Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2022

10 bức tranh lãng mạn làm sống lại cảm xúc yêu đương - Lương Thái Sỹ

Cho dù đó là một cặp đang trong vòng tay âu yếm của nhau hay một khung cảnh tĩnh lặng với những cảm xúc ẩn giấu, những bức tranh sơn dầu cổ điển luôn có sức hấp dẫn lâu dài. Trong suốt lịch sử hội họa, các họa sĩ đã ghi lại vẻ đẹp và niềm đam mê của tình yêu. Những tuyệt tác lấy chủ đề tình yêu với sắc màu và cách thể hiện phong phú có thể khơi dậy ngọn lửa tình yêu vào bất kỳ lúc nào mỗi khi nhìn ngắm…
<!>
Lấy ví dụ, bức The Kiss do họa sĩ Gustav Klimt vẽ vào “Thời kỳ Vàng” (Golden Period) của nước Áo, vừa gợi tình vừa dịu dàng, được lấy cảm hứng từ phong cách tranh ghép Nhật Bản và sức hấp dẫn mang tính phổ quát của tình yêu. Franz Smola, Giám đốc Bảo tàng Upper Belvedere ở thủ đô Vienna, nhận định: “The Kiss là hình ảnh thu nhỏ của cảm xúc đằm thắm trong tình yêu, một thông điệp tình yêu thăng hoa cho tất cả mọi người trên thế giới”. Bức tranh thể hiện hiệu ứng rực rỡ của màu vàng, màu đặc trưng của họa sĩ. Tận mắt chiêm ngưỡng bức tranh tại Belvedere là một trải nghiệm khó quên đối với những người đã và đang bị tình yêu chiếm hữu. The Kiss là một tác phẩm quan trọng, hùng vĩ hơn nhiều so với những gì du khách mường tượng, dù kích cỡ chỉ 1.8 x 1.8 mét!

Dưới đây là 10 bức tranh lãng mạn làm sống lại cảm xúc yêu đương:

1/. The Kiss của Gustav Klimt (1908).


2/. The Birth of Venus của Sandro Botticelli (1484-86). Botticelli được gia đình Medici danh tiếng nhờ thể hiện tác phẩm này. Nó miêu tả Nữ thần tình yêu (một tiêu chuẩn lý tưởng hóa của sự hoàn hảo và thuần khiết) đứng trên một chiếc vỏ sò khổng lồ.

__________


3/. Chez le Père Lathuille của Édouard Manet (1879). Khung cảnh cổ điển của bức tranh được dùng như một biểu hiện khiêm tốn của khát vọng, nhưng niềm đam mê của bộ đôi trong tranh là không thể nhầm lẫn nhờ cái nhìn đắm đuối. Làm mẫu cho người đàn ông trẻ tuổi là con trai của chủ quán cà phê, còn làm mẫu cho người phụ nữ trẻ là hai người khác nhau.


4/. In Bed: The Kiss của Henri de Toulouse-Lautrec (1892). Bức tranh hậu Ấn tượng của họa sĩ Toulouse-Lautrec đã ghi lại khoảnh khắc say men tình giữa hai phụ nữ. Đây chỉ là một trong nhiều bức tranh ghi lại thế giới đồng giới trong các nhà thổ ở Paris. Toulouse-Lautrec làm công việc này lặng lẽ và chăm chỉ để cho ra các áp phích quảng cáo Moulin Rouge nhưng ông không ngờ đã nâng tầm quảng cáo thành nghệ thuật.


5/. Flaming June của Sir Frederic Leighton (1895). Bức tranh được công nhận là kiệt tác của Leighton nằm trong xu hướng cổ điển và lấy nguồn cảm hứng từ những biểu tượng nhục dục trong thần thoại Hy Lạp. Dù người phụ nữ ngủ một mình, nhưng màu sắc rực rỡ và chiếc áo choàng bay đã gửi đi thông điệp về sự lãng mạn của tình yêu.


6/. Discarded Roses của Pierre-Auguste Renoir (1875). Danh họa Renoir được biết đến với phong cách miêu tả vẻ đẹp nữ tính rất riêng, và tài năng này thể hiện rất rõ trong bức tranh tĩnh vật gợi cảm Discarded Roses. Renoir thường dùng hoa hồng làm chủ đề trong nhiều tác phẩm của mình và ông sử dụng cọ rất cẩn thận để ghi lại những thay đổi màu sắc của cánh hoa.


7/. The Grand Canal of Venice của Édouard Manet (1875). Venice là một trong những thành phố lãng mạn nhất thế giới. Sử dụng màu sắc hài hoà, bức tranh của Manet tạo cảm giác một đôi tình nhân đang ngồi trên chiếc thuyền gondola nổi tiếng trôi xuống dòng kênh lớn nhất Venice.


8/. Promenade near Argenteuil của Claude Monet (1873). Bức tranh này của Monet như muốn chuyển tải thông điệp về sự yên bình thôn dã, không khơi gợi bất kỳ niềm đam mê nào nhưng vẫn man mác không khí lãng mạn của tình yêu.


9/. The Fisherman and the Syren của Frederic Leighton (1856-58). Đây cũng là tranh của họa sĩ người Anh Leighton. Không cần là một nhà phê bình nghệ thuật, chúng ta cũng dễ dàng nhìn thấy ngọn lửa khát vọng và niềm đam mê đã truyền cảm hứng cho bức tranh đậm chất thần thoại, dù khát vọng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và người đánh cá sẽ bị chết dưới tay kẻ đã dụ dỗ mình.


10/. Cupid and Psyche as Children của William-Adolphe Bouguereau (1890). Bức tranh (thường được gọi là The First Kiss) mô tả vị thần tình yêu Cupid của Hy Lạp phải lòng Psyche, nữ thần linh hồn. Bouguereau đã kể một câu chuyện ngụ ngôn về “tình yêu chiến thắng trở ngại”.

Posted by: lpk 116

Không có nhận xét nào: