Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2022

Cảm Nhận Về Ca Khúc “Đưa Em Về Quê Hương” Của Nhạc Sĩ Phạm Thế Mỹ - Út Nị - Nhạc Vàng

Chúng ta ai cũng có tình yêu thương dạt dào đối với quê hương, vì quê hương là cội nguồn là nơi nuôi dưỡng tâm hồn ta lớn lên từng ngày. Chúng ta đã gắn bó với biết bao nhiêu kỷ niệm cùng người thân yêu ở quê hương. Dù lớn lên cuộc sống có thay đổi phải rời xa quê thì tấm lòng ta vẫn một tình yêu thương tha thiết hướng về nơi “chôn nhau cắt rốn”. Và tình yêu dành cho quê hương không bao giờ phai, tình yêu đó đã được bày tỏ trong rất nhiều câu ca dao tục ngữ, trong những trang sách tuổi thơ, trong những vần thơ, trong những lời ca…..

<!>

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã có rất nhiều sáng tác về tình yêu sâu đậm dành cho quê hương thân yêu như : Buổi chiều quê hương, Chuyến tàu về quê ngoại, Hoa vẫn nở trên đường quê hương, Đưa em về quê hương, Thương quá Việt Nam….Trong đó ca khúc Đưa em về quê hương được ông sáng tác vào khoảng những năm 1964 – 1965, ông viết cho ca sĩ Duy Khánh để hát trong băng nhạc chủ đề “Đưa em về quê hương”. Ca khúc như được sáng tác để dành riêng cho giọng ca ngân vang đặc biệt của ca sĩ Duy Khánh, và ca khúc cũng được người nghe nhạc yêu thích qua giọng ca trầm ấm của ca sĩ Chế Linh.

Ca khúc “Đưa em về quê hương” ca ngợi tình yêu thiêng liêng của một người lính mong muốn được đưa người vợ của mình về thăm quê hương. Giai điệu buồn rậm rãi của ca khúc đưa người nghe vào tâm trạng buồn da diết của một người, và từng chuỗi hồi ức hòa vào khung cảnh của thiên nhiên. Ca khúc còn hòa một tình yêu sâu đậm của đôi lứa đang hướng về một tương lai tươi sáng.

“Đưa em về quê hương đường khuya say giấc ngủ
Hàng cây xanh tóc rủ ven đường
Ôi buồn sao, ôi buồn sao
Ôi ngày vui! tuổi thơ anh yêu dấu đâu em?

Hành trình về quê vào một đêm khuya tĩnh lặng. Anh đưa em về quê khi mọi người đang say giấc ngủ, cảnh vậy cây cối ven đường cũng đang yên giấc với những chiếc lá rủ xuống khép lại như đang ngon giấc trong màng đêm. Không gian yên tĩnh làm anh nhớ về những ngày tuổi thơ yêu dấu, anh đã rong chơi suốt ngày cùng đám bạn trên đồng, những giờ trầm mình trong nước đùa vui, những ngày yên vui bên gia đình. Ôi! Những ngày vui của anh giờ đâu rồi mà giờ đây? Ôi buồn sao, làm thế nào để anh có lại được những ngày vui đó.

“Con đường phố xưa êm đềm, với dáng em dịu hiền
Nay còn đâu, nay còn đâu?
Còn lại mây bay
Còn lại đôi tay này với từng phiếm âm thanh gầy
Ru một giấc mơ dài.”

Những ngày xưa êm đềm ấy, anh ước gì anh có thể nắm giữ được mãi những kỷ niệm được cùng em. Trên con đường phố anh và em đã từng đan tay dìu nhau qua những hàng cây, dòng người len lỏi nhau. Hình dáng cô em gái nhỏ thật dịu hiền làm lòng anh say đắm, tình yêu trong anh đã nở hoa. Nhưng sao giờ đây hoang vắng quá! Chỉ còn lại những áng mây bay trên bầu trời, còn lại đôi tay với từng phiếm âm thanh gầy đang ru anh vào giấc mơ dài trên đường về quê hương cùng em.

“Bạn bè ra xa nhau, giờ này nơi đâu
Ôi trên biển sóng xa khơi
Bên giòng suối, hay ven đồi
Nhớ chi em, buồn chi em.

Những người bạn nối khố ngày xưa giờ phải xa nhau, mỗi người một nẻo đường, ai biết tụi nó giờ đang nơi đâu. Chắc giờ đây mỗi đứa đang đi theo những hướng riêng theo ý chí của người trai, Có người đang được sóng biển vỗ về ra khơi, có người đang đi dọc theo bên bờ suối hay qua những đường đồi, những cao điểm trên cao nguyên mù sương. Nhớ lắm em ơi, nhớ về những kỷ niệm đã có cùng nhau bên bạn bè. Em buồn làm chi!

Tranh vẽ Đưa Em Về Quê Hương của họa sĩ Hà Anh. Độc quyền cho Nhạc Vàng.

“Đưa em về quê hương hỏa châu dương mắt đỏ
Buồn đong đưa soi lối nhỏ không hồn
Ôi buồn sao, ôi buồn sao
Đã từ lâu từng đêm nghe tiếng súng đi hoang
Với lửa cháy trong tim người.

Ôi! Buồn làm sao, anh đưa em về quê hương trong lúc khói lửa. Muốn được cùng em về nơi gắn liền với những kỷ niệm tươi đẹp, thế mà giờ đây quê hương mình sáng rực những đóm hỏa châu. Nhìn những đóm hỏa châu sáng rơi xuống mà lòng anh đau sót, ngước mắt nhìn trên bầu trời  ngắn lệ tuôn. Nỗi buồn giăng trong xóm nhỏ, đong đưa những bóng hình thưa lưa qua lại vô hồn vì đang thương cho quê hương. Không biết từ khi nào mà từng đêm nghe tiếng súng đi hoang. Những trái tim đang cháy lửa nhiệt quyết muốn dang tay bảo vệ quê hương mình.

“Đã hai mươi năm rồi
Thôi còn chi, Thôi còn chi
Còn lại tên em, còn lại con tim
Thầm mong được thấy quê hương mình
Sớm được sống thanh bình.

Một khoảng thời gian dài xa quê, đã bôn ba ở xa giờ chỉ muốn về lại quê hương. Anh thầm mong quê hương đang được thanh bình để anh tìm về những hồi ức đẹp của tuổi thơ, nhũng kỷ niệm ngày xưa và những ngày anh có em kề bên. Nhưng giờ đây không còn nữa rồi, chỉ còn tên em và con tim yêu thương của em đang đông đầy trong anh. Rồi quê hương mình sẽ sớm được thanh bình nơi chứa chang những yêu thương và những mái ấm hạnh phúc sum vầy bên nhau.

“Còn lại con thơ, còn lại môi khô
Ôi quê hương đó, xin em
Xin đừng nói thêm điều gì
Nói chi thêm buồn, thôi em

Đến đoạn này người nghe nhạc sẽ càng xúc động hơn khi chính nhạc sĩ lại xưng “em” cho quê hương, tình yêu cao đẹp mà người dành cho quê hương. Nỗi lòng đang hướng về quê hương trong cảnh khó khăn, mọi người đang cùng trải qua những ngày khổ cực “ còn lại môi khô”. Ôi quê hương! Tiếng gọi tha thiết của lòng người con đang về thăm lại quê nhà.

“Ôi nhạc thơ anh máu chảy nhiều rồi
Và quê hương khốn khổ nhiều rồi
Thì thôi, thì thôi xin em đừng nhắc,
Cho anh được thấy, thấy sớm mai tuyệt vời.”

Trong những ca từ và vần thơ nhạc sĩ đã nói hết tiếng lòng của mình vào lúc quê hương mình đang khốn khổ. Thương những hoàn cảnh đang đối mặt khó khăn nhưng vẫn tin rằng một mai này sẽ ổn lại thôi. Quê hương mình sẽ bình yên trở lại, những mái nhà sẽ đầy ấp tiếng cười của trẻ thơ và khói lam chiều sẽ lan tỏa khắp chái bếp.

“Mặt trời lên, mặt trời lên xua đi đêm tối
Cho em nụ cười,
Cho anh mơ thấy quê hương ngày mai
Hoa nở trên môi em, chim ngủ trên tay em.”

Ta có thể cảm nhận được, hết đêm rồi trời sẽ sáng, mặt trời tỏa nắng mang ánh sáng chiếu khắp những nơi tăm tối. Quê hương mình sẽ tươi đẹp lên, thôn xóm nhỏ sẽ đầy tiếng cười của trẻ thơ. Những tình yêu đôi lứa sẽ chớm nở trong hạnh phúc. Hoa nở trên môi em, nở rộ trong khắp thôn xóm. Từng đàn chim bay về trú ngụ trên những cành cây sẽ đậu và ngủ trên tay em.

Út Nị.

Không có nhận xét nào: