Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2019

Còn Thương Nhau Hãy Về Ban Mê Thuột - Trường Sơn Lê Xuân Nhị

images.jpg
Người ta nói, quê hương mình là nơi chốn đẹp nhất.  Tôi đồng ý bởi vì tôi sinh ra và lớn lên ở Ban Mê Thuột, và năm nay, 69 tuổi, đã đi gần hết cuộc đời của mình, tôi vẫn chưa bao giờ nhìn thấy nơi chốn nào đẹp hơn Ban Mê Thuột của tôi.  Có người hỏi, Ban Mê Thuột thì có gì mà đẹp? Tôi không thể nào trả lời được bởi vì, tôi chỉ biết nó đẹp, như thế thôi.  Còn đẹp cái… khổ nào thì em xin chịu.  Bố khỉ, hỏi khó quá, ông đếch có lý do, đếch có bằng chứng để cãi.  Mẹ, mà cũng chẳng cần phải cải cọ này kia, ai chịu thì chịu, không chịu thì thôi…Ngày Ban Mê Thuột bị đánh úp, tôi đang bay ở Phù Cát…  Sáng hôm đó, mới 7 giờ hơn một chút, tôi mắt nhắm mắt mở leo lên tàu để chuẩn bị cất cánh bay phi vụ đầu tiên.  Vừa mở máy tàu, mở vô tuyến lên thì tôi đã nghe những tiếng gọi nhau ơi ới vang trời dậy đất trong tần số UHF của Không Quân.  Khu trục, L-19, trực thăng gọi nhau ầm trời ầm đất.  Mẹ kiếp, mới sáng sớm, mấy ông không đi ăn phở hay sao mà lại rủ nhau lên trởi làm rộn ràng như thế này?<!>
Rồi tôi nghe tiếng ông L-19 bảo ông khu trục, giọng run run như đang bị ai bóp dái:  “Anh thấy 3 chiếc xe tăng đang từ hướng nhà thờ đi xuống không?  Ông đánh vào đó cho tôi…”
Tet-2015.jpgTôi hoảng kinh hồn vía, chửi thề lên một tiếng.  Đù mẹ, như thế là tăng VC đã vào thành phố rồi, nhưng mà thành phố nào mới được chứ, không lẻ Pleiku?  Nhưng chỉ vài phút đồng hồ sau, tôi biết ngay là Ban Mê Thuột, chính quê hương yêu dấu của mình đang bị oằn oại dưới cơn lửa đạn…
Kể từ những giây phút đó trở đi, đời tôi không còn như xưa nữa.  Tôi đã biến thành một con người khác.  Tôi đã bị mất quê hương…
Mới đó mà đã gần 45 năm rồi.  Giòng song đời cuồn cuộn chảy xiết, kéo theo không biết bao nhiêu đau thương và nước mắt của dân tộc tôi…Tôi chằng bao giờ trở lại để thăm nơi mình đã sinh ra lớn lên, nơi mà mình gọi là quê hương. 
 
Nhiều người đi Việt Nam vể, khoe tôi, Ban Mê Thuột mình bây giờ thay đổi nhiều lắm, vân vân.  Thỉnh thoảng mở Internet coi tôi cũng thấy. Nhưng càng xem thì càng thấy muốn… chửi thề.  Đù mẹ bọn chó đẻ khốn nạn đã giết chết Ban Mê Thuột hồn nhiên thơ mộng của tôi rồi.  Còn con m… gì nữa mà xem… 
Viết vài hàng gởi ngài Út Bạch Lan nhân dịp ngài viết về Ban Mê Thuột.  Bọn chó đẻ khốn nạn đã thay đổi quê hương tôi, nhưng không ai có thể thay thế được hình ảnh tuyệt vời của một Ban Mê Thuột ngày xưa, hiển lành, đơn sơ, nhưng âm ấp tình người trong trái tim tôi.  Cám ơn ông anh Nhảy dù đã nhắc đến Ban Mê Thuột…
Chiều nay, đi làm về mệt mõi, thả hồn về lại mái nhà xưa, lòng dạ không khỏi đau đớn và thổn thức.  Chiều nay, qua triệu triệu lớp sương mù, ta khóc cho ngươi, hỡi Ban Mê Thuột yêu dấu của ta ơi…
                       Thứ Sáu, ngày 16 tháng 8 năm 2019
                              Trường Sơn Lê Xuân Nh

Lịch sử

alt
Bản đồ Ban Mê Thuột
thời Pháp thuộc năm 1905
alt
Bản đồ Ban Mê Thuột
thời Pháp thuộc năm 1918
alt
Bản đồ Ban Mê Thuột
thời Pháp thuộc năm 1930
alt
Bản đồ Ban Mê Thuột
thời VNCH năm 1960
Xưa kia, đây là vùng đất của người Ê Đê, với nhiều nhà dài Ê Đê nằm dọc theo suối Ea Tam, xuôi theo dòng đổ ra sông (Sêrêpôk). Các buôn được điều hành bởi già làng cho mỗi buôn. Những buôn làng đầu tiên trên địa bàn thành phố là: Buôn Kram, Buôn Alê, Buôn Păn Lăn, Buôn Kosier, Buôn Enao, Buôn Akõ Dhông, Buôn Dung.
Không có buôn nào có tên riêng là Buôn Ma Thuột trong cùng thời kỳ khi người Pháp xây dựng đô thị tại đây. Có nhiều luận chứng từ phía người Ê đê bản địa là ông ama Thuôt tên là Y- Druôt theo ghi chép của bà Linh Nga Niê Kdăm ghi lại từ già làng ở huyện C'mgar. Tư liệu Pháp được KTS. Nguyễn Thanh Hà tìm được, có ghi ((*): Un très gros village se trouve préciément à 54 kilomètres de là occupé par les Rhadés Kpa sous les orders de Methuot, c’est à 700 mètres plus au Sud-Est de ce dernier, au bord de l’Ea-Tam) rồi tiến đến nơi đây thành lập đô thị, chứng tỏ ông Mê Thuôt có tồn tại nhưng ở Buôn Mê Thuột hay ở ngoài vùng thì không có thông tin đầy đủ. Theo KTS. Phạm Ngọc Cảnh là người đọc và dịch nội dung cơ bản trên 3 tấm bản đồ về Buôn Ma Thuột đồng ý về sự tồn tại này khớp với các từ như sông Mé Kông, trại tù Mé Wall của Pháp ở C'mgar (trại Mê Van), và một cô gái Mé Sao là vợ của chánh sứ Sarbatier theo một bài báo, ông là người Pháp từng quản lí ở Buôn Ma Thuột trong thời kì Pháp Thuộc. Nhưng tên thật của ông Mé Thuột là gì thì chưa có tài liệu nào minh chứng cụ thể, và ông sống ở đâu. Người nổi tiếng trong tờ bản đồ về Buôn Ma Thuột 1918 là Khunjunop tên thật là Y Thu K’Nul. Các thông tin về Mê Thuột vẫn còn trong bế tắc. Để làm rõ nghĩa nên tìm kiếm và giải nghĩa tương đồng của 4 từ Mé Kong - Mé Thuôt - Mé wall - Mé Sao (1 danh từ chỉ người 1 danh từ chỉ dòng sông lớn, 1 danh từ chỉ địa danh trại tù, Mé Thuôt=?) có liên quan nhiều đến vùng hạ Lào, thuộc bản đồ Đàng Trong - Đàng Ngoài thời Trịnh Nguyễn. Tập tục của người Rhade thì phụ nữ là người giữ của cải, nhà cửa, rồi đón chồng về ở nhà phụ nữ. Phân biệt Nam và nữ là Y và H trong thời buổi sau cách mạng giải phóng, nhiều khả năng Mé Thuột là một phụ nữ như người vợ Mé Sao của công sứ Sarbatier.
Những năm đầu Buôn Ma Thuột được xây dựng tại khu vực Buôn Kram, cạnh buôn Alê-A, Alê-B, ngày nay là thoải triền đồi khu vực ngõ cua đường Đinh Tiên Hoàng về nhánh suối Ea Tam. Thời kỳ Pháp đô hộ được đặt tên đô thị là Ban Mé Thuot, từ '' Ban'' bao hàm một nghĩa rộng, ví như ''Ban'' là đô thị các buôn, các buôn như khu khu vực nhỏ, ngang phường. Bản đồ thời kỳ 1905-1918-1930, ''Ban'' và ''Buôn'' được phân biệt rõ rệt qua tư liệu bản đồ lịch sử của người Pháp, qua thời Việt Nam Cộng Hòa phiên âm thành Ban Mê Thuột, sau giải phóng gọi thành Buôn Ma Thuột, nên nhiều người suy diễn là có vị tù trưởng ama Thuột, dẫn đến sự nhầm lẫn nghiêm trọng.Ngoài ra còn các cách gọi sai khác như (Bản Mế Thuột - Bản Mế Thuật, Buôn Ma Thuộc - Buôn Ma Thuật, Ban Mê Thuộc - Ban Mê Thuật), đều là cách gọi sai lệch về thông tin của thành phố.
Trước năm 1905, do các thương lái thường xuyên nhũng nhiễu, và bóc lột cạn kiệt vật phẩm của người Thượng dẫn đến người Thượngthường tràn xuống vùng Khánh Hòa ngày nay cướp lương thực. Do vậy người Pháp quyết định thành lập trung tâm hành chính Ban - Mé - Thuôt và tỉnh DarLac ở vùng Tây Nguyên. Công cuộc tiếp cận và khai phá vùng cao nguyên Darlac được tiếp cận theo sông Mê Kông đi vào sông Sê-Rê-Pok, tới Buôn Đôn, nhờ các vị vua săn voi ở Buôn Đôn,người Pháp tìm được nhánh suối Eanao - EaTam, nơi các buôn làng người Eđê sinh sống với mật độ lớn và gần nhau.Dẫn đến việc hình thành một trung tâm hành chính mới là Ban Mé Thuột, với lực lượng lao động là người Ê đê bản địa, trong công cuộc khai thác thuộc địa thời kỳ đầu của người Pháp ở Darlac.
Thời kỳ người Pháp đô hộ, vua Bảo Đại cùng gia đình cũng xuất hiện nhiều ở Ban Mé Thuôt, các công trình gắn với tên tuổi ông như dinh Bảo Đại, Biệt thự hồ Lăk gắn với tên người vợ ông Nam Phương Hoàng Hậuchùa Sắc Tứ Khải Đoan gắn với Đan Hy Hoàng Hậu, Bảo Đạixuất hiện ở Đarlac nguyên do là do Nhật đảo chính Đông DươngPháp nhượng bộ toàn vùng đồng bằng cho Nhật trong chiến tranh thế giới thứ 2,chỉ giữ lại các vùng núi, lúc này vùng núi lớn nhất Việt Nam mà Pháp còn lại là vùng Tây Nguyên, lúc này được gọi là Hoàng Triều Cương Thổ.
Khi người Pháp chuyển giao miền Nam Việt Nam cho chính quyền Quốc gia Việt Nam, rồi sau này là Việt Nam Cộng hòa, cơ cấu hành chính tỉnh Darlac được chia thành các quận, quận Lạc Thiện, quận Phước An, quận Buôn Hồ, quận Ban Mê Thuột, với thị xã là Lạc Giao. Thời kỳ này các thị trấn thị tứ bước đầu được đô thị hóa ở Đarlac, các phương tiện cơ giới ở Darlac tăng vọt, không chỉ cơ giới ở phương tiện giao thông, mà các máy móc phục vụ nông nghiệp cũng xuất hiện, các sân bay được xây dựng, riêng Ban Mê Thuột có đến 2 sân bay trong thời kỳ này, một sân bay cho trực thăng gọi là phi trường Lạc Giao, một sân bay cho các máy bay lớn là phi trường Phụng Dực (phi trường này được xây từ các gói viện trợ của Mỹ cho Pháp trong trước năm 1950,nay là sân bay Buôn Ma Thuột) Cũng trong thời kỳ này tổng thống Ngô Đình Diệm cũng xuất hiện nhiều ở Ban Mê Thuột, ông ăn tết ở Ban Mê Thuột năm 1957 và đồng thời tổ chức lễ hội kinh tế khi ông ăn tết ở đây. (Trích Từ Nguồn Wikipedia)
Ban Mê Thuột Ngày Cũ
Vũ Điệu Cồng Chiên Của Dân Tộc Ê Đê
Còn Thương Nhau Thì Về Ban Mê Thuột
Vũ Điệu Hoang Dã - Hồ Huỳnh Hương
Khi nhắc tới thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) nhiều người chỉ nhớ tới du lịch Tây Nguyên hùng vĩ, đất đỏ bazan màu mỡ, lễ hội đua voi tưng bừng… mà bỏ quên một nét văn hóa cũng đặc sắc không kém. Đó chính là các món đặc sản Buôn Ma Thuột.
12 Món Ăn Đặc Sản Đậm Chất Tây Nguyên Khi Tới Buôn Ma Thuột - Ảnh 1
Lẩu cá lăng
Cá lăng thịt rắn chắc và thơm ngon nổi tiếng này có thể được dùng để chế biến thành nhiều món khác nhau. Tuy vậy món ăn ấn tượng nhất để sử dụng cá lăng đó chính là món lẩu cá lăng. Vào những ngày nắng thì đây là một trong những món lẩu có thể “giải nhiệt” mùa hè. Khi thưởng thức lẩu bạn cũng có thể ăn kèm với bún đỏ Buôn Ma Thuột.
Ngoài lẩu cá lăng, cá lăng chế biến kho tộ hay canh riêng cũng đều là những món ngon vô cùng hấp dẫn.
Bò nhúng me
12 Món Ăn Đặc Sản Đậm Chất Tây Nguyên Khi Tới Buôn Ma Thuột - Ảnh 2
Có lẻ chỉ nghe tên thôi đã đủ hấp dẫn vị giác. Món ăn gồm những miếng thịt bò thái mỏng nhúng trong nước me chua ngọt. Khi thưởng thức, thực khách dùng thêm cả bánh mì ăn kèm. Hương vị chua ngọt của sốt me, thơm lừng của tỏi phi và vị mềm thơm của thịt bò… Tất quả hòa quyện khiến bạn ăn mãi chẳng ngán.
Bún đỏ
12 Món Ăn Đặc Sản Đậm Chất Tây Nguyên Khi Tới Buôn Ma Thuột - Ảnh 5
Sở dĩ món ăn có tên bún đỏ cũng bởi màu sắc đỏ đặc trưng của nước dùng. Một tô bún nóng hổi đầy ắp, trên mặt là gạch cua, trứng cút, một ít tóp mỡ. Lại thêm một chút mắm tôm tim tím màu hoa cà, ớt xay và rau cần trụng. Tất cả nguyên liệu hòa phối tạo nên hương vị tuyệt vời.. Món ăn sẽ càng ngon hơn khi bạn thưởng thức trong buổi sối se lạnh ở Buôn Ma Thuột.
Món đặc sản Buôn Ma Thuột này ngon nhất phải kể tới quán vỉa hè ở ngay góc đường Lê Duẩn – Phan Đình Giót.
Bánh canh cá dằm
12 Món Ăn Đặc Sản Đậm Chất Tây Nguyên Khi Tới Buôn Ma Thuột - Ảnh 7
Đây là món ăn ngon có tiếng ở Buôn Ma Thuột. Cái ngon của bánh canh không chỉ nằm ở thứ nước dùng ngọt, chua, cay ca. Mà còn ở độ chất của những khúc cá thu mềm thơm, không có một chút xương nào. Đặc biệt, dù bạn có dầm nát miếng cá thu hòa lẫn cùng nước dùng thì bát bánh canh cũng không bao giờ bị tanh nồng. Trái lại còn thấy ngon hơn và hấp dẫn hơn. Ngoài cá thu dầm thì một tô bánh canh đầy đủ còn có thêm chả, bao tử cá, khúc giò heo lớn. Để thưởng thức món ăn này, bạn có thể tới các quán trên đường Bà Triệu, Lê Thánh Tông hoặc Hai Bà Trưng…image.gifimage.gif
Lẩu rau rừng
12 Món Ăn Đặc Sản Đậm Chất Tây Nguyên Khi Tới Buôn Ma Thuột - Ảnh 15
Tuy gọi là lẩu nhưng món lẩu rau rừng này giống món canh hơn. Món đặc sản đặc biệt này có đến 10 loại lá rừng được lựa chọn để nấu cùng với thịt các loại hoặc tôm khô. Những người dân tộc Ê Đê đã sáng tạo ra món lẩu rau rừng này khi phải đối mặt với một cuộc sống khó khăn. Để có đồ ăn, họ đã phải vào rừng để tìm kiếm những loại lá khác nhau về để nấu canh. Trải qua thời gian dài món ăn đã trở thành đặc sản và thu hút được nhiều du khách thưởng thức. Du khách tới du lịch Buôn Ma Thuột có thể thưởng thức món ăn đặc sản này tại nhiều nhà hàng trên khắp thành phố.
Cá bống thác kho riềng
12 Món Ăn Đặc Sản Đậm Chất Tây Nguyên Khi Tới Buôn Ma Thuột - Ảnh 17
Cá bống ở Tây Nguyên thường sinh sống ở trong những dòng thác đổ và chúng cũng chỉ thích nghi được ở trong môi trường này. Khi chế biến người ta sẽ bỏ vào chút muối để ướp cho cá cứng lại rồi dùng riềng đã rửa sạch đem giã nhỏ. Sau đó tất cả nguyên liệu được cho vào nồi đun. Hương thơm ngào ngạt của cá kết hợp với riềng và gia vị hòa quyện với nhau hấp dẫn. Thực khách chỉ ngửi thôi cũng đã thấy thèm.
Đọt mây
12 Món Ăn Đặc Sản Đậm Chất Tây Nguyên Khi Tới Buôn Ma Thuột - Ảnh 21
Cũng là đặc sản Buôn Ma Thuột mang vị đắng đặc trưng, nhưng không phải cà đắng. Đó là những đọt mây mọc hoang chằng chịt trong rừng. Người ta chỉ chọn lấy những đọt mây non tơ, bụ bẫm, dài khoảng ba bốn gang tay. Để chế biến, đọt mây được tước bỏ phần lá, nướng mềm rồi xé nhỏ từng sợi. Những sợi đọt mây nấu với cá, thịt, mắm… đều trở thành những món đặc sản thơm ngon hấp dẫn
Trà NUNI Ban mê Thuột
foody-mobile--4b-_hinhmob-jpg-733-635773084223635195.jpg
tenor.gif
__._,_.___

Không có nhận xét nào: