Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2022

Tin Nóng Thời Sự! Đang Được Chú Ý Nhất! Vòng Quanh Thế Giới Và Việt Nam! - Lê Văn Hải


Tin Nóng Thời Sự Hôm Nay! Đang Được Chú Ý Nhất! Vòng Quanh Thế Giới Và Việt Nam!
Tin Vui Vùng Bay Area! Giải Nobel Hóa Học 2022, Thuộc 3 Nhà Khoa Học Về Nghiên Cứu Phân Tử Kết Hợp, Trong Đó Có Giáo Sư Đại Học Stanford, Bà Carolyn Bertozzi!
<!>


(Hình: Giáo sư Đại học Stanford, bà Carolyn Bertozzi)

- Đài Á Châu Tự Do đưa tin cho hay vào ngày 5/10, Giải Nobel Hóa học năm 2022 được Viện Hàn Lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố cho ba nhà khoa học với nghiên cứu về phát triển hóa học click và hóa học sinh trực giao được sử dụng trong phát triển dược phẩm và lập bản đồ DNA.

Đó là các nhà khoa học Carolyn R. Bertozzi, người Mỹ, K. Barry Sharpless, người Mỹ, và Morten Meldal, người Đan Mạch.

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển nhận định hai nhà khoa học K. Barry Sharpless và Morten Meldal đã đặt nền tảng cho phản ứng hóa học click. Đây là thuật ngữ nói đến việc sử dụng các phân tử dễ dàng liên kết với nhau. Còn nhà khoa học Carolyn Bertozzi nghiên cứu nâng phản ứng này lên một tầm cao hơn và đưa vào sử dụng trong tổ chức sống.

Nhà khoa học K. Barry Sharpless nhận được giải Nobel Hóa học lần thứ hai. Vào năm 2000, ông đưa ra khái niệm phản ứng hóa học click như vừa nêu. Năm 2001, ông lần đầu được trao giải Nobel Hóa học.

Sau Khi Bắn Phi Đạn Qua Không Phận Của Nhật Bản, Mỹ Yêu Cầu Hội Đồng Bảo An Họp Gấp Về Vấn Đề Khiêu Khích Của Bắc Hàn!


(Hình: Màn ảnh truyền hình tại Tokyo cho thấy đường đi của phi đạn-đạn đạo của Bắc Hàn được phóng vào ngày 4/10/2022.)

- Hoa Kỳ sẽ yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp công khai vào ngày 5/10/2022 về vấn đề Bắc Hàn, một viên chức Mỹ cho biết, sau khi Bình Nhưỡng bắn một phi đạn-đạn đạo qua Nhật Bản lần đầu tiên sau 5 năm.
Hội đồng Bảo an 15 thành viên khó có thể có hành động ý nghĩa nào về việc này, theo các nhà ngoại giao.

Trong nhiều năm, Bắc Hàn đã bị Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cấm tiến hành các vụ thử nguyên tử và phóng phi đạn-đạn đạo và đã tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng trong những năm qua nhằm tìm cách và cắt đứt nguồn tài trợ cho các chương trình đó.

Trong những năm gần đây, các cường quốc có quyền phủ quyết là Trung Quốc và Nga đã đề nghị nới lỏng các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Hàn vì mục đích nhân đạo và lôi kéo Bình Nhưỡng trở lại các cuộc đàm phán quốc tế đang bị đình trệ nhằm thuyết phục nhà lãnh đạo Kim Jong Un phi nguyên tử hóa.

Vụ phóng phi đạn-đạn đạo mới nhất của Bắc Hàn gây bất ổn, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc John Kirby tuyên bố ngày 4/10.

Ông nói với MSNBC: “Chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận và tham khảo ý kiến với các đồng minh và đối tác về con đường tốt nhất trong tương lai”, đồng thời đề cập các cuộc tập trận gần đây giữa Mỹ với Nhật và Nam Hàn và nhắc lại việc Hoa Thịnh Ðốn sẵn sàng hội đàm với Bình Nhưỡng mà không cần điều kiện tiên quyết.


Mỹ Đề Nghị Hội Đồng Bảo An Họp Gấp Về Trường Hợp Bắc Hàn Nhưng Trung Quốc, Nga Phản Đối Ngay!


(Hình: Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, bà Linda Thomas-Greenfield phát biểu, sau khi Bình Nhưỡng bắn một phi đạn-đạn đạo ngang qua Nhật Bản.)

- Hoa Kỳ đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp bàn về vấn đề Bắc Hàn vào ngày 5/10/2022, sau khi Bình Nhưỡng bắn một phi đạn-đạn đạo ngang qua Nhật Bản, nhưng các nhà ngoại giao cho biết Trung Quốc và Nga phản đối cuộc thảo luận công khai của hội đồng gồm 15 thành viên.

Bắc Hàn hôm 4/10 phóng thử một phi đạn-đạn đạo bay xa nhất từ trước tới nay, đi ngang qua Nhật Bản lần đầu tiên sau 5 năm khiến nhà chức trách Nhật ra cảnh báo cho dân tìm nơi trú ẩn.

“Chúng ta phải hạn chế khả năng của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tiến hành các chương trình phi đạn-đạn đạo và vũ khí hủy diệt hàng loạt bất hợp pháp”, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Linda Thomas-Greenfield, đăng trên Twitter, sau khi kêu gọi họp Hội đồng Bảo an công khai.

Anh, Pháp, Albania, Na Uy và Ireland đã tham gia cùng Hoa Kỳ trong việc đưa ra yêu cầu này.

Tuy nhiên, Trung Quốc và Nga nói với những người đồng cấp trong hội đồng rằng họ phản đối cuộc họp công khai, cho rằng phản ứng của hội đồng nên có lợi cho việc xoa dịu tình hình trên Bán đảo Triều Tiên, các nhà ngoại giao cho biết.

Trong nhiều năm, Bắc Hàn đã bị Hội đồng Bảo an cấm tiến hành các vụ thử nguyên tử hay phóng phi đạn-đạn đạo. Hội đồng cũng đã củng cố các chế tài trong những năm qua nhằm nỗ lực và cắt đứt việc tài trợ cho những chương trình này.

Trong những năm gần đây, hai cường quốc có quyền phủ quyết trong hội đồng là Trung Quốc và Nga đã đề nghị nới lỏng các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Hàn vì mục đích nhân đạo và lôi kéo Bình Nhưỡng trở lại các cuộc đàm phán quốc tế đang bị đình trệ nhằm thuyết phục nhà lãnh đạo Kim Jong Un phi nguyên tử hóa.

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres lên án vụ phóng phi đạn của Bắc Hàn qua Nhật Bản là một “hành động liều lĩnh” và vi phạm các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an, phát ngôn viên của Liên Hiệp Quốc Stephane Dujarric cho biết.

“Điều hết sức đáng lo ngại là CHDCND Triều Tiên một lần nữa không quan tâm đến các chuyến bay quốc tế hoặc an toàn hàng hải”, ông Dujarric nói và cho biết thêm rằng Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi Bình Nhưỡng tái tục các cuộc đàm phán với các bên chủ chốt.

Mỹ và Nam Hàn Phản Ứng, Bắn Phi Đạn Phản Đối Vụ Thử “Liều Lĩnh” của Bắc Hàn!



(Ảnh: Máy bay Mỹ-Hàn tập trận.)

Quân đội Nam Hàn và Hoa Kỳ tiến hành các cuộc tập trận phi đạn hiếm thấy và một siêu hàng không mẫu hạm của Mỹ được điều động đến phía Đông Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng phóng phi đạn qua Nhật Bản, một trong những phản ứng mạnh mẽ nhất của Mỹ-Hàn kể từ năm 2017 đối với một vụ thử vũ khí của Bắc Hàn.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cảnh cáo Bắc Hàn có nguy cơ bị lên án và cô lập hơn nữa nếu tiếp tục “các hành động khiêu khích”.

Bắc Hàn ngày 4/10/2022 phóng thử một phi đạn-đạn đạo tầm trung (IRBM) bay xa hơn trước nay, đi ngang qua Nhật Bản lần đầu tiên sau 5 năm khiến Nhật Bản cảnh báo cư dân tìm nơi trú ẩn.

Hoa Thịnh Ðốn gọi vụ thử này là “nguy hiểm và liều lĩnh” và quân đội Mỹ cùng các đồng minh đã tăng cường phô trương vũ lực.

Tham mưu trưởng Liên quân của Nam Hàn ngày 5/10 cho hay quân đội Nam Hàn và Mỹ đã bắn nhiều loạt phi đạn ra biển và hai nước đồng minh trước đó đã tổ chức một cuộc tập trận ném bom bằng máy bay chiến đấu ở Hoàng Hải.

Hàng không mẫu hạm Ronald Reagan, một tàu Hải quân Mỹ ghé Nam Hàn vào tháng trước lần đầu tiên sau nhiều năm, cũng sẽ quay trở lại vùng biển giữa Nam Hàn và Nhật Bản với nhóm tàu tấn công gồm các chiến hạm khác. Quân đội Nam Hàn gọi đây là một động thái “rất bất thường” nhằm thể hiện quyết tâm của hai nước đồng minh trong việc đáp trả bất kỳ mối đe dọa nào từ Bắc Hàn.

Phát biểu trong chuyến thăm Chí Lợi, Ngoại trưởng Mỹ Blinken cho biết Hoa Kỳ, Nam Hàn và Nhật Bản đang hợp tác chặt chẽ với nhau “để chứng tỏ và tăng cường khả năng phòng thủ và răn đe của chúng tôi trước mối đe dọa từ Bắc Hàn”.

Ông nhắc lại lời kêu gọi của Hoa Kỳ yêu cầu Bình Nhưỡng quay trở lại đối thoại và nói thêm: “Nếu họ tiếp tục đi theo con đường này, điều đó sẽ chỉ làm tăng sự lên án, tăng sự cô lập, tăng các bước được thực hiện để đáp lại hành động của họ”.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ nhóm họp vào ngày 5/10 để thảo luận về vấn đề Bắc Hàn theo yêu cầu của Hoa Kỳ, bất chấp việc Trung Quốc và Nga nói với các đồng sự trong hội đồng rằng họ phản đối một cuộc họp mở của hội đồng gồm 15 thành viên. Họ cho rằng phản ứng của hội đồng nên có lợi cho việc xoa dịu tình hình trên Bán đảo Triều Tiên, các nhà ngoại giao nói.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ về Đông Á, Daniel Kritenbrink, trong tuần này đã cáo buộc Trung Quốc và Nga đang khuyến khích Bắc Hàn bằng cách không thực thi đúng các lệnh trừng phạt. Ông cho biết việc Bắc Hàn nối lại thử vũ khí nguyên tử lần đầu tiên kể từ năm 2017 có khả năng chỉ chờ một quyết định chính trị.

Các viên chức Nam Hàn cho biết Bắc Hàn đã hoàn tất việc chuẩn bị cho một vụ thử nguyên tử và có thể sử dụng vũ khí nhỏ hơn hoặc một thiết bị lớn với năng suất cao hơn so với các cuộc thử nghiệm trước đó.

Phi Đạn Nam Hàn Thất Bại

Quân đội Nam Hàn xác nhận rằng một trong những phi đạn Hyunmoo-2C của họ đã bị hỏng ngay sau khi phóng và bị rơi trong cuộc tập trận, nhưng không ai bị thương.

Đoạn phim được chia sẻ trên mạng xã hội bởi một người dân gần đó và được thông tấn xã Reuters kiểm chứng cho thấy khói và lửa bốc lên từ căn cứ quân sự.

Quân đội Nam Hàn cho biết vụ cháy là do thuốc phóng phi đạn bốc cháy và đầu đạn không phát nổ. Quân đội xin lỗi vì đã khiến cư dân hoang mang.

Khí tài quân sự bị hỏng không phải là chuyện hiếm thấy và Bắc Hàn cũng đã hứng chịu một số vụ phóng phi đạn thất bại trong năm nay. Tuy nhiên, thất bại của Nam Hàn có thể làm lu mờ nỗ lực của Hán Thành trong việc chứng tỏ sức mạnh quân sự trước khả năng ngày càng tăng của Bắc Hàn.

Hyunmoo-2C là một trong những phi đạn mới nhất của Nam Hàn và các nhà phân tích cho rằng khả năng của nó như một quả bom phá hầm ngầm chính xác khiến nó trở thành một phần quan trọng trong kế hoạch tấn công Bắc Hàn của Hán Thành trong trường hợp xảy ra xung đột.

Trong thông báo ban đầu về cuộc diễn tập, quân đội Nam Hàn không đề cập đến vụ phóng Hyunmoo-2C hay thất bại của nó, nhưng các cuộc họp báo sau đó đã bị chi phối bởi các câu hỏi về sự việc.

Tổng thống Yoon Suk-yeol từng thề quyết rằng việc Bắc Hàn bắn phi đạn qua Nhật Bản sẽ dẫn tới phản ứng quyết định từ Nam Hàn, các đồng minh và cộng đồng quốc tế.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida lên án vụ thử của Bắc Hàn bằng “những ngôn từ mạnh mẽ nhất”.

Liên Hiệp Âu Châu gọi đây là một “hành động liều lĩnh và có chủ ý khiêu khích”.

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres lên án vụ phóng và cho rằng đây là hành động vi phạm các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an.

Đây là phi đạn đầu tiên của Bắc Hàn bay theo một quỹ đạo ngang qua Nhật Bản kể từ năm 2017 và chuyến bay ước tính dài 4.600 cây số là chuyến bay dài nhất trong một vụ thử của Bắc Hàn.

Các nhà phân tích và viên chức an ninh cho biết phi đạn vừa phóng có thể là một biến thể của Hwasong-12 IRBM, mà Bắc Hàn đã công bố vào năm 2017 như một phần của những gì họ nói là một kế hoạch tấn công vào các căn cứ quân sự của Mỹ tại Guam.

Chính phủ Bắc Hàn lẫn truyền thông nhà nước không loan tin về vụ phóng.

Ukraine Vẫn Trên Đà Chiến Thắng Quân Sự! Bản Đồ của Bộ Quốc Phòng Nga Cho Thấy Có Sự Rút Quân Vội Vã, Tháo Chạy “ Bỏ Của Chạy Lấy Người!” ở Ukraine!


(Hình: Xe bọc thép của Nga còn nguyên! bị bỏ lại trên chiến trường tại vùng Kharkiv.)

- Các bản đồ của Bộ Quốc phòng Nga hôm 4/10/2022 dường như cho thấy việc rút quân nhanh chóng của quân Nga ra khỏi các khu vực ở miền Đông và miền Nam Ukraine, nơi họ đang chịu áp lực nghiêm trọng từ cuộc phản công của Ukraine.

Cuộc họp qua video hàng ngày của Bộ không đề cập đến bất kỳ sự rút lui nào, nhưng trên các bản đồ mà họ trình chiếu để nêu lên vị trí các cuộc tấn công chủ đích của Nga thì các vùng hiển thị sự kiểm soát của quân Nga đã nhỏ hơn nhiều so với ngày hôm trước.

Ở phía Đông-Bắc Ukraine, nơi Nga hứng chịu một cuộc rút lui vô trật tự hồi tháng trước, lực lượng Nga dọc theo chiến tuyến trải dài khoảng 70 cây số về phía Nam từ Kupiansk dọc theo sông Oskil dường như đã rút lui khoảng 20 cây số về hướng Đông, đến tận biên giới tỉnh Luhansk.

Điều này có nghĩa là họ đã bỏ trống những phần còn lại cuối cùng ở tỉnh Kharkiv của Ukraine - nơi Nga duy trì chính quyền chiếm đóng trong vài tháng - nhưng chỉ đối với một dải đất nhỏ giữa thị trấn Dvorichna và biên giới Nga.

Tại tỉnh Kherson, miền Nam Ukraine, đường kiểm soát của Nga ở hữu ngạn sông Dnipro đã dịch chuyển 25 cây số về phía Nam trên bản đồ, sang một đường chạy về phía Tây từ thị trấn Dudchany ven sông.

Cả hai khu vực đều là chiến trường nơi Ukraine đã và đang báo cáo những tiến bộ, mặc dù không đưa ra đầy đủ chi tiết.

Đây không phải là lần đầu tiên Mạc Tư Khoa thừa nhận gián tiếp về việc rút quân như vậy. Vào ngày 11 tháng 9, một bản đồ do Bộ Quốc phòng trình chiếu cho thấy các lực lượng Nga đã bỏ hầu hết các khu vực của Kharkiv mà họ từng kiểm soát, xa về phía Đông Oskil, sau một cuộc tấn công chớp nhoáng của Ukraine.


Ukraine: Quân Nga Bị Đẩy Lùi Sâu ở Chiến Trường Miền Nam và Miền Đông

- Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) đưa tin cho hay trong buổi tổng kết tình hình hàng ngày tối 4/10/2022, Tổng thống Volodymyr Zelensky khẳng định quân đội Ukraine đã tổ chức nhiều cuộc tấn công “mạnh” ở miền Nam, “giải phóng được vài chục địa phương chỉ riêng trong tuần này”, cùng thời điểm Nga chính thức sáp nhập 4 bốn vùng lãnh thổ chiếm đóng và ly khai ở miền Đông và miền Nam Ukraine.

Đà tiến của quân đội Ukraine ở các vùng quan trọng Kharkiv (Đông-Bắc) và Kherson (miền Nam) được Bộ Quốc phòng Nga gián tiếp xác nhận ngày 4/10 khi công bố nhiều bản đồ quân sự. Theo đó, quân Nga đã rút gần như hoàn toàn khỏi bờ đông của sông Oskil (miền Đông), khu vực cuối cùng trong vùng họ còn chiếm đóng.

Ở mặt trận miền Nam, quân đội Nga không thông báo rút quân, nhưng chính quyền thân Nga ở vùng chiếm đóng kêu gọi người dân “đừng hoảng loạn”. Từ vài ngày nay, nhiều đoạn video của lính Ukraine trên mạng xã hội cho thấy cờ Ukraine được treo ở nhiều ngôi làng phía Bắc vùng Kherson. Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Andri Iermak đăng trên mạng Telegram hình quốc kỳ Ukraine và một quả dưa hấu, nông phẩm chính của vùng Kherson.

Lợi thế mà Ukraine có được trên chiến trường hiện nay là nhờ vào vũ khí do phương Tây cung cấp, đặc biệt là Hoa Kỳ. Trong cuộc điện đàm với đồng nhiệm Zelensky ngày 4/10, Tổng thống Joe Biden thông báo cung cấp thêm 4 hệ thống phi đạn Hirmars, cùng với 32 đại bác nòng ngắn Howitzer, 200 xe bọc thép và đạn dược cho chính quyền Kyiv trong khuôn khổ gói viện trợ mới trị giá 625 triệu Mỹ kim. Ông Zelensky đã cảm ơn Hoa Kỳ “liên tục ủng hộ quân sự và tài chánh” để giúp Kyiv chống cuộc xâm lược Nga.

Tuy nhiên, quyết định gia tăng viện trợ quân sự Ukraine của Hoa Thịnh Ðốn bị Ðại sứ Nga ở Mỹ coi là “một mối đe dọa tức thì cho lợi ích chiến lược” của Mạc Tư Khoa. Trên mang Telegram ngày 4/10, ông Anatoly Antonov viết: “Việc Hoa Kỳ và đồng minh cung cấp thêm vũ khí không chỉ gây thêm bể máu và nạn nhân mới mà còn thúc đẩy nguy cơ xảy ra đối đầu trực tiếp giữa Nga và các nước phương Tây”.

Liên Hiệp Âu Châu (EU) Thông Qua Thêm Biện Pháp Trừng Phạt Nga Vì Cuộc Chiến Xâm Lăng ở Ukraine


(Hình: Chủ tịch Ủy ban Âu Châu, Ursula von der Leyen, hoan nghênh việc các nước thành viên thống nhất về gói 8 biện pháp trừng phạt.)

- Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay hôm thứ Tư (5/10/2022), cơ quan Hành pháp của Liên Hiệp Âu Châu (EU) ở Brussels cho biết khối EU vừa thông qua lần cuối một loạt các biện pháp trừng phạt mới đánh vào Nga vì cuộc chiến ở Ukraine.

EU thấy gấp rút phải hành động vì mối đe dọa nguyên tử của Nga và việc nước này huy động lực lượng cho cuộc chiến kéo dài 7 tháng ở Ukraine, cũng như việc Mạc Tư Khoa tuyên bố sáp nhập các khu vực của nước láng giềng - một nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ hiện muốn đứng về phía phương Tây.

Các biện pháp bao gồm nhiều hạn chế thương mại hơn với Nga về thép và các sản phẩm kỹ thuật, và giới hạn giá dầu đối với việc vận chuyển dầu thô bằng đường biển của Nga đến các nước thứ ba thông qua các công ty bảo hiểm Âu Châu trong nỗ lực hưởng ứng Hoa Kỳ.

Ngoài ra, các lệnh trừng phạt cũng nhắm vào nhiều cá nhân hơn tại Bộ Quốc phòng Nga, những người liên quan đến cuộc bỏ phiếu sáp nhập bất thường của Mạc Tư Khoa ở miền Đông Ukraine bị chiếm đóng và những người không tuân thủ các lệnh trừng phạt.

Người đứng đầu cơ quan Hành pháp của khối, Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen nói: “Tôi hoan nghênh việc các nước thành viên nhất trí hôm nay về gói 8 biện pháp trừng phạt”.

“Chúng ta sẽ không bao giờ chấp nhận cuộc trưng cầu nguỵ tạo của ông Putin cũng như bất kỳ hình thức thôn tính nào ở Ukraine. Chúng ta quyết tâm tiếp tục làm cho Ðiện Cẩm Linh phải trả giá”.

Thỏa thuận sẽ được chính thức hóa vào thứ Năm 6/10 nếu không có quốc gia EU nào đưa ra phản đối vào phút chót. Các lệnh trừng phạt đòi hỏi sự ủng hộ nhất trí của tất cả 27 thành viên của khối.

Chuyện Lạ! Truyền Thông Nhà Nước Nga Chỉ Trích Gay Gắt Thất Bại Dồn Dập Quân Sự Tại Ukraine!

(Trọng Thành)

Cho đến nay, truyền thông nhà nước Nga đã im lặng trước các thất bại dồn dập của quân đội Nga và lực lượng ly khai thân Nga, tại miền Đông và Đông-Bắc Ukraine, kể cả sau vụ thất thủ tại thành phố chiến lược Lyman thuộc vùng Donbass mà Mạc Tư Khoa tuyên bố sáp nhập vào Nga. Tuy nhiên, hôm 4/10/2022, nhiều phương tiện truyền thông nhà nước Nga đã thay đổi giọng điệu.

Nhiều nhà bình luận quân sự Nga đã trực tiếp lên tiếng thừa nhận các thất bại quân sự.

Từ thủ đô Mạc Tư Khoa của nước Nga, thông tín viên Anissa el-Jabri của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) ghi nhận thay đổi đáng chú ý này:

“Vào kỳ nghỉ cuối tuần trước khi quân đội Ukraine giành lại thành phố Lyman, truyền thông nhà nước Nga đã hoàn toàn im lặng. Tuy nhiên, ngày hôm qua, 4/10, trong một chương trình được người Nga theo dõi rất nhiều, công chúng có thể thấy người dẫn chương trình đã chất vấn một chỉ huy quân sự của lực lượng ly khai thân Nga tỉnh Lugansk: “Vì sao chúng ta lại chỉ tiến được từng mét một, trong lúc họ lại liên tục chiếm được hết làng này đến làng khác?”

Điều đáng quan tâm không phải là nội dung câu trả lời, bởi đối thủ của Nga không phải là Ukraine mà là NATO mà là việc nêu ra câu hỏi.

Trên mạng Telegram, các bình luận còn quyết liệt hơn. Sau một loạt các chỉ trích dữ dội rất trực diện của giới dân tộc chủ nghĩa, lên án các chỉ huy quân sự Nga về thất bại tuần trước, chứ không lên án Ðiện Cẩm Linh, quân đội. Lần nay, các nhà báo chuyên về quân sự trên các phương tiện truyền thông Nga, trung thành với Ðiện Cẩm Linh, đã bày tỏ quan điểm dứt khoát trên kênh Telegram, vốn được rất nhiều người theo dõi. Hôm qua, một nhà bình luận rất nổi tiếng được khoảng 800.000 người đăng ký, viết: “tình hình khó khăn ở miền Bắc, căng thẳng ở miền Nam”. Với khoảng 600.000 người đăng ký trên Telegram, một nhà báo rất có uy tín chuyên bình luận về quân sự của tờ Komsomolskaya Pravda, hôm qua, đăng một tin nhắn dài: “Ở đây có một số người cáo buộc tôi là đã làm mất tinh thần công chúng với những thông tin mà tôi loan tải. Rõ ràng mọi người cần được nghe những thông tin tích cực, nhưng hiện tại tình hình không phải như vậy”.

Nhà báo này nhấn mạnh: “Sẽ không có những tin tức tốt lành trong tương lai gần, cả ở mặt trận Kherson, cả ở mặt trận Lugansk. Chúng ta không có đủ lực để giữ được tất cả các vùng đất đã giành được. Vì sao lại như vậy? Bởi chúng ta không có đủ binh sĩ”.

Đây dĩ nhiên là một vấn đề quân sự, nhưng cũng còn là một vấn đề mang tính chính trị. Hình ảnh và quan hệ với phương Tây đã không còn là mối quan tâm đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tuy nhiên đối với chế độ Nga, người lãnh đạo không được phép tỏ ra là một kẻ thua cuộc trước con mắt của dân chúng trong nước”.

Vladimir Putin Ký Ban Hành Luật Sáp Nhập 4 Vùng Lãnh Thổ của Ukraine

Hôm 5/10/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký luật chính thức sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine, thuộc các tỉnh Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporijjia. Luật được ký sau khi đã được Quốc hội lưỡng viện Nga phê chuẩn. Theo Reuters, các đòi hỏi về lãnh thổ của Nga chiếm đến 18% diện tích lãnh thổ Ukraine, cho dù đường biên giới cụ thể chưa được xác lập.

Mạc Tư Khoa biện minh cho quyết định sáp nhập nói trên với “các cuộc trưng cầu dân ý”, tổ chức cấp tốc tại bốn tỉnh của Ukraine hồi cuối tháng 9. Các cuộc trưng cầu dân ý Nga tổ chức trên lãnh thổ Ukraine bị nhiều quốc gia lên án mạnh mẽ. Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres lên án hành động “phi pháp”, “không thể chấp nhận trong xã hội hiện đại”.

Ngày 30/9, Nga dùng quyền phủ quyết bác bỏ một Dự thảo Nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lên án các cuộc trưng cầu dân ý nói trên. Dự thảo Nghị quyết nói trên có thể sẽ được chuyển sang bỏ phiếu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc trong những ngày tới.

Các Nước Phương Tây Có Đủ Khả Năng Ngăn Được Ý Đồ Sử Dụng Vũ Khí Nguyên Tử của Nga Hay Không?

(Thu Hằng)

Trong khi phương Tây cố hy vọng Mạc Tư Khoa không sử dụng vũ khí nguyên tử thì Tổng thống Putin không loại trừ khả năng dùng “mọi phương tiện” để bảo vệ bốn vùng lãnh thổ vừa sáp nhập từ Ukraine. Phe diều hâu hùa theo, thậm chí hung hăng hơn khi Nga thất thế trên chiến trường. Lo ngại này tăng thêm một nấc khi dường như Nga đang chuẩn bị thử ngư lôi tự hành Poseidon nguyên tử.

Được gọi là “vũ khí ngày tận thế”, Poseidon là vũ khí nguyên tử tầm xa bắn từ tàu ngầm tấn công các thành phố ven biển. Theo nhật báo Ý Ðại Lợi La Rapubblica, tàu ngầm Nga K-329 Begorod đã chở ngư lôi “tận thế” đến Bắc Cực và có thể phóng thử ở vùng biển Kara. Còn theo báo Times của Anh, Tổng thống Nga Putin cho thử vũ khí mới để khẳng định với phương Tây là ông sẵn sàng biến lời đe dọa thành hiện thực.

Vũ khí nguyên tử thành câu cửa miệng ở Nga. Lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov kêu gọi Ðiện Cẩm Linh sử dụng “vũ khí nguyên tử cường độ thấp” để ngừng “đùa giỡn” ở Ukraine. Một nhân vật ủng hộ Ðiện Cẩm Linh “khuyên” “mọi người nên vui đùa vì thật tiếc nếu không tranh thủ những ngày cuối cùng còn sống” khi nói về hoạt động lễ hội ở Mạc Tư Khoa ngày Nga tổ chức ký sáp nhập 4 vùng lãnh thổ chiếm của Ukraine. Mạng xã hội Ukraine xôn xao về khả năng Nga dùng vũ khí nguyên tử nhưng bình thản như “chuyện gì phải đến sẽ đến”.

Mỹ Có Thể Biết Được Hoạt Động Chuẩn Bị Tấn Công Nguyên Tử của Nga

Các nước Âu Châu từng không tin Nga sẽ tấn công Ukraine, bất chấp cảnh báo của Mỹ. Liệu Tổng thống Vladimir Putin sẽ liều lĩnh biến lời đe dọa thành hiện thực khi bị đẩy vào đường cùng? Mỹ và đồng minh phương Tây có biết được và ngăn cản được ý đồ của Nga không? Nhà nghiên cứu Pavel Podvig, Viện Nghiên cứu về giải trừ quân bị Liên Hiệp Quốc (Unidir) và Mark Cancian, cựu viên chức Bộ Quốc phòng Mỹ đang làm việc tại Viện CSIS, tin rằng Hoa Thịnh Ðốn “có lẽ sẽ biết được mọi bước chuẩn bị sử dụng vũ khí nguyên tử của Nga”. Và tạm thời khả năng này chưa xảy ra, theo Cố vấn An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc Jack Sullivan.

Trong một báo cáo năm 2017, Viện Unidir đã lập bản đồ 47 kho nguyên tử trên khắp nước Nga. Những kho này thường xuyên bị theo dõi chặt chẽ, từ vệ tinh tình báo, giám sát quân sự của Mỹ và nhiều nước khác, đến vệ tinh thương mại (như trường hợp tiết lộ hoạt động nguyên tử của Bắc Hàn). Theo nhà nghiên cứu Pavel Podvig, khi trả lời thông tấn xã AFP, Nga đã lắp các đầu đạn nguyên tử chiến lược hoặc tầm xa lên các phi đạn, oanh tạc cơ và tàu ngầm. Riêng về vũ khí nguyên tử không phải là chiến lược hoặc vũ khí nguyên tử chiến thuật, Nga có khoảng 2.000 loại nhưng chưa được lắp lên phi đạn.

Để sử dụng trên chiến trường, “những loại vũ khí đó phải được đưa ra khỏi kho. Các đơn vị liên quan, cũng như lực lượng nguyên tử chiến lược của Nga, sẽ được báo động” và như vậy, có thể sẽ bị phát giác. Vẫn theo ông Pavel Podvig, khó có “các cơ sở bí mật” vì “vũ khí nguyên tử cần cơ sở nhất định, nhân viên được đào tạo và phải được bảo trì”, chứ không thể làm ở “một địa điểm bất kỳ”. Nhà nghiên cứu của Viện Unidir không phủ nhận là “vẫn có thể bí mật đưa vài quả bom ra khỏi kho mà không bị phát giác” nhưng làm như vậy, Mạc Tư Khoa sẽ hứng đòn đáp trả của phương Tây. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng Nga cố tình để lộ để “dằn mặt”.

Mỹ Dùng Kênh Nào Để Ngăn Ý Đồ của Nga?

Trước khi Nga đưa quân tấn công Ukraine, Hoa Kỳ liên tục đưa tin, thuyết phục đồng minh về mối đe dọa. Liệu Hoa Thịnh Ðốn sẽ công khai báo động cho toàn thế giới về nguy cơ Mạc Tư Khoa sử dụng vũ khí nguyên tử? Một lời cảnh báo như vậy có thể sẽ gây tình trạng hoảng loạn chưa từng có, đặc biệt là ở Ukraine và những nước lân cận có thể bị ảnh hưởng trực tiếp. Tuy nhiên, theo ông Pavel Podvig, đây là một trong những “chiến lược nhằm cô lập Nga” mà Hoa Thịnh Ðốn nên làm để gia tăng sức ép, đồng thời phải nhấn mạnh đến yếu tố “tội phạm” trong quyết định sử dụng vũ khí nguyên tử của Ðiện Cẩm Linh.

Ngoài ra, Hoa Kỳ chắc chắn sẽ báo động cho các đồng minh và nhiều cường quốc khác, kể cả Trung Quốc và Ấn Độ, với hy vọng những nước này gây sức ép để Mạc Tư Khoa từ bỏ ý định.

Cuối cùng, thông qua “đường dây liên lạc khẩn”, Mỹ có trực tiếp thuyết phục được Tổng thống Putin từ bỏ ý định tấn công nguyên tử? Ít nhất là Mỹ và Nga “thường xuyên có các trao đổi trong những tháng vừa qua và ngay cả những ngày gần đây”, theo xác nhận của ông Jake Sullivan với đài NBC ngày 25/9, dù ông không nêu rõ tần suất và bằng những kênh nào. Sau khủng hoảng phi đạn Vịnh Con Lợn ở Cuba, hai nước đã lập một kênh thông tin nhanh chóng, trực tiếp, rất bảo mật, ngay năm 1963.

Ðiện Cẩm Linh: Chủ Trương Kế Hoạch Sáp Nhập và Rút Lui “Không Mâu Thuẫn” Giữa Lúc Ukraine Giành Những Thắng Lợi Lớn!


(Hình: Phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh - Dmitry Peskov.)

Cùng lúc Tổng thống Vladimir Putin hoàn tất thủ tục giấy tờ cho việc sáp nhập 4 khu vực của Ukraine vào thứ Tư (5/10/2022), Ðiện Cẩm Linh tuyên bố “không có mâu thuẫn gì” giữa việc quân Nga rút lui và cam kết của ông Putin rằng những khu vực này sẽ luôn là một phần của Nga.
Trong lần mở rộng lãnh thổ Nga lớn nhất trong vòng ít nhất nửa thế kỷ, ông Putin đã ký các đạo luật công nhận Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR), Cộng hòa Nhân dân Luhansk (LNR), vùng Kherson và vùng Zaporizhzhia sáp nhập vào Nga.

Thủ tục pháp lý về việc sáp nhập tới 18% lãnh thổ Ukraine được hoàn tất khi các lực lượng Nga đang nỗ lực ngăn chặn các cuộc phản công của Ukraine tại các khu vực này, đặc biệt là phía Bắc Kherson và phía Tây Luhansk.

Khi được hỏi liệu có mâu thuẫn giữa tuyên bố hùng hồn của ông Putin với thực tế quân Nga đang rút lui trên thực địa hay không, phát ngôn viên Ðiện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, nói: “Không có bất kỳ mâu thuẫn nào. Những khu vực này sẽ mãi mãi ở bên nước Nga và sẽ quay về [với Nga]”.

Từ ngữ trong các văn bản luật pháp về việc sáp nhập không hề nói rõ về đường biên giới chính xác mà Nga tuyên bố đối với các vùng lãnh thổ sáp nhập, và ông Peskov từ chối làm rõ về điều này.

“Một số vùng lãnh thổ sẽ vẫn quay về [với Nga] và chúng tôi sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến của những người bày tỏ mong muốn chung sống với Nga”, ông Peskov nói.

Theo thông tấn xã Reuters, tình trạng đối chọi giữa một loạt các thất bại trên chiến trường và ngôn ngữ hùng hồn từ Ðiện Cẩm Linh về nước Nga có thể làm dấy lên lo ngại trong giới tinh hoa Nga về việc tiến hành chiến tranh.

Nga đã tuyên bố sáp nhập sau khi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý tại các khu vực bị chiếm đóng của Ukraine. Các chính phủ phương Tây và Kyiv nói các cuộc bỏ phiếu vi phạm luật pháp quốc tế và mang tính cưỡng ép, không mang tính đại diện.

Hơn bảy tháng sau cuộc chiến khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng và gây ra cuộc đối đầu lớn nhất với phương Tây kể từ cuộc khủng hoảng phi đạn Cuba năm 1962, những mục tiêu cơ bản nhất của Nga cho đến nay vẫn chưa đạt được.

Các khu vực đang bị sáp nhập không phải tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát của lực lượng Nga và các lực lượng Ukraine gần đây đã đẩy lùi đối phương.

Cùng với Crimea mà Nga sáp nhập vào năm 2014, tổng số khu vực mà ông Putin tuyên bố sáp nhập đã lên tới hơn 22% lãnh thổ Ukraine, mặc dù biên giới chính xác của 4 khu vực mà ông đang sáp nhập cuối cùng vẫn chưa được làm rõ.

Khủng Hoảng Giá Dầu! Vì Sao Ả Rập Saudi Coi Thường Hoa Kỳ! Sẵn Sàng Đẩy Giá Dầu Lên Cao Ngất Ngưởng?

(Anh Vũ)

23 nước thuộc Tổ chức Xuất cảng Dầu mở rộng (OPEC+) ngày 5/10/2022 sẽ quyết định giảm sản lượng lớn dầu mỏ. Đó là một biện pháp nhằm tăng giá dầu thô nhưng không khỏi gây ngạc nhiên trong bối cảnh giá năng lượng trên thế giới tăng vọt. Một trong những quốc gia được hưởng lợi chính từ quyết định này có thể là Nga.

Đại diện của các nước OPEC+, bao gồm 23 quốc gia sản xuất dầu chủ yếu trên thế giới, lần đầu tiên từ khi nổ ra đại dịch Covid-19 năm 2020, hôm 5/10 gặp nhau trực diện tại Vienna. 13 nước thành viên chính thức OPEC, do Ả Rập Saudi lãnh đạo và 10 nước đồng minh cũng là những nhà sản xuất dầu lớn, dẫn đầu là Nga, muốn tạo một dấu ấn lớn cho cuộc gặp này, càng long trọng càng tốt, để “nhấn mạnh tầm quan trọng của quyết định được đưa ra”, nhật báo Finance Times nhận định.

Vì Lợi Nhuận Từ Dầu Lửa?

Đại đa số các nhà quan sát đều dự báo OPEC+ sẽ thông báo giảm mạnh hạn mức sản xuất dầu nhằm kích giá dầu thô lên. Có thể sản lượng sẽ giảm từ 500 ngàn đến 1,2 triệu thùng mỗi ngày.

“Trong cuộc họp hồi đầu tháng 9, các nước OPEC đã đánh tín hiệu bằng việc giảm sản lượng mỗi ngày 100 ngàn thùng dầu thô”, chuyên gia về các vấn đề năng lượng thuộc Viện Quan hệ Quốc tế (Ifri) của Pháp, ông Olivier Appert ghi nhận. Nhưng so với sản lượng 100 triệu thùng dầu thô mỗi ngày của hiệp hội này, con số trên chỉ là một giọt trong đại dương. Lần này mục tiêu của các thành viên OPEC có thể đã có trong đầu.

Quyết tâm đẩy giá dầu lên của OPEC+ đã bắt đầu có hiệu quả ngay. Mới chỉ là tin đồn xung quanh thông báo có thể giảm sản lượng, giá dầu thô đã tăng 4% trong 2 ngày qua.

Nhìn từ Âu Châu, quyết định này có vẻ mâu thuẫn: Trong khi giá năng lượng không ngừng tăng, Ả Rập Saudi, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Nga hay Venezuela chẳng lẽ vẫn lo không có lời?

Thực tế, “giá dầu đã rớt xuống mức thấp hơn với giá hồi trước khi khởi phát cuộc chiến tranh tại Ukraine”, ông Olivier Appert lưu ý.

Tình trạng giá dầu đi xuống một phần do Bắc Kinh khăng khăng bám giữ chính sách “Zero Covid”. Chủ trương này đã kéo theo hoạt động kinh tế suy giảm mạnh và Trung Quốc đỡ ngốn dầu hơn. Ngoài ra, việc giảm đồng loạt nhu cầu dầu lửa do nền kinh tế thế giới ngày càng chậm lại cũng góp phần cho dầu rớt giá.

Giá dầu không hề tăng vọt sau các lệnh trừng phạt đối với Nga. Trước tiên là bởi xuất cảng của Nga “đến giờ bị tác động ít hơn dự tính, vì nhiều nước khác như Ấn Độ, đã thế chân Âu Châu”, chuyên gia Olivier Appert lưu ý. Điều đó làm cho nguồn cung dầu lửa không giảm và nguồn vàng đen này cũng không bị khan hiếm. Hơn nữa trong bối cảnh chiến tranh tại Ukraine và các trừng phạt của phương Tây, các khách hàng mới của Nga ở thế mạnh để đòi được giảm giá dầu.

Không có hy vọng nào bảo đảm các nước sản xuất dầu và các đồng minh của họ sẽ đảo ngược xu thế. Họ quyết định nắm bắt cơ hội đặt cược vào giảm ồ ạt hạn ngạch sản xuất nhằm chấm dứt vòng xoáy giảm giá.

Một Chính Sách Theo Cách Tính của Riyadh và Mạc Tư Khoa

Nhưng đó là ván cược liều lĩnh về cả vấn đề địa chính trị cũng như kinh tế. Đặc biệt là đối với Ả Rập Saudi, thủ lĩnh của liên minh dầu lửa.
Thực ra, từ nhiều thập kỷ nay, Riyadh vẫn bị gán với hình ảnh của một đồng minh không lay chuyển của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ý định tăng giá dầu trong bối cảnh hiện nay đi ngược lại các lợi ích chiến lược của Hoa Thịnh Ðốn, thậm chí “hành động này có thể gây ra rạn nứt (ngoại giao) với Hoa Kỳ”, như nhận định của báo Finance Times.

Trước hết, giá dầu tăng sẽ làm suy yếu các nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm bóp nghẹt kinh tế Nga. Bán dầu là nguồn thu nhập chính trong xuất cảng của Nga, vượt xa so với thu nhập từ khí đốt. Năm 2019 Nga thu về 123 tỉ Mỹ kim bán dầu, trong khi thu từ khí đốt chỉ có 23 tỉ Mỹ kim. Mọi khả năng tăng giá dầu mỏ sẽ đều gây tác động mạnh đối với Nga, khiến nước này sẽ phải bán tháo dầu ra để thu tiền.

Ả Rập Saudi như vậy có nguy cơ bị coi là một đồng minh có mục tiêu của Nga trước các trừng phạt kinh tế. Khả năng giảm sản lượng dầu có thể giúp Mạc Tư Khoa tiếp tục chi phí cho cuộc chiến của mình tại Ukraine.

“Không phải lần đầu tiên Ả Rập Saudi bị bắt quả tang phản bội ngoại giao với Hoa Thịnh Ðốn vì lợi ích của Mạc Tư Khoa”, nhật báo Mỹ New York Times nhắc lại trong một bài điều tra về mối liên hệ Nga-Ả Rập Saudi.

Hồi giữa tháng Hai vừa qua, khi các chiến xa của Nga đang chuẩn bị vượt quan biên giới Nga, Ả Rập Saudi đặt bút ký một loạt các đầu tư béo bở trị giá hơn 600 triệu Mỹ kim, vào 3 tập đoàn năng lượng chính của Nga (Gazprom, Rosneft và Lukoil). Từ nhiều tháng qua Riyadh vẫn đấu tranh để Nga có được một vai trò quan trọng trong OPEC.

Hồi tháng Bảy vừa rồi, truyền thông đã ồn ào về những động tác cụng tay thân thiện giữa Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và thái tử Mohammed ben Salmane. Ngoài những hình ảnh đó ra, chủ nhân Tòa Bạch Ốc “trong chuyến công du Ả Rập Saudi không thu được gì đáng kể về cam kết sản xuất dầu”, chuyên gia Olivier Appert nhấn mạnh.

Có Nguy Cơ Làm Hoa Thịnh Ðốn Nổi Giận Không?

Như thể vẫn chưa đủ, quyết định có thể của OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu thô rơi vào thời điểm kinh tế tệ hại nhất cho Hoa Kỳ. Giá dầu tăng có nguy cơ làm trầm trầm trọng thêm lạm phát. Rõ ràng đây không phải là một tin khiến ông Joe Biden và Bộ Tài chánh Mỹ vui mừng được, trong khi chính quyền Hoa Thịnh Ðốn đang chật vật ngăn chặn lạm phát, hiện đang cao chưa từng có từ gần 40 năm nay.

Cuộc họp của OPEC+ có thể phơi ra rạn nứt ngoại giao đang hình thành giữa hai đồng minh lịch sử Mỹ-Ả Rập Saudi.

Không phải ngẫu nhiên mà giờ đây Ả Rập Saudi liều lĩnh tỏ cho thấy như là một kẻ ác đối với Hoa Thịnh Ðốn và các đồng minh. “Một thỏa thuận vẫn có hiệu lực từ năm 1945 giữa Hoa Kỳ và Ả Rập Saudi, theo đó Hoa Thịnh Ðốn cam kết bảo vệ Riyadh đổi lại họ được vương quốc dầu lửa cung cấp năng lượng. Nhưng tình hình đã thay đổi, nhất là từ khí xuất hiện nguồn dầu và khí đá phiến tại Hoa Kỳ”, chuyên gia Olivier Appert nhận định.

Từ đó trở đi, Hoa Kỳ trở thành nhà sản xuất dầu hàng đầu của thế giới dầu lửa và không còn cần lắm đến các đối tác của họ ở vùng Vịnh. “Năm 2010, Tổng thống Barack Obama đã đánh tiếng rằng sự thay đổi hoàn cảnh dầu lửa cho phép ông có được biên độ hành động ngoại giao lớn hơn đối với Ả Rập Saudi”, chuyên gia Appert giải thích.

Riyadh ý thức rõ được điều đó. Họ sẵn sàng tạo điều kiện để ra một quyết định có lợi cho mình và cho kẻ thù số 1 của Hoa Thịnh Ðốn.

Khủng Hoảng Giá Dầu Trầm Trọng! Mâu Thuẫn Với Mỹ, OPEC+ Hướng Tới Việc Cắt Giảm Mạnh Nguồn Cung Cấp!



(Hình: OPEC+ thể hiện quyết tâm cắt giảm mạnh mục tiêu sản lượng dầu khi nhóm này họp vào ngày 5/10/2022, bất chấp áp lực từ Hoa Kỳ và các nước khác là phải bơm thêm.)

GENEVA (VOA) - Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay OPEC+ thể hiện quyết tâm sẽ cắt giảm mạnh mục tiêu sản lượng dầu khi nhóm này họp vào thứ Tư (5/10/2022), hạn chế nguồn cung trong một thị trường vốn đã eo hẹp, bất chấp áp lực từ Hoa Kỳ và các nước khác là phải bơm thêm.

Việc cắt giảm tiềm tàng của OPEC+ có thể thúc đẩy tình trạng tăng giá dầu trở lại. Giá dầu vốn đã giảm xuống khoảng 90 Mỹ kim, so với 120 Mỹ kim vào 3 tháng trước do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu, lãi suất ở Hoa Kỳ tăng và đồng Mỹ kim mạnh lên.

OPEC+, khối bao gồm cả Ả Rập Saudi và Nga, đang tiến hành cắt giảm 1-2 triệu thùng/ngày, theo các nguồn tin nói với thông tấn xã Reuters. Một số nguồn tin cho biết mức cắt giảm có thể lên đến gần 2 triệu thùng.

Hoa Kỳ đang thúc ép OPEC không tiến hành cắt giảm với lập luận rằng các nguyên tắc kinh tế cơ bản không ủng hộ điều này, một nguồn tin am tường cho biết.

Các nguồn tin cho biết vẫn chưa rõ liệu việc cắt giảm có thể bao gồm cắt giảm tự nguyện bổ sung của các thành viên như Ả Rập Saudi hay liệu việc cắt giảm có thể bao gồm sản xuất dưới mức hiện có của nhóm hay không.

OPEC+ đã giảm khoảng 3,6 triệu thùng/ngày so với mục tiêu sản lượng trong tháng Tám.

Âu Châu: Khủng Hoảng Gas, Sẽ Trầm Trọng Hơn, Sau Khi Mùa Đông Làm Suy Kiệt Kho Dự Trữ!


(Hình: Ông Fatih Birol - Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).)

- Ngày 6/10/2022, Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã Reuters cho hay người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng Âu Châu có thể cầm cự được qua những tháng mùa Đông lạnh giá nhờ sự trợ giúp của các thùng chứa khí đốt tự nhiên được bơm đầy, bất chấp lượng giao hàng của Nga, nhà cung cấp hàng đầu, bị giảm mạnh, nhưng Âu Châu tất yếu sẽ bước vào cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng hơn vào năm tới.

Các nước Âu Châu đã bơm đầy các bể chứa đến khoảng 90% công suất sau khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt để đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây về cuộc xâm lược Ukraine.

Giá khí đốt, vốn tăng mạnh trong những tháng sau khi chiến tranh bắt đầu, đã giảm xuống, nhưng điều này sẽ không kéo dài khi các nước cạnh tranh mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và các lựa chọn thay thế khác cho khi đốt cung cấp qua đường ống của Nga.

Để giúp giải quyết vấn đề khủng hoảng giá, Liên Hiệp Âu Châu đang xem xét áp đặt mức giá trần về khí đốt, một vấn đề đã gây chia rẽ khối 27 quốc gia vì một số nước lo ngại nó có thể khiến cho việc bảo đảm nguồn cung khó khăn hơn.

Fatih Birol, Giám đốc điều hành của IEA (có trụ sở tại Paris), nói với các nhà báo ở Phần Lan: “Với các kho dự trữ khí đốt ở mức đầy 90%, Âu Châu sẽ sống sót qua mùa Đông tới với điều kiện không có bất ngờ về chính trị hoặc kỹ thuật”.

Những thách thức thực sự sẽ bắt đầu vào tháng Hai hoặc tháng Ba khi kho lưu trữ cần được bơm đầy trở lại sau khi nhu cầu cao trong mùa Đông đã làm cạn kiệt chúng xuống còn 25% -30%.

Cho đến khi chiến tranh Ukraine nổ ra vào cuối tháng Hai, đường ống Nord Stream 1 bên dưới Biển Baltic từ Nga đến Đức là một trong những nguồn cung cấp khí đốt chính của Tây Âu.

Nord Stream 1 bao gồm hai đường ống riêng biệt cũng như Nord Stream 2. Nord Stream 2 đã được bơm đầy khí đốt, nhưng chưa hề được phép cung cấp cho Âu Châu vì Đức đã đình chỉ giấy phép ngay trước khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/2.

Gần đây, 3 trong số 4 đường ống đã bị vô hiệu hóa bởi sự việc mà phương Tây và Nga nói rằng đó là sự phá hoại gây ra rò rỉ lớn, và các nhà chức trách Đan Mạch cho biết đường ống thứ tư đã bị giảm áp lực hôm thứ Ba 4/10.

Nhân Quyền Vẫn Chỉ Là Con Số Không! Dưới Chế Độ CS. Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Nêu Quan Ngại Về Tình Hình Vi Phạm Quyền Trẻ Em ở Việt Nam Càng Ngày Càng Gia Tăng!


(Ảnh chụp từ màn hình: Đại diện phái đoàn chính phủ Việt Nam bao gồm Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương và Xã hội Nguyễn Thị Hà và Đại sứ Việt Nam tại Geneva Lê Thị Tuyết Mai, phát biểu tại phiên rà soát của Uỷ ban Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em ngày 12/9/2022.)

Uỷ ban Quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc vừa ra một kết luận trong đó nêu những quan ngại về việc thực thi quyền trẻ em của Việt Nam, đồng thời khẩn thiết yêu cầu nhà chức trách áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp, thành lập một cơ quan giám sát độc lập để ngăn chặn hành vi vi phạm quyền trẻ em.

Ngày 29/9/2022 Uỷ ban Quyền Trẻ em của Liên Hiệp Quốc (UNCRC) công bố kết luận dài 17 trang đề ngày 19/9/2022 nói rằng họ quan ngại về tình trạng phân biệt đối xử, sử dụng lao động trẻ em, sự chênh lệch trong việc thụ hưởng các quyền trẻ em trong các hoàn cảnh dễ bị tổn thương, bao gồm cả việc tiếp cận với dịch vụ y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội.

Kết luận của ủy ban nhấn mạnh họ “quan ngại sâu sắc đến các bộ luật, bao gồm Bộ luật Hình sự và Luật an ninh mạng và Nghị định giải quyết vi phạm hành chính hạn chế quyền tự do ngôn luận của trẻ em, kể cả trên mạng xã hội”.

Ủy ban cũng rất lo ngại về chất lượng giáo dục kém và chênh lệch về kết quả giáo dục giữa các vùng và các nhóm dân tộc thiểu số; việc hạn chế tiếp cận với giáo dục hòa nhập có chất lượng cho trẻ em khuyết tật, trẻ em nghèo, trẻ em thuộc các nhóm dân tộc thiểu số hoặc tôn giáo hoặc các nhóm bản địa và trẻ em di cư.

Ngoài ra, Uỷ ban còn bày tỏ “mối quan tâm sâu sắc” về môi trường mà các tổ chức xã hội dân sự và các người bảo vệ nhân quyền, bao gồm người bảo vệ quyền trẻ em, phải đối mặt ở Việt Nam.

CRC đề xuất hàng loạt các biện pháp, trong đó có việc xem xét lại các điều luật của Việt Nam, bao gồm Luật Hình sự và Luật Tố tụng Hình sự, để phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em năm 1989, mà Việt Nam là một trong những quốc gia thành viên đầu tiên đã phê chuẩn.

(Hình: Phần đầu kết luận của UNCRC về thực thi Công ước Quyền Trẻ em của Việt Nam.)

Uỷ ban này “hối thúc quốc gia thành viên [Việt Nam] nhanh chóng thiết lập một cơ chế độc lập để giám sát quyền của trẻ em phù hợp cách đầy đủ với các nguyên tắc liên quan đến tình trạng của các định chế quốc gia nhằm phát huy và bảo vệ nhân quyền (các Nguyên tắc Paris) và có khả năng tiếp nhận, điều tra và giải quyết các khiếu nại bởi trẻ em một cách thân thiện với trẻ em”.

Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cố gắng liên lạc Bộ Ngoại giao và Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva (Thụy Sĩ) và đề nghị cho ý kiến về kết luận này của CRC, nhưng chưa được phản hồi.

Khi diễn ra phiên rà soát của CRC về quyền trẻ em Việt Nam hôm 12 và 13/9, trong đó có một phái đoàn Việt Nam tham dự, bao gồm Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương và Xã hội Nguyễn Thị Hà và Đại sứ Việt Nam tại Geneva Lê Thị Tuyết Mai, truyền thông Việt Nam loan tin rằng Ủy ban CRC “hoan nghênh thành tựu của Việt Nam, thể hiện qua quá trình xây dựng luật pháp, xây dựng chính sách cũng như các biện pháp bảo vệ quyền trẻ em”.

Bà Hà nói rằng Việt Nam “sẵn sàng hợp tác với các nước, các cơ quan Liên Hiệp Quốc trong quá trình khai triển các khuyến nghị, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong tiến trình này”.

Theo Dõi Nhân Quyền: Việt Nam Sẽ Là “Nhân Tố Phá Hoại Lớn!” Nếu Được Bầu Vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc! Kẻ Sát Nhân Ngồi Ghế Quan Tòa!


(Hình minh họa: Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc diễn ra vào ngày 9/9/2019.)

Ngày 3/10/2022, ba tổ chức nhân quyền công bố một báo cáo chung kêu gọi các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc (Liên Hiệp Quốc) không bầu Việt Nam và bốn quốc gia độc tài khác vào Hội đồng Nhân quyền.

Ba tổ chức Quan sát Liên Hiệp Quốc (UN Watch), Quỹ Nhân quyền (Human Rights Foundation) và Trung tâm Raoul Wallenberg về Quyền con người (Raoul Wallenberg Center for Human Rights) khẳng định, Việt Nam không xứng đáng được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vì hồ sơ nhân quyền tồi tệ của mình cũng như những lá phiếu của họ trong các Nghị quyết liên quan đến nhân quyền.

Báo cáo được công bố trong cuộc họp báo gần trụ sở của Liên Hiệp Quốc ở New York (Hoa Kỳ) hôm 3/10 vừa qua, 8 ngày trước khi Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu.

Là một người theo dõi tình hình nhân quyền Việt Nam rất chặt chẽ, ông Phil Robertson- Phó Giám đốc Phân ban Á Châu-Thái Bình Dương của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nhận xét qua email:

“Không ai nghi ngờ rằng Việt Nam sẽ là một nan đề, có ảnh hưởng tiêu cực lớn đến Hội đồng Nhân quyền nếu được bầu vào nhiệm kỳ 2023-2025.
Thực tế, ở mọi cơ hội, Việt Nam không ngần ngại tỏ ra khinh thường luật nhân quyền quốc tế nên nếu họ được bầu, rất có thể họ sẽ tìm cách phá hoại các hành động có ý nghĩa của Hội đồng Nhân quyền.

Với tư cách là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Việt Nam có thể sẽ tham gia nhóm các quốc gia như Trung Quốc, Syria, Eritrea, Bắc Hàn, Venezuela… để liên tục phản đối các Nghị quyết của tổ chức này về một số quốc gia và tìm cách phá hoại công việc của Hội đồng”.

Một nhà hoạt động nhân quyền ở Hà Nội nói trong điều kiện ẩn danh rằng, “nếu Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc kỳ tới thì cũng sẽ không có tác động gì đến tình hình nhân quyền trong nước, khác với kỳ trước đã có một số động thái mở cửa cho xã hội dân sự”.

Trả lời câu hỏi liệu Việt Nam có xứng đáng trở thành thành viên của tổ chức có sứ mệnh thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên thế giới, người này khẳng định “so với tiêu chí ‘ủng hộ các chuẩn mực nhân quyền ở mức cao nhất’ như trong Nghị quyết thành lập Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thì không nhưng nếu so tương quan các thành viên khác thì có”.

Theo báo cáo của ba tổ chức nhân quyền, Bộ luật Hình sự của Việt Nam nghiêm cấm phát ngôn chỉ trích chính phủ và nhà nước kiểm soát tất cả các phương tiện truyền thông. Chính phủ có hoạt động bắt bớ và đàn áp các nhà báo và blogger độc lập.

Báo cáo dẫn thống kê của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) cho biết, có khoảng 40 nhà báo hiện đang bị bỏ tù ở Việt Nam, quốc gia được mô tả là “nhà tù lớn thứ ba thế giới dành cho các nhà báo”, sau Trung Quốc và Miến Ðiện.

Ngoài ra, Luật An ninh mạng có hiệu lực vào năm 2019 hạn chế quyền tự do Internet và vi phạm quyền riêng tư bằng cách yêu cầu các công ty như Google và Facebook lưu giữ thông tin về người dùng Việt Nam và chặn quyền truy cập vào một số nội dung nhất định.

Báo cáo được công bố trực tuyến khẳng định Chính phủ Việt Nam tiến hành giám sát trực tuyến công dân của mình. Quân đội có một đơn vị đặc biệt gồm 10.000 lính không gian mạng (Lực lượng 47) nhằm thúc đẩy đường lối của đảng và tấn công những người bất đồng chính kiến trên mạng.

Ông Phil Robertson từ Vọng Các nhận xét thẳng thắn cho hay, trong mọi khía cạnh của hồ sơ nhân quyền của Việt Nam, nó thể hiện rõ ràng rằng đây là “một chính phủ sẽ có vấn đề lớn nếu nó được bầu vào Hội đồng”. Ông khẳng định:

“Trong vài năm gần đây, các nhà lãnh đạo Hà Nội đã thúc đẩy các nỗ lực nhằm giam cầm hầu hết người bảo vệ nhân quyền và bất đồng chính kiến trong cả nước.

Việt Nam cũng đang thúc đẩy hành động pháp lý để hạn chế biểu đạt trực tuyến theo những cách có thể hình sự hóa hiệu quả và buộc gỡ bỏ tất cả nội dung trực tuyến chỉ trích chính phủ.

Việc sử dụng hình phạt tử hình tràn lan, điều kiện nhà tù tàn bạo và những cái chết trong nhà giam giữ xảy ra thường xuyên mà không bị trừng phạt”.

Ba tổ chức nhân quyền nhắc lại, việc quốc gia độc đảng này từng tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016 nhưng không đóng góp được gì cho nhân quyền trên thế giới, trái lại Hà Nội phản đối các Nghị quyết lên tiếng cho các nạn nhân nhân quyền ở Belarus và Iran và không ủng hộ các Nghị quyết ủng hộ các nạn nhân của đàn áp nhân quyền ở Burundi và Syria.

Tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, Việt Nam bỏ phiếu phản đối các Nghị quyết lên tiếng cho các nạn nhân của đàn áp nhân quyền ở Iran và Gruzia và không ủng hộ các Nghị quyết nhân danh nạn nhân ở Crimea và Syria, báo cáo nhấn mạnh.

Việt Nam cũng ủng hộ các Nghị quyết phản tác dụng làm suy yếu quyền con người của cá nhân bằng cách nâng cao các quyền mơ hồ và không xác định như “quyền phát triển” và “quyền hòa bình” lên trên các quyền con người phổ quát, che chắn cho những kẻ vi phạm nhân quyền thông qua một Nghị quyết từ chối quyền xử phạt các chế độ như vậy và không ủng hộ một Nghị quyết về trách nhiệm ngăn chặn nạn diệt chủng.

Quan sát Liên Hiệp Quốc (UN Watch) là tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Geneva (Thuỵ Sĩ), Quỹ Nhân quyền (Human Rights Foundation) có trụ ở ở New York, còn Trung tâm Raoul Wallenberg về Quyền con người (Raoul Wallenberg Center for Human Rights) có trụ sở ở Montreal (Gia Nã Ðại).

Lời kêu gọi của ba tổ chức phi chính phủ trên nối tiếp nhiều lời phản đối việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Trong tháng tư vừa qua, một liên minh gồm 8 tổ chức từ trong và ngoài Việt Nam – trong đó có Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, Người Bảo vệ Nhân quyền, Đại Việt Quốc dân Đảng và Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam – đã gửi một bức thư ngỏ tới Liên Hiệp Quốc để kêu gọi tổ chức này không chấp nhận Việt Nam là thành viên trong nhiệm kỳ tới vì cho rằng nhà nước Việt Nam hiện nay “không xứng đáng” do có hồ sơ nhân quyền tồi tệ và nhất là sau khi quyết định ủng hộ Nga, nước đang bị thế giới lên án vì cuộc xâm lược ở Ukraine.

Vào ngày 14/9, 52 khôi nguyên của Giải Môi trường Goldman đã gửi thư đến Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, thúc giục tổ chức này từ chối Việt Nam làm thành viên của Hội đồng trong nhiệm kỳ 2023-2025.

Tù Nhân Lương Tâm Trịnh Bá Tư Bị Từ Chối Cho Gặp Người Nhà Sau Nhiều Ngày Tuyên Bố Tuyệt Thực


(Hình: Ông Trịnh Bá Tư hiện đang phải thụ án ở Trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An.)

Hôm 5/10/2022, ông Trịnh Bá Khiêm đến Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) để thăm gặp con mình là ông Trịnh Bá Tư, tuy nhiên cán bộ trại giam không cho thăm gặp cũng như gửi đồ với lý do ông vẫn đang bị kỷ luật.

Tù nhân lương tâm Trịnh Bá Tư là một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng, bị tuyên án tám năm tù giam hồi năm 2020 với tội danh “phát tán tài liệu nhằm chống Nhà nước” cùng với mẹ và anh trai.

Trong lần thăm gặp gần đây nhất vào ngày 20/9, ông Tư thông báo cho người thân biết về việc bị cùm chân, đánh đập trong trại vì tố cáo một sự việc trong trại giam.

Ông cũng cho biết, bản thân đang tuyệt thực đến ngày thứ 14 để phản đối những điều này.

Bà Trịnh Thị Thảo, chị của Trịnh Bá Tư thuật lại với phóng viên Đài Á Châu Tự Do (RFA):

“Sáng nay, bố tôi đến Trại giam số 6 để mong là sẽ thăm gặp em Tư để xem là tình hình em còn tuyệt thực nữa hay không, sức khỏe em ra sao thì họ không cho Tư nhận đồ vào tháng 10 này, không cho thăm gặp nữa.

Gia đình rất lo lắng như ngồi trên đống lửa, rất xót xa về việc em Tư tuyệt thực và lo lắng về tình trạng của em”.

Ông Trịnh Bá Khiêm chạy xe gắn máy khoảng 300 cây số từ tỉnh Hòa Bình đến trại giam ở Nghệ An để chở thức ăn, đồ dùng cá nhân cho con mình, tuy nhiên khi không được cho thăm gặp ông phải vất vả chở từng ấy đồ đạc về quê.

Phóng viên gọi điện thoại cho Trại giam số 6 để xác minh sự việc nhưng không thể kết nối.

Gia đình ông Tư dự tính sẽ trở lại trại giam một lần nữa trong tháng 10 để hy vọng có thể biết tin tức về tù nhân lương tâm này.

Hôm 23/9, Tổ chức Ân Xá Quốc tế ra thông cáo báo chí kêu gọi Việt Nam tiến hành điều tra ngay cáo giác về việc Trại 6, Thanh Chương, Nghệ An đánh đập và cùm chân ông Trịnh Bá Tư.

Thông cáo dẫn lời bà Ming Yu Hah, Phó Giám đốc Vận động Khu vực của Amnesty International, rằng: “Việc đánh đập, biệt giam và cùm chân suốt nhiều ngày là hình thức tra tấn hoặc ngược đãi.

Cơ quan chức năng Việt Nam phải khẩn cấp điều tra những cáo buộc liên quan và truy cứu trách nhiệm đối với những người vi phạm”.

Đảng Chọn Nga! Hình Đoàn Ukraine Tham Dự Cuộc Thi Chạy ở Hà Nội Bị Xóa! Chuyện Khó Tin hay Dễ Hiểu?


(Hình: Đoàn của Tòa Ðại sứ Ukraine tham gia “Giải chạy Báo Hà Nội Mới” hôm 2/10/2022.)

Mạng báo Hà Nội Mới hôm 3/10/2022 đã rút đoàn bộ hình ảnh của những người Ukraine tham gia vào cuộc thi chạy với chủ đề “Vì hòa bình”, nhưng vẫn để lại hình của đoàn Nga.

Do đó, Ngày 4/10 vừa qua, Facebook page chính thức của Tòa Ðại sứ Ukraine tại Việt Nam đăng tải một bức thư ngỏ gởi đến báo Hà Nội Mới. Nội dung bức thư bày tỏ sự “bất ngờ”, cũng như yêu cầu tờ báo giải thích về hành động này.

Hà Nội Mới Rút Hình Đoàn Ukraine, Để Hình Đoàn Nga

Sự việc bắt đầu vào sáng Chủ Nhật, ngày 2/10, “Giải chạy Báo Hà Nội Mới” lần thứ 47 được tổ chức tại Hà Nội. Chủ đề của năm 2022 là “Vì hòa bình”, với sự tham gia của khoảng 1.500 vận động viên chuyên nghiệp và nghiệp dư, nhằm truyền đi thông điệp về hòa bình, kêu gọi nỗ lực chung để thúc đẩy hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Tòa Ðại sứ Ukraine là một đơn vị được mời tham gia sự kiện này.

“Cán bộ, nhân viên Tòa Ðại sứ Ukraine tự hào được tham gia cuộc chạy vì Hòa bình cùng với các đại biểu quốc tế và Việt Nam. Chúng tôi cũng rất vui và biết ơn phóng viên khi xem những hình ảnh của chúng tôi trong bản tin của Báo Hà Nội Mới chiều ngày 2/10. Điều đó rất có ý nghĩa: Một lời kêu gọi hòa bình từ trái tim Hà Nội”. - Theo nội dung bức thư ngỏ.

Tuy nhiên, đến ngày 3/10, toàn bộ hình ảnh của đoàn vận động viên đến từ Ukraine đột nhiên bị xóa khỏi trang báo Hà Nội Mới, mà không có lời giải thích thích nào. Vậy nhưng, hình ảnh của đoàn Nga, là đất nước phát động chiến tranh với Ukraine, thì vẫn được giữ nguyên.

Tòa Ðại sứ Ukraine bày tỏ cảm xúc trong thư ngỏ:

“Hãy tưởng tượng sự ngạc nhiên của chúng tôi khi mở bài báo vào ngày 3/10 và thấy rằng những bức ảnh của những người Ukraine tham gia không còn ở đó nữa.

Trớ trêu thay, bài báo vẫn đưa ra những bức ảnh của những vận động viên từ đất nước mà ngày nay đang làm những việc hoàn toàn trái ngược với hòa bình: ném phi đạn và bom vào các thành phố của Ukraine, giết chết trẻ em và người lớn tuổi, đàn ông và phụ nữ, bắt cóc, tra tấn, cưỡng hiếp, cưỡng bức, buộc hơn 10 triệu người phải rời bỏ nhà cửa của họ và chạy trốn chiến tranh”.

Bà Nataliya Zhynkina, Tham tán Chính trị của Tòa Ðại sứ Ukraine tại Việt Nam bình luận với Ðài Á Châu Tự Do (RFA) qua email về cảm xúc của mình khi biết tin này:

“Đó là một sự hoang mang thật sự. Tôi đã nghĩ rằng toàn bộ ý tưởng của cuộc chạy đua là vì hòa bình đã bị hoen ố. Hiện nay, trên thế giới đang diễn ra một số cuộc xung đột vũ trang. Cuộc chiến hiện thu hút nhiều sự chú ý nhất và có tác động lớn nhất trên thế giới, đó là cuộc chiến của Nga xâm lược Ukraine.

Tại sao bạn mời người Ukraine tham gia cuộc thi chạy vì hòa bình mà không để hình ảnh của họ được xuất hiện? Tại sao bạn đăng tải hình ảnh và rồi sau đó xóa chúng đi?

Thay vào đó, tại sao bạn lại trưng ra những lá cờ của quốc gia đã gây ra cuộc chiến lớn nhất ở Âu Châu? Điều này nghĩa là gì? Nhiều câu hỏi được đặt ra nhưng chưa có câu trả lời…”.

Cho đến hết ngày 5/10/2022, báo Hà Nội Mới vẫn chưa có phản hồi bức thư ngỏ này, bà Nataliya Zhynkina cho biết.

Phóng viên RFA gọi điện đến tòa soạn báo Hà Nội Mới để hỏi về thêm thông tin về sự việc này. Nhân viên trực điện thoại sau khi nghe nội dung câu hỏi đã chủ động ngắt máy.


(Hình: Vận động viên giơ cao lá cờ Ukraine bị báo Hà Nội Mới rút xuống hôm 3/10/2022.)

Báo Chí Làm Theo Định Hướng Đảng?

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Minh triết, bình luận với RFA rằng chủ trương của Chính quyền Cộng sản Việt Nam là không chỉ trích Nga. Do đó, các tờ báo trong nước cũng bám sát theo thái độ chính trị này mà đưa tin:

“Cho nên là báo chí ăn theo. Họ đưa tin không đến nơi đến chốn, thường là đưa tin có lợi cho Nga.

Nhưng mà họ không biết rằng như thế là có hại. Bởi vì nó đánh lạc hướng, làm cho dân không biết đâu là chính nghĩa, tội ác là ai. Báo chí họ không công bằng, mù quáng trong vấn đề này”.

Chính quyền Việt Nam cho đến nay vẫn không gọi cuộc chiến do Nga phát động ở Ukraine là một cuộc xâm lược. Thậm chí, quốc gia độc đảng này còn liên tiếp bỏ phiếu có lợi cho Nga tại Liên Hiệp Quốc.

Vì vậy, báo chí trong nước, vốn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước, khi đưa tin về cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đều tránh sử dụng từ “xâm lược”.

Một số trang web của các bộ ngành nhà nước thậm chí còn đăng các bài viết nêu quan điểm ủng hộ Nga trước khi cuộc chiến nổ ra. Điển hình là bài “Ai hưởng lợi trong cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine?“, được đăng trên tờ Quân dội Nhân dân hôm 13/2. Trong bài có đoạn khẳng định rằng: “Nga chắc chắn là quốc gia không muốn gây xung đột với Ukraine”.

Tuy nhiên, bà Nataliya Zhynkina vẫn đánh giá rằng nhìn chung thì các tờ báo lớn ở Việt Nam đưa tin khá cân bằng về cuộc chiến này:

“Báo chí trung ương giữ tính trung lập trong các bài báo của họ, đưa tin về các sự kiện, trích dẫn quan điểm và bình luận của các bên khác nhau.

Trong số báo chí địa phương và tư nhân, có một số báo ủng hộ chiến tranh, một số lại ủng hộ hòa bình. Đánh giá của tôi là nhìn chung có sự cân bằng trong cách đưa tin”.

Kể từ khi Nga mở cuộc xâm lược hồi tháng 2/2022, Chính quyền Hà Nội đã nhiều lần ngăn cản các sự kiện có liên quan đến Ukraine.

Ví dụ như vào hôm 16/7, một buổi tọa đàm về văn hóa Ukraine được tổ chức ở Hà Nội bị phá rối giữa chừng, nhiều người người bị công an canh cửa không cho đến dự.

Trước đó, hôm 5/3, một số người dân Hà Nội thông báo họ bị công an giam lỏng tại nhà, không cho đến tham dự một buổi hội chợ gây quỹ tại Tòa Ðại sứ Ukraine.

Một sự kiện hội chợ gây quỹ khác do một nhóm người Ukraine sinh sống tại Hà Nội, dự định tổ chức vào ngày 19 tháng Ba cũng đã phải huỷ bỏ, do có tác động từ phía công an.

Đem Ukraine Đổi Nga! Vì Đó Là... ‘Hà Nội Mới’!

(Trân Văn)


(Một số hình trong thư ngỏ Tòa Ðại sứ Ukraine ở Hà Nội gởi báo Hà Nội Mới. Bên trái là hình ảnh trong ngày 2/10. Bên phải là hình ảnh ngày 3/10/2022.)

Tòa Ðại sứ Ukraine tại Việt Nam vừa gửi Thư ngỏ cho tờ Hà Nội Mới – cơ quan ngôn luận của Thành ủy Hà Nội.

Tòa Ðại sứ Ukraine tại Việt Nam vừa gửi Thư ngỏ cho tờ Hà Nội Mới – cơ quan ngôn luận của Thành ủy Hà Nội. Thư được viết bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Nếu không muốn đọc trực tiếp trên trang facebook của cơ quan đại diện Ukraine tại Việt Nam (1) thì có thể xem toàn văn bên dưới vì thư không quá dài....

Vào sáng Chủ Nhật, ngày 2 tháng 10, một sự kiện đầy ý nghĩa đã diễn ra tại trung tâm thủ đô Việt Nam: Giải chạy Báo Hà Nội Mới lần thứ 47 vì hòa bình.

Gần 1.500 vận động viên chuyên nghiệp và nghiệp dư đã tham gia sự kiện này để truyền tải thông điệp hòa bình đến thế giới, kêu gọi nỗ lực chung để thúc đẩy hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Sống sót qua bao cuộc chiến tranh xâm lược, người Việt Nam biết rõ tầm quan trọng của hòa bình. Cũng đáng quý như vậy là phấn đấu vì hòa bình của những người Ukraine, những người ngày nay đang nỗ lực hết sức có thể để đẩy lùi kẻ xâm lược và khôi phục cuộc sống hòa bình trên đất nước của họ.

Cán bộ, nhân viên Tòa Ðại sứ Ukraine tự hào được tham gia Cuộc chạy vì Hòa bình cùng với các đại biểu quốc tế và Việt Nam. Chúng tôi cũng rất vui và biết ơn phóng viên khi xem những hình ảnh của chúng tôi trong bản tin của Báo Hà Nội Mới chiều ngày 2/10. Điều đó rất có ý nghĩa: Một lời kêu gọi hòa bình từ trái tim Hà Nội.

Hãy tưởng tượng sự ngạc nhiên của chúng tôi khi mở bài báo vào ngày 3 tháng 10 và thấy rằng những bức ảnh của những người Ukraine tham
Trớ trêu thay, bài báo vẫn đưa ra những bức ảnh của những vận động viên từ đất nước mà ngày nay đang làm những việc hoàn toàn trái ngược với hòa bình: Ném phi đạn và bom vào các thành phố của Ukraine, giết chết trẻ em và người lớn tuổi, đàn ông và phụ nữ, bắt cóc, tra tấn, cưỡng hiếp, cưỡng bức, buộc hơn 10 triệu người phải rời bỏ nhà cửa của họ và chạy trốn chiến tranh.

Hãy xem những hình ảnh trong bài báo của Báo Hà Nội Mới, phiên bản ngày 2 tháng 10 và ngày 3 tháng 10, và hãy tìm sự khác biệt.

Năm 1999 Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố Vì hòa bình”. Vào năm 2022, tờ báo hàng đầu của thành phố Hà Nội có kiểm duyệt ảnh của chính mình về các vận động viên chạy vì hòa bình, những người đến từ một đất nước đang phải hứng chịu chiến tranh không? Báo Hà Nội Mới, tờ báo có thể giải thích chuyện gì đã xảy ra không?

Tất nhiên tờ Hà Nội Mới sẽ không giải thích tại sao lại “đục bỏ” hình ảnh những nhân viên ngoại giao đại diện Ukraine tại Việt Nam tham gia “Giải chạy lần thứ 47 Vì hòa bình” do chính tờ báo này tổ chức, rồi thay vào đó là hình ảnh của những người đại diện cho quốc gia... “ném phi đạn và bom vào các thành phố của Ukraine, giết chết trẻ em và người lớn tuổi, đàn ông và phụ nữ, bắt cóc, tra tấn, cưỡng hiếp, cưỡng bức, buộc hơn 10 triệu người phải rời bỏ nhà cửa của họ và chạy trốn chiến tranh”, song ai cũng có thể đoán được lý do....

Chỉ đạo và giám sát nội dung trên tờ Hà Nội Mới vốn là Ban Tuyên giáo (Ban Tuyên giáo) của Thành ủy Hà Nội nhưng trong những trường hợp cần thể hiện “chủ trương, đường lối đối ngoại của đảng” như “Giải chạy lần thứ 47 Vì hòa bình” do Hà Nội Mới tổ chức, chắc chắn Ban Tuyên giáo của Thành ủy Hà Nội không dám... mạo muội ra quyết định.

Ai đó, từ nơi nào đó hiểu rất rõ cung cách quản trị - điều hành ở Việt Nam đã phàn nàn với một hoặc một số cá nhân lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam. Một hoặc một số cá nhân này đã yêu cầu Ban Tuyên giáo của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN... hành động... ngay lập tức!

Chính Ban Tuyên giáo của Ban Chấp hành Trung ương đảng đã yêu cầu Thành ủy Hà Nội ra lệnh cho Ban Biên tập tờ Hà Nội Mới... “sửa sai”. Bởi việc loại bỏ hình ảnh những nhân viên ngoại giao – đại diện Ukraine tại Việt Nam đã tham gia “Giải chạy lần thứ 47 Vì hòa bình” do tờ Hà Nội Mới tổ chức chưa đủ để chứng tỏ... “thành tâm, thiện ý” nên tờ Hà Nội Mới mới thay những hình ảnh đó bằng hình ảnh của những người đại diện cho... Cộng hòa Liên bang Nga!

***
Chỉ trích tờ Hà Nội Mới có lẽ chỉ là mới... “thấy cây” chứ “chưa thấy rừng”. Cứ đối chiếu thái độ của thiên hạ về xung đột Nga-Ukraine với việc loại bỏ hình ảnh những nhân viên ngoại giao – đại diện Ukraine tại Việt Nam đã tham gia “Giải chạy lần thứ 47 Vì hòa bình” và thay những hình ảnh đó bằng hình ảnh của những người đại diện cho... Cộng hòa Liên bang Nga ắt sẽ mường tượng được lối chỉ đạo, cách hành xử đó là khôn hay dại và hậu quả là lớn hay nhỏ?

Liệu cộng đồng các viên chức ngoại giao, đại diện các quốc gia, tổ chức quốc tế ở Việt Nam có biết chuyện này không? Chắc chắn là biết! Không phải bây giờ mới biết mà đã biết từ lâu. Việc loại bỏ hình ảnh những nhân viên ngoại giao – đại diện Ukraine tại Việt Nam đã tham gia “Giải chạy lần thứ 47 Vì hòa bình” và thay những hình ảnh đó bằng hình ảnh của những người đại diện cho... Cộng hòa Liên bang Nga chỉ giúp chứng minh hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam rất... nhất quán (cản trở việc bày tỏ sự đồng cảm với Ukraine hay quyên góp giúp đỡ Ukraine,...) và cương quyết không để hệ thống truyền thông chính thức... “lạc” vào con đường mà đa số thiên hạ đang... đi!

Chuyện loại bỏ ảnh những cá nhân là nhân viên ngoại giao đại diện cho một quốc gia để thay bằng ảnh những cá nhân là nhân viên ngoại giao đại diện cho một quốc gia khác giúp minh họa thêm đường lối, chủ trương đối ngoại của một tập thể mà lãnh đạo tập thể đó – ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng CSVN, từng quảng bá là “trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh” - trường phái... “cây tre Việt Nam” – “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển” luôn “biết nhu - biết cương, biết thời - biết thế, biết mình - biết người, biết tiến - biết thoái, tùy cơ ứng biến, lạt mềm buộc chặt, mềm nắn rắn buông” (2)....

“Trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh” thường tỏ ra rất “rắn” với những quốc gia như Ukraine bất kể Cộng đồng Âu Châu nhiều lần khẳng định dân chúng Ukraine đang hành xử như những người bảo vệ cho các giá trị của Âu Châu song luôn rất... “mềm” với một số quốc gia như Cộng hòa Liên bang Nga, hoặc liên tục bỏ “cương” - chọn... “nhu”, bỏ “tiến” - chọn... “thoái” với Trung Quốc, thậm chí “buông” tới mức, hệ thống truyền thông chính thức phải... “uyển chuyển”, trong một thời gian dài, không cơ quan truyền thông chính thức nào dám “chỉ mặt, gọi tên” mỗi khi Trung Quốc làm càn mà chỉ nêu chung chung là... “lạ”!

Trường phái... “cây tre Việt Nam” – “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển” có thể chuyển “lạ” từ tính từ thành danh từ thì trong cách hành xử liên quan đến đối ngoại đối với không chỉ một xứ như Ukraine, tờ Hà Nội Mới không phải là đối tượng đáng để bận tâm. Đối tượng cần phải bận tâm là “Hà Nội”... “mới”. Một “Hà Nội” chưa từng có trước khi có đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối, trong đối ngoại luôn... “biết nhu - biết cương, biết thời - biết thế, biết mình - biết người, biết tiến - biết thoái, tùy cơ ứng biến, lạt mềm buộc chặt, mềm nắn rắn buông”!

tin nong final email.docx

Không có nhận xét nào: