Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2021

Đường Tăng một mình đi lấy kinh, lúc viên tịch đã tiết lộ một thiên cơ. - Lam Sơn


Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng được miêu tả là một nhà sư ôn tồn lễ độ, cung kính thận trọng. “Tây Du Ký” là tác phẩm nổi tiếng kể về câu chuyện bốn thầy trò Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh, trải qua 81 kiếp nạn, cuối cùng cũng lấy được Phật Pháp chân kinh. Nhưng trong thực tế lịch sử, trên chặng đường Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh, không hề có Ngộ Không, Bát Giới, Sa Tăng và Bạch Long Mã đồng hành, nhưng nó vẫn là một câu chuyện bất hủ, chặng đường thiên nan vạn khổ của ông cũng rất ly kỳ.
<!>
Thông minh nho nhã, tướng mạo phi phàm

Đường Tăng Huyền Trang tên là Trần Y, quê ở Hà Nam, sinh ra ở thôn Trần Gia, cách Lạc Dương 30 dặm (thuộc Yển Sư, Hà Nam ngày nay) vào cuối thời Tùy Đường, là người con thứ tư trong gia đình. Phụ thân tên là Trần Huệ, tính tình điềm đạm, từ quan ẩn cư.
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng được miêu tả là một nhà sư ôn tồn lễ độ, cung kính thận trọng. Huyền Trang ngoài đời thật mi thanh mục tú, tướng mạo phi phàm, là một nam tử tuấn tú, từ nhỏ rất thông minh, thích đọc sách Thánh hiền, siêu phàm thoát tục, tĩnh tại ung dung.

“Phật môn thiên lý câu”

Trần Y phải trải qua một tuổi thơ rất khổ cực. Mẫu thân qua đời lúc 5 tuổi, lên 10 tuổi phụ thân cũng qua đời khiến ông sớm cảm nhận được nhân sinh vô thường. Năm lên 11 tuổi, Trần Y lúc này mồ côi cả cha lẫn mẹ, ông theo người anh thứ hai là Trương Tiệp đại sư, đến chùa Tịnh Độ ở Lạc Dương học tập Phật Pháp. Ông ngày đêm chuyên tâm nghiên cứu kinh Phật, năng lực hiểu biết của ông rất phi thường, thậm chí có thể thăng tòa thuyết pháp, giảng giải kinh Phật hết sức thấu triệt, rất được truyền tụng ca ngợi, lúc đó ông mới 13 tuổi.

Khi Huyền Trang được 20 tuổi, ở Thành Đô ông thụ đủ giới, chính thức có được tư cách tăng lữ, ông phải tuân theo 250 giới luật.
Năm 24 tuổi, Huyền Trang đã được phong là Tam Tạng, Tam Tạng tương đương với một học vị hiện nay, tức là thông thạo Tam Tạng kinh điển, là Pháp sư cấp bậc cao nhất thời đó.

Lúc bấy giờ, Huyền Trang đã nổi tiếng khắp kinh thành, ông được mệnh danh là “Phật môn thiên lý câu”. Nhưng Huyền Trang đã gặp phải một vấn đề nan giải. Khi học kinh Phật, ông cảm thấy nhiều nội dung được trình bày không rõ ràng, không thống nhất hoặc không có tiêu chuẩn xác định.

Vì vậy, ông đã đi khắp núi nam bể bắc, tìm đến các cao tăng để thỉnh vấn, ông đã đi đến hơn một nửa vùng đất Trung Quốc, nhưng mối nghi hoặc của ông ngày càng lớn hơn. Rốt cuộc thì kinh sách gốc của Phật giáo giảng như thế nào? Trong tâm trùng trùng nghi hoặc, Huyền Trang hạ quyết tâm tới Tây Thiên thỉnh kinh, quyết tâm tìm bộ kinh điển Đại thừa "Du già sư địa luận" để giải khai những nghi hoặc trong lòng
.Huyền Trang hạ quyết tâm tới Tây Thiên thỉnh kinh, quyết tâm tìm bộ kinh điển Đại thừa "Du già sư địa luận" để giải khai những nghi hoặc trong lòng.

Hành trình đi Tây Thiên thỉnh kinh, lúc đầu là “vượt biên trái phép"

Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng được mô tả là lúc khởi hành đi Tây Thiên thỉnh kinh, bái kiến hoàng đế Đường Thái Tông, nhận lộ phí, rồi đường đường chính chính lên ngựa mà đi. Nhưng tình huống thực tế là ông phải “vượt biên trái phép".

Vào thời đầu nhà Đường, biên cương chưa an ổn, người dân bị cấm xuất ngoại. Ông đã nhiều lần đến thỉnh cầu để được đi Tây Thiên thỉnh kinh, nhưng không lần nào được chấp thuận.

Vào năm Trinh Quán thứ ba (năm 629), phía bắc bị sương giá nghiêm trọng, Trường An không có lương thực, triều đình mở cửa thành cho người dân đi lánh nạn. Huyền Trang lúc đó 29 tuổi nhân cơ hội này đã rời Trường An và đi về phía Tây. Mặc dù thường xuyên bị các quan viên địa phương chặn đường, nhưng họ đã bị cảm hoá trước quyết tâm của ông và cuối cùng đã tạo điều kiện cho ông.

Huyền Trang tìm được một người Hồ tên là Thạch Bàn Đà chỉ đường cho ông, ban ngày ở trong nhà, ban đêm lại đi, lẻn ra khỏi Ngọc Môn quan. Tuy nhiên, sau khi rời khỏi quan, Thạch Bàn Đà không còn chịu khổ được nữa và từ bỏ, thế là chỉ còn lại một mình Huyền Trang.

Trên chặng đường về phía Tây đằng đẵng đầy gian nan hiểm nguy này, một mình Huyền Trang phải vượt qua như thế nào?

Tuyệt xứ phùng sinh

Khảo nghiệm đầu tiên mà Huyền Trang phải đối mặt là một mình cưỡi ngựa vượt qua 800 dặm sa mạc để đến Y Ngô (nay là Ha Mi, Tân Cương). Nhưng trên đường đi, ông vô tình làm đổ túi nước và mất hết nước uống.

Khảo nghiệm đầu tiên mà Huyền Trang phải đối mặt là một mình cưỡi ngựa vượt qua 800 dặm sa mạc để đến Y Ngô (nay là Ha Mi, Tân Cương).
Trên sa mạc không có nước thì chỉ có thể chết mà thôi, thế là Huyền Trang phải quay về lấy nước, trên đường quay về ông chợt nhớ đến lời thề đã lập: “Ta thà đi về phía tây mà chết, cũng tuyệt không đi một bước quay lại phía đông.” Thế rồi, ông quay đầu ngựa và tiếp tục đi về phía tây bắc.

Giữa sa mạc mênh mông vô bờ, phía trên không có chim chóc, phía dưới không có dã thú, chỉ có xương cốt của người chết, thường xuyên có huyễn tượng "quỷ mị gió nóng", rất đáng sợ. Huyền Trang cưỡi con ngựa già gầy còm suốt bốn ngày năm đêm, người kiệt sức, ngựa hết hơi, miệng khô khan, ngã xỉu xuống đất nằm thoi thóp, nhưng trong miệng vẫn lẩm bẩm, thỉnh Quan Âm Bồ Tát gia trì: Huyền Trang đi chuyến này không vì tài phú danh lợi, chỉ vì cầu được chính Pháp! Mong Bồ Tát từ bi, cứu thoát khỏi khổ nạn...

Sau đó ông ngất đi, giữa đêm có gió mát làm ông tỉnh lại, ông cảm thấy thể lực có chút khôi phục, muốn ngủ một chút, đột nhiên trong mộng, ông nhìn thấy một người mặc giáp vàng đứng ở trước mặt, bảo ông: " Sao không nhanh lên đường? Còn đang ngủ sao!” Huyền Trang tỉnh dậy, lập tức lên ngựa khởi hành.

Không lâu sau khi ông đi, con ngựa già đột nhiên mất kiểm soát, chạy điên cuồng và đưa ông đến một dòng suối trong vắt, vì thế mà Huyền Trang được cứu sống.

Quốc vương Cao Xương

Hai ngày sau, Huyền Trang đến Y Ngô, Quốc Vương của Cao Xương là Văn Thái sau khi hay tin, thì vui mừng khôn xiết, và mời Huyền Trang đến Cao Xương. Vương quốc Cao Xương nằm ở chân núi Hỏa Diệm Sơn, tức là thành phố Turpan ở Tân Cương ngày nay, nước này không nằm trên chặng đường đi về phía Tây của Huyền Trang, nhưng vì thịnh tình khó chối nên Huyền Trang đã đi bộ sáu ngày để đến Cao Xương
.
Quốc Vương của Cao Xương là Văn Thái sau khi hay tin, thì vui mừng khôn xiết, và mời Huyền Trang đến Cao Xương.
Quốc vương Cao Xương như nhặt được bảo vật trân quý, ông vô cùng thành kính, tha thiết cung phụng, cầu xin Huyền Trang ở lại Cao Xương, nhưng Huyền Trang từ chối; thế nên quốc vương Cao Xương đã dùng một thủ đoạn xấu để ép buộc Huyền Trang, nếu Huyền Trang không ở lại, thì ông sẽ đưa Huyền Trang trở về Đông Thổ, Huyền Trang lập tức tuyệt thực ba ngày, Quốc vương Cao Xương cảm thấy vô cùng hổ thẹn, nên đành để cho Huyền Trang đi Tây Thiên thỉnh kinh. Và ông cũng trước tượng Phật tổ, cùng Huyền Trang kết bái làm huynh đệ.

Trước khi rời đi, Quốc vương Cao Xương thỉnh cầu Huyền Trang thuyết Pháp, Quốc vương Cao Xương nằm phục trên mặt đất, lấy lưng của mình làm chỗ đạp chân cho Huyền Trang, mời Huyền Trang thượng tọa.

Quốc vương Cao Xương đã chuẩn bị 30 bộ quần áo, bao tay, khăn che mặt, ủng và giày được đặc chế để chống gió và lạnh, còn tặng 100 lượng vàng, 3 vạn đồng bạc và 500 tấm lụa, dùng làm lộ phí cho Huyền Trang đi đường trong 20 năm. Ông còn lệnh cho 25 tuỳ tùng đi theo bảo vệ Huyền Trang, ông còn chuẩn bị lễ vật hậu hĩnh cho 24 vị quốc vương trên đường đi, căn dặn họ chiếu cố cho Huyền Trang.

Ngày lên đường, quốc vương Cao Xương dẫn đầu các quan đại thần và dân chúng cùng từ biệt Huyền Trang, quốc vương Cao Xương ôm lấy Huyền Trang, tiễn biệt ông mà nước mắt đầm đìa.

Nửa số người ngựa bị chôn vùi ở Lăng Sơn

Họ đi được hơn 300 dặm về phía tây bắc, đến Lăng Sơn cao vút tận mây, lạnh giá vô cùng, băng tuyết quanh năm không bao giờ tan. Người và ngựa đi trên con đường hẹp quanh co, nếu không cẩn thận có thể rơi xuống vực, bảy ngày sau ra được khỏi Lăng Sơn, thì hơn chục người đã chết, trâu ngựa cũng chết hơn nửa.

Đến Lăng Sơn cao vút tận mây, lạnh giá vô cùng, băng tuyết quanh năm không bao giờ tan.
Sau hơn một năm rời Trường An, Huyền Trang cuối cùng đã đến Bắc Thiên Trúc (Bắc Ấn Độ). Không ngờ, một mối nguy hiểm lớn hơn đang chờ đợi ông ở đó.

Gặp nạn ở sông Hằng

Khi Huyền Trang cùng đoàn tùy tùng đi phà dọc sông Hằng thì bất ngờ từ rừng cây hai bên bờ, mười mấy chiếc thuyền của bọn cường đạo ập đến, ép phà của họ phải vào bờ, rồi cướp bóc đồ đạc của mọi người.
Bọn cướp rất vui khi thấy Huyền Trang, vì tướng mạo Huyền Trang khôi ngô tuấn tú, chúng chưa từng thấy một người nào khôi ngô như vậy. Những tên cướp này tin vào một tà giáo, vào mùa thu hằng năm sẽ giết một người đàn ông để hiến tế. Họ chúng nhắm thấy Huyền Trang rất phù hợp để hiến tế.

Bọn cướp dựng đàn tế trên bờ sông, Huyền Trang đi lên đàn tế mà không hề sợ hãi. Thấy ông vẫn an nhiên thản đãng, bọn cường đạo không khỏi nể phục.
Huyền Trang tập trung niệm lực, đả tọa nhập định, nguyên thần lập tức ly thể. Vào thời điểm đó, ông đã phát nguyện: "Hy vọng đệ tử lần này nếu cầu Pháp không thành, thì có thể vãng sinh đến Phật Quốc, đến Thiên giới nghe Pháp, sau đó chuyển sinh trở lại nhân gian, để hoá độ những tên cường đạo này."

Nguyên thần của ông bay lên núi Tu Di, bay lên từng tầng trời từng tầng trời, nhìn thấy Bồ tát và nhiều vị Thần, trong lòng hoan lạc. Lúc này ở dưới nhân gian bất ngờ gió lớn cuồn cuộn nổi lên, cát bay, đá bay, cây to bật gốc, sóng gió đánh lật nhiều tàu trên bờ.
Bọn cướp bàng hoàng, hiểu được là Thần Phật nổi giận, vội vàng khấu đầu tạ tội Huyền Trang. Huyền Trang thuyết Pháp cho họ, bọn cướp liền ném hết gươm giáo xuống sông Hằng, thụ Ngũ giới và đảnh lễ Huyền Trang. Lúc này, gió bão mới lặng yên, bọn cướp đảnh lễ Huyền Trang rồi cáo biệt.

Người Trung Quốc được tôn kính nhất ở Ấn Độ

Đi về phía tây hơn 5 vạn dặm, nếm trải qua muôn vàn gian hiểm, cuối cùng Huyền Trang đã đến được trung tâm nghiên cứu Phật học của Ấn Độ cổ đại, đây chính là điểm đến cuối cùng trong cuộc hành trình của Huyền Trang - chùa Nalanda.

Cuối cùng Huyền Trang đã đến được trung tâm nghiên cứu Phật học của Ấn Độ cổ đại. Sư phụ Giới Hiền, trụ trì chùa Nalanda, lúc đó đã hơn một trăm tuổi. Ông hỏi Huyền Trang: "Ông từ đâu tới?"

Huyền Trang trả lời: "Ta từ Đông Thổ Đại Đường xa xôi, đến đây để học hỏi ngài "Du già sư địa luận", để hồng dương Phật Pháp ở Đông Thổ.”
Nghe xong lời của Huyền Trang, đại sư Giới Hiền bỗng dưng trào nước mắt. Hà cớ gì mà ông lại khóc như vậy?

Hóa ra ba năm trước đại sư Giới Hiền bị bệnh thấp khớp nặng, mỗi lần bạo phát tựa như lửa thiêu dao cắt. Một đêm, ông nằm mơ thấy một vị Bồ tát nói với ông rằng bệnh này là do nghiệp chướng ở kiếp trước, ba năm sau sẽ có người từ Đông Thổ đến học Phật Pháp, lúc đó hãy truyền thụ thật cặn kẽ kinh "Du già sư địa luận", như thế có thể hoán trả nợ nghiệp, bệnh sẽ hoàn toàn bình phục.

Huyền Trang biết rõ ngọn nguồn sự việc, buồn vui lẫn lộn, nghĩ rằng cơ duyên này này chính là Thiên ý! Vì vậy Huyền Trang bái Giới Hiền làm thầy, học tập Phật Pháp trong năm năm, đồng thời ông cũng học cả tiếng Phạn nữa.

Sau đó, Huyền Trang đi nhiều nước ở tiểu lục địa Ấn Độ để giao lưu Phật Pháp, danh tiếng của ông ngày càng lớn.
Một lần, quốc vương của Ấn Độ cổ đại là Giới Nhật Vương, đã tổ chức một cuộc tranh luận học thuật Phật Pháp toàn quốc với quy mô chưa từng có tại ở thủ đô Khúc Nữ Thành (nay là Kanaoje, Ấn Độ). Tại hội nghị đó Huyền Trang đã đọc bài luận của mình bằng tiếng Phạn và khiến mọi người sửng sốt, trong suốt 18 ngày hội nghị diễn ra, không ai phản bác lại luận điểm của ông. Huyền Trang nhận được sự kính trọng của các nước Ấn Độ lúc đó, danh tiếng của ông không ai sánh kịp, một số vị quốc vương thậm chí còn muốn xây dựng một trăm ngôi chùa để thờ phụng ông.

Ngày nay tên của Huyền Trang vẫn còn trong sách giáo khoa của Ấn Độ. Ở Ấn Độ, ông vẫn là người Trung Quốc nổi tiếng nhất và được kính trọng nhất.

Huyền Trang trở về Đông thổ

Huyền Trang vẫn chưa quên nguyện ban đầu của mình đó là mang kinh Phật về Đông thổ. Năm 641, Huyền Trang từ biệt quốc vương Giới Nhật Vương và chuẩn bị trở về nước.
Vào năm Trinh Quán 18 (năm 644), khi Huyền Trang trở về, ở kinh thành Trường An người người đổ xô ra đường, quan viên và dân chúng xếp hàng dài 10 dặm nghênh đón. Nhớ lại 16 năm trước, Huyền Trang rời Trường An trong dòng người chạy nạn. Nhưng với một niềm tin vững chắc vào Phật Pháp, ông đã bắt đầu cuộc hành trình đầy chông gai. Khi trở về, ông được nghênh đón nồng hậu, trọng đại chưa từng có.

Ở cuối phía nam của đường Chu Tước ở Trường An, bóng dáng Huyền Trang dần dần hiện ra, ông đã từ Tây Thiên trở về với 20 con ngựa chở 520 bọc kinh sách với tổng cộng 657 bộ, 150 xá lợi nhục thân Như Lai, và bảy bức tượng Phật bằng vàng và bạc.

Vào ngày hôm đó, trên bầu trời hiện lên những đám mây lành đủ màu sắc, bay vòng tròn ngay phía trên kinh Phật.

Vào ngày hôm đó, trên bầu trời hiện lên những đám mây lành đủ màu sắc, bay vòng tròn ngay phía trên kinh Phật.

Bái kiến Đường Thái Tông

Tháng 2 năm Trinh Quán thứ 19 (năm 645), Đường Thái Tông triệu Huyền Trang vào cung, hai người gặp nhau vẫn thân thiết như xưa, nói chuyện tương thông tương ý, chuyện trò từ lúc mặt trời mọc cho đến khi trời tối.
Đường Thái Tông còn đặc biệt tặng cho Đường Tăng một chiếc áo cà sa và một chiếc dao cạo. Chiếc áo cà sa này khả năng chính là chiếc áo cà sa được nhắc đến trong “Tây du ký" do Quan Âm Bồ Tát tặng, chiếc áo cà sa này trị giá ngàn vàng, phải mất mấy năm mới may xong, vô cùng tinh mỹ, có thể nói là “áo trời không vết chỉ khâu.”

Đường Thái Tông Lý Thế Dân có mối liên hệ sâu sắc với Phật giáo. Khi Lý Thế Dân 9 tuổi từng bị bệnh về mắt, phụ hoàng của ông là Đường Cao Tổ Lý Uyên vì thế mà đến chùa Hoa Đường ở Trường An bái Phật, sau đó Lý Thế Dân quả thật đã khỏi bệnh, điều đó đã để lại ấn tượng rất lớn đối với Lý Thế Dân.

Nhờ sự ủng hộ của Đường Thái Tông, Phật giáo thời Đại Đường phát triển đến cực thịnh, tư tưởng của Phật gia ăn sâu vào tâm khảm của người dân, văn võ bá quan tin vào nhân quả, bách tính tu tâm hướng thiện, xã hội an định, buổi đêm không cần đóng cửa.

Huyền Trang dịch kinh sách, Đường Thái Tông viết lời tựa

Khi Huyền Trang lấy kinh trở về, ông đã khoảng 45 tuổi. Ông dành hầu hết thời gian trong 20 năm cuối cuộc đời để phiên dịch kinh sách thành tiếng Trung. Dưới sự giúp đỡ của Đường Thái Tông, Huyền Trang thiết lập một trung tâm dịch thuật quốc gia, trong khoảng thời gian gần 20 năm, Huyền Trang chủ trì phiên dịch được 1335 cuốn kinh Phật, mỗi 5 thiên lại phiên dịch thành một cuốn.

Việc phiên dịch Kinh Phật thành tiếng Trung trước đó, nếu phiên dịch theo nghĩa đen, thì sẽ không phù hợp với thói quen ngôn ngữ của người Hán; còn nếu phiên dịch theo ý, thì lại làm mất đi nghĩa nguyên gốc. Huyền Trang chủ trương là phiên dịch theo nghĩa đen, đồng thời cũng kết hợp dịch ý, vừa không làm mất đi nghĩa gốc, vừa dễ dàng lý giải. Trong lịch sử phiên dịch, ông đã thiết lập một quy phạm mới. Hậu nhân gọi kinh Phật mà Huyền Trang phiên dịch là Tân dịch, còn kinh Phật phiên dịch trước đó gọi là Cựu dịch. Năm Trinh Quán thứ 22 (năm 648), Huyền Trang phiên dịch xong 100 cuốn “Du già sư địa luận". Sau đó ông dâng lên Đường Thái Tông xem trước, Thái Tông xem xong mà tán tụng: Phật Pháp quảng đại, rồi đích thân viết lời tựa.

Hoàn thành sứ mệnh, dự báo thăng thiên

Trong thời gian Huyền Trang phiên dịch kinh Bát Nhã ở chùa Ngọc Hoa, ông từng nói với các đệ tử rằng, thân thể con người yếu nhược, không thể trường tồn mãi được, khi ta 65 tuổi, nhất định sẽ chết ở trong chùa Ngọc Hoa. 5 năm sau, 600 cuốn kinh Bát Nhã cuối cùng đã được phiên dịch hoàn tất. Huyền Trang bắt đầu dặn dò việc hậu sự cho các đệ tử. Ngày 24 tháng giêng năm 664, Huyền Trang triệu tập các đệ tử phiên dịch kinh sách lại bên cạnh và dặn dò: Ta đã hoàn thành sứ mệnh của mình tại thế gian, không còn phải tiếp tục ở lại nhân gian nữa, ta mong nguyện tương lại khi Phật Di Lặc hạ thế, ta có thế theo Ngài hạ thế, trợ giúp Ngài cứu thế, đắc được giác ngộ tối cao. Huyền Trang cũng nhắc nhở, việc hậu sự phải tiết kiệm, chỉ cần lấy một cái chiếu thô bọc ta lại, rồi chôn ở chỗ núi sông vắng vẻ là được rồi.

Vào canh 3, ngày 15 tháng 2, Huyền Trang qua đời thanh thản, dung mạo tường hoà còn hơn cả lúc còn sống, giống như đang nằm trong giấc mộng an hòa, sắc mặt hồng hào.

Tin buồn truyền đến, Đường Thái Tông bãi triều 3 ngày, hô lên: Trẫm đã mất đi quốc bảo. Ngày 14 tháng 4 năm 664, lễ an táng Huyền Trang được cử hành tại đô thành Trường An, người đưa tang hơn 100 vạn. Dân số của Trường An lúc đó cũng khoảng hơn 100 vạn người. Có thể nói, từ hoàng thất cho đến bách tính, từ người của Phật môn cho đến người thế tục, tất cả đều tham gia đưa tang Huyền Trang. Pháp Sư Huyền Trang được an táng sau khi qua đời 60 ngày. Theo “Đại Đường Cố Tam Tạng Huyền Trang Pháp Sư Hành Trạng" ghi chép: Huyền Trang khi hạ táng, sắc mặt như còn sống, tỏa ra hương thơm, thậm chí còn mọc thêm tóc.

Huyền Trang cả một đời không quản sinh tử, dưới sự bảo hộ của Thần Phật, dốc hết sức lực đến tận cuối đời, đã hoàn thành sứ mệnh to lớn, vì sự phát triển và phồn thịnh của Phật Pháp tại Đông Thổ, lập nên công lao bất hủ.

Lam Sơn

Không có nhận xét nào: