Vương Trí Dũng
Khi viết dòng tiêu đề
đầu tiên, nước mắt tôi chan chứa không thể nào kìm được. Người
đàn ông đã đi qua hai phần ba cuộc đời, trải qua những năm tháng
khó khăn gian khổ, sống sót qua khói bom lửa đạn, mà có thể
mềm lòng đến thế này ư?
Không, không chỉ riêng mình tôi, chắc
chắn có hàng vạn người đàn ông đã mềm lòng như thế. Đất
nước những năm tháng thật buồn.
Giả dối lộng hành
Sẽ có người nói là quá quắt. Chỉ nhìn thấy mảng đen. Không đó là sự thật.
Không
chỉ giả đối để lừa đảo trộm cắp. Sự giả dối đó có từ
ngàn đời và không bao giờ hết. Nhưng sự giả dối trong xã hội
ta hiện nay ở mức đau đớn bởi vì nó hiện diện khắp mọi nơi
với mức độ đáng sợ.
Xã hội hiện đại là một xã hội thị
trường nơi mà hàng hóa ngự trị. Và ta thử nhìn lại xem, có
nơi nào là không có hàng hóa giả. Ngay cả những lĩnh vực nguy
hiểm cho sinh mạng con người như thuốc men thực phẩm cũng không
ngoại lệ.
Không chỉ là hàng hóa, đến giấy tờ bằng cấp cũng giả. Thậm chí đến con người cũng giả.
Sự
giả dối không chỉ trong hàng hóa hay hành động. Sự giả dối
lộng tràn trong cả nhận thức và hành vi. Không chỉ trong người
dân mà trong toàn bộ bộ máy công quyền. Lấy một vài thí dụ
cụ thể.
Để vào bộ máy công quyền, từ vị trí lao công cho
đến lãnh đạo, không vị trí nào mà không mất tiền. Điều này ai
cũng biết. Nhưng khi các cơ quan chức năng điều tra việc chạy
chức chạy quyền thì không phát hiện ra. Thật là một sự giả
dối trớ trêu.
Có ai trong bộ mấy công quyền không thấy hệ
thống của chúng ta có lỗi phải cải cách căn bản? Có ai trong
bộ máy công quyền không thấy cái đuôi “Định hướng Xã hội Chủ
nghĩa” là vô nghĩa? Có ai trong bộ máy công quyền không thấy ghi
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vào Hiến Pháp là phi
lý? Tất cả họ đều thấy nhưng đều giả vờ không thấy. Đó mới
là sự giả dối đáng kinh sợ.
Do những người trong bộ máy
công quyền giả dối nên xã hội đang được điều hành bằng một bộ
máy giả dối. Bộ máy giả dối không chỉ vì những người tham
gia có hành vi giả dối. Mà sâu xa hơn, bộ máy giả dối bởi nó
không xứng đáng được quản lý. Tất cả những điều giả dối đang
tồn tại ngập tràn trong xã hội bởi chính vì xã hội đang được
điều hành bởi một bộ máy quản lý giả dối. Đó là tai họa
kinh khủng.
Sự truy sát bạo tàn thời trung cổ
Edward
Snowden gây ra biết bao nhiêu khó khăn cho chính phủ Mỹ, nhưng bố
mẹ của anh ta vẫn bình yên vô sự. Osama Bin Laden bị truy sát
khắp mọi nơi, nhưng người thân họ hàng không ai bị truy sát.
Nhưng
ở chế độ Stalin, Mao Trạch Đông và mọi nơi mà các Đảng Cộng
sản thống trị, chỉ cần tuyên bố 4 từ “Kẻ thù chế độ”, “Kẻ
thù nhà nước”, “Kẻ thù giai cấp”, là bị thủ tiêu không cần
xét xử. Không chỉ có thế, bố mẹ, vợ con, anh em họ hàng, bạn
bè đều bị liên đới, bị truy sát, bị đe dọa, bị quản thúc, bị
cô lập, bị ngược đãi. Không chỉ một năm, mà cả đời. Không chỉ
ở quê nhà, mà khắp mọi nơi cư trú. Một kiểu truy sát bạo tàn
kiểu Thương Ưởng.
Đã 69 năm sau ngày cách mạng tháng Tám,
nhưng vẫn phải kê khai lý lịch: thành phần trước cách mạng
tháng Tám, trong cải cách ruộng đất… Các thế hệ sinh ra trong
các thập niên 80, 90 trở lại đây có liên quan gì mà phải phân
biệt? Đẻ ra ở đâu, đẻ ra lúc nào không phải là người Việt ư?
Chuyện của hôm qua là của hôm qua, sao phải đeo đẳng mãi về sau?
Đã
hơn 400 năm rồi, ở châu Âu chỉ thực thi chính sách ai làm người
đó chịu. Đằng sau sự dân chủ là một triết lý ngời sáng: Tự
do thể hiện. Chỉ có không liên lụy đến bất cứ ai, ngoại trừ
bản thân mình, con người mới tự do thể hiện những suy tư sáng
tạo, tự do dấn thân vì ước mơ hoài bão. Đó có thể là điều
mang lại lợi ích, nhưng cũng có thể là điều tồi tệ. Nhưng cái
tôi tự do cho phép mỗi cá nhân được tỏa sáng theo cách của
mình. Và xã hội vì thế mà không ngừng phát triển đa dạng.
Còn chính sách truy sát bạo tàn thời trung cổ tiêu diệt hết
mọi khả năng tỏa sáng, dẫu sự tỏa sáng đó có lợi cho tiến
bộ xã hội, nhưng mà bất lợi cho kẻ cầm quyền.
Bất công ngập tràn
Khẩu
hiệu của cách mạng là “Người cày có ruộng”. Nhưng chúng ta
đã tước đi quyền sở hữu đất đai của người dân. Để ném vào
một khái niệm ngu xuẩn: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”. Thực
chất là không thuộc của bất cứ người dân nào cả. Mà chỉ
thuộc quyền phán quyết của một thiểu số.
Bởi vậy mới tạo
nên hằng hà sa số bất công trong xã hội. Tịch thu, lấy đất đền
bù giá rẻ của người này để ban phát cho người khác. Không
hoàn toàn vô tư, mà nhiều phần bị chi phối bởi quyền lợi.
Bị
thất thoát thảm hại, chúng ta buộc phải đi ngược trở lại, là
cổ phần hóa các tài sản của “toàn dân”. Tức là đưa tài sản
của nhà nước vào tay một số người. Cũng không phải hoàn toàn
vô tư. Mà cũng bởi vì quyền lợi. Bởi thế lại tạo ra một hệ
thống bất bình đẳng mới trong xã hội.
Mục tiêu của cái gọi
là “Chủ nghĩa Xã hội” là đem lại công bằng cho người dân,
nhưng trên thực tế những người cầm quyền đã tạo nên một sự
bất bình đẳng phi lý nhất trong lịch sử phát triển dân tộc.
Tiềm lực quốc gia trống rỗng
Một
quốc gia hơn 90 triệu dân, đứng thứ 14 trên thế giới, mà thu
nhập quốc dân bình quân theo đầu người của Việt Nam chỉ đứng
thứ 136/191 vùng quốc gia lãnh thổ (số liệu của Ngân hàng thế
giới và Quỹ tiền tệ quốc tế ngày 13-2-2014). Tổng thu nhập
quốc nội (GDP) của Việt Nam đạt khoảng 170 tỷ USD trong khi
Singgapore (5 009 236 người) có GDP là 293 tỷ USD, còn Thái Lan
(66 982 746 người) là 370 tỷ USD, và Malaysia (27 763 309 người)
đạt 290 tỷ USD.
Đau xót nhất không phải là thứ hạng về thu
nhập GDP, mà là tiềm lực công nghiệp – cột sống của sức mạnh
kinh tế quốc gia – trống rỗng. Đến cái bu lông cũng không sản
xuất được. Vừa qua hãng Samsung đưa ra đơn đặt hàng phụ kiện,
nhưng các doanh nghiệp Việt Nam không cung cấp được thậm chí chỉ
vỏ điện thoại… là một bằng chứng vô cùng đớn đau.
Chỉ cần
nói đến các quốc gia Bắc Âu. Thụy Điển với số dân 9 592 552
người (2013) mà GDP đạt 557,94 tỷ USD. Điều quan trọng hơn là
Thụy Điển có nền công nghiệp hàng đầu với những tập đoàn công
nghiệp nổi tiếng như Volvo, Ericsson... Năm 2013 xuất khẩu vũ
khí của Thụy Điển xếp hàng thứ 11 thế giới. Na Uy có số dân 5
109 059 người, nhưng đạt GDP 512,6 tỷ USD thuộc loại giàu có
nhất thế giới. Na Uy có tập đoàn dầu khí khổng lồ Statoil với
doanh số 111,6 tỷ USD, tập đoàn thiết bị công nghiệp Norsk Hydro
doanh số 16,3 tỷ USD. Còn Đan Mạch (dân số 5 591 000 người) có
công nghệ đóng tàu vận tải container bậc nhất thế giới, tập
đoàn Novo Nordisk về thiết bị y tế doanh thu 11,6 tỷ USD, có công
nghệ xi măng và tourbin gió nhiều nước phải đặt hàng. Phần Lan
với dân số 5,4 triệu người và GDP 256,84 tỷ USD (2013), có tập
đoàn Nokia danh giá (doanh thu 50,1 tỷ USD), có nền công nghệ lọc
dầu Neste Oil tiên tiến (doanh thu 20 tỷ USD). Các nước Bắc Âu,
chẳng được “dưới sự lãnh đạo” của ai cả, chẳng phải “định
hướng” về đâu cả, mà có nền kinh tế và đời sống xã hội phồn
hoa giàu có bậc nhất địa cầu.
Có thể lấy một thí dụ
khác là Israel. Dân số vỏn vẹn có 8 252 500 người, nhưng GDP của
Israel xếp thứ 16 trên thế giới với 291,36 tỷ USD. Tuy có GDP
xấp xỷ Singgapore và thu nhập bình quân đầu người đứng sau
Singapore, nhưng Israel xếp thứ 8 về xuất khẩu vũ khí. Tiềm lực
của Israel rất khác biệt với Singapore. Singapore giàu có cơ
bản vì thương mại, còn Israel hùng mạnh vì khoa học và công
nghiệp. Israel xứng đáng là một cường quốc.
Còn Việt Nam thân yêu chúng ta?
Càng nghĩ càng ứa nước mắt.
Bị ngoại bang chèn ép
Vì
đói nghèo tụt hậu nên bị ngoại bang chèn ép. Bị lũng đoạn
về kinh tế. Bị chi phối về nhân sự. Bị ảnh hưởng về đường
lối. Bị xâm hại cả tài nguyên lẫn lãnh thổ.
Trong hai mươi
lăm năm gần đây, mỗi ngày một thêm bị lệ thuộc vào Trung Quốc.
Điều nguy hiểm không chỉ là nền kinh tế bị Trung Quốc chi phối
mà còn ở chỗ người Trung Quốc đang tràn sang sống khắp mọi nơi
trên đất Việt Nam. Thảm họa kinh tế có thể khắc phục. Nhưng
tai vạ sắc tộc thì khó có thể vượt qua.
Dân tộc bị phân biệt
Mọi
dân tộc sinh ra đều bình đẳng. Tạo hóa không đẻ ra sang hèn.
Nhưng người Việt Nam bị tra xét thảm hại mỗi lần qua biên giới.
Công dân Việt Nam không được bảo vệ, bị xem thường, bị ngược
đãi nhiều nơi trên đất nước người.
Những người phụ nữ Việt
Nam dịu hiền đáng yêu, chịu thương chịu khó, bị bán đi tìm
chồng xứ khác, bị liệt vào hàng thấp cấp, bị trả tiền rẻ
mạt ở những chốn ăn chơi.
Tạo hóa không sinh ra đẳng cấp. Con
người tự làm nên đẳng cấp. Tất cả là do đói nghèo tụt
hậu.Tất cả bởi lỗi tại chính mình.
Ai bắt chúng ta phải đói nghèo?
Trước
đây chúng ta nói rằng dân chúng bị lầm than khổ cực là do
thực dân phong kiến. Chúng ta đã đánh đuổi thực dân, đã lật đổ
phong kiến mà sao không tránh được đói nghèo lầm than? Đừng
nghĩ rằng đói nghèo là chỉ bởi thiếu ăn, lầm than là phải lao
động khổ cực. Đói nghèo lầm than còn phải hiểu là so với ai
và ở vị trí nào trên thế gian này vào cùng thời điểm với
các dân tộc khác.
Đã 40 năm rồi sau ngày thống nhất đất
nước, dưới sự toàn trị, chúng ta càng ngày càng tụt hậu so
với bạn bè quốc tế. Tụt hậu ở tất cả các phương diện. Sự
toàn trị là nguyên nhân của tụt hậu. Sự toàn trị là chiếc
khóa giam cầm bước tiến của dân tộc. Sự toàn trị đã trở
thành kẻ thù của dân tộc.
Chìa khóa là dân chủ. Không ai
ngăn cấm ta dân chủ. Không kẻ thù nào cản phá ta dân chủ. Dân
chủ nằm trong tay chúng ta. Tại sao chúng ta lại ngăn cản chính
mình? Tại sao chúng ta lại tự giam hãm mình?
Trời làm thì
trách trời. Người làm thì trách người. Nhưng chính mình tự gây
ra cho mình thì không thể không khóc.
Đất nước những năm tháng thật buồn.
V. T. D.
Tác giả gửi BVN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét