Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2022

Bản tin ngày Thứ tư 22 tháng 6 năm 2022 - Hà TRung LIêm

 

Tưởng Năng Tiến – Nguyễn Văn Vàng

https://docs.google.com/document/d/1owmTX-7jSGaW_-NcTkRzZL3POqKu5V0Z/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trang Việt Nam Thời Báo vừa đăng tải một bài viết (“Tu Sĩ Giả, Linh Mục Dỏm”) tuy không nặng ký nhưng khá nặng lời, của tác giả Hoàng Lan Mộc Châu, về giới tăng lữ ở VN:

“Từ trước đến nay người ta phát hiện vô số tu sĩ, là giả, là dỏm. Thường thì bọn dỏm giả hay mang hình thức tu sĩ của các tôn giáo lớn, tổ chức lỏng lẻo, khó kiểm soát như Phật giáo, bây giờ đã có trường hợp linh mục công giáo giả, dỏm gây khó chịu cho người công giáo.”


Văn Tâm  - Vụ án Tịnh thất Bồng Lai: Rốt cuộc họ phạm tội gì?

Các cáo buộc đối với Tịnh thất Bồng Lai cho đến nay chỉ là những quy chụp chắp vá.

22/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1vLfvXyuzvaSjSW6O-0vXY2mWIhs4qW4S/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngay cả khi Tịnh thất Bồng Lai có thực hành, phổ biến sai lệch giáo lý đạo Phật, đó cũng là vấn đề của cộng đồng Phật giáo chứ không phải là việc của chính quyền.

Bản chất của quyền tự do tôn giáo là sự khoan dung đối với các thực hành tôn giáo, tín ngưỡng khác biệt. Bất cứ quy định nào trái với điều này thì không còn là tự do tôn giáo mà là đàn áp tôn giáo.

Khi bị khởi tố theo Điều 331, vụ án Tịnh thất Bồng Lai không dừng lại ở việc trừng phạt các cá nhân nữa, mà nó là phát súng của chính quyền hướng về xã hội, đe dọa bất cứ ai dám bước qua vạch giới hạn do chính quyền vẽ ra. Nhưng chẳng ai biết cái vạch đó nằm ở đâu, ngoài chính quyền.

Đỗ Duy Ngọc – Bàn chơi hai chữ Tà Huy với Miên Trường

18.4.2018

Hiệu đính 22/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1HITd-1CQFgP9SBhnt30AMNPpZxa_0XDJ/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Có mấy anh bạn trẻ, thích thơ Bùi Giáng, thấy thiên hạ ca ngợi thi sĩ, nhưng các bạn ấy bảo rằng, đọc nghe thì thích mà không hiểu hết ý tác giả. Bởi có nhiều từ lạ quá, tra từ điển Tiếng Việt cũng không thấy. Các bạn trẻ đưa ra nhiều từ, nhưng đa số là nhắc đến “miên trường” và “tà huy”. Sở dĩ như thế đây là hai từ xuất hiện trong hai bài thơ rất nổi tiếng của Bùi Giáng là bài Chào Nguyên Xuân và bài Chùm thơ Cảm đề La porte étroite được in trong phần Phụ lục của truyện dài Khung cửa hẹp (La porte étroite, tác giả André Gide) do Bùi Giáng dịch.

Hai câu trong bài Chào Nguyên Xuân:

“Xin chào nhau giữa con đường

Mùa xuân phía trước, miên trường phía sau”

Và hai câu có chữ "tà huy"

“Em về giũ áo mù sa

Trút quần phong nhuỵ cho tà huy bay”

Nhà văn Điệp Mỹ Linh và Tài Liệu: Hải Quân VNCH Ra Khơi 1975

22/6/2022

Cám ơn nhà văn Điệp Mỹ Linh và xin được cùng chuyển đến các Bạn Khóa 24/HQNT

Hà Trung Liêm./Tổng Biên Tập Báo Quốc Dân

https://docs.google.com/document/d/1AtByrot1xhg3ULsJiv8G8RP4mY_zhDXS/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Huy Tâm .- Chương trình Tác Giả & Tác Phẩm của Macusa Media Show xin gửi lời chào tái ngộ đến toàn thể quý khán thính giả khắp nơi, và kính chúc mọi người luôn an bình trong cuộc sống đầy biến động ngày nay.

Phạm Tương Như .- Thưa quý vị, chương trình này do Huy Tâm tổng hợp, biên soạn và thực hiện với sự công tác của Phạm Tương Như, được phát sóng trực tiếp từ 2 đến 3 giờ chiều, mỗi thứ hai hàng tuần, với sự bảo trợ của Macusa Media Show.

Kính mong quý vị tiếp tục theo dõi và ủng hộ.

Phạm Tương Như.- Chào anh Huy Tâm, nguyên do gì chương trình của chúng ta hôm nay lại mở đầu bằng một ca khúc khá rộn ràng, vui tươi như vậy hở anh Huy Tâm?

Patrick H. O’Neil - Căn bản của chính trị so sánh. Kỳ 1

Chỉnh biên từ quyển Essentials of Comparative Politics của Patrick H. O’Neil, một giáo trình chính trị so sánh phổ biến cho sinh viên đại học tại Hoa Kỳ

Ngọc Vân chuyển dịch (1)

Kỳ 1: Giới thiệu chính trị so sánh

13/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1FeTGIsK6OhlhOlr13Xk-dU2DijoetrNe/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Kỳ 1: Giới thiệu chính trị so sánh

Nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là những người đã có thời gian sống ở nước ngoài đặc biệt là các nước Tây Phương, biết rằng các xã hội khác nhau có nhiều điểm khác nhau. Người viết bài này, chẳng hạn, đã từng được trường học dạy rằng quê hương ta giàu và đẹp, đất nước ta rừng vàng biển bạc, dân tộc ta thông minh và chịu khó làm việc, và Mỹ là một nước đang giãy chết. Đến khi có dịp sang Hoa Kỳ thì thực sự sáng mắt, sáng lòng. Hơn nữa, khác biệt giữa các xã hội Phương Tây hay dân chủ tiên tiến nói chung và các xã hội độc tài như Việt Nam không chỉ về trình độ phát triển kinh tế, nó còn thể hiện ở mức độ tự do của con người. Ở Việt Nam, việc thể hiện ý kiến trên mạng xã hội có thể dẫn đến những án tù trên 10 năm. Ở Mỹ, bạn có thể cắm bảng “đề nghị đưa Biden vào tù” cũng chẳng có cảnh sát nào thèm đến thăm bạn. Hãng Twitter thậm chí còn khóa được cả tài khoản của Tổng Thống Mỹ trên mạng xã hội của họ. Nhìn chung, tự do của con người ở các quốc gia dân chủ được tôn trọng hơn rất nhiều so với ở các nước độc tài, trong đó có Việt Nam.

Patrick H. O’Neil - Căn bản của chính trị so sánh. Kỳ 2

Kỳ 2: Chính trị so sánh là gì

Ngọc Vân chuyển dịch (1)

22/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1F551F7gh9oTogcmaXejB6YdKykpMUU2Q/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong khoa học chính trị, chính trị so sánh là một phân ngành so sánh việc theo đuổi quyền lực tại các quốc gia khác nhau.

Kỳ 2: Chính trị so sánh là gì

LTS: Nếu chưa đọc Kỳ 1, bạn đọc có thể xem tại đây: https://vietnamthoibao.org/vntb-can-ban-cua-chinh-tri-so-sanh/

Trước khi đi vào chi tiết, chúng ta cần biết chính trị so sánh là gì. Chính trị là cuộc đấu tranh trong một nhóm bất kỳ để giành quyền lực, cái sẽ cho một người hay một nhóm người khả năng quyết định cho một nhóm lớn hơn, từ một tổ chức nhỏ đến cả thế giới. Chính trị xảy ra ở bất cứ nơi nào có con người và có tổ chức; ví dụ, chúng ta thường nghe cụm từ “chính trị công sở” hay “chính trị văn phòng” khi chúng ta nói về các quan hệ quyền lực trong doanh nghiệp. Các khoa học gia về chính trị đặc biệt quan tâm đến cuộc đấu tranh giành quyền lực và vị trí lãnh đạo trong một cộng đồng chính trị – một đảng phái, một chức vụ dân cử, một thành phố, một vùng, hay một quốc gia. Chính trị là việc tìm kiếm quyền ra các quyết định ảnh hưởng tới toàn thể cộng đồng. Vì vậy, khó có thể tách rời khái niệm chính trị và khái niệm quyền lực, khả năng ảnh hưởng đến người khác hay khả năng áp đặt ý chí của một người, một chính đảng, lên họ. Chính trị là cuộc cạnh tranh giành quyền lực công, và quyền lực là thước đo khả năng áp đặt ý chí.

Thời sự đó đây ngày Thứ tư 22 tháng 6 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1YddcQq8ohLq1TwIDn1drHyLy7pEidsxL/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Eva Fu - Việc Trung Quốc đánh cắp bí mật công nghệ nông nghiệp của Hoa Kỳ là mối đe dọa an ninh quốc gia ‘to lớn’

22/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1_tMfBTKkUqfeVdx1a8guQTaWn6aPVq8r/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Dù chỉ nhỏ xíu như vậy, nhưng phần nhân của một hạt giống không khác gì một chiếc máy điện toán sinh học mini. Trong đó là tất cả mã di truyền, tài sản trí tuệ chứa hàng tỷ USD giá trị tiềm năng, mà nếu rơi vào tay một địch thủ, thì có thể trao cho họ quyền kiểm soát sản xuất lương thực của một quốc gia và hơn thế nữa.

Theo ông Ross Kennedy, một nhà phân tích chuỗi cung ứng và logistic tại Fortis Analysis, một đối thủ hiển nhiên ở đây là Trung Quốc.

Ilya Yablokov * - Năm thuyết âm mưu mà Putin đã vũ khí hóa

Nguồn: Ilya Yablokov, “The Five Conspiracy Theories That Putin Has Weaponized”, New York Times, 25/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

https://docs.google.com/document/d/1Nf5CyRJbSuujq3AMybmyz7mngwWFGjPL/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nước Nga của Vladimir Putin đang được thúc đẩy bởi các thuyết âm mưu.

Suốt 20 năm qua, nhiều nhà báo và quan chức đã phối hợp với Điện Kremlin, ‘vui vẻ’ phổ biến thông tin sai lệch. Dù chúng có phi lý đến đâu – chẳng hạn như CIA đang âm mưu lật đổ Putin – những câu chuyện tưởng tượng này đều phục vụ một mục đích rõ ràng: củng cố chế độ và đảm bảo sự ủng hộ của công chúng dành cho hành động của nó. Dù quan điểm cá nhân của từng thành viên trong chế độ là gì, dường như một điều rõ ràng là các thuyết âm mưu này không đóng vai trò nào trong các tính toán chính trị. Chúng là những câu chuyện được thiết kế để lý giải những gì mà chế độ đang làm, vì mục đích riêng của nó.

Nguồn:

Bản tin Điểm Nhấn

Báo Quốc Dân

Không có nhận xét nào: