Ngày 8/5, BBC đăng bài viết với tiêu đề: ‘Mỹ thu hồi giấy phép bán chip cho Huawei’. Trong đó đưa tin rằng, chính phủ Mỹ cho biết, họ đã thu hồi một số giấy phép cho phép các nhà sản xuất chip Mỹ xuất khẩu một số sản phẩm cho gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc - Huawei. Chúng ta biết rằng, việc cấp giấy phép xuất khẩu chip (hay sản phẩm nào đó) là do Bộ Thương mại Hoa Kỳ phê duyệt. Bộ Thương mại Hoa Kỳ có một danh sách thực thể, không chỉ là các công ty Trung Quốc, mà còn là các công ty Nga, Syria, Bắc Triều Tiên và Iran.
<!>
Nếu ai đó muốn kinh doanh với các công ty có tên trong danh sách này, họ phải nhận được giấy phép đặc biệt từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Huawei nằm trong danh sách này, cho nên nếu công ty nào muốn xuất khẩu chip cho Huawei, họ cần phải có giấy phép từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ.
Vào năm 2019, khi Tổng thống Trump còn đương chức, Hoa Kỳ đã hạn chế xuất khẩu công nghệ cho Huawei với lý do Huawei liên quan đến quân đội Trung Quốc. Nhưng Intel và Qualcomm vẫn nhận được các giấy phép hoặc được hưởng một số miễn trừ từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ. Điều này nghĩa là Intel và Qualcomm vẫn có thể xuất khẩu chip cho Huawei.
Trong thiết bị của Huawei, có rất nhiều chip của Intel và Qualcomm. Khoảng 90% máy tính của Huawei sử dụng chip của Intel, trong khi tất cả các máy tính bảng của Huawei sử dụng chip của cả Qualcomm và Intel. Chỉ trong các điện thoại thông minh cao cấp của Huawei mới không sử dụng chip của Intel và Qualcomm, mà sử dụng chip Kirin của riêng họ.
Điều này nghĩa là Huawei phụ thuộc vào một lượng lớn chip để sản xuất máy tính và máy tính bảng, và những chip này đều phải nhập khẩu từ Mỹ. Bởi vì Intel và Qualcomm được hưởng một số miễn trừ, cho nên họ vẫn có thể tiếp tục xuất khẩu các chip này cho Huawei, đảm bảo rằng Huawei sẽ không sụp đổ ngay lập tức. Nếu Huawei không thể bán máy tính hoặc máy tính bảng của mình, doanh thu của họ sẽ bị giảm một lượng lớn. Hiện nay, Bộ Thương mại Hoa Kỳ có thể sẽ cấm xuất khẩu các chip này cho Huawei.
Ban đầu, Mỹ đã có một thái độ chậm rãi và quan sát về Huawei. Đầu tiên, Mỹ đã ngừng cung cấp chip cao cấp cho điện thoại Huawei. Dù là Intel hay Qualcomm, họ vẫn có thể xuất khẩu chip cho Huawei, nhưng với điều kiện là họ chỉ có thể xuất khẩu các chip không liên quan đến 5G. Nói cách khác, điện thoại do Huawei sản xuất dừng lại ở 4G. Và kết quả, điện thoại của Huawei thực sự đã dừng lại ở 4G trong một thời gian rất lâu.
Nhưng sau đó, vào tháng 8/2023, Huawei đã quay trở lại bằng việc tung ra một chiếc điện thoại thông minh tên là Mate 60 Pro. Sau đó, Huawei ngay lập tức leo lên vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng những nhà sản xuất điện thoại bán chạy trên thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc, sau khi có được chip riêng Kirin, Huawei đã làm sống lại ngành kinh doanh điện thoại của mình. Hiện nay, Mỹ đang định cắt nguồn cung cấp chip cho Huawei, bao gồm các loại chip dành cho việc sản xuất điện thoại thông thường 4G và chip máy tính. Nếu bị cắt nguồn cung chip, Huawei sẽ phải gánh chịu thiệt hại rất lớn.
Hiện nay, chúng ta vẫn chưa biết chính xác những chip nào sẽ bị cắt nguồn cung cấp, những giấy phép nào của Intel và Qualcomm sẽ bị hủy bỏ, nhưng chip bị đoạn cung chắc chắn sẽ là những chip cao cấp. Khi nói đến về chip cao cấp thì đó là những con chip được sử dụng trong máy tính và điện thoại thông minh. Còn những chip không phức tạp, không tiên tiến nhưng được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm hiện đại, ở mảng sản xuất này thì khả năng của Trung Quốc vẫn rất mạnh mẽ.
Một tổ chức tư vấn tên là ‘Trung tâm An ninh mới của Mỹ’ (Center for a New American Security) đã đưa ra một cảnh báo, cho biết sản lượng của loại chip không tiên tiến này (do Trung Quốc sản xuất) hiện đã chiếm 30% tổng sản lượng toàn cầu, và tỷ lệ này có thể tiếp tục tăng. Điều này nghĩa là, nếu tiếp tục như vậy, Trung Quốc có thể tiếp tục tăng thị phần của mình trong ngành sản xuất chip cấp trung và cấp thấp cấp trên thị trường quốc tế.
Chúng ta biết rằng, loại chip tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới được sản xuất bởi TSMC. Nếu Trung Quốc giương cờ hiệu chủ nghĩa dân tộc để xâm lược Đài Loan, họ có thể sẽ có được quy trình sản xuất chip tiên tiến nhất. Trong trường hợp này, Trung Quốc có thể kiểm soát tới 60% sản lượng chip toàn cầu, thậm chí có thể lên đến 75%. Đây là điều mà Mỹ hoàn toàn không thể chấp nhận, và cũng là lý do tại sao TSMC được xem là ‘hộ quốc thần sơn’ (護國神山: Núi thần bảo vệ quốc gia) của Đài Loan. Mỹ tuyệt đối không thể để mất TSMC, không thể để Đài Loan (nơi đặt trụ sở của TSMC) rơi vào tay Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét