Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2022

Việt Nam phản đối Anh, Canada trao giải cho nhà báo bất đồng chính kiến - VOA

Hình ảnh nhà báo bất đồng chính kiến đang bị cầm tù Phạm Đoan Trang tại một hội thảo về Biển Đông của Học viện Ngoại giao Việt Nam hôm 18/11/2021. Việt Nam vừa lên tiếng phản đối việc Anh và Canada trao giải tự do báo chí cho bà Trang. (Photo Facebook Lê Kiên Cường) Việt Nam phản đối việc Bộ Ngoại giao Anh và Canada trao giải thưởng tự do báo chí cho nhà báo tự do Phạm Đoan Trang, hiện đang thụ án tù, và cho rằng việc hai quốc gia phương Tây trao giải cho một người “vi phạm pháp luật Việt Nam” không có lợi cho việc phát triển quan hệ song phương với Hà Nội.

<!>

Chính phủ Anh và Canada công bố trao giải thưởng Tự do Truyền thông 2022 cho bà Trang, nhà báo bất đồng chính kiến nổi danh nhất của Việt Nam, tại Hội nghị Tự do Báo chí ở Tallinn, Estonia, hôm 10/2. Đây là giải thưởng mới nhất giành cho bà Trang, người được quốc tế công nhận vì những hoạt động đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam nơi có ít tự do báo chí và thường bị chỉ trích về hồ sơ nhân quyền yếu kém.

Phản ứng trước việc này, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao ở Hà Nội, Phạm Thu Hằng, cho rằng việc Bộ Ngoại giao Anh và Canada trao giải thưởng cho bà Trang, người mà chính quyền Việt Nam xem là “một cá nhân vi phạm pháp luật”, là một hành động “thiếu khách quan” và “không phù hợp.”

Trả lời yêu cầu bình luận của phóng viên về việc trao giải thưởng, bà Hằng hôm 18/2 nói rằng nhà báo bất đồng chính kiến 44 tuổi đã “bị bắt giữ và xét xử do có những hành động vi phạp pháp luật nhiều lần nghiêm trọng.”

Bà Trang bị bắt giữ vào tháng 10/2020 và bị kết án 9 năm tù tội “Tuyên truyền chống nhà nước” vào tháng 12 năm ngoái. Các chính phủ phương Tây, trong đó có Mỹ, cùng các tổ chức nhân quyền quốc tế đã lên tiếng phản đối việc kết án này của chính quyền Việt Nam.

Theo phó phát ngôn viên của BNG Việt Nam, bà Trang đã “liên hệ với các tổ chức và các nhân ở nước ngoài, xuất bản các ấn phẩm trái phép có nội dung tuyên truyền, hướng dẫn, kích động các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.” Bà Hằng nói đây là hành vi “nguy hiểm cho xã hội.”

Ngoài việc đồng sáng lập trang Luật Khoa Tạp chí, một hình thức báo chí độc lập tại Việt Nam, bà Trang còn là tác giả nhiều cuốn sách bị cấm xuất bản ở trong nước, gồm “Chính trị bình dân” và “Phản kháng phi bạo lực.” Trước khi bị bắt, bà Trang cùng ông Will Nguyễn, công dân Mỹ gốc Việt từng bị giam giữ ở Việt Nam, công bố bản Báo cáo Đồng Tâm, trong đó đưa ra những “vi phạm nhân quyền” của chính quyền Hà Nội trong vụ bố ráp gây chết người vì tranh chấp đất đai giữa chính quyền và người dân làng Đồng Tâm.

Quốc vụ Khanh của Anh, Lord Ahmad gọi bà Trang là “nhà bảo vệ nhân quyền dũng cảm của Việt Nam” trong khi Bộ Ngoại giao Canada gọi nhà báo bị Việt Nam kết án tù là “một người ủng hộ quyền con người và pháp quyền” khi trao giải cho nhà hoạt động dân chủ đang bị cầm tù của Việt Nam.

Phó phát ngôn viên BNG Việt Nam hôm 18/2 cảnh báo rằng hành động trao giải thưởng của BNG Anh và Canada cho bà Trang sẽ “không có lợi cho việc phát triển quan hệ song phương với Việt Nam.”

BNG Anh và Canada chưa đưa ra phản ứng gì trước phản đối của Việt Nam về việc trao giải cho bà Trang, người được tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) trao giải thưởng Tự do Báo chí hạng mục Tầm ảnh hưởng vào năm 2019.

Việt Nam bị RSF cho vào nhóm các nước có ít tự do báo chí nhất thế giới và cũng là một trong những quốc gia bỏ tù nhiều nhà báo nhất.

Tuy nhiên, bà Hằng hôm 18/2 khẳng định rằng Việt Nam “luôn quan tâm bảo vệ và thúc đẩy các quyền tự do cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin.”

Không có nhận xét nào: