1. Mạch máu sạch
Có câu “Nhân dữ động mạch đồng thọ” (Con người và động mạch có cùng tuổi thọ). Mạch máu không sạch sẽ đẩy nhanh tốc độ “lão hóa” của cơ thể, khiến các hệ thống và cơ quan nội tạng trong toàn bộ cơ thể suy yếu. Tuổi càng cao, sự tích tụ các chất thải dư thừa trong mạch máu càng nhiều, dễ gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến các bệnh tim mạch, thậm chí còn gây đột tử. Vì vậy cần lưu ý giữ cho mạch máu được sạch sẽ. - Biện pháp: Ăn từ 5 loại rau củ trở lên Ăn các loại rau củ tươi rất có lợi cho sức khỏe mạch máu. Mỗi ngày nên ăn ít nhất 5 loại rau củ trở lên sẽ hỗ trợ bảo vệ mạch máu rất tốt.
<!>
Các loại rau củ có màu sắc khác nhau chứa nhiều thành phần dinh dưỡng với hàm lượng khác nhau, ăn nhiều loại rau củ quả sẽ hấp thụ được dinh dưỡng toàn diện hơn. Rau củ quả có chứa vitamin C, anthocyanin, chất xơ v.v… mà cơ thể không tổng hợp được, những chất này có lợi cho quá trình chống oxy hóa, đào thải chất dư thừa, duy trì độ đàn hồi của mạch máu.
2. Phổi sạch
Phổi, phế, chủ khí toàn thân, có nhiệm vụ hô hấp, lượng khí hít vào cơ thể tốt hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phổi. Không khí ô nhiễm, khói dầu từ nhà bếp, bụi từ khu xây dựng, cũng như hút thuốc chủ động và bị động… đều sẽ gây hại cho phổi, khiến bổi bị bẩn, ảnh hưởng đến nhiệm vụ của phổi, dẫn đến nhiều căn bệnh gây hại cho sức khỏe.
Biện pháp: Ăn nhiều thực phẩm có màu trắng
Ăn nhiều thực phẩm có màu trắng giúp nhuận phổi, bổ dưỡng cho phổi, bảo vệ sức khỏe phổi.
Mã thầy (củ năng): làm sạch phổi, tiêu đờm, hỗ trợ giải độc phổi, có ích cho sức khỏe phổi.
Nấm tuyết (ngân nhĩ): điều hòa khí huyết, bổ âm, bổ phổi dưỡng vị, trợ khí, tăng sức đề kháng.
Bách hợp (huệ tây): nhuận phổi trị ho, tăng cường khả năng miễn dịch.
Lê vàng: nhuận phổi sinh luật, trị ho tiêu đờm.
Củ sen: thanh nhiệt hạ hỏa, nhuận phổi trị ho, cải thiện nhiệt phổi.
3. Đường ruột sạch
Có câu “muốn sống lâu trước tiên phải chăm sóc đường ruột”, đường ruột sạch giúp kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên chúng ta ăn ngũ cốc hoa màu cũng như rượu chè ăn uống quá độ dễ khiến ruột tích tụ chất độc và bị “bẩn”.
Khi tuổi càng cao thì việc tiêu hóa càng suy yếu, các vi khuẩn có lợi trong đường ruột giảm đi cũng sẽ khiến đường ruột không sạch. Các chuyên gia cho biết 90% những căn bệnh mà con người mắc phải đều có liên quan đến đường ruột.
Biện pháp:
– Ăn cải bó xôi (rau chân vịt, rau bina)
Cải bó xôi được mệnh danh là “người dọn dẹp” giúp làm sạch độc tố trong dạ dày và ruột, cải thiện chứng táo bón, giúp sắc mặt rạng rỡ hơn.
– Uống nước đun sôi
Nước là một trong những yếu tố quan trọng giúp thanh lọc đường ruột. Uống nhiều nước có thể làm giảm sự hình thành khí , có hại trong ruột đồng thời bài tiết chúng ta khỏi cơ thể, giúp đường ruột khỏe mạnh hơn, nước ấm 35℃~40℃ là sự lựa chọn tốt nhất. Hãy cố gắng uống nước để bổ túc đủ lượng nước cho cơ thể, giữ cho đường ruột được sạch sẽ, ngăn ngừa nguy cơ ung thư đại trực tràng.
– Vỗ tĩnh mạch ở eo
Cả hai bên eo là nơi các tĩnh mạch đi qua. Nắm tay rồi vỗ nhẹ vào hai bên eo khoảng 300 lần mỗi ngày. Thường xuyên vỗ các tĩnh mạch ở hai bên eo sẽ giúp nâng cao khả năng thải độc, cải thiện táo bón.
Người già : càng cao tuổi càng cần ăn ngon (B.S. Lương Lễ Hoàng)
Các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ vừa chứng minh hẳn hòi là, người cao tuổi nếu có da có thịt một chút, nghĩa là dư cân, ít bị bệnh và sống thọ hơn bạn đồng niên mình hạc xương mai. Lượng mỡ dưới da, tất nhiên không nhiều, chính là kho dự trữ dưỡng chất để đáp ứng cho nhu cầu phục hồi cơ thể đã cao tuổi mỗi lần ngã bệnh.
Chúng ta sống đến tuổi nầy là may mắn lắm rồi ! Nên ăn những gì chúng ta thích, đừng hà tiện nữa ! Để dành tiền cho con cháu biết bao nhiêu cho đủ ? Hơn nữa, chúng nó có bằng cấp, có công việc tốt, chúng nó hẵn nhiên là giàu có hơn mình ! Thì tại sao mình lại hà tiện, chắt chiu để dành cho chúng ? Biết bao nhiêu cho đủ ? (còn ăn thì cứ ăn cho thỏa thích. Một mai răng rụng hết chỉ còn nhìn mà hít hà thôi !)
Tuy không hẳn vì bất hiếu nhưng do định kiến là người cao tuổi không cần ăn nhiều nên có nhiều người già bị rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng một cách oan uổng ! Thêm vào đó là nhiều người lớn tuổi phải kiêng cữ, thường khi thái quá do con cháu ép buộc, vì bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tăng mỡ trong máu…
Vấn đề chưa dừng lại ở điểm cơ thể người cao niên vì thế mà thiếu dưỡng chất. Nguy hơn nhiều là vì lý do đó mà sức đề kháng bị xói mòn, khiến cho bệnh bội nhiễm cũng như bệnh do thoái hóa cơ khớp trở thành mối đe dọa thường xuyên cho cơ thể vốn vừa nhạy cảm, vừa dễ thiếu nước khi tuổi đời chồng chất. Nếu xét về mặt dược lý, bữa ăn của người cao tuổi thậm chí còn quan trọng không kém viên thuốc đặc hiệu nữa !
Quan điểm cho rằng, người cao tuổi cần phải e dè với từng miếng ăn, là một sai lầm nghiêm trọng. Nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy hình thức ăn uống dồi dào với rau cải tươi, nhiều cá biển, và nhất là thấy ngon miệng, là phương pháp dinh dưỡng lý tưởng cho người già. Bằng chứng là người cao tuổi ở Địa Trung Hải ít bị nhồi máu cơ tim nhờ khẩu phần đa dạng với thực phẩm "xanh" chiếm tối thiểu 60% tổng số lượng khẩu phần ăn hàng ngày. Bằng chứng là người Nhật có tuổi thọ cao nhất thế giới nhờ thực đơn hầu như không bao giờ thiếu cá biển và đậu nành.
Ngược lại, người cao tuổi trong các nhà dưỡng lão ở Hoa Kỳ, nơi cách ăn uống kiêng cữ được đặt lên hàng đầu, lại có tỷ lệ tai biến mạch máu não và tử vong vì nhồi máu cơ tim vượt xa các quốc gia khác !
Từ nhận thức đó, thay vì tiếp tục đề cao cách ăn uống kiêng khem, đa số chuyên gia dinh dưỡng ở khắp nơi đã đồng lòng tán dương phương pháp dinh dưỡng mang nhiều nét "đổi mới" cho người già dựa trên các nguyên tắc như sau :
• Người cao tuổi nên ăn tất cả những món ưa thích và ngon miệng, miễn là với số lượng không gây trở ngại cho vấn đề tiêu hóa.
• Khẩu phần hàng ngày càng đa dạng càng tốt, càng ít thực phẩm "ăn liền" (fast food) càng hay.
• Chắc chắn cần uống đủ nước trong ngày bằng cách chú trọng các món cung cấp nước như rau trái, món canh…, thay vì uống nước vì có nhiều người già thường chỉ uống khi thấy khát.
• Đừng nấu cho người cao tuổi các món ăn tuy bổ dưỡng về thành phần nhưng với khẩu vị nuốt không vô ! Đừng quên cảm giác ngon miệng là đòn bẩy cho sức kháng bệnh.
• Không nhất thiết phải cữ muối, tuyệt đối nếu không có chỉ dẩn của bác sĩ trong giai đoạn bệnh tim mạch cấp tính.
• Không nên thiếu món ngọt nếu thực khách chưa bị bệnh tiểu đường.
• Luôn luôn có rau quả tươi trong khẩu phần.
• Nên có nhiều bữa ăn nhỏ thay vì ngày ba bữa đúng giờ.
• Một ly rượu vang cho mỗi bữa ăn là điều nên làm.
• Chỉ tránh các món ăn gây dị ứng, món chiên xào nếu đã có bệnh trên đường tiêu hóa như viêm đại trường mãn, viêm ruột dị ứng, trĩ…
• Có bữa cơm gia đình cùng con cháu thay vì ăn riêng trong buồn tẻ như người bệnh nặng.
• Vận động nhẹ trước và sau bữa ăn.
Con cháu nếu biết thương ông bà, đừng quên là các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ vừa chứng minh hẳn hòi là : người cao tuổi nếu có da có thịt một chút, nghĩa là dư cân, ít bị bệnh và sống thọ hơn bạn đồng niên mình hạc xương mai. Lượng mỡ dưới da, tất nhiên không nhiều, chính là kho dự trữ dưỡng chất để đáp ứng cho nhu cầu phục hồi cơ thể đã cao tuổi mỗi lần ngã bệnh.
Không cho người già ăn no bụng và ngon miệng là một điều đáng trách cả về lý lẫn về tình.
B/s Lương Lễ Hoàng
----------------------------------------------------
10 cái chết kỳ lạ “không đỡ nổi” của các vĩ nhân: Pytago chết vì đậu, Đỗ Phủ chết vì no
“Sống chết tại trời”. Và có lẽ ông trời muốn các bậc vĩ nhân cũng phải ra đi theo cách “vĩ đại” lưu danh sử sách nên những cái chết kỳ lạ đến không thể đỡ được của họ khiến hậu duệ sau này dở khóc dở cười.
Trên thế giới không thiếu gì những cái chết kỳ lạ đến khó tin. Nhưng nếu bạn biết được rằng vua Geoger II chết vì đi…WC hay Đỗ Phủ – nhà thơ vĩ đại nhất Trung Quốc lại chết vì no, nhà toán học nổi tiếng Pytago chết vì ghét đậu…thì có lẽ bạn sẽ hiểu được sâu sắc câu nói của Mai Ngô: “Trên đời này, cái quái gì cũng có thể xảy ra được!”
1. Tycho Brahe (1546 – 1601): Chết vì…không đi vệ sinh kịp
Tycho Brahe là một nhà thiên văn học, chiêm tinh học rất nổi tiếng của Đan Mạchvào thế kỷ XVI, được cho là người đã sáng lập ra môn khoa học thiên văn quan sát. Những nghiên cứu của ông đã đặt nền móng cho thuyết “Vạn Vật Hấp Dẫn” của Newton sau này.
Nhưng cái chết của Tycho Brahe thì không vinh quang rực rỡ như những thành tựu cả đời ông xây dựng. Ở thế kỷ 16, việc rời khỏi bàn tiệc trước chủ nhân là điều cấm kị, và từ chối những lời mời cũng là bất lịch sự. Trong cái ngày định mệnh vào năm 1601 ấy, Tycho Brahe tham gia 1 bữa tiệc và đã uống rất nhiều rượu. Tệ hơn nữa là ông lịch sự đến nỗi không nỡ từ chối hàng chục ly rượu mời của các thực khách. Kết quả là…bàng quang của ông đã vỡ và giết chết ông một cách từ từ, đầy đau đớn trong 11 ngày sau đó.
2. Aeschylus: Chết vì bị rùa rơi trúng đầu
Aeschylus được nhiều sử gia coi là cha đẻ của bi kịch Hy Lạp, là một trong ba nhà biên soạn kịch Hy Lạp kinh điển mà các tác phẩm còn được sử dụng cho tới ngày nay.
Trong một ngày đẹp trời, Aeschylus đang đi dạo trên đường, thì trên bầu trời có một con đại bàng cắp con rùa bay ngang qua. Đại bàng thường tìm cách đập vỡ mai rùa bằng việc thả nó từ trên cao xuống đất, hoặc một tảng đá cứng nào đó. Aeschylus bị hói, và con đại bàng tưởng đầu ông là hòn đá nên đã thả con rùa rơi thẳng xuống đầu ông. Có thể nói Aeschylus chết vì chấn thương sọ não.
3. Vua George II của Liên hiệp Anh: Chết vì…đi vệ sinh
George II là nhà vua của Liên hiệp Anh và Ireland. Theo như lời tường thuật của người hầu, vua George II đã thức dậy vào sáng sớm, uống một tách soocola nóng sau đó đi vệ sinh như thường lệ. Tuy nhiên, khi đang đi vệ sinh thì do vua George II rặn quá mạnh, dùng quá nhiều sức lực dẫn đến đứt động mạch, vỡ tâm thất, qua đời ngay trên bồn cầu.
Vua George II đã chết ngay khi đi vệ sinh. (Ảnh: Internet)
4. Pytago và cái chết “lãng xẹt” bởi hạt đậu
Pytago là nhà toán học, nhà khoa học vĩ đại bậc nhất của lịch sử nhân loại. Ông cũng rất quen thuộc với bất cứ ai đã trải qua thời học sinh, bởi câu nói: “Trong tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương 2 cạnh góc vuông”.
Pytago đã chết vì chứng ghét/sợ đậu của mình. (Ảnh: Internet)
Nhưng điều ít ai biết là Pytago là người sáng lập ra trường phái Pythagoras, một tổ chức theo đuổi sự hoàn hảo về đạo đức và có 1 quy định cực kỳ “mê tín” là không động vào đậu dù với bất cứ hình thức nào.
Chính bởi quy định khắt khe, cực đoan này đã dẫn tới cái chết “lãng xẹt” của nhà toán học vĩ đại. Lưu truyền rằng Pytago bởi vì một cuộc tranh cãi và bạo động gay gắt đã bị một nhóm người truy sát. Ông đành bỏ chạy thoát thân nhưng rồi chợt phát hiện ra mình bị một cánh đồng trồng đậu chắn ngang. Bởi vì quy định của trường phái Pytago, ông nhất quyết không chịu chạy qua ruộng đậu, để rồi bị bắt và giết hại ngay tại đây.
5. Nhà toán học Carnado: Chết…đúng quy trình
Carnado là một nhà toán học, chiêm tinh học lừng danh thời kỳ Phục Hưng tại Italy. Cha của ông là bạn của họa sĩ Da Vinci nổi tiếng lịch sử.
Từ cái chết của Carnado, chúng ta có “định luật bảo toàn danh dự”. (Ảnh: Internet)
Bản thân Carnado cũng đạt được rất nhiều thành tựu trong lĩnh vực toán học và chiêm tinh học. Nhưng có lẽ ông nổi tiếng nhất bởi lời tiên đoán về cái chết của chính mình. Năm 71 tuổi, Carnado bằng thuật chiêm tinh học đã tính được ngày mình qua đời là 21/9/1576. Nhưng đến gần ngày định mệnh đó rồi mà ông vẫn khỏe mạnh và không có dấu hiệu bệnh tật nào. Bởi vậy để bảo toàn danh dự, Carnado đã…tự sát vào đúng ngày dự đoán để chứng minh “chiêm tinh luôn đúng!”.
6. Đỗ Phủ: Chết vì “một bữa no”
Đỗ Phủ là một nhà thơ nổi tiếng của thời thịnh Đường – Trung Quốc. Trong cuộc đời mình ông đã viết hàng ngàn bài thơ với rất nhiều bài thơ lưu danh thiên cổ. Tuy nhiên người xưa cũng nói Đỗ Phủ có tài nhưng không gặp may mắn. Dù có tài văn chương, được dân gian trọng vọng nhưng đến cuối đời Đỗ Phủ vẫn phải lang bạt, ở nhờ và nghèo đói.
Truyền rằng trận lũ lụt ở Hồ Nam năm đó đã khiến Đỗ Phủ gần 10 ngày không có đồ ăn. May sao sau đó quan huyện biết tin đã phái thuyền đến cứu và tặng cho Đỗ Phủ một ít thịt bò cùng rượu trắng. Đỗ Phủ vì quá đói đã ăn hết chỗ thịt bò kia liền một lúc. Gần 10 ngày nhịn đói, được một bữa no lại khiến Đỗ Phủ bị bội thực mà chết.
7. Lý Bạch (701 – 762): Chết vì quá yêu trăng
Thi sĩ Lý Bạch – một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất lịch sử Trung Hoa, là người mở đường cho cả một thời kỳ thơ ca hưng thịnh của đời Đường. Lý Bạch được dân gian tôn xưng là Thi Tiên, sáng tác hơn hai ngàn bài thơ tuyệt tác, nhưng viết đến đâu vứt đi đến đó. Một số bài thơ nổi tiếng nhất và được biết đến nhiều nhất của ông là Tĩnh Dạ Tứ hay Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Nguyệt Hạ Độc Chước…vv
Dân gian truyền tụng về sự ra đi của Thi Tiên Lý Bạch đó là vì muốn…bắt trăng. Trong một đêm đang du ngoạn trên sông Thái Trạch, huyện Đang Đồ (thuộc thành phố Mã An Sơn, tỉnh An Huy), Lý Bạch nhìn thấy ánh trăng rằm soi sáng dưới mặt nước, đẹp lung linh mê hoặc. Sẵn có hơi men trong người, Lý Bạch cố gắng vươn tay để bắt lấy vầng trăng đến nỗi mất đà, ngã xuống nước mà chết đuối.
8. William Henry Harrison – Chết vì…thích đẹp
William Henry Harrison là vị tổng thống Mỹ chỉ tại nhiệm đúng 31 ngày. Và lý do cho nhiệm kỳ ngắn ngủi đó của ông không phải do bãi chức hay bạo loạn lật đổ gì, mà bởi vì William Henry Harrison đã chết vì viêm phổi sau 1 tháng đọc diễn văn nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ.
Ngày 4/3/1841, ngày William Henry Harrison tuyên thệ nhậm chứcTổng thống là một ngày tuyết rơi nhiều và nhiệt độ xuống gần 0 độ C. Ông không mặc áo choàng, không đeo găng tay và cũng không đội mũ vì chê thiết kế của trang phục. Ông đã chọn cưỡi ngựa trắng để diễu hành qua các con phố, đọc bài phát biểu nhậm chức dài 2 tiếng đồng hồ với 8.445 chữ.
Những ngày sau đó, sức khỏe của tân Tổng thống ngày càng xấu đi. Đúng một tháng sau, William Henry Harrison đã qua đời vì căn bệnh viêm phổi. Người ta nói, ông chết vì làm đẹp.
9. Bạo chúa Periander – Sai người giết chính mình
Periander là một bạo chúa nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại, con trai của bạo chúa Kypselos cai trị thành Korinthos. Periander là một kẻ đa nghi và rất tỉ mỉ. Khi còn sống và cai trị, hắn luôn miệt mài tìm kiếm những học giả tài giỏi, những bề tôi thông minh để trừ khử hết, miễn cho bọn họ tìm cách hãm hại hay lật đổ hắn.
Bạo chúa Periander thì lại lên kế hoạch tỉ mỉ cho cái chết của mình. (Ảnh: Internet)
Bởi vậy đến khi chết, Periander cũng muốn chết theo cách của mình và không muốn ai tìm ra nơi chôn xác của hắn để trả thù. Periander đã cử 2 bề tôi đi theo con đường hắn chỉ, giết kẻ đầu tiên bọn họ nhìn thấy, rồi chôn xác kẻ đó. Nhưng hắn lại cử thêm 4 kẻ khác đi sau, giết chính 2 tên sát thủ và chôn xác chúng. Và bạn đoán đúng rồi đấy, Periander chính là người bị 2 tên tay sai giết, chôn xác và 2 kẻ duy nhất biết nơi chôn xác tên bạo chúa lại bị 4 tên tay sai khác giết chết. Vậy là không ai có thể biết Periander được chôn ở đâu.
10. Chrysippus – Chết vì…cười
Chrysippus là một nhà triết học thuộc trường phái khắc kỷ của Hy Lạp. Ông được biết đến là nhân vật quan trọng thứ hai của chủ nghĩa Stoicism sau Zeno xứ Citium.
Chrysippus chết vì cười, chẳng hay là một cái chết vui vẻ?
Chrysippus được cho rằng đã chết vì cười quá nhiều. Câu chuyện là một ngày nọ, Chrysippus nhìn thấy 1 con lừa đang cố gắng ăn sung trên cây. Ông đã nghĩ ra ý tưởng và gọi người hầu mang rượu tới cho con lừa “nhậu” với sung. Và nhìn cảnh con lừa vừa say rượu vừa ăn sung, Chrysippus đã cười không dừng được. Ông cười đến mức…tắt thở luôn. Một học giả đã viết về cái chết kỳ lạ của Chrysippus: “Ông chết vì cười quá nhiều.”
Trên đây là 10 cái chết kỳ lạ và…không đỡ được của các bậc vĩ nhân. Vẫn biết sinh lão bệnh tử là quy luật hiển nhiên, nhưng những cái chết “hỡi ơi” thế này cũng thật khiến hậu thế phải dở khóc dở cười.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét