Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2022

Tuần Này: Nhớ Tham Dự Đại Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực 2022, Tại San José! - Lê Văn Hải


Tuần Này: Nhớ Tham Dự Đại Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực 2022, Tại San José!

(Được tổ chức đúng ngày, tức Chủ Nhật tuần này! 19 tháng 6/2022, lúc 10 giờ 30 sáng, do Liên Hội Cựu Quân Nhân VNCH Bắc Cali tổ chức, tại 70 W Hedding, San José. *Liên Hội CQN là nơi hội tụ gần 20 hội đoàn Quân Đội, sinh hoạt trong tình Huynh Đệ Chi Binh, bền bỉ hơn 30 năm qua!
<!>


*Đại Lễ Kỷ Niệm Ngày Quân Lực, Do Liên Hội CQN VNCH Bắc Cali tổ chức hàng năm, được đánh giá là thành công nhất tại Hải Ngoại! đứng đầu trên 10 năm nay: Quy mô nhất! màu Lính nhất! trang nghiêm, oai hùng nhất! Đầy đủ mầu cờ sắc áo các Quân Binh Chủng nhất!


Người Lính VNCH đã vì Dân mà chiến đấu, vì Nước mà hy sinh. Trên 2 trăm 50 ngàn người Lính đã hy sinh nằm xuống, để bảo vệ Miền Nam tự do, hạnh phúc, trên 20 năm.
Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm, hình ảnh cao đẹp của họ, sống mãi trong tim
Người dân Việt yêu chuộng tự do dân chủ! “Tôi nhớ thương Anh, và còn nhớ nhau hoài!”


Lời Mời

Thưa quý Niên trưởng, quý Chiến hữu, và quý Đồng hương VN tỵ nạn Cộng sản, Kỷ niệm Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 19/6 lần thứ 47!



Toàn dân Miền Nam Việt Nam không bao giờ quên những người lính VNCH từng chiến đấu chống lại Cộng sản Nga, Tàu và Việt cộng tham tàn dày xéo Miền Bắc, xua quân xâm lược VNCH.

Đồng bào Miền Nam và người Việt Nam tỵ nạn Cộng sản chưa bao giờ thấy người lính hay Quân lực VNCH bán nước, hại dân dưới bất cứ hình thức nào, như Việt cộng đã làm!

Đó là lý do họ chống Việt cộng tay sai, chống Tàu cộng xâm lăng để cứu dân, cứu nước!

Dẫu họ bị thất bại vì chiến đấu đơn độc, thiếu vũ khí đạn dược mà vẫn anh dũng đánh lại 14 nước Cộng sản trước năm 1975.

Vì hoàn cảnh buộc phải ly hương!

Ngày Quân lực 19/6 nối kết tinh thần và ý chí người lính VNCH ly hương luôn luôn hướng Việt Nam không cộng sản.

Trân trọng mời quý Niên trưởng, quý Chiến hữu, và quý Đồng hương VN tỵ nạn Cộng sản cùng tham dự Lễ Kỷ Niệm Ngày QLVNCH 19/6, do Liên Hội Cựu Quân Nhân tổ chức:

Chủ Nhật tuần này! 19 tháng 6/2022, lúc 10 giờ 30 sáng, tại 70 W Hedding, San José.

Vì một số địa chỉ được mời đã dời đổi, thiệp mời bị hoàn trả, nên thiệp mời gởi qua emails.

Thiệp mời online có giá trị như thiệp mời gởi theo Bưu điện. Nội dung theo thiệp mời đính kèm.

Trân trọng,

Lê Đình Thọ


LIÊN HỘI CỰU QUÂN NHÂN VNCH BẮC CALIFORNIA

Lời Giới Thiệu Quân Binh Chủng Trong Đại Lễ Kỷ Niệm Ngày QL19/6/2022

1. Đoàn Thanh Niên Hậu duệ VNCH

Những hậu duệ của người Việt Quốc gia, theo gia đình tỵ nạn cộng sản bạo tàn. Họ được truyền đạt kinh nghiệm máu xương từ lúc Cộng sản cướp đi đất nước, tàn sát thân nhân họ. Nơi xứ người, Đoàn Thanh niên Hậu duệ quyết theo bước cha anh; giương cao ngọn cờ chính nghĩa quốc gia, hỗ trợ đồng bào quốc nội tranh đấu vì nhân quyền, dân chủ và tự do cho VN.

2. Trường Thiếu Sinh Quân QLVNCH: 

Thành lập vào tháng 6 năm 1956 tại Vũng tàu. Từ ngày thành lập đến năm 1975, trường TSQ đã đào tạo những quân nhân luôn trung thành với tổ quốc, có lý tưởng phục vụ Quốc Gia, Dân Tộc. Với phương châm “Nhân, Trí, Dũng” trường TSQ đã cung cấp những quân nhân trong các lãnh vực chuyên môn, đặc biệt là những cán bộ quân sự. Thiếu Sinh Quân chiến đấu anh dũng, nêu cao tinh thần yêu nước, bất khuất trước giặc thù


3. Đoàn Nữ Quân Nhân QLVNCH 

Với hiệu kỳ Chim Phượng Hoàng, biểu tượng cho vẻ đẹp thướt tha nhưng hùng dũng của những anh thư mặc quân phục. Họ không những là những cán sự xã hội, những nữ cứu thương giúp săn sóc thương bệnh binh và gia đình binh sĩ ở hậu phương. Họ còn có mặt trên khắp bốn vùng chiến thuật cùng các chiến sĩ QLVNCH.

4. Trường Hạ Sĩ Quan QLVNCH: 

Đào tạo Hạ Sĩ Quan Hiện Dịch và Trừ Bị đa năng, đa nhiệm phục vụ trong các Quân Binh Chủng. Đầu năm 1968, vì nhu cầu chiến trường, thanh niên nhập ngũ ồ ạt, trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức không đủ cơ sở huấn luyện, khóa sinh phải sang thụ huấn tại Trường HSQ. Trường HSQ đã lãnh trọng trách đào tạo trên dưới 250 ngàn H.S.Q cho Quân lực. Từ năm 1968 đến 1973 trường đã đào tạo trên 13 ngàn Sĩ Quan trong số 83 nghìn Sĩ Quan Trừ Bị của QLVNCH.

5. Trường Võ Khoa Thủ Đức: 

Đoàn thanh niên con cháu Lạc Hồng; không hề mặc cả khi tổ quốc lâm nguy. Họ xếp bút nghiên lên đường theo tiếng gọi của non sông bị xâm lăng; nguyện mang lại thanh bình cho đất nước. Với phương châm Cư An Tư Nguy cùng với Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm đã thôi thúc họ làm tròn sứ mạng diệt Cộng cứu dân. Trường Võ Khoa Thủ Đức đã đào tạo hơn 83.000 cấp chỉ huy các cấp cho các Quân, Binh, Chủng QLVNCH.

6. Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam: 

Nơi đào tạo những chàng trai Việt có lý tưởng Quốc gia; văn võ song toàn. Chương trình huấn luyện bốn năm đã cung cấp cán bộ có kiến thức quân sự cho Hải, Lục, Không quân, Quân lực VNCH. Họ là những cán bộ quân sự chuyên nghiệp, lẫn khả năng tham mưu để phát triển kinh tế hậu chiến, và luôn luôn giữ phương châm,”tự thắng để chỉ huy”.

7. Trường Đại Học Chiến Tranh Chánh Trị: 

 Được thành lập tháng 3 năm 1966. Trường đào tạo những cán bộ Chiến tranh Chính trị hiện dịch cho các Quân Binh Chủng. Họ là những Sĩ quan có trình độ lý luận chính trị nhân bản chống lại chủ thuyết Cộng sản tam vô. Cán bộ chiến tranh chính trị luôn theo phương châm, “Đem đại nghĩa thắng hung tàn. Lấy trí nhân thay cường bạo”.

8. Quân chủng Không Quân: 

Những không đoàn, phi đoàn tiêm kích yểm trợ các đơn vị Tổng Trừ Bị và Bộ Binh chiến đấu quyết liệt với giặc Cộng trên khắp các chiến trường. Những phi công gan dạ, quả cảm, định vị chính xác; oanh tạc đúng mục tiêu. Diệt cộng thù tan tác. Với hoả lực phi pháo sấm sét, không quân triệt tiêu tìm lực địch, cản bước giặc tấn công xâm lăng, yểm trợ các đơn vị lục quân làm chủ chiến trường.

9. Quân chủng Hải Quân: 

Quân chủng Hải Quân được thành lập ngày 6 tháng 3 năm 1952 để bảo vệ biển Đông Việt Nam. Chiến đấu với Việt cộng trong sông rạch. Chiến sĩ Hải Quân noi gương Đức Hưng Đạo Đại Vương với lời thề “sát đát”. Quyết tâm bảo vệ lãnh hải và lãnh thổ VNCH. Ngày đêm chặn quân thù trên biển khơi, trong sông vắng. Trận Hải chiến Hoàng sa, 19-01-1974, đánh tan nhiều chiến hạm Trung cộng; là chiến tích anh hùng của Hải Quân Việt Nam.

10. Binh chủng Nhảy Dù: 

Được thành lập năm 1948. Được mệnh danh “thiên thần mũ đỏ”. Họ là những chàng trai qủa cảm, kiên cường. Xương máu của họ đã đổ lên khắp các chiến trường từ Quảng trị đến Cà mau, Campuchia, Hạ Lào. Năm 1972 Mùa Hè Đỏ Lửa, Binh chủng Nhảy Dù là sư đoàn duy nhất chặn bước quân thù tại chiến trường Bình Long, Kom tum và Quảng trị. Một trong những Sư Đoàn thiện chiến của QLVNCH, được dân mến, quân thù khiếp sợ, Đồng minh ngưỡng mộ.

11. Thủy Quân Lục Chiến: 

Là một trong những đơn vị Tổng Trừ Bị ưu tú của Quân đội đã làm thất điên bát đảo những sư đoàn thiện chiến của Cộng sản Bắc Việt. Với khẩu hiệu“chiến trường nào cũng thích ứng ”, TQLC đã tạo những chiến tích lẫy lừng ở Đầm dơi, Đồng tháp, An lão, Cầu khởi, Bời Lời rồi Quảng trị và mùa hè đỏ lửa. TQLC đã đánh tan 4 sư đoàn cộng quân 304, 308, 312, 325. “Máu cộng đỏ, hồng sông Thạch hãn. Xương thù phơi trắng Cổ thành xưa!”

12. Lực Lượng Đặc Biệt

Binh chủng tinh nhuệ đa năng. Những chiến sĩ quả cảm nhảy vào biển lửa. LL Đặc biệt là khắc tinh của đoàn quân “sinh Bắc tử Nam” của giặc Hồ cộng trên khắp các vùng chiến thuật và ngoại biên. Len lỏi phá nát các vùng hậu cứ của giăc. Giỏi đánh xáp lá cà, giải phá vòng vây. “An lộc địa, Sử ghi chiến tích; Biệt Cách Dù vị quốc vong thân!” Xứng đáng là một trong những binh chủng hàng đầu của QLVNCH.

13. Biệt Động Quân: 

Biệt Động Quân được thành lập vào tháng 7 năm 1960 theo nhu cầu chiến trường. BĐQ là một trong những binh chủng anh dũng của Quân lực VNCH. BĐQ đã cùng các đơn vị bạn trên khắp chiến trường từ địa đầu giới tuyến đến vùng Cà Mau nước đọng, qua Hạ Lào và Kampuchia nắng cháy. Họ là những Con Cọp Rừng của chiến trường nội địa, và ngoại biên mà giặc Cộng phải thất kinh hồn vía.

14. Binh chủng Pháo Binh:

Con cháu Lạc Long, Pháo binh là một binh chủng thông minh, tính toán chính xác từng ly giác để đưa những loạt đạn đại bác 105 ly, 155 ly hay 175 ly nổ chụp như sấm sét trên đầu giặc Cộng. Pháo binh tiếp trợ hoả lực cho các binh chủng VNCH tiến lên, trong trong các cuộc hành quân diệt cộng.

15. Sư Đoàn 18 Bộ Binh. 

Tháng 1 năm 1966, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH cải danh Sư đoàn 10 thành Sư đoàn 18BB, chịu trách nhiệm khu 33 chiến thuật. Với quân hiệu “Thần Tiễn Bảo Quốc”. SĐ18 đánh 2 trận để đời cho giặc Cộng tham tàn là An Lộc, An Điền. Mặt trận Xuân Lộc trong tháng 3/75, đã làm cho quân Cộng khiếp sợ.

16. Sư đoàn 21 Bộ Binh: 

 Thành lập vào tháng 8 năm 1955 tại Long Xuyên với danh hiệu “Tia Sét Miền Tây”. SĐ 21 đã chiến đấu lẫy lừng, đánh cho giặc Cộng chạy thất điên bát đảo. Lãnh thổ trách nhiệm gồm các tỉnh Phong Dinh, Ba Xuyên, Bạc Liêu, Chương Thiện, Kiên Giang và An Xuyên. Sư Đoàn 21 từng phối hợp với các đơn vị bạn đánh thẳng vào sào huyệt giặc Cộng tận Campuchia, giải vây An Lộc.

17. Thiết Giáp: 

Được thành lập năm 1950 với những chi đội thám thính. Thiết Giáp Binh đã phát triển nhanh chóng thành 21 Thiết Đoàn với 2000 chiến xa M113, M41, và M48 trực thuộc 4 Lữ Đoàn Kỵ Binh. Thiết Giáp Binh là một binh chủng vừa tấn công, vừa yểm trợ thiết yếu của QLVNCH. Với ưu điểm hỏa lực mạnh, di chuyển nhanh, truyền tin dồi dào. Thiết giáp Binh đã phối hợp cùng các đơn vị Quân, Binh Chủng tạo nên những chiến thắng vẻ vang trong quân sử.

18. Địa Phương Quân-Nghĩa Quân. 

Năm 1964, Bộ Quốc phòng cải danh Bảo An Đoàn thành Địa Phương Quân. Đầu năm 1972, ĐPQ-NQ có hơn 1.823 đại đội, quân số 310.000 người. Cuối 1972, Địa Phương Quân được nâng lên cấp tiểu đoàn, liên đoàn dưới sự điều động của tiểu khu. Là lực lượng chống chiến tranh du kích hữu hiệu, ngăn chận mọi mưu đồ của giặc Cộng gây thiệt hại sinh mạng và tài sản cho đồng bào nông thôn. Danh hiệu Bảo Quốc, An Dân là chiến công vẻ vang ghi trên Quân kỳ ĐPQ-NQ.

19. Đại diện Quân Đội Hoa Kỳ, Santa Clara, tham chiến tại Việt Nam

1415 Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ Bắc California, Santa Clara; từng tham chiến tại Việt Nam. Họ cùng nhân dân Việt Nam chống lại giặc cộng tham tàn. Những chiến sĩ ấy vẫn nhớ đến tinh thần chiến đấu bất khuất của chiến binh VNCH. Hôm nay, đại diện Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ, Santa Clara, ngưỡng mộ tham dự ngày QLVNCH 19/6.

20. Quân Cảnh: 

Những chiến sĩ duy trì luật pháp Quốc gia, thực thi pháp chế của quân độị, bảo vệ quân phong, quân kỷ. Quân cảnh giúp những chiến sĩ QLVNCH ý thức danh dự của một Quân Nhân: gìn giữ tác phong đúng, kỷ luật nghiêm minh.

21. Cảnh Sát Quốc Gia: 

Với Học Viện CSQG, các trường tình báo trung cấp, sơ cấp, các trung tâm huấn luyện căn bản. BTL CSQG/VNCH đã huấn luyện và đào tạo trên 135 ngàn nhân viên các cấp. Họ thi hành luật pháp Quốc Gia, duy trì an ninh trật tự công cộng, bảo vệ tài sản và sinh mạng của đồng bào. Trong lãnh vực tình báo, Lực Lượng CSQG/VNCH đã vô hiệu hóa các hoạt động xâm nhập, khủng bố, phá hoại của Cộng Sản. Họ phá vỡ các cụm tình báo chiến lược của Cục Nghiên Cứu Bắc Việt. CSQG/VNCH là một Lực Lượng hùng mạnh, góp phần trong sứ mạng Bảo Quốc An Dân.

22. Thương Phế Binh VNCH: 

Những chiến sĩ anh hùng của các Quân Binh Chủng QLVNCH từng anh dũng chiến đấu với giặc Cộng. Họ đã để lại một phần thân thể của họ tại các chiến trường trong suốt cuộc chiến chống Cộng sản Bắc Việt xâm lăng Miền Nam VN. Hôm nay đại diện những Thương Phế Binh VNCH dự lễ kỷ niệm ngày QL 19-6; để nghiêm trang chào chào Quốc kỳ mà họ từng chiến đấu, bảo vệ chống lại Cộng sản tham tàn. Họ kính cẩn nghiêng mình trước anh linh đồng đội đã hy sinh vì nước, vì dân.

Chút Văn Nghệ Mừng Ngày Lễ Cha và Kỷ Niệm Ngày Quân Lực.


"BỐ TÔI, NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA.

Đây là câu chuyện rất cảm động của một cô gái viết về người cha thương yêu, một thương phế binh Quân Lực VNCH....Vì hoàn cảnh gia đình cô lớn lên tại Mỹ dưới tình thương của cha, dù thương cha mình nhưng cô vẫn không hiểu hết về người cha tật nguyền cho đến ngày ông nhắm mắt lìa đời..

Tôi có một người cha già, lại tàn tật, cụt một chân.

Khi tôi sinh ra đời bố tôi cũng đã gần 50 tuổi. Trong một thời gian dài, bố tôi đóng vai trò của một người mẹ, tuy di chuyển khó khăn, nhưng ông lo lắng cho tôi không còn thiếu một thứ gì. Bạn bè thường gọi là “Ông nội trợ” và khen là đàn ông mà bố tôi có đầy đủ các đức tính của người phụ nữ Á đông “công, dung, ngôn, hạnh”, nuôi con khéo léo không ai bằng.

Hồi còn bé, tôi không hiểu được, vì sao không phải mẹ tôi, mà bố tôi luôn luôn ở nhà chăm sóc cho tôi. Từ từ tôi mới nhận ra, trong đám bạn bè, tôi là người duy nhất luôn luôn có người bố bên cạnh. Thiếu tình mẹ, tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy an ủi, mình là người rất may mắn, còn hơn nhiều đứa trẻ thiếu cả tình thương của cha lẫn mẹ.

Sau này tìm hiểu thì tôi biết, bố tôi là một người Lính VNCH, bị thương trên chiến trường, được mẹ tôi bảo lãnh đến Mỹ theo diện đoàn tụ, bà lo cho ông hưởng tiền trợ cấp tàn phế.

Lúc tôi được hơn 3 tuổi, bố tôi và mẹ tôi ly dị, bà đã lập gia đình với một người đàn ông khác, nhường tôi lại cho bố tôi nuôi. Trong ký ức trẻ thơ, tôi có hình dung được hình ảnh của mẹ tôi một vài lần, khi bà đến thăm, nhưng rất xa lạ, vì luôn luôn bà đi chung với một người đàn ông nhìn tôi với ánh mắt lạnh lùng.

Tôi có tí mặc cảm về địa vị bố tôi ngoài xã hội, so với bố của những đứa trẻ khác, tuy nhiên việc chăm sóc tôi thì hoàn hảo, ông chăm lo cho tôi từ việc lớn đến việc nhỏ, không phải đụng tay vào bất cứ thứ gì.

Trong suốt thời gian tôi học tiểu học, ông còn thuyết phục ông tài xế xe bus đón tôi đi học ngay tại cửa nhà, thay vì ở trạm xe, cách xa nhà tôi 4 dãy phố. Khi tôi bước vào nhà, lúc nào bố tôi cũng chuẩn bị sẵn thức ăn trưa, nào cá kho, thịt kho, rau xào và có cả canh nữa. Lâu lâu cũng có thức ăn Mỹ, sandwich, hamburger, bơ đậu phộng, và còn thay đổi theo mùa. Giáng Sinh bánh có viền xanh hình cây thông, Valentine có hình trái tim..vv…

Khi tôi lớn hơn một chút, vào năm đầu tiên trung học, tôi lại thích sống độc lập, tôi muốn thoát ra những cử chỉ yêu thương dành cho con nít của bố, vì sợ chúng bạn trêu chọc.

Nhưng chẳng bao giờ bố buông tha tôi cả, một đôi khi tôi rất bực mình. Cấp trung học, tôi không thể về nhà ăn cơm được nữa, phải bắt đầu tập tự lo cho mình. Nhưng bố tôi lại thức dậy sớm hơn thường lệ để chuẩn bị bữa ăn trưa cho tôi.

Ông cẩn thận ghi cả tên tôi bên ngoài túi giấy đựng đồ ăn. Lật dưới đít bao giấy, luôn luôn có một vài hình vẽ nhỏ, khi thì căn nhà, khi thì dòng suối, ngọn núi, chim cá và hình trái tim với dòng chữ “I Love You Tammy!” Nào hết đâu, bên trong những chiếc khăn giấy cũng có những dòng chữ triều mến “Bố thương con nhiều”.

Ông luôn viết, hay có những câu nói bông đùa như thế để nhắc nhở là ông yêu thương tôi nhiều, và muốn làm cho tôi vui.

Tôi thường lén ăn trưa một mình để không ai thấy được cái túi giấy và khăn ăn. Nhưng cũng chẳng giấu được lâu.

Một hôm, một đứa bạn tình cờ thấy khăn ăn của tôi, nó chộp lấy la lên và chuyền đi khắp căn phòng cho mọi người xem.

Mặt tôi nóng bừng, bối rối, mắc cỡ muốn chui đầu xuống đất.

Bữa hôm đó tôi về, đã làm mặt giận với bố tôi và “cấm” ông ấy không được viết, vẽ “bậy bạ” trên khăn giấy nữa, để bạn bè không coi tôi như đứa con nít lúc nào cũng cần người lớn chăm sóc.

Lần đầu tiên tôi thấy bố tôi buồn, lặng lẽ vào phòng đóng cửa.

Ngày hôm sau, tôi vô cùng ngạc nhiên vì tất cả bạn bè bu chung quanh tôi, chờ để được xem chiếc khăn ăn, nhưng lần này thì trống trơn, không có dòng chữ hay hình vẽ gì cả. Nhìn mặt bọn chúng thất vọng, hụt hẫng, tôi mới hiểu ra, tất cả chúng nó đều mong ước có một ai đó biểu lộ tình thương yêu ngọt ngào giống vậy đối với chúng.

Lúc đó lòng tôi len lén cảm thấy vui vui, dâng lên niềm tự hào về bố.

Tôi vội về làm lành với bố, và những giòng chữ, những hình vẽ yêu thương lại tiếp tục.

Những năm còn lại trong trường trung học, tôi vẫn đều đều có những chiếc khăn đặc biệt ấy. Và từ đó, tôi giữ lại, chứa trong một cái hộp riêng, giấu kín.

Chưa hết, khi vào đại học, tôi phải rời xa bố, tôi nghĩ thông điệp xưa kia của bố sẽ phải chấm dứt.

Nhưng tôi và bạn bè rất vui sướng vì những cử chỉ biểu lộ tình cảm của bố tôi vẫn tiếp tục qua hình thức khác.

Ở cấp đại học, dĩ nhiên không còn thấy bố tôi đứng chờ khi tan học, vì thế, tôi hay gọi điện thoại cho ông, chi phí điện thoại khá cao, nhưng không sao, tôi chỉ muốn nghe được giọng nói của ông mà thôi.

Suốt năm học đầu tiên, chúng tôi quen lối nói chuyện như thế và sau đó kéo dài một năm. Thường thì sau khi tôi nói lời tạm biệt, câu cuối cùng không bao giờ thiếu. “Này Tammy” Tôi thường trả lời “Dạ, gì thế bố?” “Bố thương con nhiều.” “Con cũng thế. I Love You!”

Hình như bố tôi nhận ra chi phí mắc mỏ cho những cuộc điện đàm, từ đó, tôi bắt đầu nhận thư mỗi thứ sáu.Ban thường trực phát thư của trường đều biết ai là người thường gửi lá thư này, mặc dù địa chỉ hồi âm luôn luôn ghi là KBC 1678. (Sau này tôi khám phá ra, KBC viết tắc là Khu Bưu Chính, địa chỉ trong quân đội ngày trước nơi bố tôi phục vụ. Còn số 1678 dễ quá, là số nhà tôi hiện tại.)

Nhiều lúc bên ngoài bì thư, địa chỉ được viết bằng bút chì và tiếp theo đó là những lá thư có hình con mèo và con chó của gia đình tôi, có vẽ những hình tháp nhiều từng, hình cây cầu nhiều nhịp in trên sóng nước.

Hè năm đó, bố tôi và tôi du lịch về Việt Nam, lúc đó tôi mới biết là Chùa Một Cột, Chùa Thiên Mụ, Cầu Tràng Tiền v.v…

Sau chuyến du lịch ấy, tôi tìm hiểu về Việt nam nhiều hơn, nhất là cuộc chiến tranh trước 75, tôi bắt đầu thấy thương bố nhiều, ông là người lính bại trận, nhưng quân lực ấy đã chiến đấu dũng cảm cho tự do, cho hạnh phúc của người dân miền Nam trong suốt 20 năm.

Nếu không bị đồng minh bán đứng, cuộc chiến chưa chắc ai thắng ai.

Thư đến và được phát mỗi ngày sau buổi ăn trưa. Tôi thường đi nhận thư và mang theo mỗi khi đi uống cà phê.

Tôi nhận thấy chẳng cần phải giấu giếm làm gì nữa, bởi bạn cùng phòng tôi là những đứa bạn hồi còn trung học, chúng nó biết rất rõ về những chiếc bao giấy, khăn ăn.

Và rồi trở thành như một tập tục, tôi đọc thư, còn bì thư và hình vẽ thì được chuyển khắp bạn bè, thư từ bố tôi thành niềm vui của cả phòng.

Trong năm cuối cùng đại học, bố tôi bị căn bịnh ung thư hành hạ. Mỗi khi tôi không nhận được thư vào ngày thứ sáu, tôi biết ông ốm nặng, không thể viết được.

Ông thường thức dậy lúc 4 giờ sáng để có thể ngồi trong nhà yên tĩnh nắn nót viết những lá thư. Nếu không kịp cho đợt phát thư vào thứ sáu, thì chỉ sau đó, một hai ngày, thế nào rồi thư cũng đến.

Bạn bè tôi bình bầu ông là “Người cha thương con nhất trên thế giới này!” Ngày lễ cha, Father’s Day, chúng nó gởi một tấm thiệp phong tặng ông danh hiệu đó và tất cả đều ký tên trên tấm thiệp. Tôi tin rằng ông đã dạy cho tất cả chúng tôi về tình phụ tử, bạn bè tôi bắt đầu nhận những tấm khăn ăn giống như tôi từ gia đình chúng nó, với những lời để lại ấn tượng mà sẽ thôi thúc họ hãy biểu hiện tình thương của họ với con cái sau này. Suốt thời gian đại học, những lá thư và những cú điện thoại như một chu kỳ đều đặn.

Ngày ra trường, tôi quyết định chọn công việc làm gần nhà, để được ở cạnh bố tôi, vì căn bệnh bố càng ngày càng nặng.

Thời gian được ở gần bố không còn bao nhiêu lâu nữa. Đó là những giây phút khó khăn, đau khổ nhất cuộc đời tôi phải trải qua.

Tôi ở bên cạnh bố tôi một vài ngày trong bệnh viện trước khi ông mất. Vài giờ trước khi hấp hối, ông nắm tay tôi bảo “Bố nhờ con một điều, con về nhà lấy cho bố cái hộp gỗ mà bố để trên đầu tủ, đây là hộp chứa đựng những kỷ niệm đời lính mà bố yêu thương nhất. Bố muốn nhìn nó lại một lần.”

Tôi lái xe về nhà, và cũng tìm ra ngay chiếc hộp phủ đầy bụi thời gian.

Có gì bên trong?

Tôi tò mò mở nắp hộp. Mắt tôi bắt đầu cay cay nhòa lệ, khi nhìn thấy những tấm hình của bố tôi còn trẻ, trong những bộ quân phục thật oai phong.

Có những tấm cầm súng đằng sau chiến trường còn bốc mùi lửa khói. Lật ra đàng sau, những ngày tháng cũ, 68, 70, 71, 72… với những địa danh xa lạ: An Lộc, Bình Long, Đồng Xoài, Khe Sanh…

Dưới đáy hộp là căn cước quân nhân, giấy giải ngũ và những tấm huy chương, bộ lon gắn trên cổ áo khi ông mặc những bộ quân phục.

Bây giờ thì tôi mới hiểu hết, không còn mặc cảm hình ảnh có ông bố tàn tật chỉ biết lo việc “nội trợ”, ngược lại là đàng khác, Bố tôi đã một thời là một người lính chiến oai hùng, đổ máu hy sinh một phần thân thể mình cho một cuộc chiến đầy chính nghĩa, bảo vệ quê hương. Rõ ràng bố tôi chăm sóc tôi, vui vẻ làm những việc của người phụ nữ bao nhiêu năm nay, chỉ vì tình thương con mà thôi.

Ông thật là người cha tuyệt vời Tôi ôm cái hộp, chạy gấp lại bệnh viện, định nói lời xin lỗi với người cha thân yêu của mình, nhưng đã trễ!

Người y tá trực cho biết, bố tôi vừa trút hơi thở cuối cùng. Rồi người y tá trao cho tôi chiếc khăn giấy nhà thương, với dòng chữ cuối cùng run rẩy của một người cha dành cho con “Tammy, ba thương con nhiều! Vĩnh biệt!”

Nước mắt tôi trào ra như suối, cầm tấm khăn giấy trong tay áp vào ngực, tấm khăn giấy cuối cùng, mà cả cuộc đời mãi mãi không còn nhận được nữa. Lúc liệm xác, tôi bỏ theo chiếc hộp kỷ niệm đời lính vào hòm cho bố, còn những chiếc khăn giấy tôi sẽ giữ mãi bên cạnh cả cuộc đời tôi.

Bây giờ thì những chiếc khăn giấy đã đổi màu vàng khè, nhưng tình tôi dành cho người bố càng ngày càng thắm thiết, bất diệt, muôn đời không thay đổi.

Happy Father’s Day! Mừng Ngày Của Bố! Mừng ngày Quân Lực 19/6/2022.



Nụ cười của Lính

(Nhằm nhớ lại trang Lính Cười của Đặng Trần Huân trên tờ Chiến Sĩ Cộng Hòa một thời!)

Lần này thì đúng!

Đêm trước khi đi khám tuyển chọn lính để thực hiện nghĩa vụ quân dịch, Tèo được bạn vấn kể cho nghe một mẹo nhỏ để trốn đi lính :
” Khi bạn vào kiểm tra mắt, Ông bác sĩ sẽ chỉ vào bảng và hỏi: – “Chữ gì đây?”

Anh phải ngơ ngác và đáp:
– “Chữ nào cơ?”

BS: Ở dòng này này!
– “Không thấy gì hết! Dòng nào cơ?”

Bản tính cá cược!

Có một anh lính được điều đến một đơn vị khác, anh ta cầm tờ báo cáo do viên trung uý viết đến đơn vị mới, trong đó có viết: “Anh lính này có thói quen xấu, hay cá cược. Nếu bỏ được cái tính hay cá cược này, thì anh ta sẽ trở thành một quân nhân ưu tú”.

Chỉ huy đơn vị mới, sau khi xem xong báo cáo nghiêm khắc nói với anh lính: “Ở đây chúng tôi tuyệt đối bài trừ, không cho phép cá cược, để xem rồi anh sẽ dùng cái gì để cá cược?”.

“Cái gì tôi cũng cược được, tôi có thể dùng tiền lương tháng này, để cược với xếp, ngực của xếp có một vết sẹo!”

Viên chỉ huy cười ha hả: “Lần này tôi ăn chắc! Vậy hãy bỏ tiền lương của anh ra đây!” Nói xong, ông liền cởi hết áo trong, để lộ bộ ngực không có vết sẹo nào, cho anh lính xem, và vơ hai mươi ngàn đồng bỏ vào túi, rồi gọi điện thoại cho viên trung uý: “Anh lính ấy đã bị tôi trừng trị rồi, một vố đau đớn, sau này chắc anh ta không còn dám cá cược nữa đâu”.

“Ồ! Chết rồi!” tiếng của viên trung uý rất buồn, anh ta nói: “Nó đã cá với tôi sáu mươi ngàn đồng! Sau khi đến đó được năm phút, nó đã lột sạch quần áo của chỉ huy trưởng, ở nơi đó đấy!”

Đánh Sáp Lá Cà!

Sau một thời gian dài phục vụ trong quân ngũ, một anh lính được nghỉ phép về quê thăm người yêu. Trong buổi tối đầu tiên gặp mặt, anh lính nói:

– Em yêu, tối nay hai đứa mình đánh, sáp lá cà nhá em?

Cô gái nhỏ nhẹ đáp:

– Vâng ạ! Mình đánh sáp lá cà cho đến sáng nhá anh! Nhưng anh không được lùa đại quân vào thành đâu đấy.

Anh lính liền hỏi lại:

– Làm sao vậy cưng?

– Vì em chưa muốn có lính mới! Cô gái trả lời người yêu với ánh mắt ngại ngùng.

Anh lính liền đáp:

– Được rồi! Em đừng lo, anh sẽ đưa quân vào thành và khi nào có pháo lệnh, anh sẽ lùa quân ra ngoài…cho nó chết hết ngoài biên ải!


Làm nhiệm vụ theo chuyên môn!

Trung đội tập hợp, chuẩn uý trực ban ra lệnh:

– Binh sĩ nào yêu âm nhạc, biết chơi một thứ nhạc khí, bước ra về phía trước!

Sáu chiến sĩ trong đội hình, hăm hở bước ra:

– Thưa chuẩn uý, chúng tôi cần chơi bài nhạc gì ạ?

– Không chơi bài gì sất! Mà hãy khuân chiếc đàn piano sang câu lạc bộ sĩ quan, ở… bên kia sườn núi!


Huy chương kêu leng keng!

Hai cựu chiến binh Mỹ vô tình gặp nhau, ở sân đá bóng. Sau vài câu chuyện, cả hai bắt đầu nói khoác về đơn vị của họ.

“Đại đội của tôi được rèn luyện nghiêm ngặt đến mức, khi chúng tôi bồng súng chào, anh chỉ nghe toàn tiếng lệch xệch, lệch xệch, lách cách”.

“Khá đấy. Nhưng khi đại đội chúng tôi bồng súng chào, anh chỉ nghe toàn tiếng lệch xệch, lệch xệch, leng keng!”

“Leng keng? Cái gì kêu leng keng?”.

“À, tiếng chạm huy chương của bọn tôi đó mà!”


Cá sấu bay được!

Binh nhất hỏi chỉ huy: Thưa ông trung sĩ, cá sấu không thể bay được, đúng không ạ?

– Tất nhiên là như thế. Vậy thằng nào khùng, nói với anh cái điều ngu ngốc kia?

– Ngài thiếu tá chỉ huy ạ.

– Vậy à, tôi quên mất đấy. Tất nhiên cá sấu bay được chứ. Nhưng nó bay rất thấp, thấp lắm lắm!


Không thấy!

Một vị tướng hải quân nổi tiếng là nóng nảy. Chiều nọ, sau khi nhậu xong, ông lên đài quan sát hỏi thuỷ thủ:

– Hạm đội này có hai tuần dương hạm, sao chỉ thấy một?

– Chiếc kia lỉnh đi đâu? Trả lời mau! Đồ ăn hại! – viên tướng nổi giận.

Cuối cùng, một thủy thủ vớ mũ sắt đội lên đầu, rồi lắp bắp thưa:

– Xin ..xin …Thiếu tướng bớt giận. Ngài đang… đang… đứng trên nó đấy ạ!


Quên tháo ba lô!

Đơn vị hành quân ngang qua làng. Trung sĩ tranh thủ lúc chờ phà qua sông, tót ngay về nhà, gặp vợ ở cổng vội kéo tuột vào buồng:

– Nhanh lên bu nó ơi, đơn vị sắp sang sông rồi!

Tới giữa cơn “vần vũ”, vợ thì thào:

– Sao bảo ở đơn vị đói ăn lắm, mà em thấy mình … còn nặng hơn xưa?

– Thôi chết rồi! Anh quên chưa tháo ba lô!


Nỗi khổ lính ngụy trang

Chỉ huy gọi một anh lính trẻ lên để khiển trách:

- Vì sao trong đợt hội thao vừa rồi, đồng chí lại làm lộ trận địa mai phục của quân ta. Không những thế còn mắng nhiếc, sỉ nhục, thậm chí còn suýt hành hung hai người dân địa phương?

- Thưa chỉ huy, thực hiện nhiệm vụ được giao, em đã ngụy trang thành cái gốc cây. Đôi trai gái "người địa phương" ấy dẫn nhau đến ngồi dưới gốc cây. Đầu tiên, họ nói chuyện anh anh em em, chim xa tổ lá xa cành, rồi thề non hẹn biển... Mặc dù phải nghe toàn điều lừa đảo, nhưng em vẫn một mực nín nhịn, quyết không làm lộ trận địa của ta. Sau đó đến màn ôm ấp, vuốt ve, hôn hít, rồi đòi hỏi này nọ... Mặc dù bản thân cũng rất bị kích động, em vẫn quyết không làm lộ trận địa. Nhưng đến lúc anh "dân địa phương" dở con dao nhíp ra và định khắc tên chị "dân địa phương" vào... mông em, thì em không thể chịu đựng thêm được nữa!


Sao không để đối phương làm?

Buổi diễn tập của một đơn vị tân binh. Trung uý hô:
- Chuẩn bị an toàn, chờ địch phản công! Toàn trung đội cầm lấy xẻng để đào công sự, hay hố cá nhân.
- Một người lính nói: Thưa trung uý! Sao không để chúng ta tấn công, còn đối phương đào công sự, hố cá nhân có phải thông minh hơn không ạ?


Rượu và lính

Một anh lính sau khi uống rượu say, thì gặp dại úy đại đội trưởng:
– Này, trung sĩ, uống rượu rất nguy hiểm cho sức khoẻ, rất nhiều người đã bị chết vì rượu đấy.

Anh lính dập gót đứng nghiêm và nói:
– Báo cáo chỉ huy, em biết ạ, nhưng một người lính không được phép…. sợ chết!


Lính Dù lần đầu hạ cánh!

Máy bay đang hạ cánh, một hành khách tỏ vẻ bồn chồn, cô tiếp viên hỏi:
– Anh cảm thấy mệt ư?
– À, tôi chịu được… có lẽ do chưa quen thôi.
– Chắc đây là lần đầu tiên anh đi máy bay?
– Vâng… à không, đây là lần đầu tiên tôi hạ cánh cùng máy bay! vì tôi là lính nhảy dù!


Lấy thằng đưa thư rồi!

Hai anh Lính xa nhà đã lâu, tâm sự:
-Này, mày đừng nhắc đến chuyện cưới xin gì, con bồ của tao, trước mặt tao nữa nhé.
- Sao lạ thế. Cái cô, ngày nào mày cũng viết thư, hẹn hết mùa chinh chiến, trở về, sẽ về làm đám cưới mà?
- Cô ấy thông báo, đã lấy thằng đưa thư tuần vừa qua rồi!


Chiến tranh và hòa bình!


Hai anh lính mới nói chuyện với nhau trong doanh trại:
- Tại sao cậu tự nguyện tòng quân?
- Tớ độc thân, tớ thích chiến tranh.

Thế còn cậu?
- Tớ thì đã có vợ, nhưng lại yêu hoà bình!


Cười để ngậm ngùi, phe Ác đã thắng cuộc chiến!


Đĩ Sạch! Và Tham Nhũng!

(Tặng những công an, cháu ngoan Bác Hồ! Nhưng lại cấm Sư và Cha và các bé dưới 18 tuổi đừng đọc!)

Một cô gái, ăn mặc hơi thiếu vải, đến đồn công an.
Anh công an trực hỏi: “Cô cần gì?”
Cô gái cười mỉm chi: “Dạ em đến xin cái giấy của nhà cầm quyền, chứng nhận em là… đĩ sạch!”

Anh công an trợn trừng mắt, nhìn cô gái từ đầu tới chân: “Cô ăn nói lăng nhăng cái gì thế? “Giấy chứng nhận đĩ sạch” là cái gì? Làm gì có chó, cái giấy chứng nhận kỳ quái đó…”

Cô gái cười lớn hơn: “Chời ơi, anh là công an mà sao hổng biết gì hết. Gần đây nhà nước thông cáo là, hễ đĩ đã hoàn lương, thì nhà nước sẽ cho vay một số tiền vốn để làm ăn, giúp đỡ bắt đầu cho cuộc sống mới lành mạnh! Cho nên em mới đến đây, xin cái giấy chứng nhận đĩ sạch đó.”

Anh công an gật gù: “Té ra cô là đĩ! giờ muốn hoàn lương, để vay tiền nhà nước. Nhưng nếu cô hoàn lương thì cứ đi vay tiền, chứ làm gì có giấy tờ chứng nhận kỳ cục này!”

-“Dạ em có đến ngân hàng nhà nước vay tiền, nhưng họ nói làm sao họ biết là em đã hoàn lương, mà cho vay tiền. Nên em đến đây, nơi đại diện chính quyền, xin cái giấy chứng nhận em là đĩ! Đã sạch!”

-“Hễ cô hoàn lương rồi, thì cứ đến làm đơn vay tiền, chứ giấy chứng nhận cái mẹ gì. Mà nói thực, chúng tôi cũng làm sao biết cô… sạch hay dơ, mà… chứng… với…nhận!”

Cô gái phân trần: “Thì em cũng nói vậy với các đồng chí bên ngân hàng nhà nước rằng, hồi đồng chí Thủ Tướng hay các đồng chí chủ tịch cũ, tham nhũng quá đủ, ăn đến đời con, đời cháu không hết, nên hoàn lương về làm người tử tế, thì cũng có cần cái giấy chứng nhận nào đâu?

Anh công an nhướng mắt: “Đúng thế! Cô không thể so sánh chuyện làm đĩ hoàn lương của cô, với chuyện các đồng chí cao cấp, cả đời đã ngưng phục vụ nhân dân để về hưu…”

Cô gái lại cười: “Em thì thấy cơ bản chẳng khác gì mấy. Đồng chí phục vụ nhân dân. Em làm đĩ cũng phục vụ nhân dân, còn thêm trách nhiệm nặng nề, phục vụ thêm các đồng chí cao cấp của các anh nữa đấy! Chắc khi phục vụ nhân dân, các đồng chí đã làm nhiều việc gian ác lắm, nên khi về hưu, đồng chí mới nói là “về hưu làm người tử tế” giống như… em!”

Anh công an gườm gườm nhìn cô gái, đập bàn: “Cô không được so sánh hỗn xược như thế, bắt bỏ tù bây giờ! Lần cuối, thôi cô về đi.”

Cô gái chìa tay ra: “Anh cho em xin cái giấy chứng nhận đĩ sạch! Em mới về!”

Anh công an tức giận đập bàn lần nữa, hét lớn: “Tôi đã nói với cô rồi, làm sao tôi biết cô… sạch hay… dơ mà chứng? Muốn gây chuyện hả?”

Cô gái bình tỉnh nói nhỏ nhẹ: “Anh làm gì mà đập bàn, đập ghế, nạt nộ nhân dân như kẻ thù như thế? Nhà nước nói hễ đĩ hoàn lương thì được cho vay tiền để làm ăn lương thiện. Em tuân thủ, đi vay tiền, thì bị anh làm khó dễ, là không biết em sạch chưa? Vậy em phải làm sao đây? hu! Hu! Hu!”

Anh công an gầm gừ: “Cô làm sao tôi không cần biết, nhưng tôi nhất định không thể nào biết cô sạch hay dơ, mà chứng nhận?”

Cô gái bỗng nín khóc, giải thích: “Em nghe nói mấy ông khi làm quan tham nhũng, nhưng không bị bắt, là nhờ biết kỹ thuật: “Ăn vụng xong, biết cách liếm, chùi mép sạch sẽ!” là qua mặt pháp luật được hết! Vậy thôi để em… để em… tuột ra hết! cho anh… khám nha. Rồi cho em cái giái, quên, cái giấy, để em đi dzề! Muộn quá rồi!”

Anh công an chưng hửng, thắc mắc: “Cho dù có khám, thì làm sao tôi biết cô đã hoàn lương, cô đã… sạch!”

Cô gái mím môi cười cười: “Thì cũng giống như, theo cách giải quyết của mấy ông quan các anh, tham nhũng xong, rồi biết liếm mép cho sạch sẽ vậy mà! Thật ra em cũng muốn, nhưng em không thể tự cúi xuống liếm chính mình em được! Nên đến đây, nuốn nhờ anh liếm cẩn thận cho sạch sẽ, nhất là các mép! dùm một cái! rồi viết cho em cái giấy chứng nhận đã sạch! Là được rồi! Cám ơn anh!”











Không có nhận xét nào: