Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2022

Phía giấu mặt - Nguyễn Linh Quang

 

Tôi nghĩ chú chờ đợi, chờ tôi. (Minh họa: Violet Lim/Pixabay - Chú, độc thân, trông còn trẻ măng ở độ tuổi bốn mươi sung mãn, quyến rũ không chịu được! Tôi yêu chú như yêu bố, yêu mẹ, những người tôi gặp gỡ thường nhất trong tuần, trong tháng, từ năm này sang năm khác. Nhưng tôi bắt đầu phân biệt tình yêu của mình dành cho bố mẹ và cho chú từ năm mười một, từ khi bắt đầu biết ngường ngượng khi chú cạ chiếc cằm vuông lởm chởm chân râu cạo rối lên má, khen cháu gái của chú càng lớn càng xinh đẹp, như Catherine Deneuve vậy.
<!>

Tôi biết chú mê Deneuve nên hài lòng với lời khen, nhưng chưa thật thỏa mãn, vì tôi không thích nét đẹp lạnh lùng đài các đó. Tôi mơ những Madonna, Sophie Marceau, Julia Roberts hực hỡ, phơi phới kìa.

Tôi bắt đầu mong ngày Thứ Bảy mau đến từ năm mười bốn, để được nhìn thấy vóc vạc cùng nụ cười, được nghe giọng nói trầm ấm của chú, và đôi lúc, ngửi được cả mùi thuốc cạo râu dìu dịu lẫn mùi nước hoa thơm mát mỗi khi giả vờ nũng nịu bá cổ víu tay.

Có lần mẹ kể, lúc chưa đầy năm, đang thời mọc răng, tôi lè nhè khóc cả ngày, nhưng hễ cứ nghe tiếng chú là ngưng bặt, cười toe toét và nhất định đòi chú cho bằng được, ai giành bế lại cũng lăn ra ăn vạ. Từ bé, chú gần tôi hơn bất kỳ người họ hàng hay bạn bè quen biết nào của bố mẹ. Chú mở vòng tay ôm thân thiết đón tôi chạy òa vào lòng trước cả khi bắt tay bố và tặng hoa mẹ mỗi chiều Thứ Bảy.

Vậy mà không ai dạy, năm mười hai tuổi, tôi nhìn ra ở chú Kent là mẫu đàn ông lý tưởng của những con búp bê Barbie tóc vàng xếp chật tủ. Đến năm mười lăm, tôi lén bố mẹ lấy kéo cắt đôi tấm ảnh gia đình, nhét vào cặp phần chỉ có chú quàng vai tôi rồi đến lớp khoe ầm lên: bồ tao đó, bồ tao đó! Lũ bạn gái trầm trồ, ganh tị. Mấy tên con trai sa sầm mặt, bĩu môi, gọi lén sau lưng tôi là con đĩ ngựa Lolita. Cóc có ngán ai!

Trong lớp, đứa nào học giỏi bằng tôi? Đứa nào sexy bằng tôi? Áo thun không nịt ngực khoe vú căng mẩy. Bạn gái tôi còn có một vài, chứ bạn trai chẳng thằng nào đáng. Tôi nhìn chúng bằng nửa con mắt, và so với chú, thật, chúng thấp hơn hẳn hai cái đầu!

Vậy mà, lạ, chú dửng dưng như không. Chú đối đãi với tôi vẫn như với con bé con còn thèm kẹo mút. Tôi đã qua lâu rồi cái tuổi mút kẹo, tôi thèm, những thứ khác, xôn xao nhộn nhạo trong máu thịt dậy thì cuồng nhựa sống. Chú vô tình, hay chú cố tình cười cười khi bố trừng mắt lần tôi đánh bạo đòi đi bơi chung một chiều Thứ Bảy năm mười sáu tuổi. Tôi muốn thấy tận mắt những bắp thịt ngực vồng chật dưới lớp áo thể thao chú vẫn mặc. Tôi tưởng tượng chúng cũng rám nâu, ửng hồng như phần da mặt, da tay của chú, tiếp với vùng bụng thon rắn, và xuống thấp hơn… Ấm ức, tôi đem tưởng tượng của tôi vùng vằng bỏ vào phòng, trùm chăn, quằn quại một mình.

Mười bảy tuổi, tôi là đứa còn trinh duy nhất trong lớp. Tôi tập hôn, tập ve vuốt kiếm tìm với mấy nhỏ bạn gái, nhưng nhất định sẽ để dành tất cả cho chú, ngay cả đôi tay và đôi môi, là những mục tiêu dễ bị bọn con trai mất dạy dòm ngó và oanh tạc nhất. Tôi còn là trinh nữ, nhưng không thánh thiện, mà khao khát dâng hiến, thèm muốn được thất thân với chú. Với chú mà thôi.

Lần có kinh thứ nhất, giữa năm mười ba, tôi vờ ốm, trốn biệt trong phòng cả tuần. Chỉ mình mẹ biết. Như thường lệ, chiều Thứ Bảy chú đến, rủ bố đi. Tôi nằm nghe tiếng bánh xe nghiến sỏi, xốn xang bức bối. Tuần sau, chú đem tặng một chiếc áo đầm trắng nhiều ren, thêm vài mụn nơ hồng đây đó. Mẹ trầm trồ, bảo để dành cho tôi mặc dịp rước lễ lần đầu. Bố nheo mắt, nói sao giống áo cưới thế. Tôi thích lời bố bàn hơn, mải miết bày trong đầu lễ cưới với voan cài tóc, hoa cầm tay và chàng rể thân ái cận kề, hao hao giống chú. Thấy vui.

Đêm ấy, khóa cửa phòng, tôi diện bộ áo trước gương, xếp lũ búp bê thành hai hàng, lôi con khỉ to đùng bỏ xó trong góc từ lâu ra khoác chăn cho làm chàng rể, và cử hành lễ cưới bằng bài hát của Bạch Tuyết, rè rè trong cuộn băng nhão: un jour, mon prince viendra… Một hôm mẹ kể, ngày sinh nhật đầu tiên, giữa một đống quà tặng, tôi chỉ khư khư giữ chặt con gấu bông trắng muốt chú cho. Chẳng hiểu vì chú đoán được ý thích của tôi, hay, chính vì con gấu mà từ đó tôi đâm mê màu trắng. Và sau này lớn hơn, tôi mới để ý thấy lúc nào chú cũng mặc sơ-mi hay polo trắng. Cứ như vậy, lặp đi lặp lại đều đặn mỗi chiều Thứ Bảy không hề thay đổi.

Lúc còn bé xíu, đâu chừng lên sáu, có lần ngồi trong lòng chú trên xích đu ngoài sân, tôi hỏi: sao chú không lấy vợ để có em bé (câu hỏi ngu lạ!). Chú cười bảo đợi cháu lớn, lấy chồng, rồi chú lấy vợ cùng một ngày luôn cho tiện. Câu trả lời vu vơ thế mà in sâu vào đầu, lớn dần theo tuổi. Tôi mong tôi mau lớn, mau có thẻ căn cước, mau vào đại học để chú thực hiện lời hứa. Tôi nghĩ chú chờ đợi, chờ tôi, vì ngoài những chuyến công tác hay du lịch xa, cuối tuần nào chú cũng đến nhà rủ bố đi chơi thể thao.

Trong những câu chuyện trao đổi, ngoài mẹ của chú, mẹ tôi, tôi và Catherine Deneuve ra, không hề nghe chú nhắc đến tên một người đàn bà nào khác. Tôi yên tâm, thấy cơ thể nảy nở theo tuổi tác. Hình như tia nhìn của chú dành cho tôi cũng bắt đầu khang khác đi.


Tôi khao khát dâng hiến, thèm muốn được thất thân với chú. Với chú mà thôi. (Minh họa: Siggy Nowak/Pixabay)

Mùa Hè năm mười bảy tuổi, lần đầu tiên bố cho phép tôi cùng vào sân quần vợt. Bố và chú kiên nhẫn thay phiên nhau tiếp những đường banh không mấy đẹp mắt của tôi. Khi đã mệt nhoài, tôi tìm góc mát ngồi nhìn hai người thi đấu. Không phải hai đối thủ, mà là những người luyện tập kỹ thuật với những đường banh giao điêu luyện và hiểm hóc. Nhưng khi bố và chú đứng cùng sân để đấu đôi với hai người khác mới tuyệt vời. Không một dấu ra, chẳng một lời nói nhưng họ nhịp nhàng phối hợp với nhau linh hoạt như hai cánh tay trên cùng một cơ thể.

Tôi nhìn những đường banh, những cú vợt thì ít, ngắm chú nhiều hơn. Từ phía sau, tôi có dư thời gian để đưa mắt ôm trọn lấy mảng lưng rộng, mở lớn từ miếng gáy khỏe, liền với vai ngang và thắt gọn vùng eo. Đôi mông chắc nịch đẩy đưa mỗi lần chờ giao banh. Cặp đùi to rậm lông rám nắng, bên trái nhỉnh hơn bên phải một chút. Ngưng trận, mặt chú đỏ gay, cười tươi hơn bao giờ hết, hỏi cháu gái chờ có lâu không. Tôi chỉ muốn nhảy đến ôm chú mà hôn thay cho câu trả lời nhưng không dám.

Bố khéo chọn, câu lạc bộ quần vợt có cả phòng tắm hơi. Nằm im giữa mờ mịt khói nghe mồ hôi tươm đầy cơ thể, tôi thoáng thấy chú hiện ra, da trần loáng bóng như tượng đồng. Lại hoang tưởng. Đàn ông, họ ở phòng bên kia, cách cả dãy hành lang. Nhưng rồi, tôi đem hình ảnh ấy vào giấc mơ đêm, khoác thêm cho chú nào nón áo, nào quần ngắn, nào giày vớ thể thao, và cả một đôi cánh trắng, trắng lóa, buốt mắt, chầm chậm bay giữa những làn hơi nước nhòa nhạt…

Bố đi nghỉ Đông với đồng nghiệp bị nạn tuyết lở. Phải dặm vài lớp son phấn, khuôn mặt bố mới được trưng ra chào người đến viếng trước khi hạ huyệt. Mẹ ngất mấy lần. Ròng ròng nước mắt sau cặp kính đen, chú giữ chặt mẹ trước ngực. Tôi gào to hơn hết thảy, vì biết từ đây sẽ mang tiếng mồ côi, sẽ mất đi nửa phần mái ấm. Về nhà, trong phòng riêng, tôi nghe tiếng chú trầm giọng an ủi vỗ về mẹ, xen lẫn những khoảng trống im lặng rất lâu đè nặng tôi tới ngộp thở.

Một tuần sau, như thường lệ, chú trở lại chiều Thứ Bảy. Mẹ đi thăm mộ bố chưa về. Tôi ôm chầm lấy chú nức nở trên sofa. Chú ghì tôi bằng đôi tay vạm vỡ và đột ngột vồ vập hôn. Tôi xụi lơ há hốc đón từng cuộn lưỡi xục xạo tham lam chiếm hữu, nuốt xuống ừng ực nước bọt của chú và mở toang mọi cửa nẻo đẫm ướt trên thân thể mời gọi.

Tôi cảm thấy từng giọt nước mắt nóng hổi của chú nhỏ tràn xuống má và phần cứng cộm vải quần jean chú mặc miết mạnh từng chặp xuống mảng đùi mẫn cảm tốc tung váy của tôi. Chỉ còn đủ sức thì thào, yêu em, yêu em, tôi lịm đi với cảm giác mọi vật cùng đổ sập xuống đồng loạt. Khi tỉnh dậy, chú đã bỏ đi, đem theo khung hình có ảnh chụp chung bố với chú thường đặt trên nắp đàn dương cầm. Không mất mát gì thêm, kể cả những thứ tôi van nài chú xin đem theo cùng.

Chú là người tình của bố. Mẹ kể, đã từ lâu lắm rồi, từ thời sinh viên, nghĩa là trước khi bố ra trường, lấy mẹ, nghĩa là, trước khi tôi chào đời. Vậy mà bây giờ tôi đang chuẩn bị thi tú tài. Mẹ chấp nhận, vì thấy tình yêu giữa bố và chú không giống như tình yêu giữa bố và mẹ con tôi. Chú không cướp giật, san sớt. Chú vun thêm hạnh phúc vào gia đình.

Bố mẹ và chú đều hiểu như vậy, chỉ có tôi thơ ngây, dại dột giữa những liên hệ đồng lõa chồng chéo, mập mờ phức tạp của cả ba. Tôi vẫn chờ ngày chú trở lại và vẫn tự hỏi, ngoài tình yêu bền bỉ chú dành cho bố, niềm thương mến chú dành cho mẹ, có một chút, một chút nào không sự rung động xác thịt chú dành cho tôi?

Nguyễn Linh Quang

*******

NGHĨ KHÁC ĐI ĐỂ HẠNH PHÚC

Khi chán nản, hãy nghĩ xem mình còn lại bao nhiêu ngày để dằn vặt, còn bao nhiêu thời gian để phung phí? Bạn vui, một ngày cũng qua đi, bạn buồn một ngày cũng kết thúc. Nếu nhận ra điều này hẳn sẽ không dễ dãi để cuộc sống mình âm u nữa.
 
Khi phiền muộn, hãy nghĩ xem thật ra cuộc sống là những phép trừ, gặp nhau một lần là ít đi một lần, sống hết một ngày là giảm đi một ngày, có gì đáng để phí hoài? Không quên tình nghĩa, không nghĩ thị phi, không chấp oan trái, không thẹn với lương tâm là được.
 
Khi không được như ý, hãy nhìn qua những người đang đau khổ trong bệnh viện, chúng ta vẫn mạnh khỏe chính là niềm hạnh phúc. Và hãy xem trên thế giới một giây có bao nhiêu người phải rời đi, chúng ta vẫn còn sống chính là niềm hạnh phúc… Con người muốn có một đời sống khỏe thì tâm phải đơn giản, thân phải nhẹ nhàng.
 
Khi nổi giận, hãy nghĩ xem có nên vì những kẻ không đáng mà ấm ức? Có cần vì những việc không quan trọng mà bực mình? Ăn uống đúng cách, làm việc điều độ, vận động vừa đủ, nghỉ ngơi hợp lí, khoản nào tiết kiệm thì tiết kiệm, phần nào nên tiêu thì chi ra. Bạn tốt thì gia đình và người thân mới tốt, mọi người đều sẽ tốt.
 
Khi tính toán, hãy nghĩ xem con người đi một vòng trong thế gian đều trở về điểm 0, sao phải chi li so bì, không biết nhường nhịn? Nói nhiều thì tổn thương người, tính nhiều thì tổn thần khí, chi bằng đừng so đo nữa, làm một người vui vẻ dễ chịu, không thẹn với lòng!
 
Làm người, còn sống được là tốt.
Có cơm để ăn, có nước để uống, có áo để mặc, có giường để ngủ, có núi để leo, có sách để đọc, có việc để làm, có đường để đi, cớ sao phải bận tâm về một người vô tâm đến độ tàn nhẫn, trong khi họ vẫn ngủ ngon mỗi ngày, còn bạn lại tự dằn vặt bản thân mình?Cả một đời người, trong khoảnh khắc, nếu phóng tầm nhìn ra xa, bạn sẽ đạt được hạnh phúc, nếu mải so đo tính toán, bạn chỉ nhận về phiền não.
 
Nếu chỉ biết bận tâm, bạn cả ngày mệt mỏi, nếu biết thả lỏng, bạn mới nhẹ nhàng hơn.
Nếu thấu hiểu, bạn sẽ trưởng thành; nếu nỗ lực, bạn sẽ đạt tới. Cuộc đời giống như một tách trà, có đắng, có ngọt.
Cuộc đời đi qua đắng cay sẽ cảm nhận được sự ngọt bùi, đây là con đường mà tất cả mọi người phải trải qua để càng thêm trưởng thành. Nó giống như cách bạn ngồi xuống trong một sớm mai đầy nắng, thư giãn tinh thần, nhâm nhi một tách trà thơm. Không cần suy nghĩ quá nhiều, vì hạnh phúc là bản năng bên trong mỗi chúng ta. 

- Nguồn Sưu tầm

Không có nhận xét nào: