USCIRF (Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế) khuyến nghị đưa Việt Nam vào danh sách Các quốc gia cần được quan tâm đặc biệt CPC
22/02/2022
Báo cáo năm 2021 của USCIRF (Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế) khuyến nghị đưa Việt Nam vào danh sách CPC.
<!>
Ủy Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) là một cơ quan riêng và khác với Bộ Ngoại Giao. Được thành lập bởi Quốc hội Hoa Kỳ, đây là một đơn vị tham vấn độc lập, lưỡng đảng cho chính phủ Hoa Kỳ, cơ quan này giám sát tự do tôn giáo trên toàn thể giới và khuyến nghị chính sách cho Tổng Thống, Ngoại Trưởng, và Quốc hội. Các khuyến cáo của USCIFR dựa vào các qui trình bắt buộc phải có và các tiêu chuẩn trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và các văn bản quốc tế khác.
Thời sự Việt Nam
22/02/2022
Chiến tranh giữa Nga và Ukraine sẽ ảnh hưởng gì đến thị trường thế giới?
Trần Thanh Tâm
21/02/2022
Dù mấy ngày trước đây, nước Nga đã có một số tuyên bố rút bớt quân đội gần biên giới với Ukraine, nguy cơ chiến tranh giữa họ và nước láng giềng vẫn chưa hề giảm bớt, thậm chí còn tăng lên hàng ngày theo truyền thông phương Tây.
Dù muốn dù không, một cuộc chiến giữa hai nước sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều thị trường trên toàn cầu. Dưới đây là một số kịch bản có thể xảy ra với thị trường thế giới nếu chiến tranh giữa Nga và Ukraine diễn ra, theo một bài viết do hãng thông tấn Reuters vừa đăng tải(1).
Tin tức thế giới ngày Thứ ba 22 tháng 02 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Nga đã xâm lăng Ukraine
22/02/2022
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Tối nay, thứ Hai ngày 21/02/2022, Putin có một bài phát biểu bừa bãi dẫm đạp lên lịch sử, văn hóa của một quốc gia độc lập với nhà nước pháp quyền Ukraine; Putin nói: “Ukraine chưa bao giờ có truyền thống về nhà nước của riêng mình, và gọi miền Đông của Ukraine là vùng đất cổ đại của Nga”. Putin thổi phồng sự liên kết an ninh ngày càng tăng giữa Ukraine với các quốc gia phương Tây, rồi tự mô phỏng lịch sử của Liên Xô là sự hình thành của Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Ukraine…
Thực hư cam kết NATO sẽ không mở rộng về phía Đông
Nguồn: Streit um Nato-Osterweiterung: „Es ist höchste Zeit, Tacheles mit den Russen zu reden“, WELT, 20/02/2022.
Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài
Có phải phương Tây đã hứa với Nga sẽ không mở rộng NATO về phía Đông? Nhà sử học người Mỹ Mary Elise Sarotte nói về việc hiểu lầm cố hữu này đã tác động đến chính sách của Putin cho đến nay và cách mà phương Tây nên đối phó với Nga như thế nào.
WELT: Giáo sư Sarotte, phiên bản về câu chuyện của Vladimir Putin có nội dung như sau: “Sau năm 1989, phương Tây đã hứa với chúng tôi sẽ không mở rộng NATO. Điều này có nghĩa là, phương Tây đã lừa chúng tôi.” Thực hư chuyện này như thế nào?
Mary E. Sarotte: Về mặt chính thức thì không. Nhưng có bằng chứng cho thấy đã có các cuộc thảo luận về vấn đề này. Tóm tắt ngắn gọn là như vậy.
WELT: Vậy tóm tắt dài thì như thế nào?
Từ Ba Lan nhìn sang Ukraine, nghĩ về Nga và những người Việt 'sùng bái Putin'
Nhà văn Trần Quốc Quân
Gửi bài từ Warsaw, Ba Lan
22/02/2022
Theo Hiến chương Liên Hợp quốc, Nga và Ukraine là hai quốc gia có quyền tự quyết như nhau và hoàn toàn bình đẳng trước luật và thông lệ quốc tế. Nga không thể lấy quyền nước lớn để buộc Ukraine, cũng như Mỹ và các nước Phương Tây không được làm thế này, mà phải làm thế kia theo sự áp đặt của Nga.
Thật dễ dàng nhận thấy rằng Putin không muốn thả Ukraine vào thế giới dân chủ Phương Tây, mà muốn kìm giữ Ukraine trong vòng cương tỏa của nước Nga tuy đang rất rệu rã.
Phải chăng tham vọng khôi phục Đế chế Nga với sự thống trị của Đại đế Sa Hoàng Nga đang là giấc mơ cháy bỏng và hoang tưởng của nhà độc tài Putin?
Nguyễn Quốc Tấn Trung - Quan hệ Nga – Ukraine: Từ cuộc ly dị văn minh đến chiến tranh thế giới
Ukraine có phải luôn thuộc về Nga, vai trò của phương Tây ra sao và Nga có đang hóa rồ?
21/02/2022
Việt Nam có một lượng người hâm mộ trung thành và hùng hậu, luôn ủng hộ Liên Xô trước kia và Nga sau này. Họ luôn khẳng định tính “chính nghĩa” của Nga, ngay cả khi Ukraine không mặn mà gì với người anh xấu tính. Khủng hoảng Ukraine cũng như câu chuyện về Nga vì vậy sẽ còn là một đề tài muôn thuở ở Việt Nam.
Tuy nhiên, chúng ta cần xác lập với nhau một cách rõ ràng những thông tin phản ánh thực tiễn và pháp luật. Chuyện Ukraine – Nga thì ở xa, nhưng văn hóa tranh biện và tư duy pháp lý tại Việt Nam thì lúc nào cũng ở gần và ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta.
Chiến tranh “truyền thông" trong cuộc khủng hoảng Ukraina
Trọng Nghĩa RFI
22/02/2022
Trang web Les Observateurs của Đài Truyền Hình Pháp France24 chuyên kiểm chứng các thông tin, hôm 18/02/2022 vừa qua đã nêu bật trường hợp bức ảnh của một cô gái xinh đẹp, được giới thiệu là người Ukraina, đang ngồi trên xe buýt, tay cầm một khẩu súng AK, với hàng chú thích: “Cuộc sống ở Ukraina, bây giờ”.
Một cô gái Nga được khoác vỏ Ukraina!
Bức ảnh đã được đăng trên nhiều tài khoản mạng xã hội khác nhau kể từ ngày 12 tháng 2. Một phiên bản khác, công bố hai ngày sau đó, đã được dùng để minh họa cho cuộc sống hàng ngày của người Ukraina vào năm 2022, sẵn sàng cầm súng chống quân xâm lược.
Nhưng một lần nữa, đây cũng là một hình thức thao túng thông tin khác bức ảnh này thực ra đã được chụp từ năm 2020, và được chụp ở vùng Siberia của Nga! Trên bức ảnh gốc, được tìm thấy nhờ kỹ thuật tìm kiếm ảnh ngược, chú thích ghi rõ “Tôi đến trường bắn, tôi có một khẩu AK-47, kẻ thù của bạn sẽ hối hận”.
Trả lời đài France24, cô gái giải thích rằng bức ảnh được chụp khi cô đang trở về sau một buổi chụp ảnh và khẩu súng cô cầm là một khẩu súng giả.
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét