(Minh hoạ: Muradi/Unsplash)
Thông thường, thực phẩm hết hạn sử dụng thì sẽ bỏ vào sọt rác. Nhưng có lúc nào bạn để ý chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn chúng? Đồ ăn hết hạn có thật sự tệ hay không? Liệu lỡ may ăn thực phẩm quá hạn thì có gây ảnh hưởng đến sức khỏe?Cùng khám phá nhiều thông tin về hạn sử dụng của thực phẩm cũng như những việc cần làm để luôn bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, theo trang mạng Livestrong.
<!>
KHÁI NIỆM VỀ NGÀY HẾT HẠN SỬ DỤNG
Hầu hết mọi người trong chúng ta đều luôn kiểm tra hạn sử dụng của thức ăn lúc mua sắm, dọn tủ lạnh hay lục tung để tìm một món đồ ăn.
Các dán nhãn thông thường liên quan đến ngày sử dụng mà chúng ta thường thấy trên sản phẩm như “sell by,” “use by” hay “best if used by.” Và chúng ta thường dựa vào những ký tự này để quyết định vứt bỏ đi thực phẩm khi đã qua ngày ghi trên nhãn, thậm chí không cần nếm thử qua.
Theo Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA), ngày hết hạn sử dụng được dùng chủ yếu là để nói đến phẩm chất của thực phẩm chứ không phải là định nghĩa về an toàn thực phẩm và cũng không phải là do chính phủ quy định.
Thay vào đó, các nhà sản xuất tự đặt ra thời hạn mà họ cho rằng sản phẩm có thể sử dụng ở hạn mức sử dụng bảo đảm vẫn giữ được phẩm chất tốt nhất, và điều này bắt đầu những năm 1970 và kéo dài cho đến ngày nay.
Tuy nhiên, theo bà Elizabeth Balkan, giám đốc viện Natural Resources Defense Council, một số sản phẩm bắt buộc phải do chính phủ quy định ngày hết hạn, điển hình là sữa bột trẻ em.
Một số trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm sau khi ăn một số thức ăn đã bị nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến đường ruột. Tuy nhiên, những vi khuẩn này không xuất hiện khi sản phẩm đã quá hạn sử dụng mà có khi chúng xuất hiện khi vừa được sản xuất.
(Minh hoạ: Jimmy Dean/Unsplash)
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
-Không vệ sinh tay đúng cách khi chế biến thức ăn.
-Dụng cụ làm bếp không được làm sạch trước khi sử dụng.
-Các sản phẩm từ sữa hoặc chứa sốt mayonnaise để trong tủ lạnh quá lâu.
-Thực phẩm không được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp.
-Cá, hàu, trái cây hoặc rau sống chưa được rửa sạch.
-Thực phẩm chưa được nấu chín.
-Nguồn nước chưa được xử lý.
“Nếu một thực phẩm đã biến chất, bạn có thể ngửi và thấy nó có mùi thiu, có dấu hiệu thối rữa tất nhiên bạn phải biết là không thể ăn nó,” bà Elizabeth Balkan nói.
Ngộ độc thực phẩm cũng có thể do việc chế biến thực phẩm không đúng cách. Chẳng hạn như nếu bàn tay của ai bị nhiễm khuẩn và không được rửa tay trước khi nấu, khi chạm vào thực phẩm sẽ dễ dàng chuyển vi khuẩn sang thực phẩm. Hay việc bạn để phần ăn trưa của mình bao gồm bánh mì kẹp thịt hay trứng ở ngoài trời nóng cả ngày, thực phẩm sẽ bị biến đổi và không thể ăn được.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn nên ăn thực phẩm đã hết hạn sử dụng một cách thường xuyên. Ngay cả khi nó không khiến bạn bị ngấy thì nó cũng không ngon bằng những thực phẩm gần ngày sản xuất.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, mùi, kết cấu hoặc màu sắc kỳ lạ từ thực phẩm là những dấu hiệu cho thấy bạn nên bỏ đi thay vì ăn chúng.
NHỮNG THỰC PHẨM CÓ THỂ VẪN CÒN SỬ DỤNG NGAY CẢ KHI HẾT HẠN
1. Phô mai và sữa chua lên men
Theo Cơ Quan Quản Trị Thực Phẩm và Dược Phẩm (FDA), phô mai và sữa chua đã qua tiệt trùng thường có thể sử dụng được lâu hơn ngay cả khi nó quá hạn.
2. Thực phẩm đóng hộp và không cần bảo quản qua tủ lạnh
Theo các nhà nghiên cứu từ trường đại học University of Wyoming, các thực phẩm được xem là “non-perishable food” thường là những thực phẩm có thời hạn lâu dài mà không cần bảo quản trong tủ lạnh để tránh bị hư hỏng.
Những sản phẩm này nói chung có thể tiêu thụ được tiếp sau khi hết hạn miễn là chúng được xử lý đúng cách.
(Minh hoạ: Nicolas Postiglioni/Pexels)
THỰC PHẨM KHÔNG NÊN ĂN SAU KHI HẾT HẠN SỬ DỤNG
Tuy nhiên, bạn nên tuân thủ theo hạn sử dụng đối với các thực phẩm dưới đây:
-Thịt nguội.
-Thực phẩm ăn liền không cần hâm nóng (như bánh mì sandwich làm sẵn).
-Trứng.
-Sản phẩm tiệt trùng.
NHỮNG BÍ QUYẾT CHỌN THỰC PHẨM AN TOÀN
Để thực phẩm có thể ăn được khi quá hạn sử dụng cần sử lý đúng cách. Bạn cần tuân thủ theo một số quy tắc dưới đây để đảm bảo an toàn:
-Giữ thịt sống, gia cầm và cá tách biệt đối với các sản phẩm khác để tránh nhiễm khuẩn chéo.
-Rửa sạch tay và bề mặt có thể gây ra nguy cơ phát triển mầm bệnh do thực phẩm.
-Nấu món ăn ở nhiệt độ an toàn. Vi khuẩn có hại sẽ bị tiêu diệt khi thực phẩm được nấu chín kỹ. Thịt gia cầm nên được nấu ở nhiệt độ bên trong là 165 độ F, thịt bò và thịt lợn là 145 độ F và các món trứng là 160 độ F.
-Tối đa hóa thời gian sử dụng của sản phẩm, bảo quản các đồ trong tủ đựng từ 50 đến 70 độ F và lý tưởng nhất là bảo quản trong hộp thủy tinh hoặc kim loại.
-Theo dõi thời gian bảo quản thực phẩm. Hầu hết các mặt hàng có thể trữ được đến năm ngày trong tủ lạnh với nhiệt độ 40 độ F trở xuống và bảo quản trong một tháng với nhiệt độ 0 độ F trở xuống.
Nói tóm lại, ăn thực phẩm quá hạn sử dụng không gây ra những rủi ro lớn vì ngày trên thực phẩm cho biết phẩm chất sản phẩm hơn là an toàn thực phẩm.
Tất nhiên, điều đó không có nghĩa rằng bạn cứ tùy tiện ăn thực phẩm hết hạn sử dụng, đặc biệt là thịt nguội và các sản phẩm tiệt trùng.
Nhưng sẽ không có vấn đề gì nếu bạn ăn bánh quy giòn, bánh hummus có ghi ngày trên nhãn đã quá hạn. Và dù gì đi nữa, bạn phải luôn luôn thực hiện theo những mẹo an toàn thực phẩm để tránh bị bệnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét