Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2022

TRẠI GIAM CỔNG TRỜI - Mạc Lâm RFA


Trại giam Cổng Trời có lẽ là một địa danh ít người Việt biết đến trước khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc. Đây là nơi giam giữ các trọng tội hình sự và các tù nhân tôn giáo trong đợt xóa sổ năm 1959 và sau đó mở tung cánh cửa một lần nữa vào năm 1976 để đón những tù nhân cải tạo từ miền Nam gửi ra. Trại giam Cổng Trời dưới nhiều góc nhìn có thể nói không hề thua kém bất cứ trại giam nào trong tác phẩm “Quần Đào Ngục Tù” của văn hào người Nga Alexandre Soljenitsyne. Ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do trân trọng giới thiệu loạt bài này, do biên tập viên Mặc Lâm biên soạn, với mục đích giở lại hồ sơ những cái chết oan khuất, những con người bị chà đạp và những tài liệu, nhân chứng cho biết trại Cổng Trời đã tra tấn, ngược đãi tù nhân như thế nào. Loạt bài này sẽ do chính nạn nhân của trại tù khắc nghiệt này kể lại.
<!>
Quý vị có thể đọc hoặc nghe từng phần bằng cách bấm vào hình của phần liên quan.

Phần 1:
Có thể nói cha chính Vinh là nạn nhân đầu tiên trong chính sách xóa sổ thầm lặng đạo Công giáo mà chính quyền Hà Nội hướng tới. LM Nguyễn Văn Vinh do quá cương quyết và không chịu khuất phục đã âm thầm chịu chết sau đó trong trại giam Cổng Trời.



Phần 2:
“Trong ngục tù Cộng sản, tôi đã gặp hai bà Sơ bị bắt vào xà-lim, rồi đến các ông chánh trương, trùm trưởng, cả đến những người trong Hội Trống, Hội Kèn Nhà Thờ cũng bị bắt đi tù hàng loạt. Tôi thấy đa số họ hiền lành, ngơ ngơ nói năng chẳng ra sao. Không biết họ mắc tội gì mà bị hành hạ đến như vậy: Họ có mỗi một tội là tin vào Chúa Jê-Su. Thế thôi.” (đại úy Kiều Duy Vĩnh)



Phần 3:
Trại giam Cổng Trời rất hiếm người biết tới, kể cả những người tù lâu năm cũng chỉ nghe kể lại vì khi bị giam ở đó phải bị kêu án 15 năm đối với tù hình sự, còn đối với tù chính trị thì phải là gián điệp, biệt kích hay các linh mục, tu sĩ.



Phần 4:
” Cổng Trời nó có hai ý nghĩa, một nghĩa đen và một nghĩa bóng. Cái nghĩa đen là vị trí nó nằm trên vùng núi cao khoảng chừng 2.500 thước trên mặt biển, gần như đụng trời rồi. Còn nghĩa bóng thì cổng trời là nơi khi đến đó như vào nhà chờ đợi để về trời mà thôi, không quay về trần gian nữa nên được gọi là cổng trời.” (Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ)



Phần 5:
Đã có biết bao nhiêu tù nhân trong các trại giam cộng sản đánh mất cả lương tâm chỉ vì một mẩu bánh, một cọng rau. Người cộng sản đầy kinh nghiệm biến tù nhân thành thú dữ qua việc kiểm soát bao tử của họ.



Phần 6:
Người tù biệt kích Hoàng Đình Mỹ trong suốt thời gian hơn ba mươi năm trải qua nhiều trại giam thì những kỷ niệm của ông còn sâu hơn, bởi chính tay ông đã chôn không biết bao nhiêu là bạn tù. Riêng tại Cổng Trời có lẽ là nơi khiến ông đau xót hơn cả vì tại đồi Bà Then ông đã chôn cất không biết bao nhiêu người đồng cảnh ngộ. Những cái chết oan khuất này vẫn ám ảnh ông hằng đêm cho mãi tận lúc này, sau nhiều chục năm thoát ra khỏi trại giam mang tên Cổng Trời.



Phần 7:
“Riêng tại trại giam CổngTrời thì tình trạng này lại càng bi đát hơn vì chính sách cô lập tù nhân hoàn toàn với bên ngoài của nó.
Trong suốt nhiều năm, những người tù Cổng Trời không hề gặp mặt thân nhân của mình cho đến khi tất cả âm thầm ra đi trong vòng tay của bạn tù. Một trong những người kiên cường nhất trong tổng số 70 tù nhân này là linh mục Nguyễn Văn Vinh, cuối cùng thì ông bỏ mình trong hầm đá của trại giam Cổng Trời.” (Linh mục Nguyễn văn Lý)



Phần 8:
“Ngay khi chúng tôi đến nhà tù, người ta đã tuyên bố: Các anh phải nhớ rằng một khi vào đây là các anh sẽ không có ngày trở lại, các anh sẽ ở đây cho đến lúc chết. Người ta đã tuyên bố thế – tổng giám thị nhà tù tuyên bố chính thức, công khai trước tất cả các tù nhân chính trị. Đã vào đây là không có ngày trở lại, không bao giờ ra khỏi nơi này.” (ông Nguyễn Hữu Đang)



Phần 9:
Năm 1975 sau khi kiểm soát toàn bộ miền Nam, sĩ quan chế độ Sài Gòn được lệnh mang theo lương thực 10 ngày hoặc 30 ngày cùng các thứ cần dùng để đi học tập. Lời hứa 30 ngày đó đã trở thành kỷ niệm khó quên cho cả miền Nam khi không một người nào có cái may mắn được Nhà nước giữ lời hứa.
Thật ra, trước đó hơn 10 năm, ngay tại miền Bắc lời hứa tương tự đã được áp dụng với nhiều tu sĩ công giáo khi họ được lệnh đem theo quần áo cho mấy ngày đi học tập thôi.



Phần 10:
Những người bị giam giữ vì chiến đấu trực diện với quân đội miền Bắc tuy thua trận, bị tù đày nhưng họ đáng được đối xử với quy chế tù binh. Trong ý nghĩa nào đó họ có quyền được kính trọng sau khi trở về gia đình. Những chiếc thang xã hội không thể đạp họ và gia đình họ ra khỏi các nấc tiến thân và nhất là bản án nào cũng phải có ngày chấm dứt kể cả bản án tử hình.

Kéo dài thời gian giam giữ những người tù chính trị này là một cách trả thù không lương thiện. Sau bao nhiêu năm, những tưởng thời gian đã đủ chín muồi để những bản án này có thể được đem ra công khai để trả lại những gì mà các thế lực cuồng tín đã vượt qua cả lương tâm dân tộc để hành hạ những nạn nhân này trong quá khứ.




NGUỒN KHÁC:

TRẠI GIAM CỔNG TRỜI – Mạc Lâm RFA

Phần 1:
Phần 2:

TRẠI GIAM CỔNG TRỜI TÁC GIẢ MẶC LÂM – AUDIO 2:06:00
HỒI KÝ TRẠI GIAM CỔNG TRỜI



Không có nhận xét nào: