Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2023

Kính Chuyển Tin Buồn Và Nhiều Tin Nóng Theo Dòng Thời Cuộc - Lê Văn Hải


Nhà văn Chu Tấn, tên thật là Trần Như Huỳnh, Cựu Trung tá Không Quân, vừa từ trần, sau tai nạn té ngã, chở vào nhà thương, nhưng đã không thoát khỏi số mệnh! Ông qua đời lúc 3 giờ, 48 phút sáng, hôm qua, ngày 4 tháng 1 năm 2023, tại San jose. Thọ 85 tuổi. Ông sinh hoạt trong lãnh vực viết lách, trên nhiều văn đàn Hải ngoại đã lâu, đã cho ra mắt với nhiều tác phẩm giá trị. Đặc biệt giữ nhiều chức vụ trong các đoàn thể sinh hoạt văn nghệ, cũng như chính trị. Tính Ông năng động, nhiệt huyết, hiền hòa, có lòng và hòa đồng với tất cả mọi đoàn thể, cộng đồng. Ông là một khuôn mặt hoạt động bền bỉ, trên nhiều lãnh vực, mà Người Việt Bắc Cali rất thương mến!
<!>
Cách đây khoảng vài năm, 2018, VTLV có tổ chức Buổi ra mắt sách, 2 tác phẩm: “Tất Lòng Non Nước” và “Bão Tuyết”, tại Câu lạc bộ Mây Bốn Phương, San jose, rất là thành công!

Sau đây một chút tiểu sử về Ông:

Nhà văn Chu Tấn sinh năm 1939 tại Nam Định Bắc Việt. 1958, theo học Khóa 7 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. 1963, từ Binh Chủng Pháo Binh đổi sang Quân Chủng Không Quân. 1967-1968, chủ bút Nguyệt San Lý Tưởng Bộ Tư Lệnh Không Quân. 1969 là Giám Đốc Tại Bộ Thông Tin. Đến năm 1972, ông tốt nghiệp đại học Cần Thơ, đến năm 1973, cấp bậc Trung Tá không quân, kiêm Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị Sư Đoàn 4 KQ Cần Thơ. Từ 1975-1984: Tù nhân Cộng Sản Việt Nam, qua nhiều trại tù cộng sản từ Nam ra Bắc. Rồi đến 1987, ông vượt biên, và được đến định cư tại San Jose, Hoa Kỳ. Sau đó, 1989 ông là sáng lập viên Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam. Từ những năm 1990-1996, ông là Chủ Tịch Hội Văn Nghệ Sĩ Việt Nam Tự Do (2 nhiệm kỳ). Cho đến năm 1995, sáng lập viên Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại. Và từ 1997-2000, ông là Chủ Tịch Hội Đồng Đại Biểu Cộng Đồng Việt Nam Bắc California.” Nhà văn Cố vấn của Văn Thơ Lạc Việt.


*Động Lực Sáng Tác

Trong buổi RMS, Nhà Văn Chu Tấn cho biết: “Tất Lòng Non Nước” gồm hai tập viết về văn hóa và chính trị. Tập một tôi viết về văn hóa Việt Nam, có bàn về 20 năm định nghĩa văn hóa tiêu biểu nhất trên thế giới và Việt Nam, trong đó cũng có viết về sứ mạng và chủ đạo văn hóa Việt Nam. Còn tập hai thì tôi viết về chính trị, và tác phẩm “Bão Tuyết” là tuyển tập gồm nhiều truyện ngắn.”

Ông kể tiếp: “Khi còn là học sinh tôi thích nghiên cứu về triết lý, về tôn giáo, lúc đó tôi đã đọc cuốn “Lịch Sử Triết Học Đông Phương” của Giáo Sư Nguyễn Đăng Thục. Từ đó, tôi rất thích thú khi được hiểu về văn hóa Việt Nam cũng như văn hóa Đông Phương.”

Trước 1975, tôi có viết một bài gọi là “Bàn Về 12 Định Nghĩa Văn Hóa” đăng ở tập san Tư Tưởng của Đại Học Vạn Hạnh. Trước khi đăng bài nầy, chúng tôi có hỏi ý kiến của Học Giả Nguyễn Hiến Lê, thì học giả rất khen ngợi bài viết của tôi, và ông nói rằng, “Anh viết như thế là đúng, anh cứ viết đi, đừng ngại gì cả,” rồi ông còn khuyên tôi rằng, “Muốn hiểu một vấn đề nào đó, thì anh cứ viết sách. Lúc đó tôi rất ngạc nhiên, vì tôi vẫn còn là sinh viên thì làm sao dám viết sách? Học Giả Nguyễn Hiến Lê lại nói với tôi: “Anh tìm hiểu đến đâu thì anh cứ viết theo ý kiến đó, rồi anh tham khảo thêm những ý kiến của nhiều người khác. Sau đó, anh so sánh những ý kiến đó với ý kiến của anh, thì anh sẽ hoàn thành những cuốn sách của anh.”

Cũng nhờ vào những lời khuyên của các bậc học giả nên đến hôm nay, tôi đã được xuất bản nhiều bộ sách do chính tôi biên soạn hoặc cùng soạn chung với nhiều người khác.

“Tấc Lòng Non Nước” Tập 1 của Nhà Văn Chu Tấn, sách dày 520 trang trong đó có các phần như: Vai trò của kẻ sĩ, trí thức và sĩ phu thời đại - Nền tảng hòa đồng tôn giáo – Bàn về 25 định nghĩa văn hóa – Sứ mạng Văn Hóa Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa – Chân lý tinh hoa sự sống và đạo sống con người – Triết lý Tri-Hành - Sống hợp nhất - Chủ đạo văn hóa Việt Nam – Sống Hoa… Những đóa hoa hương sắc ngàn đời – Nhịp cầu giao cảm.

Bạn bè, thân hữu thật bàng hoàng đau xót, khi biết tin Ông vừa vĩnh biệt dương thế. Sự ra đi của Ông, là một mất mát cho giới văn nghệ sĩ nói riêng và cho Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia nói chung. Vô Cùng Thương Tiếc!


*Giới Thiệu Một Bài Ngắn của Nhà Văn Chu Tấn

Nhận Định Về Hai Bài Thơ Ghen Trên Thi Đàn Việt Nam

Nửa thế kỷ trước đây, “Thi đàn” Việt Nam đã xuất hiện một bài thơ “Ghen” của thi sĩ Nguyễn Bính đã từng làm say mê người đọc, thì ở cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 này, cũng nẩy sinh một bài thơ “Ghen” của thi sĩ Chu Toàn Chung là cháu nội của Danh Sĩ Chu Mạnh Trinh, người nổi tiếng trong văn học nước nhà ở cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Trong bài này xin quý vị yêu thơ và thích thơ và nhất là những “tâm hồn đồng điệu” cùng thưởng thức 2 bài thơ “ghen”, một của thi sĩ Nguyễn Bính và một của thi sĩ Chu Toàn Chung.

BÀI THƠ GHEN CỦA THI SĨ NGUYỄN BÍNH:

Trong thất tình của con người (Hỷ Nộ, Ái Ố Lạc, Ai, Dục, Mừng, Giận, Yêu, Ghét, Vui, Buồn, Tham muốn) chúng ta không thấy người xưa đề cập đến ghen, có lẽ vì “Ghen” là một phạm trù tình cảm đặc biệt. Ghen tuy bắt nguồn từ “Yêu”- Có Yêu nên mới ghen, - nhưng ghen lại chi phối gần như trọn vẹn cả thất tình! Thực vậy, khi đã ghen, thì người ta dễ nổi cơn “thịnh nộ”, ghét cay ghét đắng kẻ tình địch! Và đồng thời lo sợ kẻ tình địch cướp mất người yêu của mình! Nếu thắng được tình địch thì vui mừng, (Hỷ lạc) nếu bị thua kẻ rình địch thì bi ai buồn khổ suốt đời, có khi đi đến tự tử! Nhưng động cơ chính yếu của ghen lại chính là “Tham dục” muốn chiếm hữu trọn vẹn người mình yêu!.

Bài thơ Ghen của thi sĩ Nguyễn Bính hầu như ai trong chúng ta cũng đã hơn một lần đọc qua và đều cảm thấy thích thú và mỉm cười vì thấy thi sĩ sao mà ghen quá đỗi, quá thể.

Tác giả mở đầu bài thơ ghen bằng cách nói thẳng với người tình:

“Cô nhân tình bé của tôi ơi
Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười
Những lúc có tôi và mắt chỉ
Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi”

Đã là người yêu của thi sĩ thì không được quyền “cười” với ai, và cũng không được “nhìn” ai và chỉ được quyền cười, được quyền nhìn ngắm thi sĩ mà thôi…Điều này cũng dễ hiểu, vì tâm lý những kẻ đang yêu đều không muốn người tình của mình cười nói thân mật với những người khác. Như vậy là em chưa yêu tôi sao? Em chưa trân trọng với tình yêu của chúng ta sao? Em đừng cười với ai nữa nhé! Nụ cười của em đáng ví hơn ngàn vàng, sao em lại có thể cười với “thế nhân” như thế được? tia nhìn của em mới trìu mến làm sao! Ai được em nhìn ngắm thì quả là một đặc ân mà ngoài anh ra, còn ai xứng đáng với cái nhìn đó của em?

Thi sĩ Nguyễn Bính nổi tiếng về những bài thơ bình dị, chất phác nói lên tâm hồn của những người “nhà quê”. Có người chê thơ Nguyễn Bính dễ dãi “như vè”, nhưng đây là một sai lầm lớn. Tuy thơ Nguyễn Bính không gọt giũa chau chuốt, bóng bẩy, nhưng tác giả có bút pháp và cách nhìn riêng đi thẳng vào tâm hồn người đọc, nên rất nhiều người đọc thơ Nguyễn Bính, say thơ Nguyễn Bính, thuộc nằm lòng thơ Nguyễn Bính. Nếu chỉ là “vè”thì làm sao cảm được lòng người sâu đến như thế?

Trong thơ Nguyễn Bính còn chứa cả một cái hồn của quê hương dân tộc, điển hình như bài thơ Chân Quê:

Hoa chanh nở ở vườn chanh
Thày u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều. 

Hai nhà phê bình thơ khá nổi tiếng là Hoài Thanh và Hoài Chân trong cuốn Thi Nhân Việt Nam đã viết về Nguyễn Bính như sau: “Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta. Ta vẫn thấy trong vườn cau bụi chuối là hoàn cảnh tự nhiên của ta và những tính tình đơn giản của dân quê là những tính tình đơn giản của ta. Giá Nguyễn Bính sinh ở thời trước, tôi chắc người đã làm những câu ca dao mà dân quê vẫn hát quanh năm…”

Nhà văn Vũ Bằng thì cho rằng: “Nguyễn Bính là một thi sĩ suốt đời mắc bệnh tương tư như chính thi sĩ đã xác nhận:

“Nắng mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”

Theo nhà văn Vũ Bằng thì thi sĩ ăn ở 2 điểm:

Anh đã nói lên tiếng nói chân thật của lòng với lời lẽ bình thường của dân gian không úy kỵ không kênh kiệu.

Anh đã nhắm đúng vào một cái bệnh chung của loài người là cái bệnh tương tư, người dân mất nước tương tư quê hương, người con gái lấy chồng tương tư dòng sông cũ, người đàn ông không được yêu thương tương tư người yêu lý tưởng, người bị tình phụ tương tư người đã phụ mình …Có thể nói tất cả văn thơ tiền chiến của Nguyễn Bính đều nhắm vào bệnh đó và anh nổi bật cũng vì bệnh đó. Sở dĩ như thế chính vì anh mắc cái bệnh đó thật, vì ai biết Nguyễn Bính đều không chối cãi được điều này: Bắt gặp ai anh cũng mê, mê người thương mình, mê luôn cả người không thương mình, mê người có thể yêu thương được, và mê luôn cả người không có quyền yêu thương! Yêu quá lố, mê quá xá, rút cuộc không làm gì được thì tương tư…”

Bản chất Nguyễn Bính là người nhà quê, song Nguyễn Bính cũng là người “trót dan díu với kinh thành” nên cái ghen của nguyễn Bính cũng rất thành thị:

Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ai
Đừng hôn dù thấy bó hoa tươi
Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ
Đừng tắm chiều nay bể lắm người

Cái ghen của Nguyễn Bính là cái ghen của người thành thị, song cũng chính người thành thị khó mà chấp nhận được cái ghen quá lố của tác giả! Đã đành là thi nhân có quyền hư cấu hay cường điệu, nhưng ở đây tác giả đã đi quá xa, ghen gì mà ghen đến độ “cấm” người yêu không được ôm bó hoa tươi, không được “ôm gối chiếc” khi ngủ, nhất là không được tắm biển, khi đông người, thì cái ghen đó đã trở thành quá lố, phi lý hoàn toàn không thể chấp nhận được

Có người lại cho rằng cái ghen của Nguyễn Bính không thực, hay chỉ là cái ghen của thời phong kiến kiểu “chồng chúa vợ tôi”! Chứ thời đại vệ tinh chúng ta thì lối ghen kể trên đã trở thành lạc hậu! Nếu bài thơ này được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp thì người ngoại quốc sẽ chê người Việt Nam quá cổ hủ lỗi thời.

Đối với những người sống cùng thời với Nguyễn Bính, hay biết Nguyễn Bính quá rõ thì lại mỉm cười cho rằng: Nguyễn Bính một con người đa cảm một thi nhân theo triết thuyết “đam mê” thì chỉ có thơ tình của Nguyễn Bính là thực thôi, còn ngoài ra có cái gì thực nữa đâu!

Nguyễn Bính lại là người mắc bệnh tương tư chỉ vì chàng quá nghèo, lại quá đam mê nên không ai dám yêu chàng (Vì không ai yêu nên suốt đời mắc bệnh tương tư?) mà đã không có người yêu thì TÌNH YÊU của tác giả chỉ là “ái tình bản thảo” có thực bao giờ đâu! Người yêu đã không có thực hay không thực có thì “ghen” chẳng qua cũng chỉ là cái “ghen tưởng tượng” “ghen bản thảo” đó mà! Đối với ái tình bản thảo, đối với “cái ghen trong thơ” mà chúng ta cho là “phi lý” hay “không thực” nếu tác giả còn sống chắc tác giả cũng lấy làm lạ: “Thơ của mình chỉ là sản phẩm của tưởng tượng mà người đời lại cho là thật, để rồi tranh cãi nhau giữa chân và giả! Chẳng lẽ thơ mình hay đến thế sao?”

Theo đa số người vẫn cho rằng: “Đàn bà hay ghen hơn đàn ông” vì vậy mới có câu:

“Ớt nào mà ớt chẳng cay
Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng”

Nhưng khi đọc thơ ghen của Nguyễn Bính mới thấy rằng: cái ghen của đàn ông mới là cái ghen tối đa:

Tôi muốn mùi hương của nước hoa
Mà cô thường xức chẳng bay xa
Chẳng làm ngây ngất người qua lại
Dẫu chỉ qua đường khách lại qua
Tôi muốn những đêm đông giá lạnh
Chiêm bao đừng lẩn khuất bên cô
Bằng không tôi muốn cô đừng gặp
Một trẻ trai nào trong giấc mơ”

Cái ghen của Nguyễn Bính không dừng lại ở chỗ đó mà còn tiến xa hơn nữa:

“Tôi muốn làn hơi cô thở nhẹ
Đừng làm ẩm áo khách chưa quen.
Chân cô in gót trên đường bụi
Chẳng đấu chân nào được dẵm lên!

Ghen mà cả đến làn hơi của người yêu cũng giữ độc quyền! Ghen đến mức dấu chân người yêu trên đường bụi cũng không cho ai được dẵm lên thì cái ghen đó đã trở thành cực kỳ phi lý hay trở thành tuyệt đối rồi!

Chính tác giả cũng biết mình ghen như thế là “quá lố” “quá phi lý” quá sai! Nhưng thi sĩ không phải như người tỉnh cơn mơ, cơn say “Tỉnh cơn ghen” …Ở đây tác giả giải nghĩa cái ghen của mình và đi đến đúc kết lớn hơn:

Nghĩa là ghen quá đấy mà thôi
Thế nghĩa là yêu quá mất
Và nghĩa là cô là tất cả
Cô là tất cả của riêng tôi!

Điểm lại bài thơ ghen của Nguyễn Bính từ đầu ta thấy tác giả đưa ra một loạt những mệnh lệnh nào tôi muốn…cô đừng…..

Từ chỗ không được cười, không được ngắm nhìn người khác…đến không được nghĩ đến ai, không được ôm hôn bó hoa tươi, không được ôm gối chiếc ngủ…không được tắm khi biển đông người, không được sức nước hoa… hay nếu có, thì nước hoa đó không làm ngây ngất người qua lại, dù họ chỉ là khách qua đường…cũng không được luôn! Ban đêm ngủ người yêu không được quyền mơ…, nếu mơ …thì cấm không được gặp một chàng trai trẻ nào trong…mộng! Thậm chí làn hơi cô thở nhẹ …cũng không được làm ẩm áo khách chưa quen….và dấu chân người tình đi trên đường…không ai được dẵm lên!

Sở dĩ có những đòi hỏi quá quắt, những mệnh lệnh tình yêu buộc cô nhân tình của thi sĩ khắt khe như vậy…chỉ vì QUÁ YÊU, QUÁ SI TÌNH. Nguyễn Bính quan niệm NGƯỜI YÊU LÀ TẤT CẢ Nhưng tất cả của riêng chàng thôi!

Nói tóm lại, cái ghen của Nguyễn Bính là “CÁI GHEN TUYỆT ĐỐI” VÀ CHIẾM HỮU HOÀN TOÀN NGƯỜI YÊU TRÊN CÁC MẶT TƯ TƯỞNG, TÌNH CẢM VÀ TRONG MỌI SINH HOẠT HÀNG NGÀY.

BÀI THƠ GHEN CÓ NHAN ĐỀ NHẮC NHỞ EM CỦA CHU TOÀN CHUNG:

Cũng một đề tài “GHEN” song thi sĩ Chu Toàn Chung có lối diễn tả khác:

“Em giờ bên ấy có vui không
Nhớ giữ dùm anh cặp má hồng
Đừng để nắng hè vương mái tóc
Hay buồn vời vợi mắt mùa đông

Mở đầu bài thơ, tác giả đã thăm hỏi người yêu, thi sĩ tỏ ra rất “ga lăng” săn sóc người yêu. Nếu Nguyễn Bính gọi người yêu bằng “Cô nhân tình” thì trái lại Chu Toàn Chung thương yêu trìu mến gọi người yêu bằng em hay trang trọng hơn gọi là Người (chữ người viết Hoa).

Văn hào Victor Hugo quan niệm: “Yêu là tin một nửa” vì có ai yêu mà không băn khoăn thắc mắc, không phập phồng lo sợ mất người yêu? Khi đang yêu cho dù tự tin đến đâu những kẻ yêu nhau vẫn e ngại một người thứ ba, một tình địch nào đó đến tán tỉnh người mình yêu, nhất là xa mặt cách lòng…

Nếu Nguyễn Bính “ghen” bằng cách đưa ra những mệnh lệnh tình yêu thì Chu Toàn Chung chỉ khéo léo tế nhị đưa ra những lời nhắc nhở, cho dù là điều tối kỵ chăng nữa, thi sĩ cũng không bao giờ có lời nói, cử chỉ làm “phật ý” người yêu hay làm người yêu “tự ái”. Trái lại còn tôn vinh người yêu nữa.

“Cẩn thận nghe em cả nụ cười
Đề phòng kẻ lạ ngắm môi tươi
Và điều tối kỵ anh thường nhắc
Đừng để cho ai tán tụng người”

Từ những kiếp xa xôi nào, Thi sĩ và Giai nhân bao giờ cũng là kẻ “NÒI TÌNH ĐỒNG ĐIỆU” (Chữ dùng của Thi Sĩ Chu mạnh Trinh)

Giai nhân danh sĩ mấy người
Bốn phương tâm sự một trời cố đô

(Thơ Vũ Hoàng Chương)

Thi sĩ có người yêu tuyệt vời nhan sắc, khi nàng đi ra ngoài biết bao nhiêu người chiêm ngưỡng Nàng chẳng là “ưu vật” của thế gian sao? Nhà thơ thầm lo lắng là phải:

Những lúc em đi dạo một mình
Sơ sài trang điểm đủ vừa xinh
Vì em lộng lẫy anh thừa biết
Đá cũng thầm ghen chuyện chúng mình

Như tất cả mọi người yêu trên thế gian “có yêu nên mới ghen” có yêu nên sợ mất người yêu! Yêu là tham lam ích kỷ, yêu là phập phồng lo sợ,yêu là tham dự vào một cuộc hành trình không biết có nguy hiểm không nhưng đầy bất trắc! Nàng Kiều khi xưa yêu Kim Trọng cũng hết sức lo lắng:

“Bây giờ tỏ mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng làchiêm bao?

(Kiều)

Theo quan điểm và thi pháp giữa Nguyễn Bính và chu Toàn Chung có khác biệt song cả hai thi sĩ có một điểm giống nhau là không muốn người mình yêu đêm nằm mơ thấy một “đối tượng” khác .

“Em cũng đừng ra tựa gốc mai
Kẻo anh hàng xóm ngó sang hoài
Về đêm khi ngủ em đừng để
Giấc mộng thiên thần nhập bóng ai

Với Chu Toàn Chung yêu không phải là ích kỷ, mà còn là “DÂNG HIẾN VÀ TÔN VINH” người mình yêu. Đây là điểm rất đẹp và cũng rất nhân bản, rất người của Chu Toàn Chung .Nhưng đâu phải chỉ một mình thi sĩ biết ngưỡng vọng người yêu, biết đâu một tình địch nào khác cũng đang tìm đến để tán tỉnh ngưỡng vọng người mình yêu thì sao? Nếu yêu đồng nghĩa với ân cần nhắc nhở…như sợ tình yêu chắp cánh bay cao…Tình càng say đắm, càng trở nên mong manh….Thi sĩ như sợ mất đi nhũng gì quý báu nhất đời:

“Này nữa Anh cần nhắc nhở thêm
Phòng Em thường trực nhớ buông rèm
Bởi Anh không muốn người qua lại
Dừng bước nghiêng mình ngưỡng vọng Em”

Nhắc nhở thì vẫn nhắc nhở, song thi sĩ Chu Toàn Chung vẫn tràn đầy tin tưởng là một ngày không xa người yêu sẽ cùng mình tái ngộ. Thi sĩ tự hỏi mình, không biết nhắc nhở như vậy có là một hình thức ghen hay không? Hình như mình cũng đang “Ghen”?

“Nhắc nhở em yêu thế đủ rồi
Chờ ngày Hoàng hậu trở về ngôi
Hình như anh cũng ghen rồi đấy
Ghen để em cười nở ngát mội.”

Điểm lại toàn bài thơ “NHẮC NHỞ EM” của thi sĩ Chu Toàn Chung tuy nhan đề bài thơ có khác, nhưng thực chất vẫn là bài thơ “GHEN”

Nếu cái ghen của Nguyễn Bính là cái ghen có tính cách “phi lý không thực” không thể đem áp dụng ngoài đời mà chỉ là sản phẩm của tưởng tượng….cái ghen lãng mạn, hướng về Tuyệt Đối chiếm hữu toàn diện người mình yêu …thì trái lại cái ghen của Chu Toàn Chung không cực đoan, không phi lý, hay quá lố mà là cái ghen tiềm ẩn bên trong của tất cả mọi người chúng ta …Cái ghen của Chu Toàn Chung là cái ghen rất tế nhị, khéo léo, Thi sĩ không hề cấm đoán đe dọa người yêu vi yêu theo thi sĩ là ngưỡng vọng, dâng hiến và tôn thờ …thì làm sao dám cấm đoán người mình yêu? Và cấm đoán người khác? Tác giả chỉ khéo léo nhắc nhở thôi. Đặc biệt thơ Chu Toàn Chung mỗi lần nhắc nhở là một lần tôn vinh….

Nếu chúng ta đặt mình vào phái nữ là người yêu của tác giả chẳng hạn ta sẽ thấy rất cảm động ví có người yêu biết đến giá trị mình, biết trân quý tình yêu (và còn biết ghen nữa…) nhưng là cái ghen tế nhị, đáng yêu và đáng tư hào biết mấy!

Trong phạm vì bài này, chúng tôi mời độc giả thưởng thức 2 bài thơ cùng một chủ đề “GHEN” song có nhiều điểm khác nhau ngoài ra người viết không làm công việc so sánh đối chiếu xem “ai tài hơn ai”? Vì trên phương diện nghệ thuật, thi hứng, bút pháp, cách cấu tứ,cách xử dụng từ hoa, mỗi người một khác, nhất là khi quan điểm sáng tác, mỗi người lại không giống nhau thì thật khó nếu không muốn nói là không thể nào, định giá người này hơn người kia, khi không có tiêu chuẩn nào để định giá! Làm như vậy là bất công và bất kính với tất cả cả các thi sĩ! Nói cách khác, ai thích bài thơ nào là tùy ý mỗi người. Ở đây chúng tôi chỉ muốn nói, cùng một đề tài ghen, song thi sĩ Nguyễn Bính và Chu Toàn Chung đứng trên hai quan điểm khác nhau: một bên lãng mạn, tuyệt đối hóa và chiếm hữu toàn diện, một bên tương đối,cận nhân tình, dâng hiến ngưỡng vọng và tôn vinh tình yêu….

Hai bài thơ ‘GHEN” như hai bông hoa Quý và Đẹp đầy sắc hương của nền Văn hóa Văn Nghệ Việt Nam.

San Jose Thung Lũng Hoa Vàng, 1996.

CHU TẤN


Tác Phẩm sẽ xuất bản:

Tuyển Tập Chu Tấn – Đạo Học -Văn Hóa- Chính Trị.
Sống thuyết Nhân Chủ Việt Nam.
Đạo Sống Việt
Sống Việt Tinh Hoa
Sống Việt Thông Luận.
Sống Việt Đại Toàn.


Tin Nóng Quốc Tế Đó Đây:

Tổng Thống Nam Hàn Dọa Đình Chỉ Thỏa Thuận Quân Sự Với Bắc Hàn


- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay hôm 4/1/2023, Tổng thống Nam Hàn dọa sẽ đình chỉ thỏa thuận quân sự với Bắc Hàn nếu Bình Nhưỡng tiếp tục xâm phạm không phận miền Nam.

Từ thủ đô Hán Thành của Nam Hàn, thông tín viên Trần Công của Đài RFI tường trình:
“Theo hãng tin Yonhap, trích dẫn văn phòng Tổng thống, sau vụ xâm nhập bằng máy bay không người lái của Bắc Hàn, Tổng thống Yoon Seok-yeol đã chỉ thị Văn phòng An ninh Quốc gia xem xét đình chỉ hiệu lực của thỏa thuận quân sự ngày 19/9/2018 nếu Bình Nhưỡng khiêu khích và xâm nhập lãnh thổ Nam Hàn một lần nữa.

Hai miền Triều Tiên đã ký thỏa thuận quân sự nói trên nhân cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ ba giữa Tổng thống khi đó là Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un vào năm 2018. Điểm chính của thỏa thuận là chấm dứt hoạt động quân sự trong các khu vực đối đầu, bao gồm cả Khu phi quân sự.

Vào tháng 10/2022, Tổng thống Yoon Seok-yeol cũng đã từng tuyên bố rằng “phía Bắc Hàn đã vi phạm Hiệp định quân sự 19/9 nhiều lần, và Hiệp định này sẽ được duy trì hay bãi bỏ là hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ của Bắc Hàn”.

Trong cuộc họp sáng 4/1 với Bộ Quốc phòng, và Bộ Tổng Tham mưu quân đội, Tổng thống Yoon Seok-yeol cũng đã chỉ thị cho Bộ trưởng Quốc phòng “thành lập một đơn vị máy bay không người lái thực hiện các nhiệm vụ đa năng như giám sát, trinh sát và tác chiến điện tử, đồng thời xây dựng một hệ thống có thể sản xuất hàng loạt máy bay không người lái cỡ nhỏ”. Tổng thống cũng chỉ thị nhanh chóng phát triển hệ thống ‘drone sát thủ’ chuyên truy lùng và tiêu diệt máy bay không người lái”.

Trước mối đe dọa từ Cộng sản Bắc Hàn, Hoa Kỳ cam kết bảo vệ Nam Hàn, kể cả trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công nguyên tử do Bình Nhưỡng tiến hành. Theo Yonhap, ngày 3/1, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Karine Jean-Pierre nhấn mạnh Hoa Thịnh Ðốn “cung cấp khả năng răn đe mở rộng thông qua toàn bộ khả năng phòng thủ của Hoa Kỳ”, đồng thời cho biết các nước đồng minh đang luyện tập để cải thiện năng lực chuẩn bị chung.

Phát biểu của bà Karine Jean-Pierre được cho là đính chính câu trả lời “Không” của Tổng thống Joe Biden khi ông được hỏi có phải Hoa Thịnh Ðốn đang thảo luận về việc tổ chức các cuộc thao dượt nguyên tử chung với Hán Thành, trái ngược với khẳng định trước đó của Tổng thống Nam Hàn.


Liên Hiệp Âu Châu Có Thể Yêu Cầu Xét Nghiệm Covid Đối Với Hành Khách Đến Từ Trung Quốc

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay có nhiều khả năng Liên Hiệp Âu Châu (EU) yêu cầu du khách đến từ Trung Quốc phải có xét nghiệm âm tính Covid-19 để nhập cảnh vào khối này.

Biện pháp được dự kiến đưa ra trong cuộc họp ngày 4/1/2023 tại Brussels. Trước đó, chuyên gia dịch tễ của các nước thành viên đã nhất trí về biện pháp trên. Thông tín viên RFI Jean-Jacques Héry tường trình từ thủ đô Brussels của Bỉ:
“Tất cả các nước thành viên đã nhất trí về “cách tiếp cận có phối hợp”, theo giải thích của Ủy Ban Âu Châu. Tại Brussels, mọi người cũng thở phào sau một tuần do dự và chỉ có các biện pháp đơn phương. Thực vậy, khối 27 nước bị chia rẽ nặng nề. Một mặt là do phía các cơ quan dịch tễ Âu Châu không hề báo động. Mặt khác do thông tin từ Trung Quốc được cho là không đáng tin cậy về khả năng xuất hiện của một biến thể mới.

Ủy Ban Âu Châu cũng nhấn mạnh rằng hiện giờ, “đa số áp đảo các nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu thông báo ủng hộ biện pháp xét nghiệm Covid-19 triệt để đối với hành khách đến từ Trung Quốc trước khi họ khởi hành đến Âu Châu”.

Nhiều biện pháp khác cũng được tính đến. Trước tiên là bắt buộc hành khách đến từ Trung Quốc đeo khẩu trang, tiếp theo là xác định khả năng có những biến thể mới, kiểm tra nước thải của các máy bay và tăng số lượng xét nghiệm giải trình tự gien tại các phi trường.

Những biện pháp này được đưa ra thảo luận tại Brussels hôm 4/1 trong cuộc họp của IPCR, một cơ quan đặc biệt của Âu Châu chịu trách nhiệm đưa ra quyết định nhanh chóng và phối hợp giữa 27 nước thành viên của Hội Đồng Âu Châu. Những khuyến nghị cũng sẽ được nêu lên tại cuộc họp và sau đó sẽ được các nước thành viên bảo đảm”.

Song song với các biện pháp kiểm dịch đối với du khách đến từ Trung Quốc, Liên Hiệp Âu Châu cũng đề xuất cung cấp miễn phí vắc-xin thích ứng với biến thể Omicron cho Bắc Kinh. Tuy nhiên, trong buổi họp báo ngày 3/1, phát ngôn viên của Ủy Ban Âu Châu không nêu rõ là loại vắc-xin nào. Chính quyền Bắc Kinh chưa trả lời về đề xuất này. Trả lời thông tấn xã Reuters, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định tỉ lệ tiêm phòng và khả năng giải quyết dịch bệnh tiếp tục gia tăng ở Trung Quốc và nước này có kho dự phòng “phù hợp”.

Tokyo cũng tăng cường biện pháp phòng dịch với du khách trên các chuyến bay thẳng từ Trung Quốc đến Nhật Bản, cụ thể là từ ngày 8/1/2023, phải có xét nghiệm âm tính Covid-19 trước khi lên máy bay. Theo thông tấn xã Reuters, trong buổi họp báo ngày 4/1, Thủ tướng Fumio Kishida cho biết biện pháp này bổ trợ cho các biện pháp kiểm soát có hiệu lực từ ngày 30/12/2022. Chính phủ Nhật Bản tiếp tục yêu cầu các hãng hàng không hạn chế số chuyến bay đến từ Trung Quốc.

Về phía Mỹ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ned Price khẳng định hôm 3/1 rằng yêu cầu của Hoa Thịnh Ðốn về việc du khách đến từ Trung Quốc phải trình xét nghiệm âm tính Covid-19 tại cửa khẩu là “chỉ dựa trên khoa học”. Trước đó, Bắc Kinh chỉ trích biện pháp được vài chục nước áp dụng là “thiếu khoa học” và “không chấp nhận được”.


Bắc Kinh Lại Lên Án Các Nước Siết Chặt Kiểm Soát Dịch Tễ Với Khách Trung Quốc
- Ngày 4/1/2023, Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay ngày càng có thêm nhiều quốc gia siết chặt kiểm soát dịch tễ với khách từ Trung Quốc, trong bối cảnh dịch Covid bùng lên với quy mô chưa từng có tại quốc gia 1,4 tỉ dân, cùng lúc với việc Bắc Kinh bãi bỏ các hạn chế, khiến số người Trung Quốc ra ngoại quốc sẽ tăng vọt. Bắc Kinh phản ứng dữ dội với những biện pháp nói trên.

Hôm 3/1, Trung Quốc một lần nữa khẳng định việc các nước đòi khách Trung Quốc phải có xét nghiệm âm tính là “không có cơ sở khoa học”. Trong khi đó, Bắc Kinh tiếp tục đòi xét nghiệm âm tính với Covid đối với người nhập cảnh Trung Quốc. Thông tín viên Stéphane Lagarde của Đài RFI tường trình từ Bắc Kinh:
“Đây là lần thứ ba liên tiếp Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên án điều mà họ cho là quyết định “không có cơ sở khoa học”. Trước báo giới, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh (Mao Ning) chỉ trích “một số quốc gia đã đưa ra các hạn chế chỉ nhắm vào du khách đến từ Trung Quốc. Những hành vi này là không thể chấp nhận được”. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết thêm là Bắc Kinh có thể áp dụng các biện pháp trả đũa, trên nguyên tắc có đi có lại.

Các tuyên bố nói trên của chính quyền Trung Quốc được đưa ra một tháng sau khi Bắc Kinh dỡ bỏ các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, gây ra làn sóng lây nhiễm ở các vùng đô thị lớn của Trung Quốc, khiến hệ thống bệnh viện quá tải.

Các tuyên bố này cũng được đưa ra sau gần 3 năm Trung Quốc đóng cửa biên giới, với các biện pháp kiểm dịch khắc nghiệt đối với những người nhập cảnh. Các biện pháp nói trên, đặc biệt là việc cách ly đối với người nhập cảnh sẽ bị bãi bỏ từ Chủ Nhật 08/1, nhưng chính quyền Trung Quốc vẫn buộc hành khách đến từ các nước khác phải có xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 48 giờ”.

Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 3/1 một lần nữa tỏ ra lạc quan, khi khẳng định “Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc chắc chắn sẽ chiến thắng hoàn toàn dịch bệnh”, đồng thời bác bỏ mọi phê phán về các chính sách đã dẫn đến phong trào phản kháng chưa từng có tại Trung Quốc cuối năm qua.

Việc Bắc Kinh che giấu thông tin về mức độ trầm trọng của dịch khiến người dân phẫn nộ. Trung Quốc chỉ thừa nhận trung bình chưa đến 5 người chết/ngày kể từ khi từ bỏ chính sách “Zero Covid”. Thông tấn xã Reuters hôm 4/1 dẫn lời một cư dân ở Bắc Kinh, xin ẩn danh, cho biết riêng trong gia đình ông đã có “bốn người thân” chết từ đầu đợt dịch lớn này. Ông kêu gọi chính quyền “hãy thành thật với người dân, với thế giới về những gì đang thực sự diễn ra” tại Trung Quốc.

Hôm 3/1, đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có buổi làm việc với giới y tế Trung Quốc để một lần nữa yêu cầu Bắc Kinh minh bạch thông tin về dịch bệnh.


Tổng Thống Phi Luật Tân Muốn “Tăng Cường” Hợp Tác Kinh Tế Với Trung Quốc

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand “Bongbong” Marcos Jr. bắt đầu chuyến công du Trung Quốc ngày 4/1/2023 với cuộc họp với ông Lật Chiến Thư (Li Zhanshu), Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc. Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại để giúp hai nước vượt qua đại dịch Covid-19 là những chủ đề chính của cuộc trao đổi.

Trong cuộc họp với ông Lật Chiến Thư, Tổng thống Phi Luật Tân nhấn mạnh Manila “coi trọng việc tăng cường quan hệ giữa Trung Quốc và Phi Luật Tân”. Chủ tịch Hạ viện Phi Luật Tân Martin Romualdez, được trang Philstar trích dẫn ngày 4/1, đánh giá cuộc gặp giữa hai nHòa Lanh đạo là “một lời cam kết tích cực”. Ông Lật Chiến Thư đề cập đến việc hai nước cần phát triển nhiều dự án trong lĩnh vực giáo dục, thương mại, đầu tư, đặc biệt là trao đổi giữa người dân.

Trước khi hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay, Tổng thống Marcos Jr. hy vọng rằng “các Hiệp định quan hệ đối tác giúp ổn định và củng cố nền kinh tế của chúng ta” sẽ kết nối hai nước với nhau. Theo thông tấn xã AFP, hai nước sẽ ký khoảng 14 thỏa thuận song phương trong chuyến công du của Tổng thống Phi Luật Tân kết thúc ngày 5/1.

Trước khi lên đường công du Bắc Kinh, Tổng thống Marcos Jr. cho biết hy vọng thảo luận với Chủ tịch Trung Quốc “những vấn đề về an ninh chính trị cũng như quan hệ song phương và trong vùng”, vì theo ông, “những vấn đề giữa hai nước chúng ta là những vấn đề không có chỗ đứng giữa hai quốc gia bằng hữu”.

Theo dự kiến, Phi Luật Tân và Trung Quốc cũng sẽ lập đường dây liên lạc trực tiếp để tránh “mọi sai lầm về tính toán và thông tin ở Biển Tây Phi Luật Tân (Biển Đông)”. Trước đó, ngày 22/12/2022, Phi Luật Tân thông báo tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông sau khi có thông tin về việc Trung Quốc bồi đắp nhiều thực thể ở quần đảo Trường Sa, khu vực mà Việt Nam cũng khẳng định toàn bộ chủ quyền.


Sau Nhiều Lần Bỏ Phiếu, Ông McCarthy Không Kiếm Đủ Phiếu Để Làm Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ!


(Hình: Dân biểu Kevin McCarthy của đảng Cộng hòa thất bại trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên cho vị trí Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ hôm 3/1/2023.)

- Dân biểu Kevin McCarthy của đảng Cộng hòa thất bại trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên đầy kịch tính cho vị trí Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ hôm 3/1/2023 khi những người bảo thủ theo đường lối cứng rắn từ chính đảng của ông bỏ phiếu chống lại ông.
Ông McCarthy không đạt được đa số 218 phiếu bầu cần thiết để kế nhiệm bà Nancy Pelosi của đảng Dân chủ với tư cách là Chủ tịch Hạ viện. Đây là lần đầu tiên trong một thế kỷ Hạ viện Mỹ không bầu được Chủ tịch trong lần bỏ phiếu đầu tiên.

Đảng Cộng hòa đã giành được đa số sít sao 222-212 trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11. Ông McCarthy hoặc bất kỳ ứng cử viên nào cho vị trí Chủ tịch cần phải thống nhất một đa số khó tính để giành ghế Chủ tịch Hạ viện. Đảng Dân chủ chiếm đa số mỏng manh tại Thượng viện.

Một cuộc biểu quyết Chủ tịch kéo dài có thể làm suy yếu hy vọng của phe Cộng hòa tại Hạ viện trong việc nhanh chóng xúc tiến các ưu tiên, bao gồm các cuộc điều tra có khả năng gây tổn hại đến chính quyền và gia đình của Tổng thống Dân chủ Joe Biden, cũng như các ưu tiên Lập pháp liên quan đến kinh tế, độc lập năng lượng của Hoa Kỳ và an ninh biên giới.

Một bế tắc sẽ khiến Hạ viện bị tê liệt phần lớn và có thể buộc các nhà Lập pháp phải xem xét một ứng cử viên khác.

Đó là một khởi đầu đáng lo ngại đối với ông McCarthy và nêu bật những thách thức mà đảng Cộng hòa có thể phải đối mặt trong hai năm tới, tiến đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024.

Không rõ liệu ông McCarthy có nhận được sự ủng hộ để vượt qua phe đối lập cứng rắn và giành được chức Chủ tịch hay không.

Ông McCarthy đã dành cả cuộc đời trưởng thành của mình trong chính trị - với tư cách là nhân viên Quốc hội, sau đó là nhà Lập pháp tiểu bang trước khi được bầu vào Hạ viện năm 2006.

Đảng Dân chủ đã chọn ông Jeffries làm lãnh đạo khối thiểu số tại Hạ viện sau khi bà Pelosi, người phụ nữ đầu tiên giữ vai trò Chủ tịch Hạ viện, tuyên bố rằng bà sẽ từ chức vai trò lãnh đạo của mình. Bà sẽ ở lại văn phòng với tư cách là một Dân biểu.


Chuyện Buồn Việt Nam!

Đồng Tháp: Bé Trai 10 Tuổi Kẹt Trong Hố Trụ Bê-Tông Đã Chết!


(Hình: Lực lượng cấp cứu đang kéo trụ bê-tông ra để giải cứu em Thái Lý Hạo Nam, 10 tuổi, ở Đồng Tháp, hôm 4/1/2023.)

- Truyền thông nhà nước dẫn lời Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, ông Đoàn Tấn Bửu xác nhận vào tối 4/1/2023 cho hay em Thái Lý Hạo Nam (10 tuổi), bị kẹt trong hố trụ bê-tông suốt năm ngày qua, đã chết.

Ông Bửu cho biết, nguyên nhân chết của em Nam là do các yếu tố bao gồm: Vị trí bé bị tai nạn, rơi vào ống cọc có độ sâu, thời gian kéo dài, bị chấn thương, đồng thời quan sát hiện trường cùng các yếu tố chuyên môn khác, nên giai đoạn đầu tiên lượng xấu.
“Đến thời điểm hiện nay các cơ quan chuyên môn đã có thủ tục xác định nạn nhân chết và tìm mọi cách đưa em lên sớm nhất để lo hậu sự”, Phó Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp cho biết.

Cho đến chiều ngày 4/1, truyền thông nhà nước cập nhật thông tin dẫn lời Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, ông Đoàn Tấn Bửu, rằng đến trưa ngày 4/1 lực lượng cấp cứu vẫn áp dụng phương pháp khoan guồng xoắn xuống để làm tan rã phần đất ngang đáy cọc bê-tông ở độ sâu 34-35 mét.


(Ảnh: Ông Thái Văn Tuấn Tài chờ tin về việc giải cứu con trai Lý Thái Hạo Nam bị kẹt trong cọc bê-tông; 4/1/2023.)

Sau khi đất được tiến hành làm rã, từng đoạn ống bê-tông sẽ được đưa lên bằng cáp, cẩu chuyên dụng. Ông này thừa nhận không thể xác định được thời gian chắc chắn về việc hoàn thành hoạt động này.
Ông Đoàn Tấn Bửu cho biết thêm ngay từ đầu đã có tiên lượng xấu vì cháu bé rơi xuống lòng ống chật hẹp, có thể bị đa chấn thương và thông khí không bảo đảm ở độ sâu. Tuy nhiên, việc thông khí được duy trì liên tục với hy vọng nạn nhân có đủ oxy để sống sót.

Vụ tai nạn xảy ra lúc khoảng 11 giờ 30 phút sáng ngày 31/12 khi cháu bé 10 tuổi cùng một số bạn trong xóm đi vào công trình cầu Rọc Sen để nhặt sắt. Các bạn đi cùng hô hoán để người lớn đến cứu nhưng bất thành. Khoảng 300 người đã được huy động cùng phương tiện để cứu cháu bé.


Hơn 40 Ngàn Lao Động Mất Việc Trước Tết Quý Mão 2023! - “Việt Nam Cần Chuẩn Bị Cho Kịch Bản Tồi Tệ Hơn Nữa Trong Năm Tới!”


(Hình: Công nhân tại một nhà máy sản xuất giày ở Hà Nội.)

Trước tình trạng hơn 40 ngàn lao động mất việc làm ngay trước thềm Tết Nguyên đán 2023, lãnh đạo Công đoàn Việt Nam, hôm 26/12/2022, cho biết dự tính sẽ hỗ trợ cho người mất việc làm mỗi người ba triệu đồng, còn người bị tạm chấm dứt hợp đồng được hưởng một lần 2 triệu đồng/người.

Chính sách hỗ trợ này nếu được ban hành có giải quyết được tình trạng khó khăn của người lao động hiện này? Tình hình liệu có khả quan hơn trong năm 2023?

Tiến sĩ Trịnh Khánh Ly, từng công tác tại Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam & Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Hà Nội, chuyên nghiên cứu về vấn đề lao động và luật lao động, bất bình đẳng thu nhập, di cư bất hợp pháp, chính sách xuất cảng lao động, công đoàn ở Việt Nam sẽ giải đáp các câu hỏi trên.

Nên Chuẩn Bị Cho Kịch Bản Xấu Hơn Vào Các Năm Sau

Cao Nguyên: Xin chào Tiến sĩ Trịnh Khánh Ly, vào tháng 12 vừa qua, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam thống kế có hơn 482.000 lao động tại trên 1.200 doanh nghiệp ở 44 tỉnh thành bị giãn, giảm giờ làm. Ngoài ra, còn có hơn 41.000 lao động phải nghỉ việc. Nguyên do của tình trạng này là gì, và theo bà thì nó sẽ kéo dài bao lâu?

Tiến sĩ Trịnh Khánh Ly: Theo thống kê chưa đầy đủ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam từ tháng 9 đến hết ngày 10/12/2022 đã có 482.120 người lao động tại 1.242 doanh nghiệp tại 44 tỉnh, thành phố bị giãn, giảm giờ làm trong đó giảm giờ làm hoặc đang ngừng việc có hưởng lương là 433.908 người; tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương là 6.570 người; chấm dứt hợp đồng lao động với 41.642 người. Cũng theo thống kê này, số lao động nói trên phần lớn tập trung tại các doanh nghiệp FDI thuộc ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ, điện tử…tại các tỉnh phía Nam, chiếm 70% tổng số người lao động bị ảnh hưởng trên toàn quốc. Trong tổng số lao động bị ảnh hưởng việc làm, có khoảng 31.000 lao động nữ trên 35 tuổi, 10.000 lao động nữ nuôi con nhỏ, đang mang thai.

Nguyên do của tình trạng này là các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề nói trên gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, không có đơn hàng khiến họ buộc phải cắt giảm giờ làm hoặc cho người lao động nghỉ việc. Trả lời phỏng vấn trên VOV ngày 13/12/2022 ông Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có nói do doanh nghiệp không có đơn hàng và khó duy trì việc làm cho người lao động. Hàng chục ngàn người mất việc cũng có nghĩa là hàng trăm ngàn người thuộc gia đình họ bị ảnh hưởng.

Theo một số chuyên gia lao động tình hình lao động mất việc làm có thể tiếp tục kéo dài sang quý một, quý hai của năm 2023. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dự báo từ nay đến hết quý hai năm 2023, thêm 15.000 lao động sẽ tiếp tục bị mất việc và khoảng 271.000 người lao động bị giảm giờ làm. Đồng thời Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhận định phải đến quý III năm 2023 tình hình biến động về lao động và việc giảm việc làm mới được cải thiện.

Tôi cho rằng nhận định như vậy là còn khá lạc quan. Như đã nói ở trên, những doanh nghiệp này chủ yếu là các doanh nghiệp xuất cảng thuộc những ngành nghề dệt may, da giày, gỗ... Sự hồi phục của các ngành nghề này phụ thuộc rất lớn vào các nước nhập cảng. Hiện nay Việt Nam chủ yếu xuất cảng các mặt hàng này sang các thị trường như Nhật Bản, Mỹ, Nam Hàn và Liên Hiệp Âu Châu (EU). Ví dụ, theo số liệu của Tổng cục Hải quan trong tháng 12/2020, ba thị trường dẫn đầu nhập cảng hàng dệt may của Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản, đạt kim ngạch lần lượt 1,35 tỉ, 353 triệu và 325 triệu Mỹ kim.

Đây là những thị trường mà sau khi bị ảnh hưởng lớn bởi COVID thì lại đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng nhiên liệu, cuộc chiến tại Ukraine, lạm phát tăng cao và dự kiến năm 2023 vẫn còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, tôi nghĩ Việt Nam nên chuẩn bị cho một kịch bản xấu hơn đó là việc mất, giảm việc làm tại các doanh nghiệp này tiếp tục xảy ra trong năm 2023 và một vài năm tiếp theo.


Các Gói Hỗ Trợ Người Lao Động Hiệu Quả Đến Đâu?


(Ảnh: Chính phủ ban hành gói hỗ trợ tiền nhà trọ cho công nhân hồi tháng 4/2022.)
Cao Nguyên: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, trước mắt, đang nghiên cứu gói hỗ trợ cho nhóm lao động mất việc ở mức 3 triệu đồng/người/một lần duy nhất. Còn những lao động bị tạm chấm dứt hợp đồng nhận một lần hai triệu đồng/người. Gói hỗ trợ này, nếu được ban hành, có giải quyết được khó khăn của người lao động đang gặp phải hiện nay?

Tiến sĩ Trịnh Khánh Ly: Theo số liệu từ Tổng cục Thống Kê vào quý ba năm 2022, thu nhập bình quân của người lao động là 6,7 triệu đồng, trong đó thu nhập bình quân của người lao động tại vùng Đông Nam Bộ là 8,6 triệu đồng; tại Bình Dương là 8,9 triệu đồng và tại Sài Gòn là 9,2 triệu đồng.

Theo kết quả khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn đối với hơn 6.200 công nhân trong tháng 10 và tháng 11/2022, có đến 59% người lao động không có bất cứ khoản tích lũy nào. Cũng theo kết quả khảo sát này người lao động cho biết chỉ 11,7% trong số họ có tích lũy để cầm cự được dưới một tháng và 16,7% duy trì cuộc sống được từ 1-3 tháng. Chỉ 12,7% người lao động có thể cầm cự được trên 3 tháng nếu mất việc.

Như vậy, ngay cả khi gói cứu trợ nói trên được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thông qua thì cũng không bảo đảm tính thiết thực là giúp được người lao động mất việc duy trì được cuộc sống trong khi tìm kiếm việc làm khác.

Cao Nguyên: Đầu năm nay, Chính phủ cũng tung ra gói hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho công nhân. Gói này có trị giá 6.600 tỉ đồng, nhưng tới tháng 10 mới giải ngân được có một nửa. Nguyên nhân là do đâu? Cần làm sao để gói hỗ trợ lần này không bị lâm vào tình trạng tương tự?

Tiến sĩ Trịnh Khánh Ly: Gói hỗ trợ trị giá 6.600 tỉ đồng nói trên bắt đầu thực hiện từ ngày 1/4 năm 2022.

Đây là gói hỗ trợ đã được rất nhiều người lao động mong đợi. Tuy nhiên, kết quả thực hiện khá yếu do nhiều thủ tục hành chính phức tạp, đòi hỏi không chỉ có sự tham gia của người lao động; chủ doanh nghiệp trong việc lập hồ sơ mà còn phải có sự thẩm định nhiều ban ngành liên quan, như Cơ quan bảo hiểm xã hội; Ủy ban Nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh; Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh. Thời gian tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 15/8/2022.

Ngay cả Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng thừa nhận về việc khai triển chậm, số lượng hồ sơ tiếp nhận, tiến độ phê duyệt và giải ngân thấp do “một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức, tinh thần trách nhiệm chưa cao; chưa quyết liệt trong việc khai triển chính sách; công tác thông tin, tuyên truyền chưa đầy đủ, kịp thời. Cùng với đó nhiều cán bộ, công chức tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp huyện còn lúng túng, chưa nắm vững chuyên môn trong việc hướng dẫn doanh nghiệp, có tâm lý lo ngại, sợ sai, sợ trách nhiệm trong việc khai triển chính sách”.

Như vậy, để gói hỗ trợ lần này, nếu có, không bị lâm vào tình trạng tương tự, theo tôi cần phải bỏ các thủ tục hành chính phức tạp trong quá trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ. Đồng thời tăng cường việc tuyên truyền để người lao động và doanh nghiệp nắm được thông tin một cách kịp thời.

Cao Nguyên: Còn các giải pháp lâu dài là gì?

Tiến sĩ Trịnh Khánh Ly: Hiện nay, các cơ quan chức năng đã đề xuất một số giải pháp mang tính lâu dài hơn. Ví dụ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội gần đây đã đề nghị việc cho phép thực hiện giải ngân hết nguồn vốn 3.000 tỉ đồng cho vay hỗ trợ duy trì và tạo việc làm trong dự kiến kế hoạch năm 2023 sau để thực hiện ngay trong năm 2022, đưa tổng kế hoạch giải ngân vốn của chương trình này lên 10.000 tỉ đồng. Đơn vị này cũng đề nghị các cơ quan tăng nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm. Đồng thời Cục Việc làm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng đề xuất việc tăng tần suất tổ chức các phiên giao dịch việc làm nhằm kết nối cung-cầu lao động.

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có chính sách cụ thể nào được thông qua để giải quyết vấn đề này một cách trước mắt cũng như lâu dài.

Không chỉ người lao động gặp khó khăn trong gói hỗ trợ trị giá 6600 tỉ đồng nói trên, mà phía doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng 2%, ban hành tại Nghị định số 31/2022/NĐ-CP, với tổng số vốn là 40.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, kết quả thực hiện của chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như gói hỗ trợ tín dụng 2% để giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất thấp, việc giải ngân chậm trong khi các doanh nghiệp đang thiếu vốn trầm trọng. Theo báo cáo, tính đến tháng 8/2022, gói hỗ trợ lãi suất 2% mới chỉ giải ngân được hơn 13 tỉ đồng trong số hơn 16.035 tỉ đồng phân bổ ở năm 2022, chiếm 0,081%.


Lo Ngại Về Một Làn Sóng Lao Động Bất Hợp Pháp Mới ở Ngoại quốc



(Ảnh: 39 người chết trong một chiếc xe vận tải đang trên đường vượt biên vào nước Anh.)

Cao Nguyên: Vì sao lao động mất việc hiện nay thường chọn giải pháp rút bảo hiểm xã hội một lần, dù có nơi phải xếp hàng cả đêm chờ đợi?

Tiến sĩ Trịnh Khánh Ly: Theo quy định pháp luật hiện hành về bảo hiểm xã hội mức đóng hàng tháng của người lao động là 8% và của người sử dụng lao động là 14%. Tổng cộng là 22% mức tiền lương hàng tháng.

Gần đây, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã đưa ra ý kiến tại phiên họp của Ủy ban xã hội của Quốc hội. Theo đó, đề xuất người lao động sẽ chỉ được rút phần 8% còn lại phần 14% mà người sử dụng lao động đóng thì đề nghị người lao động không được phép rút mà để lại Quỹ. Đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều người lao động hoang mang và lựa chọn việc rút bảo hiểm xã hội một lần do lo sợ có sự thay đổi chính sách bảo hiểm xã hội nói trên tới dẫn tới họ sẽ nhận được ít hơn là số 22% như quy định hiện nay.

Thực tế cho thấy lao động phổ thông trong khoảng độ tuổi 40 và nhiều tuổi hơn khó có khả năng xin được việc làm mới sau khi bị mất việc. Nhiều người lao động, nhất là những người lao động nhiều tuổi hơn như nói ở trên lựa chọn việc rút bảo hiểm xã hội một lần để có vốn làm ăn, thay vì đi xin việc ở một doanh nghiệp khác. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như hoàn cảnh gia đình, ốm đau bệnh tật cũng là những lý do khiến một số người lao động lựa chọn rút bảo hiểm xã hội một lần.

Cao Nguyên: Những lao động phổ thông như công nhân ở các khu công nghiệp thường chỉ trông đợi vào tiền thưởng Tết cuối năm. Điều này dẫn đến tình trạng là công nhân vừa mất việc là cũng gặp khó khăn ngay lập tức. Tình trạng này cho thấy điều gì ở hệ thống bảo hiểm và phúc lợi cho người lao động?

Tiến sĩ Trịnh Khánh Ly: Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam vẫn chủ yếu khai thác lao động phổ thông giá rẻ. Việc thu hút các doanh nghiệp FDI chưa giúp Việt Nam cải thiện năng suất lao động và hiện tại mức năng suất lao động tại Việt Nam vẫn thấp hơn sáu nước top ASEAN khác là Tân Gia Ba, Mã Lai Á, Thái Lan, Nam Dương, Phi Luật Tân và Brunei.

Tôi đã từng đề cập đến tình trạng mà mức lương của người lao động không đủ để trang trải các nhu cầu thiết yếu cho họ và gia đình trong một số nghiên cứu trước đây. Theo đó mức lương trung bình chỉ cao hơn mức lương tối thiểu vùng khoảng 8-12%. Theo kết quả nghiên cứu khảo sát, gần 70% lao động ngành may có mức tiền lương không đủ để trang trải chi phí cuộc sống. Khoảng 30% số người lao động không có tích lũy; 37% người lao động phải thường xuyên vay mượn để trang trải cuộc sống; 65% người lao động thường xuyên phải làm thêm giờ để có thêm thu nhập; 53% người lao động không thể chi trả cho các chi phí y tế.

Do mức lương thấp như đã đề cập ở trên nên người lao động vẫn phải thường xuyên tăng ca để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Vì vậy, khi vừa mất việc hay giảm việc làm là người lao động gặp khó khăn ngay lập tức. Trong khi đó, sự bất cập trong hệ thống bảo hiểm xã hội khiến người lao động phải rất vất vả khi nộp hồ sơ và chờ đợi xét duyệt nhận trợ cấp thất nghiệp, nhận bảo hiểm xã hội một lần... Trên thực tế, có những trường hợp phải chờ đợi 3 - 4 tháng mới được nhận trợ cấp thất nghiệp. Như vậy, có thể nói những người lao động này hiện nay ở trong hoàn cảnh khó chồng khó.

Ngày 22/12/2022 là ngày Tòa án Phúc thẩm tại thành phố Ghent, Bỉ xét xử phúc thẩm đối với các bị cáo trong vụ án 39 người Việt thiệt mạng trên xe container tại Anh vào năm 2019. Phiên tòa kết thúc vào cuối giờ chiều, trời không chỉ lạnh mà còn mưa tầm tã. Sự việc này cũng sắp đến hồi kết thúc. Tòa Phúc Thẩm sẽ tuyên án vào ngày 25/1/2023.

Tuy nhiên, còn có rất nhiều điều đáng suy nghĩ. Cơ quan Tư pháp của Bỉ trong quá trình điều tra đã gửi một số đề nghị tương trợ Tư pháp tới cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nhưng chưa nhận được sự hợp tác thỏa đáng. Vì vậy, còn nhiều đối tượng chưa bị xét xử, bao gồm cả những đối tượng còn đang hoạt động tại Việt Nam vẫn chưa bị bắt. Trước sự việc hàng trăm ngàn lao động bị biến động về việc làm, mất việc cuối năm mà đến nay vẫn chưa có những biện pháp can thiệp một cách khả thi, nhanh chóng từ phía các cơ quan có thẩm quyền khiến tôi thực sự lo lắng về một làn sóng mới của những người nhập cư bất hợp pháp từ Việt Nam sang Âu Châu trong thời gian tới.


Trung Quốc Cố Ý, Có Âm Mưu Thả Rông Covid: Đại Dịch Có Rất Nhiều Nguy Cơ Bùng Phát Trở Lại ở Việt Nam! Trong Dịp Mừng Tết Quý Mão Năm Nay!

(Hoàng Trường Sa)


(Hình: Bệnh nhân nằm tràn ra hành lang ở một bệnh viện tại Thượng Hải, 3/1/2023.)

Dự kiến dịch sẽ bùng phát theo 3 giai đoạn: Một là dịp lễ Giáng sinh và Năm mới Dương Lịch (hiện nay). Hai là dịp nghỉ Tết Nguyên Đán khi người dân đổ về quê (hạ tuần tháng 1/2023). Ba là dịp người dân quay trở về thành phố làm việc (tháng 2/2023).

Hoàng Trường Sa

Xuân Quý Mão này, dân Việt Nam sẽ đón Tết vui vẻ? Câu trả lời: Chưa chắc! Tết Canh Tý năm 2020, dân Trung Quốc từng đi bộ chật Bờ Hồ và Phố Cổ mà không đeo khẩu trang. Đầu mùa Hè đó, Việt Nam công bố dịch COVID toàn quốc, hệ thống hỏa táng ở Sài Gòn chạy hết công suất vẫn không thiêu hết tử thi… Năm nay, từ 8/1/2023, dân Trung Quốc lại có dịp tràn sang Việt Nam và nhiều nước khác. Thế giới đang đang khẩn trương lo đối phó. Ngày 23/12/2022 tại Hà Nội, trong phiên họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đã cảnh báo về nguy cơ bùng phát các làn sóng dịch do biến chủng mới.

Theo China Insight, trong 3 tháng tới, 60% dân số Trung Quốc (khoảng 800 triệu người) sẽ bị lây nhiễm. Trung bình mỗi ngày có 5.000 đến 9.000 người chết. Các bệnh viện và nhà xác đã quá tải, các lò hỏa táng đã chạy hết công suất mà vẫn còn hàng dài chờ đợi. Mặc dầu vậy, Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn lên tiếng nói yêu cầu xét nghiệm Covid-19 với hành khách đến từ nước này là “không thể chấp nhận được”. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nói hôm 3/1/2023 tại họp báo ở Bắc Kinh cho rằng, không có cơ sở khoa học nào để bắt hành khách từ Trung Quốc chịu chế độ nhập cảnh gắt gao. Thế nhưng, một loạt nước đã và đang bắt buộc bất cứ ai bay tới từ Trung Quốc, không nhất thiết phải là công dân Trung Quốc, đều phải có xét nghiệm âm tính với Covid-19 trước khi lên phi cơ. Nữ Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne là lãnh đạo cao cấp nhất của một nước EU vừa lên tiếng về vấn đề này. Bà Borne cho rằng: “Chiến dịch xét nghiệm Covid của Pháp không có gì sai trái… Trách nhiệm của chính phủ do tôi lãnh đạo là phải bảo vệ người dân Pháp và buộc hành khách nhập cảnh phải có bằng chứng xét nghiệm Covid”.

Mức Độ Miễn Dịch của Việt Nam?

Sự bùng nổ số ca nhiễm ở Trung Quốc hiện nay chính là do biến thể BF.7, một biến thể của Omicron BA.5. Theo các chuyên gia, BF.7 có chỉ số R0 (tỷ lệ sinh sản của virus) từ 10 đến 18,6, có nghĩa là một người bị nhiễm sẽ truyền virus cho từ 10 đến 18,6 người khác. Đây là tỷ lệ lây nhiễm cực cao, so với mức R0 từ 6 đến 7 của biến chủng Delta, 5,08 đối với biến thể Omicron hay 3,0 của chủng gốc SARS-CoV-2. Do có tốc độ lây lan nhanh chóng như vậy, biến thể BF.7 có thể gây ra mối đe dọa mới trên toàn thế giới hay không? Theo WHO, dịch đã bùng phát trước khi Bắc Kinh nới lỏng phong tỏa. Dự kiến dịch sẽ bùng phát theo ba giai đoạn: Một là dịp lễ Giáng sinh và Năm mới Dương Lịch (hiện nay). Hai là dịp nghỉ Tết Nguyên Đán khi người dân đổ về quê (hạ tuần tháng 1/2023). Ba là dịp người dân quay trở về thành phố làm việc (tháng 2/2023).

Các viên chức y tế của chính phủ các nước thuộc Liên Hiệp Âu Châu (EU) đã tổ chức các cuộc đàm phán vào tuần này về phản ứng phối hợp đối với sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 ở Trung Quốc. Cuộc họp này được tổ chức sau khi các cuộc thảo luận hồi tháng 12 kết thúc mà không có quyết định nào về vấn đề này. Người giàu Trung Quốc đang tuyệt vọng, bỏ nước ra đi ồ ạt (ước tính hàng vạn người). Chính phủ các nước như Hoa Kỳ, Đức, Ý Ðại Lợi, Nhật Bản, Ấn Độ, đã ngừng cấp visa cho người Trung Quốc. Vấn đề đặt ra là với lượng khách Trung Quốc sẽ ồ ạt đổ sang, có nguy cơ là dịch COVID sẽ lại bùng phát mạnh ở Việt Nam hay không? Theo một trong các chuyên gia dịch tễ học, Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm thần kinh, Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm Tp. HCM, Việt Nam có một mức độ miễn dịch cao, nên không đáng lo ngại lắm. Theo thống kê chính thức, cho đến nay Việt Nam đã tiêm gần 265,5 triệu liều vắc-xin COVID-19, chích đủ ba mũi cho gần 80% dân số trên 18 tuổi.

Độ miễn dịch ở Việt Nam khi làm xét nghiệm một vài vùng đã đạt được đến hơn 90%. Việt Nam cũng đã trải qua một thời gian ứng phó với Omicron. Nếu Omicron biến thể mà vẫn là trong một nhánh của Omicron thì không đáng lo đối với một nước có mức độ miễn dịch cao như vậy. Còn sự xuất hiện của một biến thể khác, theo Bác sĩ Khanh thì rất là khó, vì Trung Quốc tuy đóng cửa, nhưng cũng bị nhiễm, cũng có Omicron. Tác nhân của dịch bệnh hiện nay ở Trung Quốc cũng là một nhánh của Omicron thôi. Nếu một biến thể nhẹ của Omicron xâm nhập vào Việt Nam, với mức độ miễn dịch của Việt Nam, tỷ lệ chích mũi 3 cao, thì cũng không đến nổi phải quá sức lo lắng như những nước khác. Với một nền miễn dịch như vậy thì cũng không cần thiết phải làm một cái gì thật dữ dội. Chỉ những nước nào mà nền miễn dịch còn kém và đặc biệt là dân số lớn tuổi mà miễn dịch nền cũng kém, thì mới đáng lo ngại.

Vẫn Có Nguy Cơ Covid “Toang” ở Việt Nam?

Từ ngày 8/1/2023, Trung Quốc mở cửa biên giới và bỏ cách ly kiểm dịch. Số ca mắc COVID-19 có thể tăng. Việt Nam dù sao vẫn cần tiếp tục phòng bệnh linh hoạt, đồng thời tiêm vắc-xin COVID-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bởi đây vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch. Đồng thời, chủ động xây dựng và khai triển các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Tại Việt Nam, COVID-19 hiện cơ bản đã được kiểm soát và đang trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, Bộ Y tế nhận định tình hình dịch bệnh có thể sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp thời gian tới, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các làn sóng do biến thể mới. Giai đoạn giao mùa tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các bệnh dịch đường hô hấp, dẫn đến nguy cơ dịch chồng dịch. Các chuyên gia y tế cho rằng thời gian Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, nhu cầu giao thương du lịch tăng cao, cùng thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan. Điều này có thể làm gia tăng số lây nhiễm, nhất là với nhóm trẻ em có sức đề kháng yếu và người cao tuổi có bệnh lý nền, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Chiều 30/12/2022, Bộ Y tế ban hành Chỉ thị số 06 gửi các đơn vị ngành y tế về việc tăng cường công tác y tế bảo đảm đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến chủng mới; tiêm vắc-xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bảo đảm kế hoạch đề ra theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Khuyến cáo, khuyến khích người dân đeo khẩu trang, khử khuẩn nơi đông người trong dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân năm 2023 theo hướng dẫn của Bộ Y tế để phòng ngừa, hạn chế lây nhiễm dịch COVID-19 và các loại dịch bệnh. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương chủ động công tác giám sát các bệnh truyền nhiễm; tăng cường giám sát tại cửa khẩu, các chuyến bay, đoàn tàu, các khu dịch vụ của Cảng hàng không, nhà ga, bến xe, khu vực công cộng khác và trong các cơ sở y tế để phát giác sớm, điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong. Bộ Y tế cũng yêu cầu Cục Y tế dự phòng theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh trong nước, quốc tế để sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị, địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là đối với dịch COVID-19, các bệnh truyền nhiễm mùa Đông-Xuân, dịch bệnh thường xảy ra vào dịp Tết và mùa lễ hội, các dịch bệnh nguy hiểm mới nổi.

Bên cạnh đó, người dân phải chủ động phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng. Đó là đeo khẩu trang ở nơi nguy cơ cao, rửa tay khử khuẩn thường xuyên... Việc đeo khẩu trang, khử khuẩn thường xuyên không chỉ giúp phòng Covid-19 mà còn là biện pháp tránh lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp khác. Đặc biệt, những người có triệu chứng nghi ngờ cũng cần chủ động phòng bệnh cho người khác. Đặc biệt lưu ý việc bảo vệ nhóm nguy cơ cao như người già, người có bệnh nền để giữ tỷ lệ tử vong ở mức thấp nhất. Liên quan đến vấn đề này, Phó Giáo sư Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Y tế dự phòng, Bộ Y tế, dự đoán trên 90% người dân cả nước đã có miễn dịch do tiêm vaccine hoặc từng mắc Covid-19. Tuy nhiên, vẫn theo Phó Giáo sư Nguyễn Huy Nga, Việt Nam sắp đón Tết Nguyên đán, nhu cầu di chuyển nhiều nên vẫn cần cảnh giác, có ý thức bảo vệ sức khỏe như đeo khẩu trang khi ra ngoài, không chỉ phòng Covid-19 mà còn ngừa nhiều bệnh hô hấp khác khi mùa Đông đến. Đặc biệt, người già, người miễn dịch yếu, bệnh nền cần hạn chế đi lại.

Trong khi một số nước đã thông báo áp dụng xét nghiệm Covid với hành khách Trung Quốc, thì cũng có những nước như Úc Ðại Lợi, Đức, Thái Lan lại chưa ban các quy định gì mới đối với những khách đến từ Hoa lục. Theo đánh giá của Bác sĩ Trương Hữu Khanh, chưa cần thiết áp dụng xét nghiệm toàn bộ du khách Trung Quốc vào Việt Nam: “ Kiểm soát thì cũng có lợi hơn một chút thôi, tức là khi có kết quả dương tính thì chúng ta phải phân tích, chạy sequencing, để coi nó thuộc biến thể nào. Nhưng đòi hỏi phải lấy mẫu cho tất cả những người từ bên Trung Quốc sang thì tương đối là khó, bởi vì giao thương giữa Việt Nam với Trung Quốc khá là nhiều. Chắc chắn là Việt Nam sẽ nghe ngóng, sẽ phân tích các số ca nhiễm sau khi giao thương lại với Trung Quốc để xem nó thuộc biến thể gì, chứ còn làm xét nghiệm với tất cả mọi người thì hơi phí, trong khi nền miễn dịch của mình đã đạt được như vậy. Họ sang đây, nếu họ có biểu hiện bệnh mà tình cờ mình xét nghiệm hoặc mình chủ động tìm những ca điển hình và mình nghe ngóng xem là khi nó lây ra ngoài cộng đồng của Việt Nam thì mình cũng phân tích nó loại biến thể nào thì mình mới ứng phó kịp thời, chứ nếu mình làm từ đầu thì rất là tốn kém, mà cũng làm mất đi một cơ hội để làm ăn kinh tế với Trung Quốc”.


Cười Hay Mếu! Không Thể Tưởng tượng Nổi! Giám Đốc Trung Tâm Đăng Kiểm Khai Học Hết Lớp Ba: Chuyện Kể Thế Kỷ 21!


(Hình: Giao thông trên đường phố Hà Nội.)
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3 tháng 1 năm 2023, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng, phát ngôn viên Bộ Công an, cho báo chí biết Giám đốc Trung tâm kiểm định 50-17D ở Nhà Bè, Sài Gòn là ông Hồ Hữu Tài không biết đọc, không biết viết. Theo lời khai của ông Tài với cơ quan công an, sở dĩ ông đảm nhiệm chức danh Giám đốc do ông là chủ nợ của người lập ra trung tâm này.

Ông Hồ Hữu Tài nằm trong số 43 lãnh đạo, cán bộ tại các Trung tâm Đăng kiểm ở phía Nam liên quan đến sai phạm của ngành đăng kiểm bị bắt để điều tra trong vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ và Giả mạo trong công tác.

Một số người cho rằng, pháp luật không có quy định nào về việc phải biết chữ mới được làm chủ doanh nghiệp hoặc làm Giám đốc. Miễn có tiền là có thể mở doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của doanh nghiệp, còn việc điều hành hoạt động của doanh nghiệp có thể giao cho cấp dưới.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng đây mới là điều đáng nói. Ông phân tích:
“Thú thật đây là điều rất hài hước trong thời buổi hiện nay. Tuy nhiên, việc này nó cũng phản ánh cách thành lập, quản lý, điều hành một doanh nghiệp. Nó rất là phóng túng đối với các cơ quan công quyền có trách nhiệm trong việc cho thành lập như vậy. Điều này nó càng bật lên một thông điệp rất tệ, tức có tiền thì giải quyết được hết mọi vấn đề.

Cái mãnh lực đồng tiền là một tiền đề quan trọng nhất trong xã hội hiện nay trên mọi lĩnh vực từ mua bằng bán chức cho tới tham nhũng, hối lộ. Thậm chí vì tiền họ ăn trên xương máu của người dân qua hai vụ đại án đang diễn ra, đó là Việt Á và các chuyến bay giải cứu. Đồng tiền nó chi phối toàn bộ xã hội Việt Nam ngày hôm nay. Đó là một sự thật không thể chối cãi mà Đảng Cộng sản, đặc biệt là Bộ Chính trị, phải nghiêm túc nhìn nhận. Đừng nói những lời đạo đức”.

Liên quan hai đại án mà Nhà báo Nguyễn Ngọc Già vừa nêu, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bị kỷ luật tước các chức vụ trong Đảng. Ông Phạm Bình Minh bị cho phải chịu trách nhiệm trong vụ tham nhũng qua các chuyến bay giải cứu vào mùa dịch COVID-19; còn ông Vũ Đức Đam là vụ bộ xét nghiệm COVID-19 của Công ty Cổ phần Việt Á.

Theo điều 24 Nghị định 139, lãnh đạo đơn vị đăng kiểm là người chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động kiểm định của đơn vị đăng kiểm và ký giấy chứng nhận kiểm định. Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm phải là đăng kiểm viên xe cơ giới đã thực hiện nhiệm vụ của đăng kiểm viên tối thiểu 36 tháng được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

Lên tiếng với truyền thông nhà nước về trường hợp Giám đốc một trung tâm đăng kiểm mù chữ, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho hay, họ chỉ quản lý những lãnh đạo là đăng kiểm viên, chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động kiểm định và ký giấy chứng nhận kiểm định. Trường hợp lãnh đạo đơn vị không phải đăng kiểm viên, không chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động kiểm định và không ký giấy chứng nhận kiểm định, cục không có thẩm quyền và trách nhiệm quản lý.

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh nêu quan điểm của ông với Ðài Á Châu Tự Do (RFA) sáng 4/1/2023:
“Trên nguyên tắc, Giám đốc điều hành trung tâm đó phải là đăng kiểm viên. Bởi vì chỉ có đăng kiểm viên, người có bằng đăng kiểm mới được ký kết quả kiểm định nhằm bảo đảm an toàn, chất lượng của xe cơ giới.

Đăng kiểm là ngành kinh doanh có điều kiện. Những ngành kinh doanh mà liên quan đến an toàn xã hội là phải có điều kiện chứ không đơn giản như những ngành kinh doanh khác. Làm chủ làm Giám đốc các doanh nghiệp bình thường thì chẳng ai cấm, nhưng với các doanh nghiệp có điều kiện lại liên quan đến an toàn xã hội hay tính mạng con người thì lại khác.

Chủ đầu tư thì ai cũng được nhưng Giám đốc điều hành thì phải có đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định. Bệnh viện phải Bác sĩ làm Giám đốc, trường học phải có bằng sư phạm làm hiệu trưởng, cửa hàng dược phải có dược sĩ đứng tên chịu trách nhiệm pháp lý…. Bác sĩ làm sai chỉ giết chết một người, đăng kiểm sai có thể giết chết hàng chục người. Cho nên ngành kinh doanh đặc biệt thì người điều hành là Giám đốc phải có chuyên môn”.

Tại buổi họp báo chiều 20 tháng 12 năm 2022, Thượng tá Trần Thị Kim Lý, Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp. HCM cho biết, Trung tâm đăng kiểm 50-17D đã móc nối, cấp giấy chứng nhận khoảng 120 phương tiện không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật cho một trung tâm đào đạo, sát hạch lái xe ở huyện Nhà Bè.

Thời gian qua, hàng loạt trung tâm đăng kiểm bị phát giác sai phạm do Công an Tp. HCM phát giác nhiều phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn kỹ thuật nhưng vẫn được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới.

Một tài xế xe vận tải giấu tên nói với RFA:
“Các đăng kiểm viên vừa tham lam, vừa liều lĩnh. Sau khi ăn tiền của giới tài xế và chủ xe, họ sửa luôn thông số kỹ thuật trên hồ sơ kiểm định cho khớp với tình trạng xe. Điều này nguy hiểm vô cùng cho an toàn giao thông đường bộ. Còn xe mới tinh đem đến đăng kiểm để được cấp tem lưu hành mà không “để quên tiền trên xe”, tôi dám chắc họ sẽ moi ra lỗi để làm khó”.

Hiện Sở Giao thông-Vận tải thành phố đã đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn, làm rõ thêm một số quy định, chẳng hạn như lãnh đạo đơn vị đăng kiểm có bắt buộc phải có chức danh Giám đốc hay không.

Một số chuyên gia trong lãnh vực vận tải cho rằng, nếu các quy định pháp luật chưa có quy định cụ thể về yêu cầu trình độ của Giám đốc trung tâm đăng kiểm thì nên xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Để một người mù chữ làm Giám đốc một trung tâm đăng kiểm ở Sài Gòn là chuyện quá bi hài, khó chấp nhận.

Theo UNESCO, khả năng biết đọc, biết viết là “khả năng nhận biết, hiểu, sáng tạo, truyền đạt, tính toán và dùng chữ được in và viết ra, liên kết cùng với văn cảnh khác nhau”. Mù chữ được hiểu là tình trạng người không biết đọc, không biết viết.

Không có nhận xét nào: