Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 24 tháng 8, 2021

Bản tin ngày Thứ ba 24 tháng 8 năm 2021 - Hà Trung Liêm

  Thành Nhân - Đôi điều Phó Tổng Thống Kamala Harris đi thăm Việt Nam…

23/8/2021

https://docs.google.com/document/d/1AIVUZv9Qr-sOC1lxLwnnQS0m_tDHste7/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Đông Nam Á (ASEAN) có 11 nước, cuối tháng Bảy vừa qua Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyed Austin viếng thăm 3 nước Singapore, Việt Nam và Philippines mới về Mỹ, thì tháng sau Phó Tổng Thống Mỹ bà Kamala Harris đến thăm hai nước Singapore và Việt Nam. Sự viếng thăm dồn dập của những nhân vật cao cấp Tòa Bạch Ốc đến Việt Nam gây sự chú ý cho mọi người.

<!>

Tại sao chỉ thăm 2 trong 11 nước?

PTT Kamala Harris đi thăm Singapore thì dễ hiểu, do Singapore có căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ. Từ năm 1990, Singapore đã ký một thỏa thuận cho phép Mỹ sử dụng phi trường quân sự Paya Lebar Airbase và quân cảng Sembawang của Singapore đến năm 2035. Đây là hai vị trí quân sự duy nhất của Mỹ tại Đông Nam Á, giữ nhiệm vụ tình báo (radar) để theo dõi những hoạt động của đối phương trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, đồng thời làm chốt canh eo biển huyết mạch Malacca. Sân bay quân sự này không lớn như ở đảo Guam, nhưng rất cần thiết cho việc “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”.


Cập nhật tình hình Biển Đông ngày 24 tháng 8 năm 2021

Tàu nghiên cứu Trung Quốc làm gì trong vùng biển Việt Nam?

Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

https://docs.google.com/document/d/143PKyic81eV7W4vjaL3VnbMGvxe7609x/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Những hoạt động đo đạc này thường có mục đích lưỡng dụng, ngoài nghiên cứu khoa học phục vụ dân sự còn có thể nhằm thu thập thông tin tình báo hải quân. Cụ thể, chúng có thể vẽ bản đồ đáy biển phục vụ cho hoạt động của tàu ngầm.

I. Biển Đông, chuyển động quân sự

1. Tàu nghiên cứu/khảo sát Trung Quốc

Trong khoảng thời gian từ ngày 16 đến ít nhất ngày 23.8, tàu nghiên cứu Xiang Yang Hong 10 (Hướng Dương Hồng 10) đã hoạt động trong vùng biển Việt Nam, cụ thể là Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ngang Vũng Tàu.

Đỗ Duy Ngọc – Sài Gòn ngày phong tỏa thứ bốn mươi bảy

24/8/2021

https://docs.google.com/document/d/19dEYgGDyqPyrt-syJRhmwvcMVvjIiT2H/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Mấy hôm nay, khi lực lượng quân đội xuất hiện để hỗ trợ việc phòng chống dịch ở thành phố, báo chí nhà nước liên tục đăng nhiều hình ảnh hoạt động của các chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ. Hình ảnh bộ đội Việt Nam bồng súng, kiểm soát ở các chốt xuất hiện dày đặc trên truyền thông nhà nước và mạng xã hội.

Trang tin Bộ Quốc Phòng nhận định 30 ngày tới là một "trận đánh quyết định". Tin cho hay Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đã làm việc với lãnh đạo thành phố và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, bàn về việc triển khai các biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn, đẩy lùi dịch. Và điều khiển cuộc chiến đấu này không còn chỉ có các quan chức lãnh đạo mà còn có sự có mặt của nhiều tướng lĩnh tham gia như Trung tướng Trần Hoài Trung, Chính ủy Quân khu 7, Thiếu tướng Nguyễn Trường Thắng, Tư lệnh Quân khu 7, Thiếu tướng Đặng Văn Hùng, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 7, Thiếu tướng Du Trường Giang, Phó Tư lệnh Quân khu 7.

Gs. Nguyễn Văn Tuấn - Phong toả mãi mãi?

23/8/2021

https://docs.google.com/document/d/1cqpepYg8UAhEpbK-QHooZTQujV3Ro5bv/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Dĩ nhiên là làm gì có chuyện phong toả mãi mãi, nhưng câu hỏi là chừng nào thì ngưng phong toả? Hôm qua, Thủ tướng Úc Scott Morrison kêu gọi các tiểu bang nên bỏ chánh sách phong toả, khi tỉ lệ tiêm vaccine đạt 70-80% ở người trên 16 tuổi (hiện nay thì đạt 53% liều 1 và 30% 2 liều). Ông còn nói một ý mà tôi tâm đắc (vì đúng ý mình): mục tiêu của chúng ta là sống chung với con virus, chớ không phải sống trong nỗi sợ hãi con virus ("That is our goal - to live with this virus, not to live in fear of it") [1].

Bài dưới đây do tôi lược dịch từ bài của cây bỉnh bút Chris Uhlmann trên tờ Sydney Morning Herald, với tựa đề "Scott Morrison has little control over Australia’s destiny or his own". Tôi sửa tựa đề lại cho hợp với nội dung hơn: 'phong toả mãi mãi?' Sở dĩ tôi thấy bài này đáng chú ý là vì tác giả nói khác với 'dàn đồng ca' về phong toả. Tôi rất thích câu nói 'lầm lỗi là con người, nhưng kiên trì với lỗi lầm là độc ác' mà tác giả trích từ nhà hiền triết Lucius Annaeus Seneca.

Đỗ Thái Nhiên – Thế giới vui vì mỗi lẻ loi

Ta về - Tô Thùy Yên

24/8/2021

https://docs.google.com/document/d/1dvL5lYT8EKSBWAB3J4yEaK7FQ_q49MpW/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Không còn nghi ngờ gì nữa, lịch sử là lịch sử của mọi suy nghĩ và hành động nhằm bảo vệ và phát triển dòng sống người, dòng sống giúp cho Dân dễ dàng tìm về Nhân, đề cao Nhân. Tất cả những gì chà đạp nhân cách đều bị loài người phản kháng, lực phản kháng này làm cho lịch sử chuyển động.

Trong các thập niên qua nhà nước độc tài chuyên chế Việt Nam giam cầm nhân-dân-bị-thống-trị thông qua ba biện pháp:

- Một là cài đặt điều kiện sống để người dân chỉ biết miệt mài chạy theo cơm áo.

- Hai là giáo dục nhồi sọ nhằm tẩy xóa ước vọng nhân quyền trong mỗi Nhân Dân.

- Ba là triệt tiêu mọi mầm mống chống đối ngay trong trứng nước.

Từ đó “lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động”

Một đời được mấy điều mong ước

Núi lở sông bồi đã lắm khi...

Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động

Mười năm cổ lục đã ai ghi?   

Tin tức thế giới ngày Thứ ba 24 tháng 8 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/10QpztDAeFHNNDBj3jIIaUJZHfYciFzWp/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Sự cướp đoạt quyền lực của Trung Quốc ở Biển Đông

Nguồn: Bonnie S. Glaser & Gregory Poling, “China’s Power Grab in the South China Sea”, Foreign Affairs, 20/08/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

24/8/2021

https://docs.google.com/document/d/1PbRflaMueLpDbH_tobg-_gk9fqUJl4DP/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hoa Kỳ phải đối mặt với một bài toán hóc búa ở Biển Đông: Trung Quốc đang thay đổi mạnh mẽ hiện trạng trên biển theo hướng có lợi cho mình. Nhưng kể từ năm 2016, các quốc gia Đông Nam Á, những nước có quyền lợi hợp pháp đang bị chà đạp, lại miễn cưỡng trong việc chống lại Bắc Kinh.

Hoa Kỳ và các nước cùng chí hướng không thể thay đổi hành vi trên biển của Trung Quốc nếu không có sự tham gia tích cực của các bên tranh chấp thuộc khu vực này. Tuy nhiên, ở phần lớn Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, giới tinh hoa và công chúng đánh giá cam kết của Washington đối với khu vực một phần dựa vào việc liệu Mỹ có giúp họ bảo vệ các quyền lợi trên biển hay không.

Nguyễn Kim - Joe Biden Lại Gây Thêm Thảm Họa

 24/8/2021

https://docs.google.com/document/d/1LY8fFNJbMAPrk2PJLyAlDlLV2DFvm8v4/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true                             

Những quyết định sai lầm của Joe Biden trong tám tháng tại chức đã gây nhiều thảm họa cho Hoa Kỳ.  Vấn nạn di dân, đại dịch Covid, lạm phát, tội ác và cuộc rút quân tại Afghanistan sẽ là những thử thách mà Joe Biden và đảng Dân Chủ phải đối mặt trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022.  Trong tuần qua, điểm tín nhiệm của Joe Biden đã bị rớt xuống từ 47% tới 43% tùy theo những cuộc thăm dò.  Cuộc thăm dò của Trafalgar cho kết quả gần 70% người Mỹ tin rằng Joe Biden đã quyết định sai lầm về cuộc chiến Afghanistan.  CBS cũng xác nhận:  Kết quả cuộc thăm dò cho thấy đa số người dân Hoa Kỳ không còn tin tưởng Joe Biden nữa vì cuộc rút quân thất bại tại Afghanistan.” 

Hoàng Anh Tuấn -  10 điều rút ra từ việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan

PHẦN II

23/8/2021

https://docs.google.com/document/d/17uBPPqvktvcoYYRdOrUo_lKZxZb-L8jA/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

5. Trong kỷ nguyên "hậu Afghanistan", Mỹ sẽ càng có điều kiện tập trung nguồn lực nhiều hơn đối phó với nguy cơ Trung Quốc.

Ngay sau khi lên nắm quyền 20/1/2021, Chính quyền Biden đã "phá bỏ" nhiều di sản đối nội và đối ngoại của Chính quyền Trump. Tuy nhiên, điểm chung lớn nhất giữa hai chính quyền là việc tiếp tục coi Trung Quốc là thách thức chiến lược nghiêm trọng và toàn diện nhất đối với nước Mỹ.

Khác với thất bại trong chiến tranh Việt Nam, cùng "Hội chứng Việt Nam" kéo dài hàng thập kỷ sau đó, cuộc rút lui khỏi Afghanistan 8/2021 có thể sẽ không để lại hội chứng lớn, bởi lẽ: (i) Vào những năm tháng cuối cùng của cuộc chiến Afghanistan, Mỹ chỉ duy trì một lực lượng quân sự hạn chế gồm 2500 lính và một ngân sách quân sự tượng trưng; (ii) Nga và Trung Quốc tuy được xem là địch thủ, nhưng khác với thời kỳ Chiến tranh lạnh, hai nước này chưa đủ tiềm lực quân sự để mở rộng ảnh hưởng ra bên ngoài, thách thức sự có mặt quân sự của Mỹ hay chỉ đơn giản là lấp khoảng trống về an ninh do Mỹ để lại.

Nguồn : https://diemnhan.blogspot.com/2021/08/ban-tin-ngay-thu-ba-24-thang-8-nam-2021.html

Báo Quốc Dân : https://www.baoquocdan.org/

Không có nhận xét nào: