Có người hỏi Khổng Tử: "Lấy đức báo oán, như thế nào?". Khổng Tử trả lời: "Lấy gì để báo đáp ân huệ? Nên lấy chính trực mà báo oán thù, và lấy ân huệ để đáp lại ân huệ”. Đúng vậy, cha mẹ có người tốt, người xấu, có người giàu, người nghèo, nhưng là con cái đều nên dùng "chính trực" để báo đáp. Trồng một hạt thóc vào mùa xuân, mùa thu chưa chắc đã thu được vạn hạt, có thể bị gió mưa tàn phá vào mùa hè, nhưng nhất định sẽ không hổ thẹn với lương tâm. Nếu không muốn trả ơn cha mẹ, hãy đọc bài viết này để giúp bạn tìm được câu trả lời như mong muốn.
1. Báo đáp cha mẹ cũng là trợ giúp bản thân
Học về mối quan hệ giữa "lực tác dụng và phản lực", chúng ta sẽ hiểu rằng khi dùng lực ấn xuống lò xo, lò xo cũng sẽ tác dụng lực đẩy ngược lại tay ta.
Người thông minh sẽ biết tận dụng lực phản hồi của lò xo để tạo ra nhiều thứ hữu ích. Ví dụ như giảm xóc trên xe máy giúp mang lại trải nghiệm lái xe êm ái hơn.
Đối xử tốt với cha mẹ chính là "lực tác dụng". Lực phản hồi sẽ xuất hiện trong gia đình, trong xã hội và cả ở bản thân cha mẹ.
Có một câu chuyện trong "Thế thuyết tân ngữ" như sau:
Có một người đàn ông tên Trần Di ở quận Ngô, làm việc trong nha môn và phụ trách nấu ăn. Mẹ ông thích ăn cơm chiên, nên ông thường gom cơm chiên mang về để hiếu kính mẹ.
Một ngày nọ, quân phiến loạn Tôn n bất ngờ tấn công quận Ngô, mọi người trong nha môn đều phải ra trận, thậm chí không có cơ hội để từ biệt gia đình.
Hai bên giao tranh ác liệt, mọi người trong nha môn buộc phải trốn chạy khắp nơi, nhiều người vì không mang theo lương thực nên đã chết đói. Chỉ có Trần Di, nhờ mang theo cơm chiên vốn định dành mang về cho mẹ, mà may mắn sống sót.
Thay vì nói Trần Di không may mắn, không bằng nói ông ấy “chuẩn bị kỹ lưỡng, tình yêu dành cho mẹ vô bờ bến” mà gặp gặp dữ hoá lành.
Nếu để ý quan sát trong cuộc sống, chúng ta sẽ thấy những người bình thường quan tâm đến tình trạng sức khỏe của cha mẹ, cũng sẽ bởi vì cha mẹ khỏe mạnh, mà thấy vui càng có thể chuyên tâm làm việc, thu nhập cũng sẽ nhiều hơn.
Trước sau không coi thường cha mẹ già, thì thành tựu hình tượng của chính mình, làm bất cứ việc gì, đều sẽ thuận lợi hơn.
Khi xin việc làm, khởi nghiệp, v.v., mọi người đều sẵn sàng giúp đỡ những người có đạo hiếu. Nghĩa là người nào báo đáp cha mẹ thì dễ gặp được quý nhân.
Ở góc độ vợ chồng, nếu chồng đối xử tử tế với bố mẹ vợ và vợ đối xử tốt với bố mẹ chồng, thì mối quan hệ giữa hai vợ chồng cũng sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
2. Báo đáp cha mẹ là mở đường cho chính bản thân mình
Có một loại đại đức, đó là khi cha mẹ không tốt, thì từ thế hệ của mình, ta hãy trở thành người tốt.
Người có đức như vậy mới có thể thực sự hiểu được câu Tăng Quảng Hiền Văn": "Hiếu thuận sinh ra con hiếu thuận, bất tuân sẽ sinh con không vâng lời”.
Chấm dứt "bất hiếu" trong gia đình, đó là khởi đầu cho sự thay đổi vận mệnh gia đình, cũng là tầm nhìn xa của một con người.
Khổng Tử có một học trò tên là Mẫn Tử Khiên. Ngay từ nhỏ, Tử Khiên đã mất mẹ và sống với mẹ kế.
Mẹ kế đối xử với hai con trai ruột của mình đặc biệt tốt, nhưng với Mẫn Tử Khiên thì lại rất lạnh nhạt.
Lúc trời đổ tuyết lớn, Mẫn Tử Khiên mặc quần áo làm bằng hoa lau, cả người run rẩy, còn phải đánh xe cho phụ thân. Phụ thân thấy thế, cho rằng Tử Khiên cố ý như vậy, liền quất mấy roi. Áo bay ra hoa lau, lúc đó phụ thân Tử Khiên mới hiểu mẹ kế không cho con áo bông.
Vào một ngày mùa đông giá rét, phụ thân của Tử Khiên đi ra ngoài giải quyết công việc, muốn Tử Khiên đánh xe.
Khi ông trở về nhà, định ly hôn với vợ, thì Tử Khiên cầu xin: "Không thể như vậy được, nếu hai đứa em mất cha hoặc gặp lại cha dượng thì sẽ đau khổ..."
Mẹ kế nghe vậy, cảm động rơi nước mắt, từ đó cả nhà sống hòa thuận, yêu thương lẫn nhau.
Sau này, Mẫn Tử Khiên trở thành một trong bảy mươi hai vị hiền triết của Khổng Tử, con cháu của ông cũng từ đó thăng tiến.
Đến thời nhà Tống, Tô Thức và Tô Triệt đều viết bài ca ngợi câu chuyện này. Tại Tế Nam, quan Thái thú Lý Túc Chi đã huy động vốn xây dựng đền thờ Mẫn Tử Khiên.
Có thể thấy, nếu trả ơn cha mẹ lúc họ rất khó khăn thì bạn cũng có thể nhận được rất nhiều lợi ích. Hầu hết cha mẹ đều tốt, mặc dù họ có “thiên vị” thì cũng do hoàn cảnh khó khăn, hoặc điều kiện gia đình có hạn, không thể cân bằng được.
Xét từ cuộc sống của chúng ta, nếu chúng ta hiếu kính cha mẹ thì đó là lời tốt nhất để truyền thân dạy cho con cái của mình noi theo.
Khi chúng ta đã già không còn đi lại được nữa, thì hành vi hiếu thảo với cha mẹ sẽ xuất hiện ở con cái, nhờ đó chúng ta cũng được nâng đỡ và tuổi già không bị khổ.
Đã làm người thì không được bất hiếu với cha mẹ, xong lại bắt con cái phải hiếu thảo với mình, đây là biểu hiện của sự “bắt cóc” đạo đức.
3. Ý nghĩa lớn nhất của đời người bình thường là tiễn thế hệ trước và giáo dục thế hệ sau
Hầu hết mọi người đều không nổi tiếng. Một cuộc sống bình thường không có thành tựu gì lớn lao, và một gia đình hạnh phúc chính là chỗ dựa cho cuộc đời họ, cũng là nguồn động viên to lớn.
Trên có người già, dưới có trẻ nhỏ, điều này sẽ gây khó khăn cho người gánh vác trọng trách gia đình, nhưng cũng sẽ mang lại cho con người cảm giác thành tựu, đây chính là ý nghĩa của cuộc sống.
Những lúc khó khăn, hãy nghĩ như vậy - nếu ta ngã xuống, cha mẹ sống như thế nào, con cái dựa vào ai? Nghĩ kỹ, sau đó cắn răng tiếp tục kiên trì thì sẽ vượt qua.
Người xưa có câu: “Da thịt là do cha mẹ ban cho”, không làm tổn hại đến thân thể là chúng ta hiếu thảo với cha mẹ và còn có thể cho con cái một cuộc sống trọn vẹn hơn.
Vào thời Xuân Thu, Tăng Tử, một nhân vật tiêu biểu của Nho giáo, đã đi ra ngoài nhiều ngày không trở về nhà.
Có người nói với cha của Tằng Tử, có thể con trai ông gặp nạn.
Người cha đáp lại người đàn ông: “Tôi còn sống, sao nó dám gặp họa?”
Quả nhiên, vài ngày sau Tằng Tử quay trở về.
Hãy tự hỏi, điều gì là quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta? Khi còn nhỏ, chúng ta mong đợi bố mẹ cho kẹo, vậy kẹo là thứ quan trọng nhất.
Ở trường không đạt điểm cao, sợ bị bố mẹ phạt nên điểm số là quan trọng nhất.
Khi lập gia đình, lập nghiệp, lo lắng con cái khó khăn, cha mẹ ở quê cũng không sung túc, vì vậy con cái và cha mẹ là quan trọng nhất.
Chúng ta đã già nhưng vẫn còn lo lắng cho tương lai của con cái mình…
Suy cho cùng, điều tồn tại suốt cuộc đời chính là gia đình, và chỉ có gia đình mà thôi. Những thứ khác thực sự không quan trọng - công việc của bạn sẽ nghỉ hưu, cơ thể bạn sẽ ốm đau, bạn bè sẽ chia cắt, tiền bạc là vật ngoài, nhà cửa không thể mang đi.
4. Điều mình không muốn, chớ làm cho người khác
Muốn có con cháu như thế nào, hãy dùng yêu cầu như thế đó mà ước thúc bản thân.
Chỉ khi làm được hiếu thuận, mới có thể nói cho người khác làm như thế nào, mới có thể trách anh chị em làm không tốt.
Nhà tích thiện, tất có dư khánh.
Người tích hiếu, tất có dư nhiệt.
Ngọc Liên biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét