Ts. Phạm Đình Bá - Xã hội cộng sản cản lối tiến thân của đại đa số người dân
10/6/2022
Dân Trung Quốc đã đang và chắc sẽ chịu đựng tình trạng bất bình đẳng dai dẳng trong tổ chức xã hội. Một cách phổ biến để đánh giá sự bất bình đẳng là thông qua hệ số Gini. Hệ số Gini là một thước đo tổng hợp ấn định điểm cho một nền kinh tế từ 0 đến 1 dựa trên phân phối thu nhập. Điểm càng gần 0 thì xã hội càng bình đẳng và ngược lại. Số điểm 0,4, theo hầu hết các ước tính mà Trung Quốc đã vượt qua nhiều năm trước đây, là dấu hiệu của một xã hội rất bất bình đẳng. Để so sánh, các quốc gia như Đức, Canada và Nhật Bản đều có hệ số Gini ước tính dao động chỉ hơn 0,3. Khác biệt 0,1 trên hệ số Gini biểu hiện rất nhiều khác biệt về bất bình đẳng giữa Trung Quốc và các nước với hệ xã hội mở.
<!>
Phạm Văn Duyệt – Chuyện tranh cãi tác quyền thơ nhạc
10/6/2022
... Ngược lại, "cộng sản Việt Nam dùng bất cứ phương tiện nào dù xấu xa, vô nhân, vô đạo, vô luân nhất để đạt đến mục tiêu, họ ngang nhiên mạo nhận một cách trơ trẽn tác phẩm của người khác là do Hồ sáng tác".
Giáo Sư Lê Hữu Mục chứng minh hùng hồn khúc chiết Nhật Ký Trong Tù là của một đảng viên Trung Hoa Quốc Dân Đảng, chứ không phải do Hồ sáng tác. Đám văn nô cộng sản đành ngậm miệng chịu thua.
Cuối cùng, Tiến Sĩ Lê Hữu Mục đã giúp đánh đổ thần thoại Hồ chí Minh, chỉ là kẻ ăn cắp thơ người khác. Nhờ vậy mà UNESCO mau chóng hủy bỏ vụ tôn vinh Hồ là nhà văn hóa lớn quốc tế. Vì Hồ không biết làm thơ, cũng chẳng phải là nhà văn hóa gì cả".
Phạm Lê Đoan - Việt Nam ‘bắt tay’ với Ấn Độ tạo thêm sức mạnh để ứng phó Trung Quốc?
10/6/2022
Hợp tác quốc phòng là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Ấn Độ.
Gặp gỡ tại Hà Nội, trong cuộc hội đàm với người đồng cấp, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh khẳng định hợp tác quốc phòng là một trong những trụ cột quan trọng góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – Ấn Độ. Đồng thời nhấn mạnh Ấn Độ coi Việt Nam là đối tác chủ chốt trong chính sách Hành động hướng Đông.
Điểm nhấn trao đổi chính trị – quốc phòng
Bộ trưởng Rajnath Singh cũng mong muốn quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện giữa hai nước tiếp tục phát triển, thể hiện qua các mối giao kết song phương được mở rộng trên nhiều lĩnh vực, từ trao đổi về chính trị, quốc phòng an ninh, thương mại, văn hóa, giao lưu nhân dân…
Thời sự Việt Nam
Ngày Thứ sáu 10 tháng 6 năm 2022
Về một cuốn sách nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu
(Về cách hành xử Văn Hóa man rợ kiểu cộng sản)
09/6/2022
VOA – Bài viết này do luật sư Winston Phan Đào Nguyên, hiện cư ngụ tại California, gởi cho mục Diễn Đàn của VOA Tiếng Việt. Bài viết có tựa đề nguyên thủy là “Lý Do Cho Sự Ra Đời Của Cuốn Sách Này.” “Cuốn sách này”, tức là cuốn "Mối Thâm Tình Của Nguyễn Đình Chiểu Dành Cho 'Quan Phan' Phan Thanh Giản", là cuốn sách mà luật sư Phan Đào Nguyên sắp xuất bản, với nội dung và mục đích nguyên thủy là tham luận gởi cho, và gởi theo lời mời, của Ban Tổ Chức Hội Thảo Khoa Học Quốc Tế “Giá Trị Văn Hóa và Nhân Văn Của Nhà Thơ Nguyễn Đình Chiểu Trong Thời Đại Ngày Nay,” tổ chức tại Bến Tre. VOA Tiếng Việt đăng nguyên văn bức thư này.
Winston Phan Đào Nguyên
Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 10 tháng 6 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Ngô Khôn Trí – 100 : 80 : 100
09/6/2022
Bắt đầu ngày ( 06/06/2022) hơn 3.300 nhân viên tại 70 công ty ở Anh bắt đầu cuộc thử nghiệm làm việc 4 ngày/tuần. Đây là cuộc thử nghiệm có quy mô lớn nhất thế giới.
Chương trình thí điểm kéo dài 6 tháng này được tổ chức 4 Day Week Global kết hợp với đơn vị tư vấn Autonomy cùng các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge, Đại học Oxford và Đại học Boston tiến hành.
Chương trình này dựa theo mô hình 100:80:100, tức người tham gia được nhận 100% lương cho 80% thời gian làm việc, đổi lại họ cam kết duy trì 100% năng suất.
Nguyễn Quang Dy - Tác động của bàn cờ Ukraine sau 100 ngày
09/6/2022
Nga xâm lược Ukraine đã làm cho nhiều người Việt bị sốc, vì Việt Nam có quan hệ tốt với cả Nga và Ukraine. Khi Nga đã trở thành kẻ xâm lược và tội đồ quốc tế thì Việt Nam khó duy trì cân bằng với cả hai bên, tuy Nga vẫn là nước cung cấp vũ khí chủ yếu để răn đe Trung Quốc. Trong khi đó, bàn cờ Ukraine đang làm đảo lộn trật tự thế giới.
Sau hơn hai năm vật lộn với đại dịch corona, các nước phải làm quen và chung sống với một thế giới “hậu Covid”. Nay chiến tranh Ukraine đã vượt qua 100 ngày, các nước cũng phải làm quen và chung sống với một thế giới “hậu Ukraine” và “hậu Putin”. Đó là một thế giới biến đổi khó lường, “trong một kỷ nguyên hoàn toàn mới” (Henry Kissinger).
Patricia Adams * -Thực phẩm, nhiên liệu, và lạm phát đều bắt nguồn từ các chính sách theo chủ nghĩa toàn cầu
10/6/2022
Một sĩ quan cảnh sát đặc nhiệm trên nóc khách sạn Congress trong một phiên họp tại cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos vào ngày 24/05/2022. (Ảnh: Fabrice Coffrini/AFP/Getty Images)
Giới tinh hoa toàn cầu đã rời Davos vào tuần trước sau khi vật lộn với các giải pháp cho các cuộc khủng hoảng sâu sắc mà thế giới đang phải đối mặt. Họ rời đi như khi đã đến, không nhận thức được rằng các cuộc khủng hoảng hoàn toàn là do họ tự tạo ra.
Xuân Hoa - Chuyên gia: Starlink của Elon Musk khiến Trung Quốc ‘lo ngay ngáy’
10/6/2022
Một chuyên gia về không gian cho biết Starlink của Elon Musk đang khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc vô cùng lo lắng, vì SpaceX hiện là người chơi duy nhất của Mỹ trong cuộc chạy đua không gian giữa Bắc Kinh và Washington. Vậy mà, Elon Musk lại đang bị tấn công bởi chính quyền Biden.
“Điều quan trọng là phải hiểu rằng SpaceX của Elon Musk đang là công ty duy nhất giữ chân Mỹ trong cuộc đua không gian với Trung Quốc”, ông Brandon Weichert – chuyên gia về không gian và tác giả của cuốn sách “Chiến thắng không gian: Cách nước Mỹ duy trì vị thế một siêu cường” (Winning Space: How America Remains a Superpower) – nói với The Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn vào cuối tháng 5.
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét