Bẫy nợ của Việt Nam: Trung Cộng cho Việt Nam vay nợ kín!
Nguồn: https://thediplomat.com/2021/10/vietnams-hidden-debts-to-china-expose-its-political-risks/
Biên dịch Lê Thành Nhân
01/8/2022 By VQ0
Việt Nam vay nợ kín của Trung Cộng: Một rủi ro chính trị!
Mặc dù gánh nợ của Việt Nam đối với Trung Cộng được biết thấp hơn so với một số nước láng giềng, nhưng số nợ kín mới là một nỗi lo đối với chủ quyền của Việt Nam.
<!>
Qua tin tức các báo chí quốc tế, ít thấy tin Việt Nam có liên quan đến món nợ về dự án ”Vành đai và Con đường (BRI)” của Trung Cộng. Nhưng từ năm 2000-2017 Việt Nam lại là nước âm thầm nhận hơn 16.3 tỷ USD của Trung Cộng tài trợ một cách gián tiếp cho dự án “Vành đai, Con đường”. Một báo cáo mới về các chương trình hỗ trợ kinh tế của Trung Cộng đã làm sáng tỏ Việt Nam đang gia tăng gánh nặng nợ của Trung Cộng vượt xa những gì chúng ta được biết, đó là loại nợ kín! (hidden debt) tạo ra rủi ro chính trị, nguy hại đến chủ quyền của Việt Nam đối với nước láng giềng phương Bắc có thành tích bành trướng, xâm lược.
Tưởng Năng Tiến – Sơn Nam
Trong cuốn Một Mảnh Tình Riêng, do nhà Văn Nghệ (VN) xuất bản năm 2000, Sơn Nam tâm sự : “Mẹ tôi đi làm dâu nơi xa nhà hàng năm mươi cây số đường giao thông hồi đầu thế kỷ khó khăn, vượt rừng qua hai con sông đầy sóng gió… Lâu năm lắm mẹ tôi với về quê thăm xứ một lần, tình trạng này tôi thử hư cấu, qua truyện ngắn ‘Gả Thiếp Về Rừng’… Qua sông Cái Bé thì dễ, nhưng gian nan nhất là qua sông Cái Lớn.”
Muốn biết chuyện làm dâu nơi xa, hồi đầu thế kỷ trước, gian nan và khó khăn ra sao, xin đọc vài đoạn (chính) trong truyện ngắn này :
Kinh tế Việt Nam: Nghịch lý đằng sau GDP tăng trưởng cao
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là chỉ tiêu quan trọng đối với mọi quốc gia, không chỉ về kinh tế - nó là cơ sở để tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo và tăng thu nhập…; mà còn về chính trị - nó có thể biểu thị mức độ sự ủng hộ của người dân với chính quyền về chính sách và sự điều hành. Hơn thế, đối với Việt Nam nó là sự bảo đảm cho tính chính danh của Đảng Cộng sản cầm quyền khi không được bầu trực tiếp bởi dân chúng. Các nhà kinh tế cố gắng lý giải về con số GDP tại từng thời điểm, chỉ ra những nghịch lý nhằm phục vụ cho việc vận hành kinh tế; không dễ cho người dân để hiểu đúng thực chất, nhưng lại có ý nghĩa với các nhà lãnh đạo để lý giải cho lợi ích chính trị của họ.
Cuối tháng 6 năm 2022, GDP quý 2 năm 2022 được Tổng cục Thống kê công bố ước tính là 7,72% tăng so với cùng kỳ năm trước và cao hơn tốc độ tăng của quý 2 các năm trong giai đoạn 2011-2021. Trong đó, khu vực dịch vụ đóng góp nhiều nhất với tỷ trọng 48,59%; tiếp theo là khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp với tỷ lệ 46,85%; còn khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ đóng góp tỷ lệ thấp là 4.56% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; Về sử dụng GDP quý 2/2022, tích lũy tài sản tăng 4,57%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 12,33%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,88%...
Hồi Ký "ĐẶC VỤ TRONG HỌC ĐƯỜNG
Duy Văn Hà Đình Huy
LỜI GIỚI THIỆU
Trong cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa chủ nghĩa Cộng sản và thế giới Tự do, đặc biệt ở Việt nam từ năm 1955 - 1975.Trong vòng 20 năm đó, cộng sản Bắc Việt đã liên tục xâm lấn đánh chiếm miền Nam Tự do bằng nhiều hình thức và đã gây biết bao cảnh tang tóc, đau thương cho đồng bào dân tộc. Hàng triệu người đã chết, hàng vạn người phải chịu thương tật suốt đời. Hàng triệu người mẹ, người vợ, người con… khóc cạn nước mắt cho người thân của mình nằm xuống. Những người còn đang sống vẫn không nguôi ngoa, họ đau đớn, xót xa, và đầy những tổn
thương, ám ảnh.
Với mục đích là phải chiếm lấy được miền Nam, cộng sản Bắc Việt đã mở nhiều mặt trận: Quân sự, Tình báo, Binh vận, Đoàn thể,Thanh niên,Sinh viên Học sinh…Riêng trong mặt trận Thanh niên, Sinh viên Học sinh, họ dùng những sinh viên có tư tưởng khuynh tả (chính họ đã huấn luyện) và tạo ra những cuộc biểu tình, xuống đường, ám sát những sinh viên hay những giáo sư, giảng sư có tinh thần quốc gia yêu nước…. Sách “Đặc Vụ Trong Học Đường” này là câu chuyện ghi lại về một chiến sĩ Cảnh Sát Quốc Gia đã vì lòng yêu nước, yêu thể chế Cộng hòa Tự do đã âm thầm làm nhiệm vụ đặc nhiệm để đem lại sự an bình trong khung trời Đại học.Chuyện hoàn toàn không tô đỏ, tô hồng cho mục đích cũng như kết quả.
Sách “ Đặc Vụ Trong Học Đường” của nhà báo Duy Văn xuất bản lần đầu vào năm 2022.
Thu nhập của nông dân khô cạn trên hồ khổng lồ ở Cambodia
(Incomes dry up for farmers on Cambodia’s huge lake)
Sao Phal Nisely – Bình Yên Đông lược dịch
Mekong Eye – 25 July 2022
Khan hiếm nước, đất suy thoái và chi phí hóa chất gia tăng cộng thêm khó khăn trên hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á.
PHNOM PENH – Đời sống chưa bao giờ dễ dàng đối với nông dân dọc theo hồ Tonle Sap của Cambodia – hồ nước ngọt lớn nhất ở Đông Nam Á (ĐNA) – và nay khan hiếm nước, suy thoái đất và giá cả hóa chất gia tăng cộng thêm vào khó khăn của họ.
“Mỗi mùa, những vấn đề thách thức nhất mà nông dân chúng tôi thường đối mặt là thiếu tài chánh và nước,” Reth Pheach, 50 tuổi, có đất trong xã Sa Kream trong tỉnh Kampong Thom.
Trân Văn - Thừa nước, thiếu nước nhưng họa không từ nước
01/8/2022
Một viên chức hữu trách trong lĩnh vực cấp nước tiết lộ: Theo kế hoạch, cụm ba hồ chứa nước thô từ sông Sài Gòn đã ngốn hơn một tỉ Mỹ kim và nếu thực hiện phải mất khoảng 30 năm.
Nghịch lý trong hai vấn nạn mà TP.HCM đang đối diện: Vừa thừa nước, vừa thiếu nước, phơi bày khả năng quản trị - điều hành không chỉ liên quan đến hiện tại cũng như tương lai của một đại đô thị.
Khi hệ thống chính trị, hệ thống công quyền chỉ lựa chọn – bổ nhiệm những cá nhân hội đủ điều kiện về... “lý luận chính trị”, bất kể kiến thức, kinh nghiệm ra sao thì nghịch lý về hai vấn nạn ở TP.HCM chính là ví dụ minh họa về quản trị - điều hành vĩ mô...
Thời sự đó đây ngày Thứ ba 02 tháng 8 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
John Mac Ghlionn* - Sự độc lập về chất bán dẫn và sự thất bại trong các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ
02/8/2022
Nếu như ngẫu nhiên mà quý vị không biết gì cả thì chắc hẳn quý vị cũng biết rằng thế giới đang trong tâm điểm của một cơn khủng hoảng về “mọi thứ.” Với tình trạng thiếu hụt xăng dầu và ngũ cốc, sữa công thức cho trẻ em, và các cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu, đã đến lúc chúng ta cần thêm chất bán dẫn vào danh sách ngày càng mở rộng và nghe có vẻ chiết trung này. Theo các nhà phân tích của công ty McKinsey, ngành công nghiệp chất bán dẫn chiếm 450 tỷ USD doanh thu trực tiếp thường niên. Con số này gần bằng tổng GDP của New Zealand và Phần Lan gộp lại. Chất bán dẫn là nhịp đập của xã hội hiện đại; không có vật liệu này thì không có máy điện toán xách tay, không có điện thoại, không có dịch vụ chăm sóc sức khỏe, không có hệ thống quân sự, không có phương tiện giao thông. Nói cách khác, không có đời sống sinh hoạt.
Truyền thông ĐCSTQ “quay xe”: Sẽ hỗ trợ cao nhất nếu bà Pelosi không ở Đài Loan
Tố Hi
02/8/2022
Về việc bà Pelosi có đến thăm Đài Loan trong chuyến công du châu Á lần này hay không, truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lúc đầu tỏ vẻ cảnh báo cứng rắn, tuy nhiên có dấu hiệu cho thấy họ dường như đã “quay xe”.
Hãng truyền thông NBC của Mỹ trước đó đưa tin, danh sách các điểm đến của bà Pelosi trong chuyến đi châu Á lần này bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Singapore. Mặc dù danh sách này không bao gồm Đài Loan nhưng nhiều suy đoán phổ biến cho rằng bà ấy có thể đến thăm với tính chất “riêng tư cá nhân”.
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét