bu bộ chính trị.

Diễn ra cùng sự kiện, nhưng ông Phạm Minh Chính thủ tướng, một trung tướng an ninh phải im lặng, không dám lên tiếng vì ông ta cũng dính líu tới bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn một doanh nhân trốn truy nã, nên biết điều để cho nhóm Tô Lâm tự hành xử. Diễn biến trên chính trường Ba Đình, báo chí đưa tin đặc biệt ông Tô Lâm lên Điện Biên Phủ mừng 70 năm sự kiện, rồi mới đây cùng với tân bộ trưởng công an Lương Tam Quang vào Nghệ An viếng thăm Quê bác “làng sen”, gặp bí thư tỉnh ủy Nghệ An Thanh Quí coi như sự ủng hộ của phe Nghệ An với tân chủ tịch nước.
Ông Tô Lâm đã dựa vào ai mà dám chống lại, không tuân phục Tập Cận Bình, hạ bệ Vương Đình Huệ bất ngờ như vậy, chắc chắn là một bí mật chưa hé lộ, nhưng khẳng định là phe Tô rất mạnh, ủng hộ ông ta gần như tuyệt đối.


(Ảnh BBC)
Với một chính quyền dựa trên nòng súng, không bầu cử tự do như ở Việt Nam, thì sự hạ bệ đối thủ liên tục như vậy có thể gọi là sự đảo chính chiếm quyền lực, ông Tô đã làm được nhanh gọn, chính xác, gây kinh ngạc chính trị Ba Đình trước quốc tế và trong nước.
Lúc này ông Nguyễn Phú Trọng sức khỏe yếu kém, ở trong bệnh viện 108 với sự giám sát của lực lượng đặc biệt bảo vệ, ông ta bị tê liệt ý chí dựa vào Tô Lâm muốn làm gì cũng không có ý kiến gì phản bác. Phan Văn Giang bộ trưởng quốc phòng nắm đại bác, xe tăng hầu như đứng ngoài chứng kiến sự việc vừa qua, cũng như đồng ý với Tô Lâm cho sự ra đi hàng loạt nhân vật chủ chốt.
Cấp dưới trực tiếp Tô Lâm, ông Lương Tam Quang thứ trưởng bộ công an sẽ giữ chức bộ trưởng khi Tô giữ chức Chủ tịch nước, một sự lựa chọn bảo đảm an toàn cho ông.
Sự thay đổi từ độc tài tập thể sang độc tài cá nhân theo lộ trình của chế độ độc tài thường xảy ra đúng như nhận định của đối lập dân chủ, chế độ cộng sản Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Ông Tô sẽ có quyền lực rất lớn gần như tuyệt đối, việc ông giữ chức Chủ tịch nước là một bước đệm giữ chức Tổng Bí thư từ Nguyễn Phú Trọng, không cần hỏi ý kiến Bắc Kinh trước là một bước tiến rất mới từ trước đến nay ở Ba Đình.


Nói một cách văn vở, phe Tô “nhãn lồng ” Hưng Yên chiến thắng các phe khác và trở thành ông chủ Ba Đình. Nói duy tâm thời đến cản không kịp, trước ăn bò dát vàng một lần, bây giờ ngồi ngai vàng Ba Đình tha hồ đánh chén.
Ông Tô có bề dày kinh nghiệm, từ lính công an leo lên bộ trưởng công an, có nghiệp vụ an ninh, tình báo, cùng với Nguyễn Phú Trọng bắt giữ rất nhiều ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên trung ương đảng tham nhũng, việc ông ta thỏa hiệp người thân tín giữ chức bộ trưởng công an để giữ chức Chủ tịch nước, vừa chống được “thù trong giặc ngoài”, ổn định trật tự chính trị, từ đó thâu tóm quyền lực tuyệt đối như Tập Cận Bình kiêm luôn Tổng Bí thư + Chủ tịch nước.


Tô Lâm Đảo Chánh Tổng Trọng?
(Vi Anh)

-Đài RFI của Pháp ngày 29/04/2024 có bài phân tích về tình hình chánh trị bất ổn nhất, “xáo trộn chính trị chưa từng có” của Cộng Sản Việt Nam (CSVN) từ khi thành lập. Tổng Bí thư đảng CSVN mở chiến dịch bên ngoài là bài trừ tham nhũng nhưng bên trong là ám hại, triệt hạ đồng đảng đối thủ cả mây năm qua. Quanh tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hầu như không còn ai. Cái mộng Ông chúa Cộng Sản này muốn làm tổng bí thư đến chết, nay đã già liệt lão muốn chết được quốc táng, quốc tang, tay chân bộ hạ nối ngôi tôn vinh và bảo vệ Ông như ông Hồ trong lăng trước sự trả thù của những phe đảng đã bị Trọng làm củi đốt lò tham nhũng quá nhiều.
Có người nói trong chế độ Cộng Sản làm gì có chuyện đảo chánh, chỉnh lý. Nhưng rất có chỉ Cộng Sản che dấu công luận. Như hành động Lê Duẩn, Lê đức Thọ bất động hóa Ông Hồ Chí Minh, sửa di chúc xin thiêu thân, lấy tro rải công viên cho thiếu nhi vui chơi, và hạ bệ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp từ đại tướng cầm quân thành cầm quần cho chị em, thiết nghĩ còn sâu độc hơn đảo chánh, chính lý chết vinh hơn sống nhục.
Kẻ thủ ác thực hiện chiến dịch ám sát đại cán làm củi đốt lò Tham Nhũng của Tổng Trọng là Bộ Trưởng Công an Tô Lâm, và mưu toan soán ngôi của Tổng Trọng, biến chế độ CSVN thành cảnh sát trị gian ác, mật vụ trị còn độc tài cá nhân, độc hại hơn Cộng Sản nữa cũng là Tô Lâm.


Ông Vương Đình Huệ là “trụ” thứ hai trong “Tứ trụ” triêu đình, thâm cung bí sử của CSVN, “xin thôi” giữ mọi chức vụ. Nhiều dấu chỉ cho thấy đó là “ nặc lịnh từ dịch’ về chánh trị, đỡ mang tiếng xấu cho Đảng Cộng Sản mà cũng có lợi cho cá nhân khỏi bị truy tố, khỏi tù đày, không tán gia bại sản theo truyền thống đảng đứng trên luật pháp, thứ luật pháp mà Bộ Trưởng Công An Tô Lâm đang khai thác quét sạch các đại cán để soán quyền, cướp chức lên làm tổng bí thư thay Nguyễn Phú Trọng, biến chế độ CSVN thành cảnh sát trị hay thậm chí công an, mật vụ trị như của Stalin.
Trước chiến lược bên ngoài trá hình là trừng trị tham nhũng, bên trong là âm mưu triệt hạ đồng đảng khác phe, có tiềm năng chống đối, với“ ý đồ” nắm đảng nhà nước CSVN mà Tô Lâm là kẻ thực hiện. Giới quan sát ngoại quốc nhận định CSVN đang trong thời kỳ “xáo trộn chính trị chưa từng có” và “cuộc khủng hoảng kế nhiệm tổng bí thư càng trở nên trầm trọng”. Việc tố giác và các hành động khác dường như thêm sôi động trước Đại hội Đảng dự kiến diễn ra đầu năm 2026.
Rõ ràng là chiến dịch chống tham nhũng đã vượt tầm kiểm soát của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Phương châm của ông là “đánh chuột nhưng không làm vỡ bình”, do đó ông tìm mọi cách để giữ bình không bị vỡ, nhưng ông lại không nghĩ rằng trong số chuột cũng có cả những con cưng của ông”.

Giáo sư Alexander Vuving, Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye tại Haiwaii, nhận định với RFI Tiếng Việt: “Có thể nói là chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng đã tạo ra một chiếc bẫy mà chính ông bị sụp rơi vào. Rút bài học Liên Xô tan rã, ông Trọng cho rằng “lý do chính để chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở khối Liên Xô cũ và ở Đông Âu là những người kém cỏi được chọn để lãnh đạo đất nước”. Chống tham nhũng là một trong những cách bảo vệ tính chính danh của đảng. Chiến dịch “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” được công chúng ủng hộ rộng rãi, do tham nhũng tràn ngập vào chính trị và kinh doanh. Do đó, Giáo sư Alexander Vuving nhận định : “lò” sẽ còn rực lửa vì vẫn chưa triệt được tận gốc tham nhũng.


“Chiến dịch chống tham những đã trở thành một công cụ hữu hiệu trong cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ giới cầm quyền CSVN. Và “người dùng”, đang cầm cán lẫn lưỡi hiện nay chính là Tô Lâm của bộ Công An, hành động như chúa của CSVN. Chế độ CSVN không có tam quyền phân lập, hành pháp, lập pháp, tư pháp. Công an, cảnh sát hầu như độc quyền cai trị dân, truy tố, điều tra cơ quan nhà nước, kinh tế, tài chánh, hành chánh, v.v.
Giám đốc nghiên cứu Benoit de Tréglodé, Viện IRSEM tại Pháp, từng nhận định với RFI Tiếng Việt rằng “hiện giờ chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ bộ Công An, dưới trướng ông Tô Lâm”. Chiến dịch chống tham của đảng tung ra như đổ dầu vào lửa tăng quyên thế, sức mạnh vô địch của công an, cảnh sát.
Từ đầu năm 2024, nhắc đến Việt Nam là người ta chỉ nghĩ đến những đại án tham nhũng và hai trong số “Tứ trụ” lần lượt từ chức trong khi đất nước vẫn chưa giải quyết được những khó khăn tác động đến thu hút đầu tư nước ngoài, như thiếu điện, thủ tục chậm trễ vì cán bộ tránh ký quyết định vào thời điểm này, sợ bị kéo vào cuộc chiến quyền lực.

Quốc Hội dự trù bắt đầu họp phiên thường kỳ vào ngày 20/05. Chiếc ghế tổng bí thư, được quyết định trong kỳ Đại hội XIV, có lẽ sẽ còn gây ra nhiều bất ngờ.
Bộ trưởng Công An Tô Lâm, 66 tuổi, một trong những ứng viên cho vị trí, phải đối phó với ảnh hưởng rất mạnh của ông Nguyễn Phú Trọng”, theo nhà nghiên cứu về Việt Nam Benoit de Tréglodé, nhưng hiện giờ “bộ trưởng Công An gần như là chỉ huy chính những chiến dịch chống tham nhũng này”. Và cuộc chiến kế nhiệm, “lẽ ra phải xảy ra trong năm 2025, lại đến sớm hơn, ngay từ bây giờ”.
Công an cảnh sát CSVN đang chiếm đoạt quyền của đảng CSVN, biến chế độ CSVN thành chế độ công an cảnh sát trị, độc tài, táo bạo, tàn bạo, chuyên chính, gian ác hơn chế độ CS độc tài đảng trị toàn diện nhiều. Có tin Bộ trưởng công an Tô Lâm đang thao túng trong “bộ tứ” lên làm Chủ Tịch Nước kiêm Chủ Tịch Đảng. Chế độ CSVN sẽ trở thành chế độ cảnh sát công an trị.
Nhân sinh quan và vũ trụ quan chỉ rõ “ cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cữu”. Chiến lược gia đại tài Nguyễn Trải có câu lưu danh muôn thuở đất nước, dân tộc ta “Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có” Đây phải chăng là thời cơ thuận lợi cho nhân dân VN thức thời, quân đội nhân dân VN phản tỉnh, vốn bình thường, không ưa công an, cảnh sát CS thời chiến tranh trốn chui trốn nhủi, thời bính ra làm cha thiên hạ. Quân dân VN, ngay cả những người CS còn tinh thần VN, còn tiền cừu hậu hận 1.000 năm quân Tàu xâm chiếm VN, và 6 triệu người Việt tỵ nạn CS và hậu duệ ở hải ngoại sẽ quốc tế vận, sẽ dùng nhân tài, vật lực, tinh thần yêu nước, thương dân VN đứng lên trừ gian diệt bạo của chế độ cảnh sát, công an trị. CS đã độc tài đảng trị toàn diện ở Miền Bắc 2/3 thế kỷ, Miên Nam 1/2 : đã quá đủ rồi, không lẽ để Tô Lâm độc tài CS và mật vụ như Stalin. Nhân dân VN đã đến lúc đứng lên tranh đấu, chiến đấu giành lại quyền Con Người, quyền sống tự do, và chủ quyền quốc gia dân tộc VN./.( Vi Anh)


“Một người làm quan, cả họ được nhờ!” Tô Dũng làm giàu vô đối nhờ anh trai Tô Lâm!
(Hồng Ngọc)


(Hình: Tô Dũng chính là em trai của Tô Lâm)
-Bí quyết làm giàu “không đối thủ”: Tô Dũng chính là em trai của Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, bộ trưởng Công an từ năm 2016 đến nay.
Công ty Thương mại và Dịch vụ Xuân Cầu, tiền thân là Công ty TNHH Xuân Cầu (Piaggio Xuân Cầu), được thành lập vào ngày 28-4-2020. Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty Xuân Cầu là Tô Dũng, 62 tuổi.
Xuân Cầu là tên một ngôi làng cổ, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Xuân Cầu nằm sát con sông đào Bắc Hưng Hải là nơi chôn nhau cắt rốn của anh em nhà Tô Dũng.
Xuân Cầu Holding có địa chỉ tại quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, vốn điều lệ là 2.150 tỷ đồng. Xuân Cầu Holding là công ty chuyên phân phối hàng đầu dòng xe Piaggio của Ý ở Việt Nam. Sau công ty này chuyển sang hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản.

Đại diện pháp luật của Xuân Cầu Holding là ông Tô Dũng, một đại gia kín tiếng trong ngành bất động sản, nắm gần 62% vốn, bà Tô Thị Thu Hiền 16,2%, bà Tô Hồ Thu 7,8%; ông Tô Duy 11,1 % và một số cá nhân khác nắm 3%.
Điểm sơ qua các dự án của Xuân Cầu Holdings đầu tư:
Khu biệt thự và du lịch sinh thái Hòa Sơn (Green Vesion), có tổng quỹ đất dự án 183,47 hecta với tổng mức đầu tư 1000 tỷ đồng.
Khu đô thị sinh thái Văn Giang, Hưng Yên, với tổng diện tích gần 200 hecta, vốn đầu tư lên đến 10.000 tỷ đồng.
Khu biệt thự nghỉ dưỡng Xanh Villas ở Thạch Thất, Hà Nội, có tổng diện tích gần 50 hecta, gồm 500 căn biệt thự và nhà vườn, vốn đầu tư 1500 tỷ đồng. Ngân hàng Vietcombank và BIDV rót vốn.
Khu biệt thự Sinh thái Yên Bình (Xanh Villas II) tại Thạch Thất, Hà Nội, có diện tích 6,42 hecta, gồm 60 biệt thự cao cấp, mỗi biệt thự có diện tích 1.000 m2.
Khu Du lịch Kim Bôi, có diện tích 30 hecta, gồm khách sạn cao 15 tầng và khu nhà phố thương mại. Địa chỉ tại huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
Dự án Khu phi thuế quan – Logistics và công nghiệp Lạch Huyện, địa chỉ TP Hải Phòng. Tháng 12-2021, Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng (Heza) trao quyết định đầu tư cho Tập đoàn Xuân Cầu. Dự án này có diện tích 742 hecta, vốn đầu tư “khủng”, lên đến 11.000 tỷ đồng.

Dự án Khu đô thị thương mại và nhà ở Sông Bùi: Ngày 2-5-2024, UBND tỉnh Hòa Bình vừa chấp thuận Liên danh Công ty cổ phần Xuân Cầu Holdings và Công ty TNHH Đầu tư địa ốc Thành Phố (CityLand) đầu tư dự án Khu đô thị thương mại và nhà ở Sông Bùi tại huyện Lương Sơn. Diện tích 60 hecta, vốn đầu tư 5000 tỷ đồng.
Ngoài ra, Xuân Cầu Holding còn sở hữu tổ hợp khách sạn – trung tâm thương mại Xuân Phú Hưng; khu resort Xuân Phú Hải, Mercure Cát Bà, MP Resort – Phú Quốc, Gành đá đĩa – Phú Yên, sân golf Phượng hoàng – Phú Yên…
Buôn xe, buôn bất động sản, đầu tư dự án đô thị, du lịch, xây villa để bán chưa đủ, bỗng một ngày, Xuân Cầu nhảy vào lĩnh vực năng lượng. Rất nhanh, Xuân Cầu có được các dự án mà các tập đoàn chuyên đầu tư về năng lượng – năng lượng tái tạo, có nằm mơ cũng không thấy:


Nhà máy điện Mặt trời Tây Ninh, vốn đầu tư 9000 tỷ, trên diện tích 504 hecta.
Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 5.1 và Dầu tiếng 5.2, cũng tại Tây Ninh, diện tích 322 hecta, vốn đầu tư 7.120 tỷ.
Nhà máy Điện gió số 7 tại Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, diện tích 3.000 hecta, vốn đầu tư 5.700 tỷ…
Tô Dũng chính là em trai của Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, bộ trưởng Công an từ năm 2016 đến nay.
Tô Thị Thu Hiền, sinh năm 1963, là em gái của Tô Lâm
Tô Duy, sinh năm 1992, là con trai của Tô Dũng
Tô Hồ Thu, sinh năm 1996, là con gái Tô Dũng
Vợ Tô Dũng (mẹ Tô Duy và Tô Hồ Thu) là Hồ Sông Hồng, con gái Hồ Cơ (1922-2018).
Hồ Cơ quê Quảng Ngãi, tập kết ra Bắc năm 1954, từng giữ chức Phó giám đốc Nhà Xuất bản Giáo dục. Ông cũng là thầy giáo của cựu chủ tịch nước Trần Đức Lương, giai đoạn 1950 – 1953.
Đến đây, mọi người có thể hiểu vì sao Tập đoàn Xuân Cầu không những thâu tóm bất động sản, mà còn trúng thầu, được chỉ định thầu các đại dự án có vốn đầu tư từ ngân sách lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng. Đặc biệt hơn nữa, chưa bao giờ Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, hay các cơ quan điều tra nào dám nhắc đến cái tên Xuân Cầu trong các báo cáo hoặc bêu tên trên truyền thông của đảng. Đó là lý do tại sao nhiều cây bút sừng sỏ trên mạng xã hội, từng chỉ trích đích danh ủy viên Bộ Chính trị, thủ tướng, bộ trưởng… về vấn đề nọ kia, nhưng tuyệt đối chưa bao giờ họ dám đụng đến Tô Dũng và “đế chế” Xuân Cầu.


Khủng hoảng: Người dân đổ xô đi mua vàng, nhiều tiệm vàng thông báo “cháy hàng”
(Phan Anh)


-Theo ghi nhận của phóng viên Trí Thức VN tại Hà Nội vào ngày 10/5/2024, nhiều tiệm vàng ở thủ đô đã thông báo “cháy hàng” khi người dân đổ xô đi mua vào trong bối cảnh giá vàng SJC tăng cao chưa từng có, đạt mốc 92,4 triệu đồng/lượng (bán ra) và 90,1 triệu đồng/lượng (mua vào).
Nhiều cơ sở kinh doanh vàng thông báo hết sạch vàng để bán trong ngày 10/5/2024
Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng các thương hiệu trong nước tiếp tục được điều chỉnh tăng mạnh với mức tăng cao nhất hơn 3 triệu đồng.
Kết thúc ngày 10/5/2024, giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh đang niêm yết ở mức 90,1 triệu đồng/lượng mua vào và 92,4 triệu đồng/lượng bán ra. Như vậy, so với rạng sáng qua, giá vàng SJC đã được điều chỉnh tăng 2,9 triệu đồng ở cả 2 chiều.
Trong khi đó, DOJI tại khu vực Hà Nội điều chỉnh tăng giá vàng miếng thêm 3,3 triệu đồng chiều mua và 3,1 triệu đồng chiều bán lên lần lượt 90,1 triệu đồng/lượng mua vào và 91,4 triệu đồng/lượng bán ra. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng thương hiệu này đang mua vào và bán ra mức tương tự như ở khu vực Hà Nội.

Giá vàng thế giới tiếp đà tăng với vàng giao ngay tăng 13,8 USD lên 2.359,7USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 2.366,8 USD/ounce, tăng 13,7 USD so với rạng sáng qua.
Giá kim loại màu vàng thế giới tiếp đà tăng và ghi nhận mức tăng tốt nhất trong 5 tuần khi giới đầu tư ngày càng tin rằng Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ sớm nới lỏng chính sách tiền tệ.
Theo đó, tâm lý lạc quan tăng khi dữ liệu gần đây cho thấy nền kinh tế Mỹ đang hạ nhiệt một chút. Điều này đã làm tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm phải đưa ra quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ. Sau dữ liệu việc làm hằng tháng ảm đạm tại Mỹ, báo cáo mới nhất cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước tăng cao hơn dự kiến. Sau báo cáo, giá vàng đã tăng hơn 1%.

Chiến lược gia trưởng thị trường Phillip Streible của Blue Line Futures cho rằng, nhu cầu tăng vọt chủ yếu là do yếu tố kỹ thuật, nhưng dữ liệu bảng lương tuần trước và dữ liệu về số đơn yêu cầu thất nghiệp ban đầu đang cung cấp sự hỗ trợ cho đà tăng của vàng. Chuyên gia này giải thích, những lo ngại về tình hình việc làm thường là vết nứt đầu tiên trong nền kinh tế và có thể dẫn đến đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của FED.
Hiện tại, để chắc chắn hơn về quỹ đạo lãi suất của FED, giới đầu tư sẽ phải chờ đợi dữ liệu về chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ sẽ được công bố vào tuần tới. Theo công cụ CME FEDWatch, các nhà giao dịch đang định giá khoảng 68% khả năng FED sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Lãi suất thấp hơn sẽ làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng.
Mặc dù giới đầu tư đang kỳ vọng một hành động cắt giảm lãi suất, nhưng chuyên gia phân tích thị trường cấp cao Jim Wyckoff của Kitco nói rằng, nếu dữ liệu lạm phát trong tuần tới tăng mạnh hơn dự kiến, điều đó sẽ dội một gáo nước lạnh vào mọi quan điểm cho rằng FED có thể cắt giảm lãi suất ngay sau tháng 9.
Với giá vàng trong nước tăng mạnh và giá vàng thế giới neo ở mức 2.359,7 USD/ounce (tương đương gần 72,5 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chưa thuế, phí), chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới nới rộng lên gần 20 triệu đồng/lượng.


Việt Nam mất hàng tỷ USD viện trợ nước ngoài do ‘tê liệt’ bộ máy vì chống tham nhũng


-Việt Nam đã mất ít nhất 2,5 tỷ USD viện trợ nước ngoài trong ba năm qua và có thể mất thêm 1 tỷ USD nữa do tình trạng tê liệt bộ máy hành chính.
Việt Nam đã mất ít nhất 2,5 tỷ USD viện trợ nước ngoài trong ba năm qua và có thể mất thêm 1 tỷ USD nữa do tình trạng tê liệt bộ máy hành chính, Liên Hiệp quốc, Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ phương Tây cảnh báo với chính phủ Hà Nội qua một lá thư mà Reuters xem được.
Những số liệu chưa được báo cáo trước đây từ tài liệu chưa được công bố, vốn đã có từ ngày 6/3, nêu bật lên sự thất vọng của các nhà đầu tư nước ngoài về những rào cản pháp lý và thủ tục phê duyệt kéo dài, gây ra bế tắc kéo dài giữa lúc quốc gia Cộng sản đang bị bủa vây bởi chiến dịch chống tham nhũng leo thang và tình trạng bất ổn chính trị.
“Khoảng 1 tỷ USD vốn cho phát triển đang chờ phê duyệt, với 2,5 tỷ USD bổ sung phải hoàn trả lại do hết hạn tài trợ”, bức thư gửi cho Thủ tướng Phạm Minh Chính viết, báo hiệu những tổn thất tiềm tàng trị giá gần 1% tổng sản phẩm quốc nội của cả nước.

Khoản tài trợ hết hạn có thể trì hoãn các dự án rất cần thiết, chẳng hạn như nâng cấp cơ sở hạ tầng, và các nhà tài trợ nhấn mạnh trong thư rằng nhiều khoản tiền bổ sung có thể đã bị mất do “bị ngăn cản bởi quá trình phê duyệt kéo dài”.
Hai quan chức nước ngoài cấp cao được Reuters phỏng vấn đã trực tiếp liên kết các rào cản hành chính với nỗ lực chống tham nhũng, lặp lại những nhận xét tương tự từ các nhà ngoại giao và quan chức khác trong những tháng gần đây.
Cuộc chiến chống tham nhũng đã tạo ra một dạng “tê liệt”. Các quan chức chậm phê duyệt hoặc triển khai các sáng kiến vì họ sợ vô tình vi phạm vào các quy định phức tạp.
Giữa bối cảnh những hạn chế đó, Việt Nam đang phải vật lộn trong việc chi tiêu ngay cả công quỹ, khi đã không đầu tư khoảng 19 tỷ USD từ năm 2021 - 2023, ít hơn 1/4 so với kế hoạch, theo Bộ tài chính.
Bức thư được người đứng đầu Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam gửi và có chữ ký của 18 đại sứ, trong đó có Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản và người đứng đầu Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam.
Văn phòng thủ tướng Việt Nam và Bộ đầu tư không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

Liên Hiệp Quốc và Ngân hàng Thế giới cho biết họ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với chính phủ trong các dự án, và LHQ thừa nhận trong một tuyên bố với Reuters rằng có những “thách thức” trong việc sử dụng nguồn tài trợ.
Vấn đề năng lượng
Việt Nam đã đưa ra những cam kết đáng kể về việc giảm sử dụng than để đổi lấy nguồn tài trợ về khí hậu của phương Tây, nhưng một năm rưỡi sau khi thỏa thuận với các quốc gia của Nhóm G7 được công bố, vẫn chưa có khoản vốn nào được giải ngân, trong khi Việt Nam đang đẩy mạnh nhập khẩu than để tránh tình trạng thiếu điện ở các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài.
Sau nhiều yêu cầu từ các nhà tài trợ, chính phủ đã thành lập một nhóm làm việc về vấn đề này và chỉ đạo các quan chức xem xét một số quy định cản trở việc tiếp cận nguồn vốn, một quan chức nước ngoài tham gia thảo luận nói với Reuters và lưu ý rằng không có thời hạn nào được ấn định để hoàn tất quy trình.
Lưới điện, cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước, được coi là cần nâng cấp và có sẵn một lượng lớn vốn nước ngoài để thực hiện công việc này. Tuy nhiên, các quy định hiện hành ngăn cản nhà điều hành mạng lưới thuộc sở hữu nhà nước tiếp cận số tiền đó ít nhất cho đến năm 2027 vì vấn đề tài chính, quan chức này cho biết như một ví dụ về tình trạng bế tắc.

Sự thất vọng của các nhà tài trợ dẫn tới những quyết định có thể cắt giảm viện trợ cho Việt Nam trong tương lai.
Chẳng hạn, Ngân hàng Thế giới cho biết họ sẽ sáp nhập văn phòng Hà Nội từ tháng 7 với các hoạt động ở Campuchia và Lào để nâng cao “hiệu quả quản lý”, một động thái có thể dẫn đến sự thay đổi trọng tâm.
Các quan chức Việt Nam đã kêu gọi các nhà tài trợ nước ngoài giảm chi phí sử dụng vốn của họ, phần lớn đến từ các khoản vay, thường theo giá thị trường. Nhưng Việt Nam cũng đã bị mất số tiền tài trợ lớn, các quan chức phương Tây cho biết.


Mexico, Việt Nam có thể là cửa ngõ cho Trung Cộng né hàng rào thuế quan mới của Mỹ


-Các thuế suất mới của chính quyền Tổng thống Joe Biden áp lên xe điện của Trung Quốc và các lĩnh vực chiến lược khác là nhằm bảo vệ tương lai của ngành sản xuất Hoa Kỳ, nhưng chúng có thể sẽ đẩy nhanh quá trình Trung Quốc chuyển dịch sản xuất sang Mexico, Việt Nam và các nơi khác để né thuế suất của Mỹ.
Các quan chức Mỹ và các chuyên gia thương mại cho rằng nếu không nỗ lực quyết liệt để cắt giảm hàng hóa Trung Quốc được trung chuyển đến hoặc gia công sơ sài ở Mexico và các nước khác, hàng hóa dư thừa rẻ mạt của Trung Quốc vẫn sẽ tìm đường vào thị trường Mỹ.
Reuters dẫn lời ông Eswar Prasad, giáo sư chính sách thương mại thuộc Đại học Cornell, Mỹ, đồng thời là cựu giám đốc phụ trách Trung Quốc tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cho biết: “Mức thuế mới có thể ngăn cản hàng nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng có khả năng phần lớn lượng hàng đó sẽ được chuyển hướng qua các nước không bị đánh thuế”.

Ông Prasad cho biết nhất là Mexico và Việt Nam từ trước đến nay đã được hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang nhờ vào chi phí rẻ hơn và sự gần gũi về địa lý, đồng thời nói thêm rằng cả hai nước đều nên tránh ‘chọc giận’ Washington khi tìm kiếm các khoản đầu tư mới trong ngành sản xuất.
Chẳng hạn như Mexico, trong ba tháng đầu năm 2024 đã vượt Trung Quốc để trở thành nước xuất khẩu lớn nhất vào Hoa Kỳ, với hơn 115 tỷ USD hàng hóa có nguồn gốc từ nước này, trong khi Trung Quốc chỉ xuất chưa đến 100 tỷ USD hàng hóa vào Mỹ.
Các mức thuế này được tính toán để bảo vệ các lĩnh vực sản xuất nội địa mới mà chính quyền Biden đang cố gắng phát triển với các khoản trợ cấp và ưu đãi thuế trị giá hàng trăm tỷ đô la.
Bà Katherine Tai, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR), nói với các phóng viên rằng bà lo ngại về mối quan hệ thương mại của Mexico với Trung Quốc và trong tương lai bà sẽ luôn sát sao trong nỗ lực ngăn tình trạng né thuế.
Bà Tai cho biết: “Khuynh hướng những sự việc đang xảy ra là mối quan ngại thực sự đối với chúng tôi và tại USTR, chúng tôi đang xem xét tất cả các công cụ mà mình có để xem có thể giải quyết vấn đề như thế nào”.
Mexico được hưởng lợi từ mức thuế chủ yếu bằng 0 của Hoa Kỳ theo Hiệp định thương mại Hoa Kỳ-Mexico-Canada (USMCA), trong khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ đang xem xét cấp cho Việt Nam quy chế “nền kinh tế thị trường”, điều này sẽ làm giảm thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam.

Cố vấn cấp cao Cara Morrow, một quan chức khác của USTR, nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn trước khi Mỹ công bố áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc rằng cơ quan bà đã làm việc với các đối tác Mexico về các cách để giảm bớt việc trung chuyển thép và nhôm Trung Quốc qua ngỏ Mexico.
Ông Biden đã tăng thuế “Mục 301” đối với thép từ 7,5 lên 25%, nhưng ngoài ra còn có 25% thuế an ninh quốc gia và mức thuế hàng trăm % chống bán phá giá cũng như chống trợ cấp đối với nhiều sản phẩm thép Trung Quốc.
Các quan chức Mỹ nói rõ với Mexico rằng mục đích của Hiệp định USMCA là nhằm thúc đẩy sự hội nhập và khả năng cạnh tranh của Bắc Mỹ, chứ “không phải mở cửa sau cho Trung Quốc”, bà Morrow cho biết.
Theo hiệp định có hiệu lực vào tháng 7/2020, ba nước có thể tìm cách đàm phán lại hoặc chấm dứt USMCA sau sáu năm.

USTR đang thảo luận về thuế chống bán phá giá thép và nhôm của Mexico cũng như giám sát kỹ hơn hoạt động xuất nhập khẩu kim loại và các bước khác trong các cuộc đàm phán “khó khăn”, nhưng các quan chức Mexico cũng coi việc sản xuất quá mức của Trung Quốc là mối đe dọa đối với nền kinh tế của họ, bà Morrow cho biết.
Động thái này của ông Biden cũng có thể gây thêm áp lực lên châu Âu khi mà sản lượng xe điện, sản phẩm năng lượng mặt trời, pin và thép dư thừa của Trung Quốc bị đẩy sang châu Âu, nơi các biện pháp phòng vệ thương mại của EU thường thông thoáng hơn.
Ông William Reinsch, chuyên gia thương mại thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, nói rằng gắng chặn lượng sản phẩm dư thừa của Trung Quốc ‘giống như bóp một cái bong bóng. Nó xẹp ở chỗ này nhưng phình lên ở chỗ khác”.


Văn Bút Mỹ vinh danh tác giả Phạm Đoan Trang

-Tại đêm Gala trao giải thưởng Tự do sáng tác Barbey 2024 hôm 16/5 ở New York, tổ chức Văn Bút Mỹ (PEN America) vinh danh nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, gọi bà là “nhà văn, nhà hoạt động tiêu biểu trong cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ cho quyền tự do ngôn luận và tự do sáng tác ở Việt Nam”.
Ông Dinaw Mengestu, tiểu thuyết gia và nhà văn người Mỹ gốc Ethiopia, đồng thời là phó chủ tịch Văn Bút Mỹ, đã trao giải thưởng Tự do sáng tác Barbey 2024 cho hai đại diện của bà Trang là luật sư Đặng Đình Mạnh và bà Trần Quỳnh Vi - một người bạn và đồng thời là đồng sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Sáng kiến Pháp lý cho Việt Nam (LIV).
Giải thưởng này được trao hàng năm cho một nhà văn đang bị bỏ tù vì những tác phẩm của mình và ghi nhận lòng dũng cảm và sự hy sinh khi đối mặt với áp bức.

Được biết đến như là một blogger, một nhà hoạt động và là tác giả của những quyển sách về quyền tự do dân sự, chính trị, bà Trang bị chính quyền Việt Nam kết án 9 năm tù vào năm 2021 với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước”.
“Bị giáng mức án 9 năm tù vì dám thách thức chính quyền Việt Nam qua các bài viết của mình, bà Phạm Đoan Trang là điển hình cho cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ của nhiều nhà văn và nhà hoạt động vì quyền tự do biểu đạt ở Việt Nam”, bà Anh-Thu Vo, trưởng phòng nghiên cứu và vận động chính sách của Trung tâm Tự do Sáng tác PEN/Barbey thuộc Văn Bút Mỹ, viết trong một bài xã luận trên trang Just Security hôm 17/5 ca ngợi sự kiên cường của bà Trang.
Bà Trần Quỳnh Vi phát biểu tại lễ trao giải: “Bà Trang là biểu tượng của lòng dũng cảm và sự kiên trì, truyền cảm hứng cho vô số bạn trẻ hình dung và phấn đấu vì một Việt Nam nơi tự do và nhân quyền được đề cao”, theo một thông cáo hôm 16/5 của Văn Bút Mỹ.

VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ cho ý kiến về việc trao giải thưởng này cho bà Trang, nhưng chưa được trả lời.
“Là luật sư bào chữa cho cô Phạm Đoan Trang, tôi hiểu về sự dấn thân của cô ấy để đấu tranh cho những giá trị mang tính cách phổ quát, cùng với cái giá rất đắt mà cô ấy đã phải đánh đổi: Bằng sức khỏe, bằng tuổi thanh xuân, bằng sự tự do...”, luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh, người bào chữa cho bà Trang và hiện đang tị nạn chính trị tại Mỹ, nêu nhận định với VOA trước khi diễn ra lễ trao giải.
“Theo đó, cô ấy hoàn toàn xứng đáng với mọi sự vinh danh, tất nhiên, bao gồm sự vinh danh dành cho Đoan Trang lần này đến từ hội Văn Bút Hoa Kỳ - một tổ chức hàng đầu cổ võ cho quyền tự do ngôn luận”, ông Mạnh cho biết thêm.
“Trong bối cảnh hiện nay, khi mà chính quyền trong nước gia tăng sự đàn áp quyền tự do ngôn luận đến mức khốc liệt chưa từng có, thì sự vinh danh Đoan Trang của hội Văn Bút Hoa Kỳ càng mang ý nghĩa đặc biệt. Nó chẳng khác nào là thông điệp phản đối mạnh mẽ của thế giới văn minh gởi đến chính quyền trong nước, rằng sự đàn áp quyền tự do của người dân không hề được chào đón, thậm chí, còn bị lên án ở khắp mọi nơi”.
“PEN America đã trao những giải thưởng này cho những người mà họ tin là những nhà văn truyền cảm hứng và sử dụng bài viết của mình để truyền cảm hứng cho người khác làm những điều tốt đẹp hơn trong xã hội”, bà Trần Quỳnh Vi, hiện đang làm việc tại Đài Loan, chia sẻ với VOA trước khi đến New York nhận giải thưởng thay mặt cho người bạn đang bị giam cầm.
“Tôi xin cảm ơn PEN America và PEN International vì họ đã ủng hộ quyền tự do của cô Trang và họ cũng nhận thức rất rõ về quyền tự do biểu đạt ở Việt Nam”, bà Vi cho biết thêm.

Bà Phạm Đoan Trang, 45 tuổi, hiện đang thụ án tại trại giam An Phước, tỉnh Bình Dương, đã viết nhiều cuốn sách, trong đó có “Chính trị của một Nhà nước Công an” và “Chính trị bình dân”.
Giải thưởng của Văn Bút Mỹ ra đời vào năm 2016, đặt theo tên của ông Peter Barbey, giám đốc điều hành của nhà xuất bản Reading Eagle, có trụ sở ở bang Pennsylvania, Mỹ. Giải thưởng này được thiết kế để hàng năm vinh danh một nhà văn bị bỏ tù vì các tác phẩm của mình.
Cũng trong tuần này, như VOA đưa tin, bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ, và Nhân quyền nêu ra những “lo ngại nghiêm trọng” về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, nơi mà trong những năm gần đây xảy ra các vụ bắt giam những người bất đồng chính kiến.
Phát biểu hôm 14/5 tại sự kiện Ngày Nhân quyền Việt Nam ở Quốc hội Mỹ, bà Zeya nhắc đến trường hợp nhà báo Phạm Đoan Trang đang bị chính quyền Việt Nam giam cầm, cũng như các nhà hoạt động tôn giáo, họ nằm trong số hơn 180 tù nhân chính trị bị Việt Nam giam giữ oan uổng.
Chính quyền Việt Nam từ trước đến nay luôn bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền, khăng khăng rằng các quyền căn bản của công dân, bao gồm quyền tự do biểu đạt, luôn được tôn trọng.


Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long giảm dần
(Minh Long)
(Ảnh: Giới chức Hậu Giang kiểm tra và vận hành hệ thống cống để ứng phó xâm nhập mặn.)
-Chuyên gia dự báo từ ngày 11-20/5, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức cao hơn độ mặn cao nhất tháng 5/2023.
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cho biết, hiện nay, tổng diện tích đã xuống giống vụ Hè Thu tại Đồng bằng sông Cửu Long khoảng gần 817 nghìn ha, tập trung chủ yếu ở Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Long An, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Tiền Giang. Lác đác ở các tỉnh ven biển như Trà Vinh, Bạc Liêu.

Cơ quan này lưu ý, những ngày tới mặn và hạn còn cao, vì vậy, các địa phương, đặc biệt khu vực ven biển, nên cân nhắc việc giãn sản xuất một số diện tích vụ Hè Thu trong năm này để góp phần giảm nhu cầu nước và hạn chế xâm nhập mặn vào sâu vùng cửa sông ven biển.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 11 đến 20/5, khu vực miền Tây Nam Bộ phổ biến ít mưa; xen kẽ có ngày xuất hiện mưa rào và dông rải rác vào chiều tối và đêm, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc sét, mưa đá và gió giật mạnh. Từ sau ngày 15/5 nền nhiệt có xu hướng giảm dần, đồng thời nắng nóng sẽ giảm dần về cường độ.
Trong thời kỳ dự báo, mực nước trên sông Tiền và sông Hậu biến đổi chậm theo triều. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,4m, tại Châu Đốc 1,65m, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ khoảng 0,25-0,3m.

Từ ngày 11-20/5, mực nước trạm Vũng Tàu dao động ở mức trung bình và có xu hướng giảm dần, đỉnh triều trong khoảng thời gian này dao động trong khoảng 3,5-3,8m, thời gian xuất hiện đỉnh triều chủ yếu diễn ra vào khoảng 3 đến 6 giờ và 12 đến 15 giờ hằng ngày.
Dự báo, từ ngày 11-20/5, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long có xu thế giảm dần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức cao hơn độ mặn cao nhất tháng 5/2023.
Chiều sâu ranh mặn 4‰ tại các cửa sông chính như: Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, phạm vi xâm nhập mặn 90-125km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại: 35-40km/; sông Hàm Luông: 42-48km; sông Cổ Chiên: 35-40km; sông Hậu: 32-37km; sông Cái Lớn: 45-50km.
Các chuyên gia khí tượng nhận định, xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2023-2024 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020. Xâm nhập mặn ở các cửa sông Cửu Long có xu thế giảm dần; riêng trên sông Vàm Cỏ, Cái Lớn, Cái Bé xâm nhập mặn duy trì ở mức cao đến giữa tháng 5, sau đó giảm dần.
Cảnh báo, tình hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới.
Các địa phương ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.


Tin Việt Nam Hôm Nay
Thêm Một Loạt Cựu Viên Chức CSVN Bị Cách Chức, Khai Trừ Khỏi Đảng


(Ảnh chụp màn hình, từ trái qua, Lê Thanh Hải, Mai Tiến Dũng và Dương Văn Thái.)
-Thêm một loạt cựu viên chức của Việt Nam đối mặt với các hình thức kỷ luật của Đảng Cộng sản vì điều được nói là những sai phạm "nghiêm trọng" xảy ra trong khi họ đương nhiệm.
Ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị và nguyên Bí thư Thành ủy Tp. HCM, bị cách hết tất cả chức vụ trong đảng, trong khi ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và ông Dương Văn Thái, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang bị khai trừ ra khỏi Đảng.
Các quyết định kỷ luật được đưa ra bởi Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 hội họp tại Hà Nội vào ngày 16/5/2024, truyền thông trong nước đưa tin.
Ông Hải bị nói là đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; buông lỏng lãnh đạo để xảy ra nhiều vi phạm tại Đảng bộ, chính quyền thành phố gây hậu quả "rất nghiêm trọng" làm ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền thành phố.
Những sai phạm bị cáo buộc của ông tập trung chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 liên quan tới việc lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm, theo Vietnamnet.

Ngoài ra ông cũng bị cho là có dính dáng đến sự nổi lên của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, tập đoàn bất động sản sừng sỏ thâu tóm những mảnh đất vàng ở các vị trí đắc địa ở trung tâm thành phố lớn nhất nước.
Ông Dương Văn Thái, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng và nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, và ông Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng và nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, thì bị cáo buộc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Ông Thái đã bị khởi tố và tạm giam về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ liên quan vụ án tại Tập đoàn Thuận An. Ông Dũng bị bắt cũng với cáo buộc tương tự liên quan một dự án tại tỉnh Lâm Đồng.


Đại Tướng Lương Cường Thay Bà Trương Thị Mai Làm Thường Trực Ban Bí Thư


(Hình: Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.)
-Vào ngày 16/5/2024, Đại tướng Lương Cường - Chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị, được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm Thường trực Ban Bí thư.
Quyết định vừa nêu được đưa ra tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII tại thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tại hội nghị, đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Trong thông báo phát đi ngày 16 tháng năm về ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 9, Văn phòng Trung ương đảng nêu rõ một trong những nội dung quan trọng tại hội nghị lần này là Ban Chấp hành Trung ương quyết định giới thiệu nhận sự để Quốc hội khóa 15 bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 và Chủ tịch Quốc hội khóa 15 nhiệm kỳ 2021-2026.
Trong ngày 16/5, Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét cho thôi các chức vụ, nghỉ công tác đối với bà Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.
Bà Trương Thị Mai là lãnh đạo cấp cao mới nhất phải rời chức vụ trong năm nay sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Cũng tại Hội nghị Trung ương 9, Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN bầu bổ sung bốn ủy viên Bộ Chính trị. Đó là các ông/bà Lê Minh Hưng, Nguyễn Trọng Nghĩa, Bùi Thị Minh Hoài, Đỗ Văn Chiến.
Ông Lê Minh Hưng được phân công giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
Tin từ trong nước cho biết đương kim Bộ trưởng Công an Tô Lâm sẽ đảm trách chức Chủ tịch nước, thay cho ông Võ Văn Thưởng ra đi hồi tháng Ba năm 2024; ông Trần Thanh Mẫn - Phó Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội thay cho ông Vương Đình Huệ phải rời chức hồi đầu tháng Năm vừa qua.


Cách Chức Hết Các Chức Vụ Đảng Cựu Bí Thư Tp. HCM Lê Thanh Hải


(Hình: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang/RFA edit - từ trái qua: Cựu Bí thư Tp. HCM Lê Thanh Hải, cựu Bộ trưởng - Chủ nhiện Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái.)
-Cựu Bí thư Tp. HCM Lê Thanh Hải; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái vào ngày 16/5/2024 bị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.
Quyết định kỷ luật đối với 3 viên chức cấp cao vừa nêu được đưa ra tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN diễn ra trong ngày 16/5.

Ông Lê Thanh Hải bị cho "đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm tại Đảng bộ, chính quyền Thành phố, gây hậu quả rất nghiêm trọng, nguy cơ thiệt hại, thất thoát, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước. Đặc biệt, điều này còn góp phần để xảy ra nhiều vụ án hình sự, trong đó có vụ án rất nghiêm trọng, nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật, bị kỷ luật, xử phạt hình sự, gây dư luận xấu, bất bình, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền thành phố".
Trong 2 hôm 6 và 7/5/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng CSVN tại kỳ họp thứ 41 đã đề nghị kỷ luật Cựu Bí thư Tp. HCM - ông Lê Thanh Hải, và hai cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tp. HCM - Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Phong vì "vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Ủy ban Nhân dân Tp. HCM và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định của đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất, tài chánh, tài sản, đầu tư, quy hoạch, xây dựng các dự án do Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ở các gói thầu, dự án do Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) thực hiện…".
Trước đó, ông Lê Thanh Hải vào tháng 3 năm 2020 bị Bộ Chính trị thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Thành ủy Tp. HCM nhiệm kỳ 2010-2015. Lý do vì ông này phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ và Thường trực Thành ủy đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư khu đô thị mới Thủ Thiêm. Khi đó ông Lê Hoàng Quân phải chịu kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo. Còn cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tp. HCM Nguyễn Thành Phong cũng chịu kỷ luật cảnh cáo vào tháng 7 năm 2022.

Cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái bị xác định "đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bất bình, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng, chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước".
Ông Mai Tiến Dũng đã bị bắt tạm giam với cáo buộc tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ liên quan vụ án "đưa hối lộ, nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương".
Ông Dương Văn Thái cũng đang bị giam do liên quan vụ án "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, đưa hối lộ, nhận hối lộ" xảy ra tại Tập đoàn Thuận An.


Việt Nam Tinh Giản Biên Chế Trên 7.000 Người Trong Năm 2023


(Hình: Toàn cảnh phiên họp chiều 15/5/2024.)
-Tổng số đối tượng tinh giản biên chế từ năm 2015 đến 15/12/2023 là 84.140 người; riêng trong năm 2023 tổng số lượng tinh giản biên chế là 7.151 người.
Đó là thông tin trong báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 của Chính phủ Việt Nam được truyền thông loan trong ngày 15/5 tại Phiên họp thứ 33 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội diễn ra cùng ngày.
Nội dung báo cáo cũng thể hiện các bộ, ngành đã giảm 17 tổng cục và tổ chức tương đương; giảm 10 cục và 144 vụ/ban thuộc tổng cục và thuộc bộ; giảm 108 phòng trong vụ/ban thuộc bộ, ngành; giảm 22 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, ngành.

Với tiêu chí thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, báo cáo cũng ghi rõ việc chi ngân sách cũng được thắt chặt hơn, kết quả đã tiết kiệm được 83.087 tỉ đồng, cao hơn so với năm 2022 (năm 2022 tiết kiệm chi ngân sách nhà nước đạt 53.887 tỉ đồng). Có 31 bộ, cơ quan ngang bộ và 63/63 tỉnh, thành phố có số tiết kiệm về chi ngân sách, trong đó một số bộ, ngành, địa phương có số tiết kiệm cao; một số địa phương đã thực hiện tốt việc tiết kiệm chi thường xuyên.
Tuy vậy, cùng với việc tinh giản biên chế thì việc giải quyết số cán bộ dôi dư sau tinh giản cũng trở thành vấn đề nan giải khi mới đây Bộ Nội vụ xin gia hạn thời gian bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức và giải quyết chính sách dôi dư vì số lượng cán bộ dôi dư sau tinh giản là rất lớn.
Ông Vũ Minh Trí, cựu Trung tá quân đội hôm 13/5 nhận định với Ðài Á Châu Tự Do (RFA) về vấn đề này rằng: "Tôi thấy việc tinh giản biên chế tại thời điểm này không có sự quyết tâm, kể cả quyết tâm chính trị, cũng như không thấy phương án hợp lý đưa ra để có thể giải quyết bài toán đấy một cách lâu dài và triệt để mọi thứ cũng chỉ là giải pháp chắp vá. Với những ý kiến nói rằng dôi dư cán bộ, giải quyết chế độ chính sách khó khăn… thì tôi nghĩ đây chẳng qua chỉ là bao biện, hoàn toàn thiếu quyết tâm, chứ không có lý do gì khác".


Vụ Thuduc House: Khởi Tố và Truy Nã Trịnh Tiến Dũng Tội Cho Vay Nặng Lãi


(Hình: Trịnh Tiến Dũng bị truy nã.)
-Trịnh Tiến Dũng liên quan vụ án tại Thuduc House tiếp tục bị Công an Tp. HCM raquyết định khởi tố bị can và truy nã về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Trong ngày 15/5/2025, Cơ quan cảnh sát điều tra (PC02) Công an Tp. HCM cho truyền thông hay, mở rộng vụ án cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự, PC02 đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam và ra quyết định truy nã đối với Trịnh Tiến Dũng (51 tuổi, ngụ quận 3) về tội "cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".
Ông Trịnh Tiến Dũng đang bị Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an truy nã trong vụ án sai phạm tại Công ty nhà Thủ Đức (Thuduc House), Cục Thuế Tp. HCM và nhiều đơn vị khác với năm tội danh gồm lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Buôn lậu; Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Theo điều tra của Công an, Dũng cùng các đồng phạm đã cho vay số tiền lên đến hàng chục tỉ đồng với lãi suất 180%/năm, thu lợi bất chính hàng tỉ đồng. Ông này đã dùng thủ đoạn buộc người vay ký hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng, hợp thức tiền lãi bằng các hợp đồng vay tiền có công chứng, buộc người vay phải chuyển nhượng nhà đất.
Cơ quan chức năng xác định ông Dũng là chủ mưu hàng loạt sai phạm, song ông này đã bỏ trốn trước khi bị khởi tố vào ngày 31/12/2020, do đó Công an ra quyết định truy nã.
Liên quan vụ án này, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Tp. HCM đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Đặng Ngọc Ngãi (ngụ quận Tân Phú), Lâm Vĩnh Nghi (ngụ Quận 10), Võ Hoàng Danh (ngụ thành phố Thủ Đức), Bùi Thị Tâm (ngụ thành phố Thủ Đức) về tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".

Công an cho biết Trịnh Tiến Dũng đã lập hàng trăm công ty để thực hiện nhiều hành vi phạm tội xuyên quốc gia; cùng đồng phạm vận chuyển trái phép qua biên giới 1.700 tỉ đồng; thực hiện hàng trăm hợp đồng xuất-nhập cảnh khống để chuyển hơn 4.000 tỉ đồng qua lại giữa các công ty trong và ngoài nước nhằm tạo dòng tiền "ảo", chiếm đoạt tiền hoàn thuế....
Hôm 2/5, Thuduc House bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất cảng, nhập cảng trong thời gian một năm. Lý do bị cưỡng chế được đưa ra là Công ty có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định, với số tiền bị cưỡng chế gần 92 tỉ đồng.
Trước đó, hôm 22/4, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Tp. HCM đã xử Phúc thẩm đối với 43/67 bị cáo có kháng cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House), Cục Thuế Tp. HCM và các đơn vị khác.


Việt Nam Học Pháp Cách Thu Hồi Tài Sản Tham Nhũng


(Hình: Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi phát biểu khai mạc Tọa đàm.)
-Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp của Pháp trong hai ngày 15 và 16/5/2024 tiến hành tọa đàm "Chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về thu hồi tài sản tham nhũng".
Truyền thông Việt Nam loan tin ngày 16/5 về cuộc tọa đàm có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam - Mai Lương Khôi; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet; Tổng cục phó Tổng cục Thi Hành án Dân sự Trần Thị Phương Hoa; Vụ phó Vụ Hợp tác Quốc tế Nguyễn Linh Kha.
Ông Mai Lương Khôi cho rằng Cộng hòa Pháp là "cái nôi của hệ thống luật lục địa với bề dày kinh nghiệm về xây dựng và thực thi pháp luật. Tại Cộng hòa Pháp, công tác thu hồi tài sản tham nhũng đang được thực hiện có hiệu quả thông qua những cơ chế như Cơ quan Quản lý và thu hồi tải sản (AGRASC), Viện Công tố Tài chánh Quốc gia, Hội đồng Thừa Phát lại & Đấu giá viên Quốc gia…".

Tại hội thảo trong hai ngày 15 và 16 ở Hà Nội, các chuyên gia Pháp đã chia sẻ với phía Việt Nam những kinh nghiệm trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng…. Số chuyên gia này được cho biết đến từ Đoàn Luật sư Paris (Hội đồng Đoàn Luật sư Quốc gia), Thẩm phán Viện Công tố Tài chánh Quốc gia Pháp. Đề tài chia sẽ bao gồm: Những nền tảng của tương trợ quốc tế (các Hiệp định đa phương và song phương); thực hiện tương trợ Tư pháp chính thức và không chính thức (Interpol, TRACFIN, CARIN Network, EGMONT Group, FIU platform, v.v.); hoàn trả tài sản bị tịch thu ở ngoại quốc.
Hội thảo được tổ chức nhân dịp hai nước kỷ niệm 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 11 năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện.


Vụ Việt Á: Viện Kiểm Sát Đề Nghị Bác Kháng Cáo của Cựu Bộ Trưởng Nguyễn Thanh Long


(Hình: Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long (thứ hai từ trái sang) tại Tòa Phúc thẩm.)
-Viện Kiểm sát đề nghị Tòa Phúc thẩm xét xử các bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ Việt Á bác toàn bộ kháng cáo của cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và 10 bị cáo khác.
Truyền thông nhà nước cho biết, trong phiên xử đang diễn ra vào ngày 16/5/2024, đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị Tòa Phúc thẩm bác toàn bộ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt và nhiều bị cáo khác trong vụ án.

Viện Kiểm sát cho rằng cấp Sơ thẩm đã xem xét, đánh giá, áp dụng tất cả các tình tiết tăng nặng đối với các bị cáo theo đúng quy định. Dù ở cấp Phúc thẩm, một số bị cáo có thêm một số tình tiết giảm nhẹ mới, nhưng mức án Sơ thẩm đã phù hợp và không có căn cứ để giảm nhẹ thêm.
Theo đề nghị của Viện Kiểm sát, ông Nguyễn Thanh Long bị đề nghị giữ nguyên án 18 năm tù, bị cáo Phan Quốc Việt cũng bị đề nghị y án 29 năm tù.
Tại phiên Tòa Phúc thẩm, ông Nguyễn Thanh Long đã nộp thêm một tỉ đồng tiền khắc phục hậu quả bên cạnh số tiền 2,25 triệu Mỹ kim là số tiền nhận hối lộ đã được nộp đầy đủ từ phiên Sơ thẩm. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát cho rằng mức án 18 năm tù đã tuyên đã thấp hơn khung hình phạt cho tội nhận hối lộ. Do đó, không có cơ sở xem xét giảm nhẹ.

Cũng tại phên Phúc thẩm, vợ của bị cáo Phan Quốc Việt có đơn kháng cáo đề nghị hủy kê biên hai sổ tiết kiệm trị giá 20 tỉ đồng đứng tên con chung của hai người. Mẹ đẻ của ông Việt cũng kháng cáo xin hủy bỏ kê biên 52 sổ hoặc thẻ tiết kiệm đứng tên mình với tổng số 412 tỉ đồng. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát cho rằng số tiền này do ông Việt chuyển cho mẹ vào năm 2021 sau khi phạm tội và các tài liệu và chứng cứ cho thấy số tiền này có nguồn gốc từ việc bán các bộ xét nghiệm COVID-19, là khoản thu lời bất chính có được từ hành vi nâng khống giá bộ xét nghiệm. Vì vậy, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị bác kháng cáo của gia đình ông Việt.
Đại diện Viện Kiểm sát cũng bác kháng cáo của Công ty Việt Á đề nghị tòa giải quyết các nội dung liên quan đến tài sản và tài khoản ngân hàng của công ty bao gồm yêu cầu 80 đơn vị phải trả nợ khoảng 1.200 tỉ đồng từ việc mua các bộ xét nghiệm từ Việt Á. Đại diện Viện Kiểm sát cho rằng việc mua bán và nợ giữa Việt Á và các đối tác không thuộc phạm vi giải quyết của phiên Tòa Phúc thẩm, nên không có căn cứ chấp nhận kháng cáo.

Ông Trịnh Thanh Hùng, cựu Vụ phó thuộc Bộ Khoa học và Kỹ thuật, trong phiên Phúc thẩm đã nộp lại toàn bộ số tiền nhận hối lộ 350.000 Mỹ kim, đưa ra các huân, huy chương kháng chiến của bố vợ, chứng minh bản thân đã có nhiều thành tích trong công tác, tham gia hoạt động từ thiện. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát vẫn đề nghị giữ nguyên mức án 14 năm tù.
Người duy nhất được Viện Kiểm sát đề nghị chấp nhận kháng cáo là bà Nguyễn Kiều Oanh - vợ ông Trịnh Thanh Hùng. Bà Oanh được Viện Kiểm sát đề nghị chấp nhận kháng cáo, bỏ phong toả 8 sổ tiết kiệm với giá trị hơn 3 tỉ đồng.
Công ty Việt Á bị cáo buộc đã sản xuất hơn 8,7 triệu kit test, nâng khống giá nguyên liệu đầu vào rồi bán, tặng, ứng trước hơn 8,3 triệu kit test cho các đơn vị, cơ sở y tế trên khắp cả nước; được thanh toán hơn 4,5 triệu kit test với tổng giá trị hơn 2.257 tỉ đồng.


Bí Thư Đảng Uỷ Kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Xã ở Phú Quốc Ra Đầu Thú Sau Khi Nhận Hối Lộ 2 Tỉ Đồng


(Hình: Cơ quan Công an và VKSND làm việc với ông Trần Văn Việt.)
-Vào ngày 15/5/2024, một Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã ở thành phố Phú Quốc đã ra đầu thú, khai nhận với công an việc nhận hối lộ hai tỉ đồng để làm ngơ cho một số vi phạm của một công ty trong việc phân lô bán nền trái phép.
Báo nhà nước cho biết Công an tỉnh Kiên Giang hoàn tất thủ tục tiếp nhận ông Trần Văn Việt, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Cửa Dương, thành phố Phú Quốc đến đầu thú, khai nhận hành vi nhận hối lộ.
Đây là vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai, liên quan Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư vấn Đầu tư và Phát triển LHĐ (gọi tắt là Công ty LHĐ).

Theo tin từ Bộ Công an được báo nhà nước trích đăng, ông Việt (sinh năm 1975) khai nhận, vào năm 2021 và 2022, một nhóm người thuộc Công ty Công ty LHĐ tiến hành san lấp mặt bằng, làm đường bê-tông trên các thửa đất nông nghiệp để phân lô bán nền trái phép tại Khu dự án K8 đã tiếp xúc, gặp gỡ ông Việt và đưa tổng cộng số tiền 2 tỉ đồng và 2 cây tùng la hán trị giá 500 triệu đồng nhờ giúp đỡ. Sau khi nhận số tiền này, ông Việt đã làm ngơ, bỏ qua một số vi phạm cho nhóm đối tượng của Công ty LHĐ để thuận lợi trong việc phân lô bán nền trái phép.
Nhóm người này sau đó đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Phú Quốc khởi tố, bắt tạm giam về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố Phú Quốc đã chuyển hồ sơ vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; "Nhận hối lộ"; "Đưa hối lộ" trong lĩnh vực đất đai, liên quan Công ty LHĐ cho Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Kiên Giang tiếp tục điều tra.
Liên quan đến vụ án này, có tổng cộng 9 người đã bị công an khởi tố, bắt tạm giam bao gồm: 3 người thuộc Công ty LHĐ về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 3 cán bộ xã và 3 cán bộ Vườn quốc gia Phú Quốc về hành vi nhận hối lộ.


Công An Đồng Nai Cảnh Báo Tình Trạng Tội Phạm Liên Quan Đến Ngân Hàng Sau Vụ Chủ Tịch Huyện Bị Lừa Mất 170 Tỉ Đồng


(Hình: Các máy rút tiền tự động ATM ở một trung tâm mua bán tại Hà Nội hôm 14/8/2020.)
-Hôm 15/5/2024, Công an Đồng Nai lên tiếng cảnh báo về tình trạng tội phạm nhắm vào các hoạt động ở ngân hàng để chiếm đoạt tiền hoặc cướp.
Báo nhà nước cho biết tại Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh, thượng tá Nguyễn Mạnh Toàn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan hoạt động ngân hàng hiện nay diễn ra rất phức tạp, tài sản thiệt hại liên quan các vụ án lĩnh vực ngân hàng ở Đồng Nai ngày càng nhiều.
Đại diện ngành công an tỉnh đưa ví dụ điển hình về vụ sử dụng kỹ thuật cao lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 170 tỉ đồng ở huyện Nhơn Trạch. Số tiền chiếm đoạt được chuyển qua nhiều tài khoản ở ngoại quốc. Đối tượng phạm tội là người Việt Nam và người ngoại quốc, hoạt động xuyên quốc gia.

Đây là vụ án gây nhiều chú ý vì người bị lừa mất số tiền lớn như vậy là bà Nguyễn Thị Giang Hương, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Nhơn Trạch. Theo điều tra của công an, nhóm lừa đảo dùng kỹ thuật cao và xưng danh cơ quan bảo vệ pháp luật nói Chủ tịch huyện Nhơn Trạch đang dính dáng đến pháp luật.
Sau đó, nhóm lừa đảo yêu cầu bà Chủ tịch huyện Nhơn Trạch mở tài khoản để chuyển tiền rồi xâm nhập vào tài khoản để lấy tiền của bà này.
Ngoài ra, theo báo cáo từ công an tỉnh, từ năm 2020 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai xảy ra ba vụ cướp ngân hàng.

Không có nhận xét nào: