Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2024

TIN THẾ GIỚI CẬP NHẬT :31/05/2024 - Mỹ Loan


Tổng thống Mỹ Biden cho phép Ukraina oanh kích các mục tiêu ở Nga để bảo vệ Kharkiv Một quan chức Mỹ hôm qua, 30/05/2024, cho biết tổng thống Joe Biden đã cho phép Ukraina oanh kích, với một số điều kiện, vào các mục tiêu trên lãnh thổ Nga, trong vùng Kharkiv. Hình tư liệu: Tổng thống Mỹ Joe Biden họp báo trước khi ký phê chuẩn gói viện trợ hơn 60 tỷ đô la cho Ukraina, tại Nhà Trắng, Washington ngày 24/04/2024. AP - Evan Vucci - Thanh Phương
<!>
Thành phố Kharkiv ở miền đông Ukraina, nằm không xa biên giới chung với Nga, hiện là mục tiêu của các vụ oanh kích gần như hằng ngày, chủ yếu được tiến hành từ lãnh thổ Nga. Từ đầu tháng 5, quân Nga đã mở một chiến dịch tấn công trong vùng này và đã giành được thêm đất, do quân Ukraina hiện gặp nhiều khó khăn.

Theo hãng tin AFP, quan chức Mỹ nói trên, xin giấu tên, hôm qua khẳng định: “Tổng thống đã giao cho nhóm của ông nhiệm vụ phải làm sao cho quân Ukraina có thể sử dụng các vũ khí của Mỹ để phản công trong vùng Kharkiv, để đánh trả khi lực lượng Nga tấn công họ hoặc chuẩn bị tấn công họ”.

Từ ngày 13/05, Ukraina đã xin phép sử dụng các vũ khí của Mỹ để tấn công vào mục tiêu trên lãnh thổ Nga. Tổng thống Biden đã đồng ý trên nguyên tắc vào ngày 15/05. Sau đó ông đã thảo luận với ngoại trưởng Antony Blinken vừa đi thăm Ukraina trở về, trước khi ra quyết định nói trên. Quyết định đã được giữ kín cho đến hôm qua. Tuy nhiên, quan chức nói trên nhấn mạnh là Washington vẫn cấm Ukraina sử dụng các tên lửa tầm xa của Mỹ hoặc oanh kích vào sâu trong lãnh thổ Nga.

Về phần Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO, khối quân sự này đang thúc giục các nước thành viên dỡ bỏ những hạn chế về việc sử dụng vũ khí viện trợ. Nhiều nước, trong đó có Pháp đã ủng hộ việc cho phép Ukraina oanh kích vào các mục tiêu trên lãnh thổ Nga. Tại Praha hôm nay, tổng thư ký NATO Stoltenberg đã đáp lại những lời đe dọa của tổng thống Nga về leo thang trong cuộc chiến Ukraina. Theo ông, những lời đe dọa đó là một nỗ lực của ông Putin “nhằm ngăn cản các đồng minh của khối NATO yểm trợ Ukraina”.

Trong khi đó, theo nhật báo Pháp Le Monde, tổng thống Pháp Emmanuel Macron muốn thành lập một liên minh châu Âu gửi các sĩ quan huấn luyện đến Ukraina. Theo nhiều nguồn tin, các cuộc thảo luận về vấn đề này sẽ tăng tốc trong những ngày tới, để có thể thông báo nhân chuyến thăm Pháp của tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky để dự các buổi lễ kỷ niệm 80 năm cuộc đổ bộ Normandie vào đầu tháng 6.

Tổng thống Ukraina hôm nay đã đến Thụy Điển để yêu cầu năm đồng minh Bắc Âu viện trợ thêm vũ khí để đối đầu với cuộc tấn công của Nga, đồng thời cáo buộc Matxcơva "chuẩn bị khiêu khích" ở biên giới vùng Baltic. Tại Stockholm, ông Zelensky đã ký một thỏa thuận an ninh song phương với thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson. Lãnh đạo Ukraina cho biết các thỏa thuận tương tự sẽ được ký với Na Uy và Iceland.

Mỹ : Nga sử dụng vũ khí của Bắc Triều Tiên ở Ukraina

Bộ Quốc Phòng Mỹ ngày 29/05/2024, công bố một báo cáo cho biết quân đội Nga đang sử dụng tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên ở Ukraina, theo kết quả các phân tích những mảnh vỡ trên chiến trường.


Một đại diện chính quyền Ukraina giới thiệu những mảnh vỡ tên lửa không xác định chủng loại bắn xuống Kharkiv ngày 06/01/2024 mà Kiev cho là do Bắc Triều Tiên chế tạo. REUTERS - Stringer
Phan Minh
Theo hãng tin AFP, Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ (DIA) đã phân tích kỹ lưỡng hình ảnh để xác nhận các mảnh vỡ được tìm thấy vào tháng 1 ở khu vực Kharkiv, tây bắc Ukraina, là của một tên lửa đạn đạo tầm ngắn được sản xuất tại Bắc Triều Tiên. DIA đã so sánh những hình ảnh được truyền thông Nhà nước Bắc Triều Tiên đăng tải với những bức ảnh của những mảnh tên lửa được phát hiện ở Ukraina và “phân tích xác nhận rằng Matxcơva đang sử dụng tên lửa đạn đạo do Bình Nhưỡng sản xuất trong cuộc chiến chống Kiev”.

Hàn Quốc trước đó đã tố cáo Bắc Triều Tiên vận chuyển hàng nghìn container vũ khí đến Nga, bất chấp các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc nhắm vào hai nước. Kim Yo Jong, em gái nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, đã bác bỏ những cáo buộc nói trên và cho biết Bình Nhưỡng “không có ý định xuất khẩu các thiết bị quân sự cho bất kỳ quốc gia nào”.

Về tình hình chiến sự, tổng tư lệnh quân đội Ukraina, Oleksandr Syrsky, hôm qua 30/05, tuyên bố rằng quân đội Nga đang củng cố lực lượng ở Kharkiv kể từ khi phát động một cuộc tấn công quy mô lớn vào khu vực này hôm 10/05, nhưng Matxcơva vẫn chưa đủ khả năng xuyên thủng phòng tuyến Ukraina.

Vẫn tại Kharkiv, thống đốc Oleg Synegoubov thông báo Nga đã tiến hành một cuộc oanh kích đẫm máu vào đêm qua rạng sáng nay 31/05. Cuộc oanh kích khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và 25 người bị thương.

Đối thoại An ninh Shangri-La : Mỹ - Trung thông báo nối lại đường dây liên lạc quân sự

Hôm nay, 31/05/2024, Diễn đàn Đối thoại An ninh Shangri – La khai mạc tại Singapore. Tuy nhiên, mọi chú ý đổ dồn vào cuộc hội đàm giữa hai lãnh đạo quốc phòng Mỹ - Trung. Sau hơn một giờ hội đàm với đồng nhiệm Trung Quốc Đổng Quân, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết, Mỹ và Trung Quốc sẽ nối lại đường dây liên lạc quân sự « trong những tháng sắp tới ».


Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin (T ) và đồng nhiệm Trung Quốc Đổng Quân gặp nhau tại Singapore, ngày 31/05/2024. via REUTERS - U.S. Department of Defense
Minh Anh
Theo AFP, trong biên bản cuộc gặp được Lầu Năm Góc công bố, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin nhấn mạnh quyết định nối lại đường dây điện thoại quân sự giữa hai nước đã từng được tổng thống Mỹ Joe Biden và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thông báo hồi tháng 11/2023. Bắc Kinh đã đình chỉ các đối thoại quân sự với Mỹ hồi cuối năm 2022 nhằm trả đũa chuyến thăm Đài Bắc của chủ tịch Hạ Viện lúc bấy giờ là bà Nancy Pelosi.

Thông cáo của bộ Quốc Phòng Mỹ còn cho biết, ông Lloyd Austin hoan nghênh kế hoạch từ nay đến cuối năm, thành lập nhóm công tác về thông tin khủng hoảng với Trung Quốc.

Về phần mình bộ Quốc Phòng Trung Quốc đánh giá cuộc họp giữa hai lãnh đạo Mỹ - Trung là « tích cực », đồng thời cho rằng mối quan hệ quân sự giữa hai nước đã « ngừng suy thoái » và « đang trên đà ổn định ». Dù vậy, Bắc Kinh cũng cảnh báo, các hành động của Mỹ xung quanh đảo Đài Loan là vi phạm nguyên tắc « Một nước Trung Hoa duy nhất ».

Đáp lại, phía Mỹ lưu ý Trung Quốc không nên tranh thủ quá trình chuyển tiếp chính trị Đài Loan như là một « cái cớ cho các hành động cưỡng ép ».

Liên quan đến Ukraina, Trung Quốc khẳng định không cung cấp vũ khí cho bên nào trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraina. Theo một phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc, thì « Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ xuất khẩu các linh kiện quân sự ».

Theo AFP, hai bộ trưởng quốc Phòng Mỹ và Trung Quốc vào cuối tuần này sẽ có những bài phát biểu trình bày một loạt các điểm bất đồng liên quan đến hai nước.

Trong những năm gần đây, đối thoại An ninh Shangri-La thường niên là « thước đo » cho mối quan hệ Mỹ - Trung. Hội nghị năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, Trung Quốc vừa kết thúc cuộc tập trận quy mô lớn bao vây đảo Đài Loan mà Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền. Chiến dịch quân sự diễn ra vài ngày sau khi ông Lại Thanh Đức thuộc đảng Dân Tiến tuyên thệ nhậm chức tổng thống.

Hãng tin Anh Reuters dẫn sáu nguồn tin cho biết tổng thống Ukraina rất có thể sẽ đến dự hội nghị Shangri-La vào cuối tuần này. Hỗ trợ cho an ninh Ukraina sẽ phải là một trong các chủ đề chính được đề cập đến trong diễn đàn năm nay.

Trung Quốc loại bỏ thuế ưu đãi với hơn 100 sản phẩm Đài Loan

Chính quyền Trung Quốc, hôm nay 31/05/2024, tuyên bố sắp loại bỏ thuế hải quan ưu đãi đối với hơn 100 sản phẩm của Đài Loan, sau khi Bắc Kinh cáo buộc hòn đảo đã ban hành những “lệnh cấm có tính chất phân biệt đối xử” đối với hàng hóa Trung Quốc.


Ảnh minh họa : Bên ngoài một nhà máy chế tạo linh kiện bán dẫn King Yuan Electronics Co. tại thị trấn Miêu Lật (Miaoli), phía tây Đài Loan, ngày 09/05/2024. AP - ChiangYing-ying
Phan Minh
Theo hãng tin AFP, Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc đã phê phán những hành vi phân biệt đối xử của Đài Loan nhắm vào các sản phẩm của Trung Quốc và chỉ trích chính phủ của tân tổng thống Lại Thanh Đức (Lai Ching-te). Do vậy, các thuế hải quan ưu đãi sẽ không còn được áp dụng với 134 mặt hàng bao gồm máy công cụ và hóa chất dành cho lĩnh vực công nghiệp, theo một tài liệu do Ủy ban Thuế quan Trung Quốc công bố. Bắc Kinh cho biết các loại thuế mới sẽ có hiệu lực vào ngày 15/06.

Về phần mình, Hội đồng phụ trách các vấn đề đại lục của Đài Loan đã kêu gọi Bắc Kinh tiếp tục “đối thoại mang tính xây dựng”. Cơ quan này cũng mong muốn Trung Quốc “chấm dứt những áp lực kinh tế và thương mại” và hợp tác với hòn đảo để “đối mặt với các vấn đề và tìm kiếm giải pháp thực tế thông qua đối thoại”.

Trung Quốc vốn là đối tác thương mại lớn nhất của Đài Loan, trước khi bị Mỹ vượt mặt trong những tháng gần đây do nhu cầu bùng nổ về chíp điện tử và công nghệ liên quan đến trí thông minh nhân tạo.

Trong tháng này, Trung Quốc đã tiến hành những cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn xung quanh Đài Loan, 3 ngày sau bài phát biểu nhậm chức của tổng thống Lại Thanh Đức, mà Bắc Kinh coi là “sự thú nhận đòi độc lập” của hòn đảo. Trung Quốc tuần trước cáo buộc tân tổng thống Đài Loan đẩy hòn đảo tới “chiến tranh” và đe dọa sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn bao giờ hết cho đến khi “tổ quốc hoàn toàn thống nhất”.

Cam Bốt loan báo khởi động xây kênh đào Funan Techo vào tháng Tám 2024

Thủ tướng Cam Bốt, Hun Manet, ngày 30/05/2024, thông báo công trình xây kênh đào, trị giá 1,7 tỷ đô la, nối thủ đô Phnom Pênh ra biển sẽ chính thức khởi động vào tháng Tám sắp tới.


Hình minh họa: Thủ tướng Cam Bốt, Hun Manet phát biểu tại lễ khánh thành sân bay quốc tế Siem Reap-Angkor, công trình do Trung Quốc tài trợ, ngày 16/11/2023. AFP - TANG CHHIN SOTHY
Minh Anh
Theo AFP, phát biểu tại tỉnh Kampong Spoe (tây nam), thủ tướng Hun Manet tuyên bố lễ khởi động công trình sẽ được tổ chức trong tháng Tám. Lãnh đạo Cam Bốt nhấn mạnh rằng đất nước « không thể đợi », và công trình được thực hiện « bên trong lãnh thổ Cam Bốt, cho người dân Cam Bốt và trong lợi ích của Cam Bốt ».

Ông Hun Manet nêu rõ nguồn vốn dành cho dự án xây dựng kênh đào phần lớn đến từ các nguồn tài chính Cam Bốt và chính phủ đã có các cuộc thảo luận với một công ty Trung Quốc, quan tâm đến việc đầu tư, nhưng không cung cấp thêm chi tiết.

Kênh đào mang tên « Funan Techo », được Trung Quốc hỗ trợ trong khuôn khổ chương trình Những Con Đường Tơ Lụa Mới, có chiều rộng 100 mét, và sâu 5,4 mét, nối thủ đô Phnom Penh với Vịnh Thái Lan, cho phép Cam Bốt tránh vận chuyển hàng hóa qua Việt Nam để xuất khẩu.

Dự án này khiến giới chuyên gia Việt Nam lo ngại về sự kiểm soát của Trung Quốc và nguy cơ Cam Bốt giảm sự phụ thuộc vào các cảng biển Việt Nam. Lãnh đạo phe đối lập Cam Bốt Sam Rainsy xem đấy như là một công cụ gây ảnh hưởng của Bắc Kinh, đồng thời nói đến nguy cơ Trung Quốc cho trung chuyển tầu chiến trên kênh đào này.

Giới chuyên gia môi trường cũng lên tiếng cảnh báo tác động đối với lưu lượng sông Mê Kông do dự án này gây ra.

AFP lưu ý thêm, Cam Bốt và Trung Quốc hôm qua kết thúc đợt tập trận chung kéo dài 15 ngày, và cuộc tập trận dài nhất chưa từng có này minh chứng cho mối quan hệ ngày càng vững chắc giữa hai nước.

Ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc đối với Cam Bốt khiến Mỹ quan ngại. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin có chuyến thăm Phnom Penh chính thức thứ Ba 04/6, ngay khi kết thúc Diễn đàn Đối thoại An ninh Shangri-La ở Singapore.

--

Không có nhận xét nào: