Giá dầu sụt giảm đang làm xói mòn lợi thế của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Bloomberg đưa tin.
Ông Putin
Dầu mỏ là tài sản chủ chốt cấu thành nên quyền lực của ông Putin sau khi ông thay lãnh đạo Boris Yeltsin giữ chức Tổng thống Nga từ năm 2000, kéo kinh tế quốc gia leo dốc trung bình 7% trong giai đoạn từ 2000 - 2008.
Hiện giờ, khi tăng trưởng kinh tế đã lùi về cận 0, Nga đang chật vật với các lệnh trừng phạt từ Mỹ và châu Âu sau vụ sáp nhập bán đảo Crimea vào tháng Hai.
Đồng ruble giảm giá, ông Putin có trong tay ít tiền mặt hơn để tăng lương và trợ cấp xã hội, trong khi các công ty bị lệnh trừng phạt tác động đang cầu cứu nơi chính phủ.
“Đối với một tổng thống có các chính sách rủi ro như ông Putin, tỷ lệ người dân ủng hộ ông hiện tại là khá cao, tuy nhiên ông cần phải hiểu sự nhẫn nại của người dân, doanh nghiệp và chính khách cũng có giới hạn mà thôi”, ông Olga Kryshtanovskaya, chuyên gia nghiên cứu xã hội tại Học viện khoa học Nga nhận xét.
Kinh tế trượt theo giá dầu
So với đỉnh trong tháng Sáu, giá dầu thô Brent đã giảm hơn 20%, làm Nga thất thu hàng tỷ USD tiền thuế từ mặt hàng xuất khẩu giá trị nhất.
Ngân sách sẽ chuyển sang thâm hụt trong năm sau nếu giá dầu trượt xuống dưới 104USD/thùng, theo số liệu của ngân hàng đầu tư Nga Sberbank CIB. Với giá 90USD/thùng như hiện nay, GDP của Nga có thể sẽ giảm 1,2%.
"Tăng trưởng dương là điều khó xảy ra trong năm nay, tình hình cũng sẽ không khá hơn vào năm sau”, ông Charlie Robertson, nhà kinh tế trưởng tại công ty Renaissance Capital nhận xét.
So với đỉnh trong tháng Sáu, giá dầu thô Brent đã giảm hơn 20%, làm Nga thất thu hàng tỷ USD tiền thuế từ mặt hàng xuất khẩu giá trị nhất.
Trước đó, Quỹ tiền tệ quốc tế cũng hạ thấp dự đoán tăng trưởng năm 2015 đối với Nga, từ 1% xuống còn 0,5% trong tháng Bảy.
Theo ông Robertson, nếu giá dầu thô giảm xuống còn trung bình 80USD, có khả năng nền kinh tế Nga sẽ giảm 1,7% trong năm tới.
Giá cả bị can thiệp?
Nhiều quan chức cấp cao tại điện Kremlin cho biết sau khi sáp nhập Crimea vào Nga, họ cho rằng Mỹ sẽ có các biện pháp can thiệp để ghìm thấp giá dầu với sự tiếp tay của Arab Saudi để hủy hoại Nga, ông Khryshtanovskaya nói.
“Giá dầu cả đang bị lũng đoạn”, người phát ngôn ngân hàng nhà nước Rosneft tại Nga phát biểu ngày 12/10.
“Arab Saudi đã bắt đầu bán dầu với giá rẻ. Đây là các biện pháp có mùi chính trị từ phía Arab Saudi, và sẽ mang lại hậu quả tồi tệ cho chính quốc gia này”, ông cảnh báo.
Tuy nhiên, một nguồn tin cho biết lí do chính khiến Arab Saudi hạ giá dầu thô đầu tháng này là để gia tăng lợi nhuận cận biên cho các công ty lọc dầu, đồng thời quyết định này chưa gây nên chuyển biến về mặt thị phần cạnh tranh.
Trung bình, giá dầu giảm 1USD/thùng thì ngân sách Nga mất đi 2 tỷ USD, ông Maxim Oreshkin - người đứng đầu bộ phận kế hoạch chiến lược tại Bộ tài chính Nga nói.
Ngày 14/10, giá dầu thô Brent được giao dịch với giá 88,33USD/thùng trên sàn ICE Future Europe, giảm 26USD/thùng so với tháng Sáu.
Bài học từ lịch sử
Năm 2009, Nga thông báo thâm hụt ngân sách 5,9% khi giá dầu giảm còn 61,3USD/thùng, thấp hơn 40% so với mức 98USD/thùng - ngưỡng để cân bằng ngân sách năm đó.
Nhìn lại quá khứ, đợt thừa cung dầu mỏ những năm 1980 đã dẫn đến 6 năm mất giá liên tiếp, góp phần đẩy Liên bang Xô Viết vào thế khó khi vừa phải cung cấp các mặt hàng tiêu dung thiết yếu, vừa phải hỗ trợ nền kinh tế.
Ông Putin từng thừa nhận sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết là thảm họa chính trị tồi tệ nhất thế kỷ 20.
Giá dầu thô vẫn giữ ở mức thấp trong nhiệm kỳ của ông Yeltsin, khi nền kinh tế bị siêu lạm phát tấn công, tình trang nợ lương diễn ra triền miên, điều kiện sinh hoạt giảm sút trong đợt suy thoái tài chính Nga năm 1998.
"Sự phụ thuộc vào dầu là một trong những nguyên nhân dẫn đến tan rã Liên bang Xô Viết. Trong hai nhiệm kỳ đầu của ông Putin, giá dầu tăng mạnh mang lại thuận lợi cho nước Nga. Hiện giờ khi giá cả đi xuống, ông sẽ có nhiều việc phải làm hơn", ông Michael Bradshaw, giáo sư nghiên cứu năng lượng toàn cầu tại đại học kinh doanh Warwick nhận xét.
Nhìn lại quá khứ, đợt thừa cung dầu mỏ những năm 1980 đã dẫn đến 6 năm mất giá liên tiếp, góp phần đẩy Liên bang Xô Viết vào thế khó.
Khi giá dầu giảm, nguồn cung toàn cầu tăng còn lực cầu lại sa sút, Nga có thể buộc phải dùng tới các quỹ đầu tư quốc gia để cứu giúp các công ty không tiếp cận được nguồn vốn do bị phương Tây trừng phạt.
Ngày 8/10, Bộ trưởng kinh tế Alexey Ulyukayev cho biết Nga có thể phải rút 20 tỷ USD từ 83,2 tỷ USD của quỹ đầu tư chính phủ Wellbeing Fund để bơm cho các dự án cơ sở hạ tầng. Ban đầu, quỹ này được xây dựng để đảm bảo chức năng của hệ thống lương hưu quốc gia.
Nếu giá dầu tiếp tục chìm sâu, điện Kremlin có thể cắt các chương trình xã hội và tạo sức ép buộc các doanh nghiệp duy trì tỷ lệ việc làm, ông Clifford Gaddy - nhà nghiên cứu kinh tế Nga tại học viện Brookings cho biết.
Ông Putin "vượt khó"
"Chính phủ Nga có các kế sách đối phó với giá dầu trượt dốc hơn cả chính quyền thời Xô Viết hay những năm 1990, ông Putin là một nhà hoạch định chiến lược", ông Gaddy nói.
Thật vậy, khi bị Mỹ và phương Tây ghẻ lạnh, Nga đã nỗ lực làm thân với nhiều quốc gia khác. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong ngày 14/10 đã ký một thỏa thuận với Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev để xây dựng tuyến đường sắt vận chuyển cao tốc nối liền Moscow và Bắc Kinh.
Trước đó trong tháng Năm, hai quốc gia đã ký kết thỏa thuận khí thiên nhiên trị giá 400 tỷ USD kéo dài trong 30 năm, khép lại hơn một thập kỷ đàm phán.
Ngân hàng Trung Quốc cũng đã chấp thuận khắc phục phần nào lỗ hổng ngân hàng Mỹ và phương Tây để lại cho các doanh nghiệp Nga trong việc tiếp cận thị trường vốn.
Với các quốc gia lân cận, Armenia trong tuần trước đã ký thỏa thuận gia nhập liên minh hải quan Nga, Belarus và Kazakhstan, nhóm được Putin coi như một mô hình "Liên minh châu Âu" hậu Xô Viết.
Trong lịch sử, ông Putin từng ngăn chặn thảm họa thất nghiệp trong đợt suy thoái tài chính năm 2008, khi dầu mất giá nhanh hơn đồng nội tệ, ông Gaddy từ trường Brookings gợi lại.
Theo ông, nếu Nga phải đối mặt với một đợt sụt giá dầu khác, chính sách cũ của ông Putin có thể được lật lại để "tham khảo".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét