Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2022

TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT :21/07 /2022


Tình báo Mỹ: “Thất bại” của Nga tại Ukraina khiến Trung Quốc dè dặt trong ý đồ đánh chiếm Đài Loan Ông William Burns, giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), phát biểu tại trụ sở CIA ở Langley, bang Virginia, ngày 08/07/2022. AP - Susan Walsh - Trọng Nghĩa
Giám đốc cơ quan tình báo Mỹ CIA hôm qua, 20/07/2022, đã gắn liền cuộc chiến do Nga khởi xướng tại Ukraina với ý đồ thâu tóm Đài Loan của Trung Quốc, nhận định rằng Bắc Kinh đã quyết tâm đánh chiếm Đài Loan, nhưng đang thận trọng khi thấy các khó khăn Nga gặp phải trong cuộc chiến xâm lược Ukraina.
<!>
Theo hãng tin Pháp AFP, phát biểu tại Diễn Đàn An Ninh Aspen, tiểu bang Colorado (Hoa Kỳ), lãnh đạo CIA William Burns, đã bác bỏ khả năng Trung Quốc tấn công Đài Loan ngay trong năm nay. Đối với ông Burns, tình hình Ukraina trong thời gian gần đây đã khiến Trung Quốc “không yên tâm” khi thấy rằng cuộc chiến đã kéo dài 5 tháng của Nga ở Ukraina là một “thất bại chiến lược” đối với tổng thống Putin, vốn hy vọng lật đổ được chính quyền Kiev trong vỏn vẹn một tuần.

Cuộc chiến Ukraina, theo giám đốc CIA, “ít tác động đến câu hỏi Trung Quốc có dùng vũ lực để thu hồi đảo Đài Loan hay không, mà sẽ ảnh hưởng tới thời gian và phương thức thực hiện điều đó”.

Ông Burns cho rằng có lẽ Bắc Kinh đã thấy là “không thể giành chiến thắng nhanh chóng và quyết định khi thiếu hụt lực lượng”, do đó giới lãnh đạo cũng như quân đội Trung Quốc đã rút ra bài học là "phải tích lũy được một lực lượng áp đảo hoàn toàn đối phương nếu muốn mở chiến dịch trong tương lai".

Ngoài ra, cũng theo giám đốc CIA, Trung Quốc như đã thấy được là cần phải kiểm soát được không gian thông tin và làm hết sức để củng cố nền kinh tế trước khả năng bị trừng phạt. Tóm lại, dù đã quyết tâm đánh chiếm Đài Loan, nhưng Trung Quốc cần phải tính toán thêm và “nguy cơ sẽ ngày càng gia tăng trong những năm tới”.

TT Biden: Quân Đội Mỹ không muốn chủ tịch Hạ Viện đi thăm Đài Loan
Cũng liên quan đến Đài Loan, trong những ngày qua, nhiều phương tiện truyền thông đã tiết lộ thông tin theo đó chủ tịch Hạ Viện Mỹ, bà Nancy Pelosi, có kế hoạch thăm Đài Loan vào tháng 8 tới đây.

Dù văn phòng của bà Pelosi chưa chính thức xác nhận hay bác bỏ thông tin trên, trong lúc bộ Ngoại Giao Đài Loan cũng khẳng định chưa nhận được bất kỳ thông tin nào về chuyến thăm, tổng thống Mỹ Joe Biden vào hôm qua đã tỏ ý không tán thành chuyến đi.

Phát biểu với báo giới, ông Biden một mặt xác định rằng ông không rõ là kế hoạch đó đã đi đến đâu, nhưng một mặt khác nói thêm : “Theo tôi, giới quân sự Mỹ nghĩ rằng “đó không phải là một ý kiến hay vào lúc này”.

Ngay từ thứ Ba 19/07, Bắc Kinh đã lớn tiếng đe dọa đáp trả bằng “các biện pháp mạnh mẽ” nếu bà Pelosi đến thăm đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, và chuyến thăm đó sẽ “phá hủy nghiêm trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc”.

Tranh chức thủ tướng Anh: Ngoại trưởng và cựu bộ trưởng Tài Chính vào chung kết


Cựu bộ trưởng Tài Chính Anh Rishi Sunak (T) và ngoại trưởng Liz Truss, hai ứng viên cho chức thủ tướng Anh thay thế ông Boris Johnson. Ảnh chụp tại Hạ Viện Anh ngày 27/10/2021. AFP - JESSICA TAYLOR
Trọng Thành
Nữ ngoại trưởng Liz Truss và cựu bộ trưởng Tài Chính Rishi Sunak, gốc Ấn Độ, trở thành hai ứng cử viên cuối cùng tranh chức lãnh đạo đảng bảo thủ, sau cuộc bỏ phiếu của các dân biểu bảo thủ trong Nghị Viện Anh hôm qua 20/07/2022. Vào ngày 05/09 tới, khi Nghị Viện Anh có phiên họp ra hè đầu tiên, tân lãnh đạo đảng bảo thủ, tức đảng cầm quyền hiện nay tại Anh, sẽ được bầu vào chức thủ tướng, để thay thế cho ông Boris Johnson.

Để được chấp thuận làm chủ tịch đảng bảo thủ, hai ứng cử viên phải vượt qua được vòng bầu chọn cuối cùng với sự tham gia của khoảng 200.000 đảng viên. Hai ứng viên vào chung kết sẽ có cuộc tranh luận tại thành phố miền trung Stoke-on-Trent, được truyền hình trực tiếp trên BBC vào ngày 25/07.

Từ Luân Đôn, thông tín viên Marie Boeda cho biết những điểm khác biệt và tương đồng giữa hai đối thủ :

‘‘Bà Liz Truss, 46 tuổi, với áo dài đen, nơ trắng, tự khẳng định là người thừa kế xứng đáng của Margaret Thatcher. Trung thành đến mức đã sao chép cả phong cách ăn mặc của cố thủ tướng Anh trong cuộc tranh luận giành quyền lãnh đạo đảng đầu tiên trên truyền hình. Đối diện với nữ ngoại trưởng là ông Rishi Sunak, 42 tuổi, người từng làm việc trong lĩnh vực tài chính.

Cựu bộ trưởng Tài Chính hoàn toàn tương phản với thủ tướng từ chức Boris Johnson. Mềm mại và cẩn trọng, ông Rishi Sunak không gây ra xáo động nào, ngoại trừ việc từ chức bộ trưởng vào ngày 5/7… Việc từ chức của ông đã kéo theo một loạt các vụ từ nhiệm khác trong chính phủ, và cuối cùng đã buộc thủ tướng phải từ chức.

Bà Liz Truss, người trung thành với ông Boris Johnson, vẫn tiếp tục là ngoại trưởng. Ứng cử viên Liz Truss muốn giảm thuế để chống lạm phát. Đây là một hành động nhằm làm đẹp lòng giới bảo thủ. Thủ tướng từ chức Boris Johnson ủng hộ Liz Truss. Trong khi đó, cựu bộ trưởng Kinh Tế Rishi Sunak không có ý định giảm thuế ngay lập tức. Ông cảnh báo các cử tri về ‘‘những câu chuyện cổ tích gây phấn chấn’’, mà đối thủ tung ra. Đây là điểm bất đồng chính giữa họ.

Về phần còn lại, cuộc chiến chống hâm nóng khí hậu không phải là một ưu tiên của họ. Cả hai đều là những người ủng hộ nhiệt thành chủ trương Brexit, mặc dù Liz Truss là người phản đối Brexit cách đây 7 năm. Và về chính sách nhập cư, việc đưa những người nhập cư bất hợp pháp vào Anh đến Rwanda là điều không khiến hai ứng cử viên này sợ hãi’’.

Trong khi cựu bộ trưởng Tài Chính Rishi Sunak được sự ủng hộ nhiều hơn từ các dân biểu bảo thủ, theo một số thăm dò trong giới đảng viên của đảng bảo thủ, ngoại trưởng Liz Truss hiện đang chiếm ưu thế.

Chính phủ liên minh tan rã, Ý trước nguy cơ cực hữu trở lại cầm quyền


Thủ tướng Ý Mario Draghi tại Thượng Viện, Roma, Ý, ngày 20/07/2022. REUTERS - GUGLIELMO MANGIAPANE
Thanh Hà
Sáng 21/07/2022, thủ tướng Ý Mario Draghi lại đệ đơn từ chức lên tổng thống Sergio Mattarella sau khi bị ba đảng trong liên minh bỏ rơi. Có nhiều khả năng, tổng thống Ý thông báo giải tán Quốc Hội sau khi ba đảng trong chính phủ liên minh do ông Mario Draghi đứng đầu từ chối tiếp tục tín nhiệm thủ tướng.

Hôm qua 20/07, ba trong số các đảng tham gia chính phủ liên minh tại Ý, gồm các đảng Forza Italia cánh hữu, La Legacực hữu và phong trào dân túy 5 Sao, đã từ chối tham gia cuộc biểu quyết tín nhiệm ông Mario Draghi để ông có thể tiếp tục điều hành đất nước. Bước kế tiếp, Ý sẽ tổ chức bầu lại Quốc Hội vào mùa thu. Theo các thăm dò, đảng cực hữu La Lega của Matteo Salvini đang dẫn đầu.

Từ tháng 2/2021, ông Draghi thành lập chính phủ « đoàn kết dân tộc » với các đảng từ cánh tả đến cực hữu để đưa nước Ý thoát khỏi khủng hoảng dịch Covid. Nhưng phong trào 5 Sao đã quyết định rời khỏi liên minh này và hôm 14/07, thủ tướng Draghi đã đệ đơn lên tổng thống Ý xin từ chức, nhưng tổng tống Mattarella đã từ chối.

Hôm nay, sau khi đệ đơn từ chức, thủ tướng được tổng thống yêu cầu tiếp tục xử lý thường vụ. Có nhiều khả năng đơn xin từ chức của ông Mario Draghi được chấp thuận. Công luận Ý hoàn toàn bất ngờ trước các diễn biến trên chính trường, vào lúc Roma phải khởi động lại cỗ máy kinh tế, giải quyết vấn đề khan hiếm năng lượng, lạm phát, những thách thức mà chiến tranh Ukraina đặt ra cho nước Ý.

Thông tín viên đài RFI từ Roma, Anne Le Nir cho biết thêm :

« Nội trong ngày, Mario Draghi sẽ đến Điện Quirinal để thông báo với tổng thống Ý, Sergio Mattarella, về quyết định từ chức. Lý do, tại Thượng Viện, thủ tướng Draghi thấy rõ là không thể lại thành lập một chính phủ liên minh như hiện tại. Đó là một liên minh ông đã lập được từ tháng 2/2021.

Tuy nhiên, vì tôn trọng vai trò của các định chế khác nhau trong guồng máy chính trị tại Ý, sáng nay thủ tướng Draghi sẽ phát biểu tại Quốc Hội như đã dự kiến. Tiếp theo, phải đợi đến khi kết thúc cuộc hội kiến giữa ông và tổng thống Mattarella mới biết được những giai đoạn kế tiếp. Như trong tất cả các cuộc khủng hoảng chính trị, tổng thống luôn đóng vai trò then chốt.

Theo các tờ báo lớn tại Roma như La Republica hay la Stampa, người dân Ý khó thoát khỏi một cuộc bầu cử trước thời hạn. Rất có thể sự kiện đó sẽ diễn ra vào đầu tháng 10 tới ».

Quân đội Ukraina mở chiến dịch lấy lại Kherson, Nga quyết giữ


Lực lượng Nga bảo vệ một khu vực mà nhà báo nước ngoài được tham quan ở Kherson, tỉnh Kherson, miền nam Ukraina bị Nga chiếm đóng. Ảnh chụp ngày 20/05/2022. AP
Trọng Thành
Từ nhiều ngày nay, quân đội Ukraina gia tăng tấn công tại khu vực xung quanh thành phố Kherson, thủ phủ tỉnh Kherson, bị quân Nga chiếm ngay từ đầu chiến tranh. Hôm qua, 20/07/2022, truyền thông Ukraina cho biết một số kho đạn của Nga tại thành phố cảng Skadovsk (tỉnh Kherson), trên bờ biển Hắc Hải, cách chiến tuyến khoảng 100 km, đã bị oanh kích.

Theo giới quan sát, cuộc giao tranh tại tỉnh Kherson giữa quân Ukraina và quân Nga chỉ mới ở điểm khởi đầu, trong lúc chiến sự tại vùng miền đông Donbass đã kéo dài từ nhiều tháng nay.

Quân đội Ukraina dường như đã bắt đầu chiến dịch phản công quy mô lớn nhằm lấy lại toàn bộ tỉnh Kherson, phía bắc bán đảo Crimée (do Nga kiểm soát từ 2014). Sau khi nhận được nhiều vũ khí tấn công hạng nặng từ phương Tây, quân đội Ukraina gia tăng áp lực tại khu vực hạ lưu sông Diepr. Từ hai ngày nay, trên các mạng xã hội, nhiều ảnh và video cho thấy dấu vết của các cuộc pháo kích trên cây cầu Antonovsky bắc ngang sông Diepr, ngoại ô Kherson, nối liền thành phố với khu vực phía nam của tỉnh. Cây cầu dài 1.300 km giờ đây là mục tiêu tấn công thường xuyên của các dàn hỏa tiễn đa nòng Himars, do Hoa Kỳ chế tạo.

Hôm nay, chính quyền Mỹ thông báo cấp thêm cho Ukraina nhiều hệ thống tên lửa tầm xa. Có rất nhiều khả năng, với các vũ khí mới được hỗ trợ, quân đội Ukraina sẽ mở chiến dịch lấy lại thành phố Kherson, một mục tiêu có ý nghĩa biểu tượng quan trọng, với khoảng 300.000 dân trước chiến tranh. Có thể những mục tiêu tiếp theo sẽ là các căn cứ quân sự Nga tại bán đảo Crimée, mà Matxcơva coi là thuộc lãnh thổ của Nga kể từ năm 2014. Giới chức Ukraina cũng nhiều lần nhấn mạnh đến việc mở chiến dịch phản công, phá hủy hạm đội Biển Đen mà Nga đang triển khai để kiểm soát các vùng biển thuộc chủ quyền của Ukraina.

Trên L’Express hôm 19/07, tướng Dominique Trinquand, cựu chỉ huy lực lượng Pháp tại Liên Hiệp Quốc, cho biết nếu tập trung lực lượng, quân Ukraina có thể chiếm lại được thành phố Kherson, và đẩy bật quân Nga sang bên kia sông Dniepr, nhưng vượt qua được con sông lớn này sẽ là một thách thức rất lớn. Ngược lại, về phía Nga, theo thẩm định của bộ Quốc Phòng Anh, việc Ukraina mở chiến dịch phản công tại miền nam sẽ buộc Matxcơva xét lại "kế hoạch tác chiến".

Hiện tại, do thiếu binh lực, quân Nga sẽ phải lựa chọn giữa việc tăng cường lực lượng tại vùng miền đông Donbass, hoặc dồn quân về miền nam Ukraina để tăng cường phòng ngự. Trận chiến tại Kherson có ý nghĩa như một trắc nghiệm về khả năng phản công của quân đội Ukraina, với mục tiêu dài hạn là lấy lại toàn bộ các vùng lãnh thổ bị Nga xâm chiếm.

Tình báo Anh: Mục tiêu sắp tới của Nga là nhà máy điện lớn thứ hai của Ukraina
Hãng tin Anh Reuters cho hay, mục tiêu tấn công của quân đội Nga có thể là nhà máy điện lớn thứ hai của Ukraina tại Vuhlehirska, cách thành phố Donetsk 50 km về phía đông bắc, theo tình báo quân sự Anh hôm nay. Trong một bản tin thường kỳ, bộ Quốc Phòng Anh thông báo: ‘‘Nga đang ưu tiên chiếm giữ các cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia, như các nhà máy điện’’.

Nỗ lực tấn công chiếm đóng nhà máy điện Vuhlehirska là một phần trong chiến dịch của Nga hướng tới chiếm lĩnh Kramatorsk và Sloviansk, hai thành phố quan trọng hiện còn do Ukraina kiểm soát tại tỉnh Donetsk.

Nga xác định không giới hạn mục tiêu quân sự ở miền đông Ukraina


Trung tâm thương mại Fabrika ở thành phố Kherson, miền nam Ukraina, bị đánh phá hôm 20/07/2022. AFP - STRINGER
Thanh Hà
Không chỉ kiểm soát miền đông, Nga muốn chiếm luôn cả miền nam Ukraina và những « phần lãnh thổ khác » của nước láng giềng. Ngoại trưởng Lavrov đã xác định mục tiêu quân sự của Matxcơva vào hôm 20/07/2022.

Trả lời hãng thống tấn Ria-Novosti và hệ thống truyền thông RT, Sergei Lavrov khẳng định : Mục tiêu quân sự của Matxcơva không chỉ giới hạn ở Donetsk và Luhansk, những vùng lãnh thổ ở miền đông Ukraina mà phe nổi dậy thân Nga tự tuyên bố là các « Cộng Hòa tự trị ».

Nga đang nhắm tới « các tỉnh Kherson và Zaporijjia » ở miền nam Ukraina và « cả một loạt vùng lãnh thổ khác nữa ». Kremlin sẽ tiếp tục đi theo « hướng này ». Matxcơva sẽ còn mở rộng thêm các « mục tiêu quân sự » tùy theo tình hình và nhất là tùy vào mức độ viện trợ quân sự mà phương Tây cấp cho Ukraina. Ngoại trưởng Lavrov nói thêm, « trong hoàn cảnh hiện tại, đàm phán với Ukraina là vô nghĩa ».

Từ thủ đô Kiev, thông tín viên Stéphane Siohan ghi nhận chiến sự leo thang tại các khu vực ở miền nam Ukraina :

« Trong lúc giao tranh tiếp diễn tại Donbass ở miền đông, chiến sự tại Kherson ở miền nam Ukraina mới chỉ mở màn. Từ 48 giờ qua, trên các mạng xã hội, nhiều hình ảnh và đoạn video cho thấy cầu Antonovsky ở ngoại thành Kherson bị pháo kích với không biết bao nhiêu là đạn. Đây là một công trình kiến trúc đồ sộ, dài 1.300 mét, bắc qua sông Dniepr, ngoại vi Kherson, nơi quân đội Nga đã kiểm soát từ đầu chiến tranh đến nay. Giờ đây, cây cầu này liên tục bị quân đội Ukraina dội bom và nhất là phía Ukraina sử dụng hệ thống phóng roket HIMARS do Mỹ cấp cho.

Tối qua (20/07), một kho vũ khí ở thành phố biển Skadovsk, cách xa cả trăm cây số, đã bị tấn công. Kiev giờ đây công khai tuyên bố mở chiến dịch phản công để tiêu hủy hạm đội của Nga ở Biển Đen. Lập tức chính quyền Mỹ thông báo lã sẽ cấp thêm cho Ukraina tên lửa tầm xa. Có nhiều khả năng là các loại vũ khí này sắp tới đây sẽ được sử dụng để chiếm lại Kherson, một địa điểm mang tính biểu tượng rất cao, vì cách không xa về phía nam là các căn cứ quân sự của Nga trên báo đảo Crimée ».

Tại Kiev, ngoại trưởng Dmytro Kouleba tuyên bố : « Người Nga muốn Ukraina đổ máu chứ không muốn đàm phán ». Do vậy, Ukraina kêu gọi các đối tác « tăng cường trừng phạt nước Nga, tăng tốc chuyển giao vũ khí cho Ukraina ».

Đang có mặt tại Mỹ, phát biểu tại Hạ Viện hôm 20/07, đệ nhất phu nhân Ukraina, bà Olena Zelenska khẩn khoản kêu gọi Hoa Kỳ cấp thêm vũ khí cho chính quyền Kiev để Ukraina tự vệ.

Đường ống dẫn khí Nord Stream 1 của Nga vào châu Âu hoạt động trở lại


Hàng rào bảo vệ một khu vực đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1, tại Lubmin, Đức. Ảnh chụp ngày 21/07/2022. AP - Markus Schreiber
Thanh Hà
Đại diện tập đoàn dầu khí Nga, Gazprom ngày 21/07/2022 thông báo sau hơn một chục ngày « trùng tu », đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 « hoạt động lại vào sáng nay ». Châu Âu tạm thời bớt lo mất hẳn nguồn cung cấp năng lượng này của Nga. Matxcơva tuy không khóa van khí đốt với các khách hàng châu Âu, nhưng vẫn để ngỏ khả năng dùng lá bài năng lượng để trả đũa phương Tây trừng phạt Nga xâm chiếm Ukraina.

Từ 4 giờ sáng nay, giờ quốc tế, khí đốt khai thác từ vùng Siberi lại được chuyển tới châu Âu qua đường Nord Stream 1 ( Bắc Hải Lưu 1 ), đến tận Lubmin, miền bắc nước Đức, trước khi được cung cấp cho toàn khối 27 nước trong Liên Âu. Hãng tin Pháp AFP lưu ý, trước mắt, chưa có thêm thông tin về lượng khí đốt Nga xuất khẩu vào châu Âu qua ngả này.

Lãnh đạo tập đoàn Đức Gascade KlaussMuller cho biết trong trường hợp tối ưu, khả năng cung cấp của Grazprom cho phương Tây qua đường ống Nord Stream 1 « sẽ chỉ tương đương với 30% so với công suất bình thường » thay vì 40% như trước khi Nga quyết định tạm khóa đường ống này « vì lý do kỹ thuật », sửa chữa tua-bin nén khí của của Gazprom.

Nord Stream 1 bảo đảm khoảng 1/3 nhu cầu tiêu thụ về khí đốt của châu Âu. Tuần trước, tổng thống Vladimir Putin đã nêu lên khả năng sẽ còn cắt giảm thêm nữa khối lượng khí đốt xuất khẩu sang châu Âu qua ngả Bắc Hải Lưu 1.

Tại Matxcơva, trả lời báo chí sáng nay, phát ngôn viên phủ tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, khẳng định Nga là đối tác « quan trọng và không thể thiếu của Liên Hiệp Châu Âu »về năng lượng. Tất cả những khó khăn của khối này về năng lượng xuất phát từ việc phương Tây muốn trừng phạt .

Không có nhận xét nào: