Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2022

Kỷ niệm 25 năm Tổ Chức TỪ CÁNH ĐỒNG MÂY - Việt Hải Trần

Nhân dịp Lễ Lao Động Huê Kỳ 09/03/202 (Labor Day Long Weekend), Tổ chức Từ Cánh Đồng Mây Media do KQ Chinook 9 Nút Phan Đình Minh phối hợp cùng Cơ sở Văn Thơ Lạc Việt mừng ngày sanh 25 năm bay đều đặn on air Trên Cánh Đồng Mây. Ban Tổ Chức Văn Hoá Lạc Việt do hoạ sĩ KQ Lê Văn Hải, KQ nhà văn Chinh Nguyên ( công tử Hà Đông #2, tác giả của bestsellers Bước Chân Hoang, Em Một Đời, Lời Tình Buồn, Mẹ Tôi,,...), GS. Phạm Hồng Thái, GS Nguyễn Hồng Dũng,.. đứng ra điều hợp, bảo trợ, tổ chức buổi lễ Từ Cánh Đồng Mây 25, và có phần văn nghệ đặc sắc gồm 4 dòng nhạc Lê Dinh, Lam Phương, Trúc Phương, và Chinook Phan Đinh Minh. Vào Cửa Tự Do. Ban Tổ Chức trân trọng kinh mời.
THIỆP MƠI POSTER đính kèm.
<!>
Đôi nét về nhạc sĩ Lam Phương (theo tài liệu Bách khoa toàn thư Wikipedia).
Lam Phương (20 tháng 3 năm 1937 – 22 tháng 12 năm 2020) là một nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc đại chúng, nhạc trữ tình, tân nhạc Việt Nam với 217 tác phẩm phổ biến từ giữa thập niên 1950 đến nay. Ông còn có bút danh khác là Thương Anh.
Cuộc đời
Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ra ở làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu Thành, tỉnh Rạch Giá (hiện nay là phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang). Nội tổ của ông vốn là người Hoa, bỏ nước sang Việt Nam lập nghiệp trong đợt di dân ồ ạt của người Hoa chống đối với nhà Mãn Thanh. Đời ông nội của ông đã bắt đầu lai Việt Nam. Lam Phương là con đầu lòng, lớn lên với mẹ và năm người em trong cảnh nghèo nàn xơ xác. Cha ông đã bỏ đi theo người đàn bà khác từ lúc ông còn nhỏ.
Năm 10 tuổi, mẹ gửi ông lên Sài Gòn học, sống ở nhà người bác ruột. Ông bắt đầu tự mày mò học nhạc, rồi may mắn được nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương chỉ dẫn. Bút danh Lam Phương do ông lấy từ hai chữ trong tên thật của mình là Lâm và Phùng với ý nghĩa "hướng về phương trời màu xanh hy vọng". Ca khúc đầu tay của ông là bài Chiều thu ấy, viết vào năm 15 tuổi. Ông vay tiền của bạn bè để mướn nhà in in nhạc bướm, sau đó thuê xe chở nhạc đi bán lẻ khắp Sài Gòn. Thời gian đầu sáng tác, ông gặp rất nhiều khó khăn về tài chính khi thường xuyên phải vay tiền những người bạn của mình để tự phát hành các tác phẩm âm nhạc. Thành công với tác phẩm đầu tay, Lam Phương càng miệt mài sáng tác. 3 năm sau, Lam Phương tung ra hàng loạt ca khúc viết về quê hương, trong đó nổi tiếng nhất là Khúc ca ngày mùa được hầu hết các trường học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long chọn để dạy cho học trò ca múa.
Năm 1958, Lam Phương nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trở về dân sự một thời gian thì được lệnh tái ngũ, gia nhập đoàn văn nghệ Bảo An. Sau khi đoàn này giải tán, ông tham gia ban văn nghệ Hoa Tình Thương và sau cùng là Biệt đoàn Văn nghệ Trung ương cho đến ngày Sài Gòn thất thủ.
Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông và gia đình lên tàu Trường Xuân để tị nạn mà không kịp mang theo tài sản gì. Sau đó, ông được chuyển đến định cư tại Virginia, Hoa Kỳ, nhưng ông lại chuyển về Texas, rồi California. Để có tiền nuôi vợ con, Lam Phương phải làm đủ thứ nghề, từ lau sàn nhà, dọn dẹp cho hãng Sears, đến những việc nặng nhọc như thợ mài, thợ tiện,... Sau khi cuộc sống nơi xứ người dần ổn định, cứ mỗi cuối tuần ông cố gắng thu xếp thuê một quán ăn làm sân khấu ca nhạc kịch để bạn văn nghệ gặp nhau, để Túy Hồng và ông có cơ hội sống lại với nhạc kịch. Sau khi ly dị với Túy Hồng, ông rời sang Paris. Sang đây, ông làm công cho một tiệm tạp hóa, quét dọn, đóng gói, khuân vác,… Cho đến một ngày, ông gặp được một tình yêu mới và ông đã kết hôn với người phụ nữ tên Hường, thế nhưng người này rồi cũng bỏ ông mà theo người khác.
Năm 1995, Lam Phương trở về Mỹ và kết hôn với một phụ nữ khác. Ngày 13 tháng 3 năm 1999, ông bị tai biến mạch máu não và liệt nửa người. Thời gian này, ông gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng nhận được vô vàn tình cảm. Từ chuyện người em gái bỏ cả cửa hàng ăn bên Pháp bay sang Mỹ để chăm sóc cho anh, đến chuyện một người yêu nhạc từ bên Úc mua cho ông một căn nhà và ngày nào cũng gọi điện để bắt ông phải nói chuyện. Bà còn đến tận nơi, vứt chiếc xe lăn ra xa để bắt ông tự đi. Những tình cảm đó giúp nhạc sĩ Lam Phương đã dần bình phục, dù không thể được như xưa.
Lần xuất hiện gần đây nhất vào tháng 8 năm 2016, ông cùng đoàn nghệ sĩ của Trung tâm Thúy Nga sang Singapore thực hiện chương trình Tình ca Lam Phương in Singapore.
Nhạc sĩ Lam Phương qua đời vào ngày 22 tháng 12 năm 2020 (theo giờ tại Mỹ) sau thời gian dài điều trị bệnh tim và tai biến, hưởng thọ 83 tuổi.
--------------------------------------------------------------------
Đôi nét về nhạc sĩ Trúc Phương (theo tài liệu Bách khoa toàn thư Wikipedia).
Trúc Phương (1933–1995) là nhạc sĩ nhạc vàng tiêu biểu tại Việt Nam Cộng hòa trước 30 tháng 4 năm 1975. Nhiều ca khúc viết bằng giai điệu Bolero của ông trở thành bất hủ và vẫn được yêu thích cho đến tận nay.
Cuộc đời
Nhạc sĩ Trúc Phương và tôi không hẹn nhưng đã gặp nhau trên con đường sống cho kiếp tằm. Anh trút tâm sự qua cung đàn, còn tôi qua tiếng hát. Trong khoảng thập niên 60, tên tuổi anh và tôi như đã gắn liền với nhau.
— lời ca sĩ Thanh Thúy,
Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiên Lộc, sinh năm 1933 tại Mỹ Hòa, Cầu Ngang, Trà Vinh. Ông sinh hoạt văn nghệ tại Ty Thông tin tỉnh Vĩnh Bình cuối thập niên 1950 trong một thời gian ngắn rồi lên Sài Gòn học nhạc ở lớp nhạc của nhạc sĩ Trịnh Hưng. Hai sáng tác đầu tiên của ông là Tình thương mái lá và Tình thắm duyên quê viết vào năm 1957. Tiếp sau đó là Chiều làng em (1958) và Đò chiều (1959). Bản nhạc Tàu đêm năm cũ bất hủ của ông được viết vào đầu thập niên 1960, tặng cho những người sĩ quan phải đi xa nhà vì lúc đó chính quyền Đệ Nhất Cộng hoà có sắc lệnh hoán chuyển công tác sĩ quan, công chức miền Nam ra miền Trung và ngược lại. Tổng số lượng sáng tác của ông gần 70 bài, nhiều bài phổ biến trong suốt thập niên 1960 và cho đến tận hiện nay. Xin cảm ơn đời là bản nhạc cuối cùng mà ông viết vào tháng 3 năm 1995 với ca từ coi như những tâm tình, uẩn khúc mà ông muốn gửi lại cho đời lần sau chót.
Bìa bản nhạc Thói đời một trong những ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của ông.
Ông từng mở lớp nhạc ở số 33/230, đường Gia Long, Gò Vấp gọi là "Trúc Phương Tự Lực", đào tạo được một số ca sĩ như Thy Lệ Dung, Thy Lệ Huyền, Chinh Thông nhưng không mấy thành công. Tuy vậy, nhiều ca sĩ nổi tiếng nhờ trình bày những sáng tác của Trúc Phương như Thanh Thúy, Chế Linh, Duy Khánh... Với Thanh Thúy, ông viết tặng riêng 5 bài: Hình bóng cũ, Lời ca nữ, Mắt em buồn, Tình yêu trong mắt một người và Mắt chân dung để lại.
Năm 1976, Trúc Phương vượt biên nhưng không thành công và bị tịch thu nhà số 301 Lý Thường Kiệt, Quận 11. Những năm sau, ông vượt biên thêm 2 lần nhưng vẫn không thành công. Lúc ra tù, vợ con ly tán, ông sống không nhà cửa, không giấy tờ tuỳ thân rồi lưu lạc về Trà Vinh, Vĩnh Long và vài nơi khác. Giữa năm 1985, ông được nhận vào công tác tại Hội Văn nghệ Cửu Long, được cấp một căn phòng tại số 6 Hưng Đạo Vương, thị xã Vĩnh Long để ở. Thời gian này ông sáng tác và tặng bản thảo chép tay cho bạn bè một số bài nói về tình yêu cây lá, tình yêu quê hương như Chiều phố huyện, Hoa sách về xa, Trà Vinh trong những tình mật ngọt, Về An Quảng Hữu... Hầu hết những bài này chính ông xác nhận rằng không thành công lắm, lý do bởi không còn cảm hứng dồi dào như những bài tình ca đã được đón nhận từ trước năm 1975.
Ít lâu sau, ông trở về sống tại Sài Gòn rồi qua đời vào ngày 18 tháng 9 năm 1995 vì bệnh sưng phổi, được gia đình an táng tại nghĩa trang Lái Thiêu, tỉnh Sông Bé (Bình Dương). Lúc ông mất, nhạc sĩ Nhật Ngân (lúc này đã định cư ở Mỹ) viết tặng bài Gửi người về cát bụi với lời nhạc có nhắc tên một số bài hát của ông.
Năm 2014, Trung tâm Asia thực hiện chương trình Asia 74: Trúc Phương – Ông hoàng của dòng nhạc Bolero để vinh danh ông.
-----------------------------------------------------------------------------------
Đôi nét về nhạc sĩ Lê Dinh (theo tài liệu Bách khoa toàn thư Wikipedia).
Lê Dinh tên đầy đủ là Lê Văn Dinh, sinh tại làng Vĩnh Hựu, tỉnh Gò Công (nay là tỉnh Tiền Giang).
1948-1953: Học trung học tại Collège Le Myre de Vilers (Mỹ Tho), học hàm thụ lớp hòa âm và sáng tác của École Universelle de Paris.
1953-1955: Học trường Cao đẳng Vô Tuyến Điện Saigon (École Supérieure de Radioélectricité de Saigon).
1955-1957: Dạy học (Pháp văn và âm nhạc) ở Gò Công và ở Chợ Lớn.
1957-1975: Làm việc tại Đài Vô tuyến Việt Nam. Chức vụ: Chủ sự Phòng Sản Xuất rồi Chủ sự Phòng Điều Hợp.
Tháng 8/1978: Vượt biên đến Đài Loan.
Tháng 10/1978: Định cư ở Montréal, Canada cho đến nay.
1979-1999: Làm việc cho hãng tàu chở hàng quốc tế Federal Navigation (FEDNAV) tại Montréal (hãng tàu đã cứu vớt 40 người trên chiếc ghe tỵ nạn - trong đó có gia đình Lê Dinh - trên biển Đông năm 1978).
Từ 1994: chủ trương tờ báo Nguyệt san Nghệ thuật.
2003: trung tâm Thúy Nga thực hiện chương trình Paris By Night 70 - Thu Ca vinh danh ông, cùng với hai nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương và Trường Sa.
2006: trung tâm Asia thực hiện chương trình Asia 52 - Huyền Thoại Lê Minh Bằng vinh danh ông, cùng với hai nhạc sĩ Anh Bằng và Minh Kỳ.
Ông có 1 vợ, 3 con. Ông qua đời vào lúc 4 giờ sáng ngày 9 tháng 11 năm 2020 tại thành phố Longueuil, Québec, Canada, hưởng thọ 86 tuổi.





Inline image

Inline image

Inline image

Không có nhận xét nào: