Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2022

TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT :09/08/2022


Cựu phó tổng thống Mỹ Mike Pence lên tiếng việc FBI đột kích vào dinh thự của ông Trump Mật vụ Mỹ đứng gác bên ngoài khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Trump trong lúc FBI khám xét. Cựu phó tổng thống Mỹ Mike Pence hôm 9 tháng 8 bức xúc về cuộc đột kích của FBI vào dinh thự của ông Trump. Trên twitter, ông Mike Pence viết: “Tôi chia sẻ mối quan ngại sâu sắc của hàng triệu người Mỹ trước cuộc khám xét chưa từng có tiền lệ đối với tư gia của cựu tổng thống Donald Trump”. Nhấn mạnh về việc không có cựu tổng thống nào từng bị khám xét tư gia, ông Pence chỉ trích Bộ Tư pháp Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden đang bị ảnh hưởng bởi đối đầu đảng phái. 
<!>
Ông cũng đưa ra chỉ trích tương tự với FBI và yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland đăng đàn giải thích.

Nhiều chính trị gia Đảng Cộng hòa, trong đó có cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Thống đốc Florida Ron DeSantis, đã lên tiếng phản ứng sau khi có thông tin FBI đột kích không báo trước vào dinh thự của cựu Tổng thống Donald Trump ở Mar-a-Lago tối 8/8 (giờ Mỹ).

Cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng tiến hành một lệnh khám xét đối với một cựu tổng thống Mỹ là “đặt ra một tiền lệ nguy hiểm”.

Ông cho biết trên twitter: “Vũ khí hóa Bộ Tư Pháp/Cục Điều tra Liên bang vì mục đích chính trị rõ ràng là đáng hổ thẹn. Tổng chưởng lý phải giải thích tại sao truyền thống 250 năm lại bị đảo ngược bằng cuộc bố ráp này. Tôi đã làm việc trong vụ Benghazi, trong đó chúng tôi đã chứng minh được bà Hillary có thông tin mật. Nhưng chúng tôi đã không tiến hành bố ráp nhà của bà ấy”.

Thống đốc Florida Ron DeSantis nói rằng cuộc đột kích vào nhà riêng của ông Trump là “một cuộc leo thang khác trong việc vũ khí hóa các cơ quan liên bang chống lại các đối thủ chính trị của chế độ này”. Ông cũng nhấn mạnh rằng mọi người thích con trai của Tổng thống Joe Biden là Hunter Biden “được đối xử nhẹ nhàng tế nhị”.

Cựu Tổng thống Trump trong một tuyên bố cho biết các đối thủ của ông “thực sự không muốn tôi tranh cử Tổng thống vào năm 2024” và cũng sẽ “làm bất cứ điều gì để ngăn cản những người Cộng hòa và Bảo thủ trong cuộc Bầu cử giữa kỳ sắp tới.”

Cho tới nay, khi phát biểu trước công chúng, ông Trump vẫn hay nhắc tới ý tưởng tái tranh cử tổng thống vào năm 2024 nhưng chưa nói rõ ràng liệu ông có thực sự chạy đua hay không.

Hiện cũng chưa rõ vụ khám xét hôm 8/8 có ảnh hưởng thế nào tới triển vọng chạy đua vào Nhà Trắng của ông Trump vào năm 2024. Vụ khám xét chỉ là một bước trong quá trình điều tra, không có nghĩa ông Trump sẽ nghiễm nhiên bị khởi tố hình sự hay kết tội.

FBI sẽ không thể tiến hành vụ khám xét nếu không có sự phê chuẩn của một thẩm phán. Vị thẩm phán này cũng sẽ phải xác nhận việc có căn cứ khám xét hay không trước khi chấp thuận.

Yêu cầu khám xét gần như chắc chắn cũng đã nhận được sự tán đồng từ Giám đốc FBI Christopher Wray, nhân vật do ông Trump bổ nhiệm, và cấp trên, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland, người do ông Biden bổ nhiệm.

Trong quá khứ, các cuộc điều tra chính trị nhắm vào ông Trump chỉ càng củng cố hơn nữa vị thế của tổng thống Mỹ thứ 45 trong mắt người ủng hộ.

Vụ khám xét của FBI có nguy cơ đổ thêm dầu vào lửa trong nền chính trị Mỹ, đất nước vốn đã chia rẽ với hàng triệu người tin vào cáo buộc gian lận bầu cử sai sự thật của ông Trump.

Niềm tin của những người này – rằng ông Trump bị đối xử bất công – cũng có thể trở thành nhiên liệu cho chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024 mà ông đang để mắt tới.

Và dường như là kể cả một cuộc điều tra với những chứng cứ bất lợi rõ ràng cũng không thể làm suy chuyển thái độ của họ đối với ông Trump, nếu vị cựu tổng thống biết cách phản ứng.

‘Nền cộng hòa chuối’: Thống đốc bang Florida phản ứng về cuộc đột kích nhà ông Trump của FBI


Thống đốc Florida Ron DeSantis và nhiều nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa khác cảnh báo rằng cuộc khám xét của FBI đối với ngôi nhà Mar-a-Lago ở Florida của Tổng thống thứ 45 có thể tạo ra tiền lệ nguy hiểm, đồng thời cáo buộc chính quyền Biden vũ khí hóa Bộ Tư pháp vì mục đích chính trị.

Trước đó, vào ngày 08/08, cựu Tổng thống Donald Trump nói rằng ngôi nhà của ông “đang bị bao vây, đột kích và chiếm đóng”. Ông Trump đã chỉ trích cuộc đột kích trong một bài đăng trên ứng dụng truyền thông xã hội Truth Social rằng “đây là thời kỳ đen tối đối với quốc gia của chúng ta”.

“Sau khi làm việc và hợp tác với các cơ quan liên quan của chính phủ, cuộc đột kích không báo trước vào nhà tôi là không cần thiết và không phù hợp”, ông Trump nói.

Cuộc đột kích của FBI có vẻ như có liên quan đến một cuộc điều tra về việc ông Trump xử lý các văn kiện. Luật sư Christina Bobb của cựu Tổng thống Trump xác nhận với CNN vào tối thứ 2 (08/08) rằng FBI đã thu giữ tài liệu trong quá trình khám xét ngôi nhà Mar-a-Lago.

Nền cộng hòa chuối
Sau thông báo của ông Trump, nhiều nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa đã lên án cuộc đột kích. Một số trong đó cảnh báo rằng động thái như vậy có thể tạo ra tiền lệ nguy hiểm, trong khi những người khác cáo buộc chính quyền Biden vũ khí hóa Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) vì mục đích chính trị.

Thống đốc bang Florida Ron DeSantis cho biết cuộc đột kích vào nhà của ông Trump cho thấy “một sự leo thang khác trong việc vũ khí hóa các cơ quan liên bang để chống lại các đối thủ chính trị của chính quyền”, đồng thời lưu ý rằng những người như Hunter Biden, con trai của Tổng thống Joe Biden, lại được đối xử một cách đặc biệt khéo léo. Ông DeSantis gọi nước Mỹ dưới thời chính quyền Biden là “nền cộng hòa chuối”.

Cộng hòa chuối là thuật ngữ chỉ các quốc gia có nền chính trị bất ổn, chẳng hạn được dẫn dắt bởi các nhà lãnh đạo độc tài, từ đó tạo ra tình trạng tham nhũng, đàn áp, v.v,.

Ông Hunter Biden hiện đang bị điều tra vì cáo buộc gian lận thuế, vận động hành lang và rửa tiền; cuộc điều tra này đã bắt đầu từ đầu năm 2018.

Trong khi đó, ông Pompeo, cựu Ngoại trưởng thời Trump, nói rằng các hành động chống lại một cựu Tổng thống Mỹ như thế này đặt ra là một tiền lệ "nguy hiểm".

“Việc DOJ/FBI vũ khí hóa chính trị rõ ràng là điều đáng xấu hổ. AG [Tổng chưởng lý Hoa Kỳ] phải giải thích lý do tại sao các hoạt động kéo dài [gần] 250 năm [của chức vụ Tổng chưởng lý] lại bị đảo lộn bởi cuộc đột kích này”, ông Pompeo viết. “Tôi từng làm việc tại Ủy ban Benghazi, nơi chúng tôi đã chứng minh rằng bà Hilliary trao đổi thông tin mật. [Nhưng] Chúng tôi đã không đột kích vào nhà của bà ấy”.

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham (Cộng hòa - South Carolina) viết trên Twitter rằng cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ không còn xa. Ông Trump đã ám chỉ rằng ông ấy sẽ tái tranh cử Tổng thống vào năm 2024 và ông ấy có thể sớm đưa ra thông báo chính thức, trước hoặc sau cuộc bầu cử tháng 11.

“Thời gian sẽ trả lời về cuộc điều tra gần đây nhất này. Tuy nhiên, việc khởi động cuộc điều tra về một cựu Tổng thống khi mà cuộc bầu cử đang ở gần như thế này là rất có vấn đề”, ông Graham viết.

Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn (Cộng hòa - Tennessee) đặt câu hỏi tại sao FBI từ chối đột kích vào nhà của các chính quyền trước đây, bao gồm cả vợ chồng Clinton và ông Obama.

“Bill và Hillary Clinton đã lấy số đồ đạc trị giá 28.000 USD từ Tòa Bạch Ốc. Obama đã vi phạm Đạo luật Hồ sơ Tổng thống. Tại sao FBI không đột kích nhà của họ? Đây là một cuộc săn phù thủy chính trị nhằm hạ bệ Tổng thống Trump”, nhà lập pháp Đảng Cộng hòa viết.

Ông Kevin McCarthy, lãnh đạo phe thiểu số của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện, cho biết trong một tuyên bố rằng Bộ Tư pháp Mỹ đã đạt đến “tình trạng quá quắt của việc vũ khí hóa chính trị” và cam kết rằng, khi đảng Cộng hòa giành lại Hạ viện, họ sẽ “ngay lập tức tiến hành giám sát cơ quan này, theo sát sự thật và không bỏ sót bất cứ điều gì”.

Thổ Nhĩ Kỳ: Thêm 2 tàu ngũ cốc đã rời cảng Ukraine


Giữa bối cảnh chiến tranh Nga - Ukraine tiếp tục căng thẳng, 2 tàu chở ngũ cốc vừa rời cảng Chornomorsk của Ukraine, nâng tổng số tàu xuất khẩu ngũ cốc qua con đường an toàn trên biển lên 12 chiếc.

Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết hôm thứ 3 (09/08), thêm 2 tàu chở ngũ cốc đã rời cảng Chornomorsk của Ukraine trong khuôn khổ thỏa thuận thúc đẩy xuất khẩu qua đường biển giữa Ukraine và Nga.

Tàu Ocean Lion đang trên đường đến Hàn Quốc, mang theo 64.720 tấn ngô; trong khi tàu Rahmi Yagci chở 5.300 tấn bột hướng dương đến Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).

Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã làm trung gian cho thỏa thuận hồi tháng 7 sau khi xuất hiện cảnh báo rằng việc ngừng vận chuyển ngũ cốc bởi xung đột Nga - Ukraine có thể dẫn đến tình trạng thiếu lương thực trầm trọng và thậm chí bùng phát nạn đói ở nhiều nơi trên thế giới.

4 tàu rời Ukraine hôm Chủ nhật đang neo đậu gần Istanbul và sẽ được kiểm tra vào thứ 3 theo giờ địa phương, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết thêm.

Trước khi Nga bắt đầu cuộc chiến với Ukraine vào ngày 24/02, hai nước đã cung cấp gần ⅓ lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu.

Việc nối lại xuất khẩu ngũ cốc đang được giám sát bởi Trung tâm Điều phối chung (JCC) ở Istanbul, nơi các nhân viên Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc cùng làm việc.

Ukraine hy vọng sẽ xuất khẩu 20 triệu tấn ngũ cốc trong các hầm chứa và 40 triệu tấn từ vụ thu hoạch mới, cố vấn kinh tế Ukraine Oleh Ustenko cho biết vào tháng 7. Chính phủ nước này hy vọng sẽ kiếm được 10 tỷ USD từ lượng hàng hóa này để bổ sung cho nền kinh tế đang sụp đổ. Tuy nhiên, ông Ustenko cho biết có thể mất từ 20 đến 24 tháng để xuất khẩu chúng nếu các cảng không thể hoạt động bình thường.

Ukraina lên tiếng về nghi vấn tấn công căn cứ Nga ở Crimea


Bộ Quốc phòng Ukraina bác bỏ có liên quan đến các vụ nổ tại căn cứ lớn của Nga ở bán đảo Crimea hôm 9 tháng 8 khiến ít nhất 1 người thiệt mạng.

Trong một tuyên bố, Bộ này cho biết: “Liên quan đến vụ hỏa hoạn ở căn cứ không quân Saky (của Nga) gần thị trấn Novofedorivka, ở bán đảo Crimea, Bộ Quốc phòng Ukraina chưa thể xác định nguyên nhân”.

Cùng ngày, cố vấn cấp cao của Tổng thống Ukraina, ông Mykhailo Podoliak, khẳng định Kyiv không liên quan đến các vụ nổ tại căn cứ không quân ở Novofedorivka. “Tất nhiên là không. Chúng tôi không liên quan. Đây có thể là hệ quả của việc quản lý yếu kém trong các lực lượng vũ trang Nga”.

Đây là những bình luận đầu tiên của giới chức Ukraina sau khi có những nghi vấn rằng quân đội nước này đã tấn công vào căn cứ không quân Saky của Nga ở bán đảo Crimea chiều 9 tháng 8. Truyền thông địa phương đưa tin, căn cứ Saky rung chuyển bởi các vụ nổ lớn khiến ít nhất 1 người thiệt mạng, 5 người bị thương.

Căn cứ Saky cách thành phố Odessa, miền Nam Ukraina, gần 300km. Sự việc làm dấy lên đồn đoán rằng Ukraina đã sử dụng hoả tiễn hành trình Neptune có tầm bắn hơn 300km để tấn công căn cứ quan trọng này của Nga. Tổng biên tập báo Russia Today cho rằng đây cũng có thể là một phần trong hoạt động du kích của Ukraina.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga đã bác bỏ và cho biết đó chỉ là một vụ nổ kho đạn ở căn cứ.

Thông tin về vụ nổ xuất hiện giữa lúc Ngũ Giác Đài đầu tuần này xác nhận đã viện trợ cho Ukraina các hoả tiễn chống radar có tầm bắn xa hơn những hoả tiễn Washington cung cấp trước đó. Nó được cho là hoả tiễn chống radar tốc độ cao AGM-88 có tầm bắn gần 200km nhưng thường được trang bị cho máy bay quân sự.

Giới quan sát đánh giá, nếu Ukraina đứng sau vụ tấn công vào căn cứ Nga ở Crimea, bán đảo của Ukraina bị Nga dùng vũ lực sáp nhập vào năm 2014, thì cuộc chiến có thể dẫn đến leo thang lên một nấc mới.

--
Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "CHIEN SI CONG HOA".
Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến chiensiconghoa+unsubscribe@googlegroups.com.

Không có nhận xét nào: