Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2022

Bản tin ngày Thứ hai 13 tháng 6 năm 2022 - Hà Trung Liêm


 

Quyết Nghị Đại Hội VNQDĐ 2022

https://docs.google.com/document/d/1JWnawpdVTdsxOA64Eevj7K4M8VkyNT8w/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Đại Hội VNQDĐ trong ba ngày 10,11 và 12 tháng 6 năm 2022 tại Orange County, tiểu bang California, Hoa Kỳ với sự tham dự của các đại biểu cơ sở đến từ các tiểu bang Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu và Đông Nam Á.

Nhận định rằng:

1) Sau đại dịch Virus Vũ Hán (Covid-19) và hiện nay là chiến tranh Nga xâm lăng Ukraine, chiến lược Toàn Cầu Hóa do Hoa Kỳ chủ trương với một Trật Tự Mới Thế giới hoà bình và thịnh vượng đã bị phá vỡ, thế giới đang chia làm hai khối: một bên là  Mỹ và các nước dân chủ tự do đối đầu với các chế độ độc tài toàn trị của Trung Cộng và Liên Bang Nga tạo nên một thách thức mới về an ninh và thịnh vượng cho toàn cầu.

<!>
2) Đảng Cộng Sản Việt Nam một mặt tiếp cận với các nước dân chủ Tây Phương để xin viện trợ, mặt khác vẫn bám lấy chủ nghĩa Mác Lênin lỗi thời, độc quyền cai trị bằng bạo lực, ngăn chặn và tù đầy người dân bày tỏ khát vọng tự do dân chủ, tiếp tục theo chân Nga-Tàu để giữ đảng, đưa đất nước vào cảnh nghèo đói, lạc hậu, xã hội băng hoại trên mọi mặt.
3) Việt Nam nằm ở vị thế địa chính trị quan trọng nhìn ra Biển Đông, nơi đối đầu giữa hai thế chiến lược “Vành đai, Con đường” của Trung Cộng và “Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở” của Hoa Kỳ nên trở thành  điểm nóng có thể xảy ra chiến tranh ở Châu Á của những thập niên  sắp tới.

4) Tổ quốc Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất nước về tay Trung Cộng, nhưng nhà cầm quyền CSVN vẫn cam tâm làm tay sai cho ngoại bang, tiếp tục đàn áp, ngăn cản không cho người dân thực hiện lòng yêu nước của mình.

Thông Cáo Báo Chí Về Đại Hội Việt Nam Quốc Dân Đảng 2022

https://docs.google.com/document/d/1fx930FSrhSqQ-ZOd6vkuPP4cxkMzXwIT/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Orange County, California, Hoa Kỳ, ngày 12 tháng 6 năm 2022- Đại Hội Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 2022 được tổ chức trong ba ngày 10, 11 và 12 tháng 6 năm 2022 tại phòng khánh tiết khách sạn Sheraton, thành phố Garden Grove, tiểu bang California, Hoa Kỳ với sự tham dự của các đại biểu cơ sở đến từ các tiểu bang Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu và Đông Nam Á. Suốt trong 3 ngày thảo luận sôi nổi, Đại Hội đã đạt được những kết quả dưới đây:

- Phân tích những biến chuyển quan trọng của tình hình thế giới và Việt Nam, tình hình đấu tranh của đồng bào trong nước và Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại hải ngoại.

- Tổng kết công tác của VNQDĐ kể từ Đại Hội Thống Nhất năm 2016 tại Orange County, California, những thuận lợi và khó khăn gặp phải, nhất là thời gian 2 năm đại dịch Coronavirus Vũ Hán vừa qua.

- Thảo luận, đúc kết và đưa ra đường lối, chính sách của VNQDĐ trong giai đoạn mới được tóm lược trong bản Cương Lĩnh Chính Trị 2022 để được khai triển thành sách lược chi tiết sau này.

- Bầu cử nhân sự các cơ chế lãnh đạo trung ương gồm Hội Đồng Lãnh Đạo, Hội Đồng Đại Biểu, Hội Đồng Chấp Hành, Hội Đồng Giám Sát. Riêng Hội Đồng Lãnh Đạo (gồm 8 thành viên) đã được Đại Hội tiếp tục tín nhiệm nhằm duy trì sự thống nhất, đồng thời đề cử bổ túc các thành viên mới thuộc giới trẻ để tiếp nối công tác lãnh đạo VNQDĐ.

- Thông qua bản Quyết Nghị nêu rõ tình hình mới, quyết tâm giữ gìn nền thống nhất VNQDĐ được thiết lập năm 2016, sát cánh cùng quốc dân đồng bào trong và ngoài nước đoàn kết đấu tranh giải thể chế độ cộng sản độc tài toàn trị, thiết lập một chế độ dân chủ tự do, pháp trị, nhân bản và phú cường. Vận động thế giới hỗ trợ dân tộc Việt Nam đạt được ước vọng nói trên.

- Đại Hội kết thúc vào trưa Chủ Nhật 12/6/2022 sau nghi lễ tuyên thệ nhậm chức của tân Hội Đồng Lãnh Đạo VNQDĐ.

Tưởng Năng Tiến – Du Lịch Tâm Linh 

https://docs.google.com/document/d/1sGJ2TGW0t9N3ROhHwTeJN4kApQgGqNar/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhà thơ Inra Sara cho biết người Cham không cắm hoa trong bình và cũng chẳng thích ngắt bông hay chưng hoa hòe, hoa sói gì ráo trọi. Họ cứ để “cho nó giữa bao la hay xó kẹt thiên nhiên” thôi.

Dân Việt thì khác. Mặc dù đã sống trong xã hội mới (Xã Hội Chủ Nghĩa) từ nhiều thập niên qua nhưng “tinh thần làm chủ tập thể” của họ, xem chừng, vẫn còn rất thấp. Cái gì người Việt cũng nhất định phải vơ về làm của riêng mới chịu (kể cả bông hoa) khiến báo chí nhà nước than phiền quá xá:

Kỳ Thanh – Tình Bắc duyên Nam

12/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1NkwiszCO99LgHeBjvdc7MiK6D5tKfSpE/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Theo chiều dài của lịch sử, dân Việt đã hấp thụ những tinh hoa của nền văn minh Trung Hoa, được phản ánh (phần nào) qua từ Hán Việt (chữ Hán – tượng hình). Sau đó tiếp nhận thêm nét tinh túy, hiện đại của mẫu tự La Tinh (Phương Tây), mà hình thành nên chữ Việt. Chữ Việt là sự kết hợp nhuần nhuyễn: tư tưởng và khoa học của hai nền văn minh Đông và Tây, cộng thêm sự sáng tạo, linh động của Ông Cha ta, đã làm phong phú, đa dạng, tiện dụng và ngày càng hoàn chỉnh cho ngôn ngữ Việt.

Hơn trăm năm Trịnh-Nguyễn phân tranh chia đôi đất nước với Đàng Trong và Đàng Ngoài. Gần trăm năm dưới thời thực dân Pháp, đất nước bị chia ba: Bắc Trung Nam, tác hại làm cho ba miền có ít nhiều điều chưa hiểu nhau. Rồi từ 1954 đến 1975 đất nước lại bị chia đôi, cho nên sự khác biệt về nhiều mặt lại gia tăng hơn nữa.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam phát biểu gì tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 19?

Nguyễn Nam (ghi)

13/6/2022

Lấy sức mạnh đấu sức mạnh trên căn cứ thượng tôn luật pháp quốc tế.
Đối thoại Shangri-La là nơi cung cấp một diễn đàn nhỏ và gắn kết để các đại biểu phát biểu ý kiến cũng như trao đổi suy nghĩ về các vấn đề an ninh và quốc phòng trong khu vực.

Đây cũng là cơ hội cho các cuộc gặp gỡ song phương và đa phương giữa các nguyên thủ và quan chức nhằm thắt chặt quan hệ đối tác, đàm phán cơ hội hợp tác hoặc giải quyết những bất đồng.

Nguyễn Lê – Việt Nam: Những biến chuyển đầu thế kỷ XX

https://docs.google.com/document/d/1BZIvMh-M8reGcZjJ4CMJ0OhneEggCpv9/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Kỳ 1)

Vào nửa sau thế kỷ XIX, hầu hết những cuộc kháng Pháp diễn ra rời rạc ở khắp các vùng miền, dễ dàng bị giặc thanh toán từng khu vực một như người ta bẻ gãy từng chiếc đũa trong bó đũa. Sang thế kỷ XX, trình độ dân trí của người Việt đã có những tiến bộ nhất định, công cuộc kháng Pháp cũng chuyển sang những hình thái mới phù hợp hơn với điều kiện xã hội trong nước và ngoài nước lúc bấy giờ.

***

Những năm đầu thế kỷ XX, với sự vận động, cổ xúy của các nhân sĩ, trí thức, nhiều phong trào cách mạng bùng lên, lấy mục tiêu khai dân trí và đấu tranh chính trị làm phương châm, nhất là trong điều kiện mà sự liên kết giữa nước này với nước khác đang ngày càng trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn. Dù chưa đạt được những thắng lợi quan trọng, các biến động chính trị và xã hội tại Việt Nam vào thời kỳ này đã dự báo nhiều thuận lợi cho các phong trào cách mạng về sau.

Ts. Phạm Đình Bá - Xã hội cởi mở tạo cơ hội cho mọi người

10/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1o0JyJ-kP0Fuzs3MWJj5k_7gevo8oMkCZ/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Thomas Peterffy sinh ra trong một bệnh viện ở Budapest vào ngày 30 tháng 9 năm 1944. Mẹ của ông đã được chuyển đến đó vì Liên Xô dội bom vào thành phố nầy. Sau khi Liên Xô chiếm Hungary từ tay Đức Quốc xã, Hungary trở thành một quốc gia vệ tinh, lao động dưới một hình thức áp bức khác: chủ nghĩa cộng sản. Peterffy và gia đình, xuất thân từ quý tộc, mất tất cả. "Về cơ bản chúng tôi là tù nhân ở đó." anh nói. Khi còn trẻ, Peterffy đã mơ về việc được thoát khỏi nhà tù đó.

Thời sự Việt Nam

Ngày Thứ hai 13 tháng 6 năm 2022

https://docs.google.com/document/d/1bbKSUUD7_RykWxuO9jn65WrLMEFg5aL-/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Mặc dù ngư dân Thái đối mặt với số cá đánh được nhỏ đi, một đập của Lào  lù lù hiện ra.

(For Thai fishers facing dwindling catches, a Lao dam looms large)

Tom Fawthrop – Bình Yên Đông lược dịch

Mongabay – 10 June 2022

https://docs.google.com/document/d/1G4QWh6qW6DUDvTCBt9xMJjowRmAxiDf7/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Một ngư dân và một ghe lúa cũ trên sông Mekong ở Chiang Khan, Thái Lan. [Ảnh: Aey]

Lào dự trù xây 1 đập có công suất 684 MW trị giá 2 tỉ USD trên sông Mekong, chỉ cách biên giới với Thái Lan 2 km (1,25 miles).

Đập Sanakham được đề nghị là đập mới nhất trong một chuỗi đập với trên 1 chục đập đang hoạt động trên dòng chánh Mekong ở Trung Hoa và Lào.

Ngư dân ở Thái Lan nói họ đã thấy số cá đánh được bị cắt giảm với mỗi đập mới được xây ở thượng lưu, nhất là đập Xayaburi bắt đầu hoạt động ở Lào trong năm 2019.

Dự án Sanakham vẫn còn trong tiến trình “tham vấn trước” với Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)), một cơ quan cố vấn liên chánh phủ.

Tin tức thế giới ngày thứ hai 13 tháng 6 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1jNKazQw-zuQRhxwjHBoJen3Vqgi7eKr-/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Francis Fukuyama: Putin quá liều lĩnh, Trung Quốc sẽ không dại dột như vậy

Nguồn: Francis Fukuyama: „Putin ist leichtsinnig ein großes Risiko eingegangen. Die Chinesen sind nicht so dumm“, WELT, 10/06/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

https://docs.google.com/document/d/1CyjDcv9079FS-KblkTch2U0ugObM2ZFk/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhà khoa học chính trị Hoa Kỳ Francis Fukuyama nói cuộc chiến tranh ở Ukraine sẽ làm xáo trộn trật tự quốc tế. Mặc dù Nga không đạt được thắng lợi về quân sự nhưng phương Tây không được phép lơ là. Ngay cả khi không có Putin, đất nước đó vẫn có lý do là một mối đe dọa.

Hỏi: Thưa ông Fukuyama, cuộc chiến tranh của Nga chống lại Ukraine có phải là sự mở đầu của một trật tự quốc tế mới?

Đáp: Đúng vậy, cái trật tự mới này hiện bắt đầu có hình hài. Đó là kết quả của cuộc đấu tranh kéo dài nhiều năm của phe các nước dân chủ phương Tây chống lại các chế độ độc tài, chủ yếu là Nga và Trung Quốc.

Lúa mì Ukraina, con tin trong cuộc xâm lăng của Nga

Thụy My

12/6/2022

https://docs.google.com/document/d/1VnputFfG4n0tAWLCfDE-g6BSUGLqKU2D/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cuộc khủng hoảng lương thực là chủ đề chính của các báo Pháp hôm nay. Le Monde dành đến sáu trang báo khổ lớn cho chủ đề này, báo động « Với số dự trữ và vụ mùa tới được cho là đạt mức kỷ lục, Nga sẽ nắm trong tay 100 triệu tấn lúa mì », một vũ khí ngoại giao quan trọng.   

Đến lượt lúa mì thành vũ khí của Putin

Sau khí đốt, đến lúa mì. Khi đồng nhiệm Sénégal Macky Sall, kiêm chủ tịch Liên hiệp Châu Phi bày tỏ nỗi lo của một châu lục đang bị khủng hoảng lương thực đe dọa, tổng thống Nga Vladimir Putin nói « không có vấn đề gì ». Le Monde ghi nhận cuộc gặp diễn ra tại Sotchi, thành phố bên bờ Hắc Hải, nơi mà hồi tháng 10/2019 hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi đã được tổ chức. Ba năm sau, ngũ cốc trở thành chiếc chìa khóa của « quyền lực mềm » Nga, một sức mạnh chưa từng có và là vũ khí ngoại giao chủ chốt, khi sản lượng toàn thế giới chỉ có 774 triệu tấn trong năm 2022.

Nguồn:

Bản tin Điểm Nhấn

Báo Quốc Dân

Không có nhận xét nào: