CHÀO MỪNG: ĐẠI HỘI THIẾT GIÁP BINH TOÀN CẦU 2024
Sẽ được tổ chức tại:
Thành phố San Jose, California, Hoa Kỳ. (Tuần Này!)
Tiệc Mừng Đại Hội Thiết Giáp Binh QLVNCH
Lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật, ngày 2 tháng 6 năm 2024
Tại Nhà hàng Dynasty Chinese Cusine (lầu 1)
San Jose, Ca, 95122
<!>
Lời Chúc Thành Công.
Chủ Nhật tuần này, hàng trăm Quý Niên Trưởng, Quý Chiến Hữu Binh Chủng Thiết Giáp QLVNCH, còn có tên khác là Thiết Kỵ, từ khắp nơi trên thế giới, tụ về đây, trong ĐẠI HỘI THIẾT GIÁP BINH TOÀN CẦU 2024
Trước đây, hơn nửa thế kỷ, với bầu nhiệt huyết của tuổi thanh xuân, Những Người Lính Mũ Đen, đã hiên ngang phục vụ trong binh chủng Thiết Giáp VNCH, luôn sát cánh cùng các đơn vị bạn, Hải Lục Không Quân, lập nên những chiến công hiển hách trong Quân Sử, trên khắp bốn vùng chiến thuật, để bảo vệ nền tự do cho Miền Nam trên 20 năm.
Thiết Giáp là một trong những đơn vị chủ lực, anh dũng, hào hùng, đã tạo nhiều thành tích, chiến công lẫy lừng, trong công cuộc chống Cộng Sản, để bảo quốc, an dân.
Cuộc chiến đã qua gần 50 năm, trong tình “Huynh Đệ Chi Binh”, Sống chết có nhau! Lại được tay bắt, mặt mừng, trong Ngày Đại Hội của Thiết Giáp 2024 tại San Jose. Tình tình chiến hữu hội ngộ, gặp nhau, trên xứ người thật là quý báu, tình cảm “Chiến Hữu” thiệng liêng này, không có gì có thể đánh đổi!
Kính Chúc ĐẠI HỘI THIẾT GIÁP BINH TOÀN CẦU 2024 vào Chủ Nhật này, Thành Công Tốt Đẹp! Mọi Điều Như Ý!
-Một Số Quý NT, CH Trong Gia Đình KQ và Nhóm 73A Phi Hành San Jose.
Chút Lược Sử Thiết Giáp VNCH
Thời Hình Thành 1951 - 1960
Ngày 1/1/1951, Quân Đội Quốc Gia Việt Nam thành lập đơn vị Thiết Giáp đầu tiên, đó là Tiểu Đoàn 1 Thám Thính Xa hoạt động tại Nam Việt,thuộc quyền điều động của Bộ Tư Lệnh Đệ Nhất Quân Khu. Tiếp đến ngày 1/3/1951,Tiểu Đoàn Thiết Giáp thứ hai được thành lập,lấy tên là Tiểu Đoàn Thám Thính 4 thuộc Đệ Tứ Quân Khu(danh hiệu của các các đơn vị Thiết Giáp đầu tiên được đặt theo số hiệu của Quân Khu mà đơn vị đó trực thuộc ),ngày 1/5/1951, Tiểu Đoàn Thám Thính 3 thành lập tại Bắc Việt,thuộc quyền điều động của Đệ Tam Quân Khu.(Các Tiểu Đoàn Thiết Giáp sau này được cải danh thành Chi Đoàn Thiết Giáp).Vào thời gian nầy,Thiết Giáp Quân Đội Quốc Gia chưa thành lập Bộ Chỉ Huy Binh Chủng và cũng do chưa có đủ Sĩ Quan Việt Nam,nên các Tiểu Đoàn Thám Thính Xa tạm thời do các Sĩ Quan Pháp giữ chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng,các Sĩ Quan Việt Nam giữ chức vụ Phụ Tá hoặc Chi Đội Trưởng,giám sát hoạt động các Tiểu Đoàn này là vị Tổng Thanh Tra Thiết Giáp Quân Đội Pháp tại Việt Nam.Đến ngày 1/ 9/1952,cùng với các binh chủng khác,Văn Phòng Thanh Tra Thiết Giáp Quân Đội Quốc Gia được thành lập.nhưng vẫn do Tổng Thanh Tra Thiết Giáp Pháp chỉ huy.
Trung Đoàn Thiết Giáp đầu tiên.
Đầu năm 1954, Binh Chủng Thiết Giáp phát triển đến cấp Trung Đoàn,đó là Trung Đoàn 3 Thám Thính Xa.Trung Đoàn được hình thành từ sự kết hợp các Tiểu Đoàn Thám Thính Xa số 3, 5 và 7.
Sự phát triển của Binh Chủng Thiết Giáp Quân Đội Quốc Gia Việt Nam sau Hiệp Định Genève:
Từ tháng 5/1954 đến tháng 11/1954, để đáp ứng nhu cầu chỉ huy của các Binh Chủng Quân Đội Quốc Gia Việt Nam ngày càng lớn mạnh, Bộ Chỉ Huy Lực Lượng Binh Chủng cấp Quân Khu chính thức thành lập, riêng Thiết Giáp, Bộ Chỉ Huy cấp Quân Khu được thành lập ngày 16/11, nhưng trên thực tế, các Bộ Chỉ Huy này mới chính thức hoạt động do các Sĩ Quan Pháp đảm trách, vừa với tư cách cố vấn cho các Tư Lệnh Quân Khu Quân Đội Quốc Gia Việt Nam và vừa là Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Thiết Giáp trong Quân Khu.
Ngày 29/3/1955, Tổ Chức Thanh Tra Binh Chủng Trung Ương của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam chính thức thành lập với các vị Thanh Tra kiêm Chỉ Huy Trưởng Binh Chủng, để thay thế các Bộ Chỉ Huy Binh Chủng cấp Quân Khu bị giải tán. Những vị sĩ quan này được coi là những Chỉ Huy Trưởng đầu tiên của binh chủng được bổ nhiệm. Riêng Binh Chủng Thiết Giáp do Trung Tá: Dương Ngọc Lắm giữ chức Thanh Tra kiêm Chỉ Huy Trưởng.
Giai đoạn 1970 - 1975:
Vào năm 1968 và 1969, do nhu cầu chiến trường, binh chủng Thiết Giáp đã thành lập thêm nhiều Thiết Đoàn để yểm trợ cho các Sư Đoàn Bộ Binh, theo sự phối trí là mỗi Thiết Đoàn trực thuộc một Sư Đoàn.
Các Lữ Đoàn Kỵ Binh:
Năm 1970,tình hình chiến sự tại 4 Vùng Chiến Thuật rất sôi động với những trận giao tranh lớn và trong các cuộc tấn công của các đơn vị bộ chiến, hỏa lực Thiết Giáp là một trong những yếu tố rất cần để quyết định chiến trường.Trước cuộc diện mới của chiến sự,lực lượng Thiết Giáp tại các Quân Khu đã phát triển lên cấp Lữ Đoàn, danh hiệu của các Lữ Đoàn đặt theo danh hiệu của Quân Khu: Lữ Đoàn 1 Kỵ Kinh hoạt động tại các tỉnh phía Bắc Trung Nguyên Trung Phần, trong vùng trách nhiệm của Quân Đoàn 1/ Quân khu 1 - Lữ đoàn 2 Kỵ Binh hoạt động tại Cao Nguyên thuộc Quân Đoàn 2/Quân Khu 2 - Lữ Đoàn 3 hoạt động trên chiến trường Miền Đông trực thuộc Quân Đoàn 3/Quân Khu 3,Lữ Đoàn 4 hoạt động tại Miền Tây Nam Phần thuộc Quân Đoàn 4 /Quân Khu 4.Sĩ Quan Chỉ Huy Lữ Đoàn là Tư Lệnh Lữ Đoàn
Các Tư Lệnh Lữ Đoàn đầu tiên là Đại Tá: Phan Hòa Hiệp (Lữ Đoàn 1) _ Đại Tá: Nguyễn Đức Dzung (Lữ Đoàn 2) Đại Tá: Trần Quang Khôi (Lữ Đoàn 3, được thăng Chuẩn Tướng tháng 4 / 1974 ) Đại Tá: Vũ Quốc Gia (Lữ Đoàn 4). Đến cuối năm 1971, lực lượng Thiết Giáp VNCH có 11 Thiết Đoàn Kỵ Binh trực thuộc 11 Sư Đoàn, 4 Lữ Đoàn Kỵ Binh tại 4 Quân Khu
Trận chiến từ 1970 đến 1972:
Tháng 5/1970, các Thiết Đoàn Kỵ Binh trực thuộc các Sư Đoàn Bộ Binh tại Vùng 3,Vùng 4 Chiến Thuật,các Lữ Đoàn 3 và Lữ Đoàn 4 Kỵ Binh đã cùng với các đơn vị Bộ Binh,Pháo Binh,Công Binh Chiến Đấu tham dự nhiều cuộc hành quân ngoại biên do các Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn làm Tổng Chỉ Huy,nhằm triệt hạ các căn cứ địa của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV)trên đất Cam Bốt.Khởi đầu là cuộc hành quân Toàn Thắng 42,do Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn làm tổng chỉ huy, tiếp đến là cuộc hành quân của Quân Đoàn 4.Đến giữa năm 1970,một số đơn vị Thiết Kỵthuộc Vùng 2 Chiến Thuật cũng tham gia cuộc hành quân ngoại biên do Quân Đoàn 2 khởi động.
Năm 1971, các đơn vị Thiết Kỵ thuộc Quân Đoàn 3 và Quân Đoàn tiếp tục các cuộc hành quân ngoại biên quy mô.Riêng tại Quân Khu 1(Vùng 1 Chiến Thuật ).Vào tháng 2/1971,Lữ Đoàn 1 Ky Binh đã tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 719 tại Hạ Lào(chi tiết về cuộc hành quân này đã được trình bày trong bài viết về Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh ).Cũng vào đầu năm 1971, Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh đã tham dự cuộc hành quân Toàn Thắng 1/ 71 qua lãnh thổ Cam Bốt,sau 5 tháng liên tục truy kích,các Thiết Đoàn của Lữ Đoàn 3 đã trở về vùng hoạt động cũ tại Miền Đông Nam Phần vào tháng 7/1971.
Năm 1972,tại Quân Khu 1, Thiết Đoàn Chiến Xa M 48 được thành lập với danh hiệu là Thiết Đoàn 20 thuộc Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh,một thời gian sau,tại Quân Khu 2,Thiết Đoàn 21 Chiến Xa M 48 được thành lập trực thuộc Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh.Trong cuộc chiến Mùa Hè 1972,Lữ Đoàn 1,2,3Kỵ Binh và các Thiết Đoàn trực thuộc các Sư Đoàn như Thiết Đoàn 1,7,8,11...đã cùng với các đơn vị bộ chiến chận đứng các cuộc tấn công của Cộng Quân tại Quảng Trị ,Kontum,Bình Long và nhiều chiến trường khác.Riêng trong giai đoạn 1 của trận chiến Quảng Trị(30/3/1972 đến 1/5/1972 ),do áp lực quá nặng của Cộng Quân,lực lượng VNCH đã triệt thoái về phía Nam sông Mỹ Chánh,trong cuộc rút quân này,do thiếu nhiên liệu,nên nhiều Chi Đoàn Thiết Giáp đã phải bỏ xe lại.Theo tài liệu của Trung Tướng: Ngô Quang Trưởng,Tư Lệnh cuối cùng của Quân Đoàn 1 - trong giai đoạn 1 của trận chiến Quảng Trị,Lữ Đoàn 1 Thiết Kỵ và Thiết Đoàn 11 Kỵ Binh trực thuộc Sư Đoàn 3 Bộ Binh đã tổn thất như sau:1,171chiến binh tử trận,mất tích và bị thương,mất 43 Chiến Xa M 48,66 Chiến Xa M 41 và 103 Thiết Vận Xa M 113 (phần lớn bỏ lại trên đường rút quân vì thiếu nhiên liệu và cơ phận thay thế).Trong cuộc phản công tái chiếm Quảng Trị ,do Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1 làm tổng chỉ huy(từ 28/6/1972 đến giữa tháng 9/1972),các đơn vị của Lữ Đoàn 1,đã góp phần đáng kể trong chiến thắng chung của QL.VNCH tại mặt trận nầy.
Năm 1973, sau khi Hiệp Định Paris được ký kết, theo điều 7 của Hiệp Định nầy, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có quyền thay thế vũ khí, đạn dược và quân cụ nào bị hư hỏng, mòn hay đã sử dụng hết sau khi ngưng bắn có hiệu lực. Nhưng do thiếu ngân quỹ nên trong tài khóa 1973 - 1974 ( từ tháng 4 / 1973 đến cuối tháng 3 / 1974 ), từ xe chở quân đến các đại bác đều không được thay thế nhiều. Qua tài khóa 1974 - 1975 thì hầu hết các chiến cụ không được thay thế một cơ phận nào, vì ngân sách đều dành cho các cuộc hành quân và bảo trì để đáp ứng cho nhu cầu chiến trường. Tỉ lệ khả dụng của chiến cụ sa sút dần. Đối với Thiết Vận Xa M 113 tỷ lệ nầy là 80 - 85 %,Chiến Xa M 48 từ 75 - 80 %.
Theo ghi nhận của các Sĩ Quan Chỉ Huy các đơn vị Thiết Kỵ, từ năm 1973,tất cả các Chi Đoàn đã linh động để giải quyết các khó khăn về bảo trì và nhiên liệu, để có thể yểm trợ hữu hiệu cho các đơn vị bộ chiến trong các cuộc hành quân có Thiết Giáp tham dự.
Trận chiến cuối cùng:
Tháng 3/1975,Cộng Quân mở cuộc tổng tấn công chiến xa qui mô vào thị xã Ban Mê Thuột. Đến ngày 14/3 / 1975,Tổng Thống: Nguyễn Văn Thiệu cho lệnh triệt thoái lực lượng Quân Đoàn 2 tại Cao Nguyên.Trong cuộc rút quân nầy, lực lượng Lữ đoàn 2 Ky.Binh gồm các Thiết Đoàn 3, Thiết Đoàn 19 Ky Binh và Thiết Đoàn 21 Chiến Xa M 48, bị tổn thất nặng.Trên lộ trình rút quân, hơn 100 chiến xa bị bỏ lại vì trúng đạn của Cộng Quân hoặc hư hỏng.Chỉ có Chi Đoàn 3/3 Thiết Kỵ với 17 Thiết Vận Xa M 113 còn khả dụng
Tại Quân Khu 1, Cộng Quân mở cuộc tấn công bằng Chiến Xa T 54 vào các phòng tuyến tiền phương của QL.VNCH tại phía Nam Thạch Hãn.Tại tuyến Mỹ Chánh,một Chi Đoàn Thiết Kỵ phối hợp với một Tiểu Đoàn Biệt Động Quân và một Liên Đoàn Địa Phương Quân lập phòng tuyến ở bờ Nam Mỹ Chánh.Từ ngày 20 đến ngày 24/3/1975,Cộng Quân mở nhiều cuộc tấn công vào nhiều khu vực phía Nam Mỹ Chánh và tỉnh Thừa Thiên,vào lúc này lực lượng Thiết giáp tại Thừa Thiên và Quãng Trị (Trị -Thiên) không còn nhiều chiến xa để yểm trợ cho đơn vị bạn.Ngày 25/3/1975,Sư Đoàn 1 Bộ Binh và các đơn vị trực thuộc trong đó có Thiết Đoàn Kỵ Binh đã rút về cửa Tư Hiền và vài vị trí gần biển để triệt thoái.Do cầu phao tại cửa sông chưa hoàn tất kịp để sử dụng, nên khi Cộng Quân bắt đầu tập trung pháo binh và bắn dồn dập vào các vị trí trú quân tại Tư Hiền cùng nhiều điểm khác, nhiều chiến xa bị hư hại trong tình trạng bất khiển dụng.
Tại Đà Nẵng, những ngày cuối cùng của tháng 3/1975, các đơn vị thuộc Thiết Đoàn 11 Kỵ Binh vẫn nỗ lực yểm trợ các đơn vị Sư Đoàn 3 Bộ Binh tại phòng tuyến Tây và Tây Nam Đà Nẵng.Đến ngày 29/3/1975, do Lệnh Triệt Thoái ban hành quá đột ngột,các Chi Đoàn đã phải bỏ lại trong các chiến xa của đơn vị tại nhiều vị trí quanh thành phố và bờ biển.
Tại miền Đông Nam Phần,từ ngày 8 đến 20 tháng 4/1975,Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh đã cùng với các đơn vị Bộ Binh, Biệt Động Quân án ngữ phòng tuyến Xuân Lộc. Sau khi lực lượng VNCH triệt thoái khỏi phòng tuyến thép nầy, một phòng tuyến mới được thành lập để bảo vệ vòng đai Sài Gòn. Dù phải chiến đấu trong hoàn cảnh và tình thế nguy kịch, nhưng các đơn vị Thiết Giáp trực thuộc Lữ đoàn 3 Thiết Kỵ và các Sư Đoàn Bộ Binh đã cùng các binh chủng bạn nỗ lực ngăn chận các đợt tấn công của Cộng Quân cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc chiến.(Biên soạn dựa theo tài liệu của Khối Quân Sử / Phòng 5 / Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH, của Trung Tâm Quân Sử Lục Quân Hoa Kỳ và một số bài viết trong tạp chí KBC)
NHỚ THAM DỰ; ĐẠI HỘI THIẾT GIÁP BINH TOÀN CẦU 2024
Sẽ được tổ chức tại:
Thành phố San Jose, California, Hoa Kỳ. (Tuần Này!)
Tiệc Mừng Đại Hội Thiết Giáp Binh QLVNCH
Lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật, ngày 2 tháng 6 năm 2024
Tại Nhà hàng Dynasty Chinese Cusine (lầu 1)
San Jose, Ca, 95122
Tin Việt Nam Hôm Nay
Nổ Lớn! Vụ Ca Sĩ Ngọc Mai và Cờ Vàng: An Ninh Vào Cuộc Điều Tra!
(Hình: Ảnh cờ Việt Nam Cộng Hòa xuất hiện trong video clip ghi lại cảnh vợ chồng Quốc Nghiệp và Ngọc Mai vui đùa cùng các con)
-Cơ quan an ninh thuộc Công an Tp. HCM vào ngày 28/5/2024 làm việc với Nhạc viện Tp. HCM về thông tin video của ca sĩ Ngọc Mai có hình ảnh vàng sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa.
Trước đó, vào ngày 27/5, một video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy cảnh vợ chồng ca sĩ Ngọc Mai (O Sen) và nghệ sĩ xiếc Quốc Nghiệp vui đùa cùng con tại một căn phòng ở Mỹ. Trong video, người xem thấy có hình cờ vàng sọc đỏ và cờ Mỹ.
Ngày 28/5, Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch cho biết đang xác minh đoạn video này. Trong khi đó, báo Nhà nước cho biết, ca sĩ Ngọc Mai đã từng làm giảng viên thanh nhạc tại Nhạc viện Tp. HCM và hiện đã nghỉ việc từ năm 2019.
Báo Pháp Luật Tp. HCM dẫn lời nghệ sĩ Tạ Minh Tâm - nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Giám đốc Nhạc viện Tp. HCM, cho biết ca sĩ này đã được kết nạp Đảng tại Nhạc viện Tp. HCM nhưng sau đó không tham gia sinh hoạt đảng thường xuyên nên đã bị xóa tên khỏi Đảng.
Chồng ca sĩ Ngọc Mai, nghệ sĩ Quốc Nghiệp cũng đã đăng bài trên trang Facebook cá nhân cho biết, gia đình sang Mỹ du lịch và góp mặt biểu diễn trong một chương trình tự thiện. Video được quay tại một ngôi nhà một gia đình tình nguyện viên mà vợ chồng ca sĩ đến chơi và khi vui đùa họ không để ý đến lá cờ vàng. Nghệ sĩ cho biết họ "đã rút kinh nghiệm sâu sắc và sẽ không để những việc tương tự xảy ra".
Tuy nhiên, các trang Facebook thân Chính phủ những ngày qua liên tục đăng các dòng trạng thái và bình luận chỉ trích nữ ca sĩ với hình cờ vàng sau lưng.
Trang Tifosis đăng tải video và bình luận ca sĩ này là "qua cầu rút ván". Trong khi đó, trang Đơn vị Tác Chiến Điện Tử viết: "Tự quay video trong phòng rồi kêu không biết thì đi hát chắc cũng không cần biết người hợp tác mình như thế nào luôn".
Lá cờ vàng của Việt Nam Cộng Hòa là biểu tượng cấm kỵ tại Việt Nam suốt 50 năm qua kể từ khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc. Các nội dung có hình ảnh cờ vàng trên các ấn phẩm xuất hiện ở Việt Nam bị kiểm duyệt chặt chẽ.’’’
Nhiều đồn đoán: Tô Lâm trở thành con mồi rơi vào bẫy do mình giăng ra!
(Mạnh Đặng)
(Hình: Tô Lâm)
-Sau cơn đắc ý nhất thời, Tô đại tướng đã sớm trở thành con mồi rơi vào chính cái bẫy do chính mình giăng ra. Việc “thịt” con mồi chỉ còn vấn đề thời gian mà thôi.
Nhậm chức chủ tịch nước, họ Tô rời ghế bộ trưởng bộ công an là đương nhiên, nhưng điều đáng nói khi những “gà nhà” của họ Tô như Lương Tam Quang, Nguyễn Duy Ngọc vốn là những lá bài đảm bảo sự sống còn cho ông đại tướng được giới thiệu thay thế vào ghế bộ trưởng bộ công an thì đều “trượt” cả.
Thay vào đó, Trần Quốc Tỏ, một gương mặt không ăn cánh lại sớm được giao giữ “cu” bộ trưởng, đã là tín hiệu dự báo trước cơn bão không hề dễ chịu cho hậu vận họ Tô sau biết bao nhiêu ân oán đẫm máu.
Với các đối thủ chính trị, để hạ bệ, thì họ Tô phải tổ chức điều tra tìm vi phạm để lật mặt. Nhưng để hạ bệ họ Tô, thì đối thủ của ông không cần phải quá nhọc công điều tra gì cả, vì tất cả vi phạm đều phơi bày lồ lộ cả.
Tất cả những điều này đều khẳng định, lần nữa, chiếc ghế chủ tịch nước với chủ mới vừa đăng quang hôm nay sẽ lại sớm có biến động sau tám lần thay đổi trong vòng bảy năm.
Rõ ràng, sau cơn đắc ý nhất thời, Tô đại tướng đã sớm trở thành con mồi rơi vào chính cái bẫy do chính mình giăng ra. Việc “thịt” con mồi chỉ còn vấn đề thời gian mà thôi.
Ngẫm lại, trong một chế độ công an trị, lực lượng công an đã cúc cung tận tụy bảo vệ chế độ đến mức trở thành thù địch với nhân dân, từng khuynh loát chiếm giữ được hàng loạt ghế lãnh đạo cao cấp như chủ tịch nước, thủ tướng, các bộ trưởng, chánh án toà án tối cao, viện trưởng viện kiểm sát tối cao… ấy vậy mà cho đến nay, chưa từng có công an nào ngồi được vào ghế tổng bí thư quyền lực kể ra cũng là điều đáng tiếc, nhất là lỡ cơ hội nghìn năm có một khi “có công” loại bỏ hàng loạt quan chức cao cấp biến chất.
Điều này, cũng thể hiện đúng bản chất của đảng cầm quyền, không tin cậy ai cả, kể cả lực lượng công an được tô vẽ, tung hô “Còn đảng, còn mình”.
Việc có lẽ đã an bài với Tô đại tướng nếu ông ấy không có động thái quả quyết gì khác như đã từng hành xử trong nhiều tháng qua.
Chào đón tân chủ tịch, thôi thì gởi cho ngài nén hương thơm vậy…
Tỷ giá USD tăng khiến nhiều doanh nghiệp Việt từ lãi thành lỗ
(Nguyên Hương)
(Ảnh: Tỷ giá USD đã tăng hơn 4% kể từ đầu năm)
-Tính đến thời điểm hiện tại, VNĐ mất giá hơn 4%, ngang bằng mức trượt giá được dự báo cho cả năm. Đây là yếu tố bất ổn khiến Ngân hàng Nhà nước phải đối phó nhiều nhất trong Quý I/2024.
Biến động tỷ giá không chỉ tác động gián tiếp lên lạm phát mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hoặc có khoản vay nợ tiền USD.
Báo cáo tài chính quý I năm nay cho thấy, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ khi giá USD liên tục tăng cao.
Cụ thể, Tổng Công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí (PVChem) ghi nhận khoản lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ gần 9,4 tỷ đồng.
Tổng Cty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) ghi nhận doanh thu thuần trong khi quý I/2024 giảm 16%, về mức 6.243 tỷ đồng. Theo đó, PV Power ghi nhận chi phí tài chính tăng 10% lên 154 tỷ đồng, chủ yếu do tăng lỗ chênh lệch tỷ giá với hơn 70 tỷ đồng.
Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland) công bố bị lỗ chênh lệch tỷ giá 452 tỷ đồng trong quý I/2024. Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá này đến từ việc đánh giá lại các khoản vay, trái phiếu và khoản mục khác có gốc ngoại tệ.
Tập đoàn dệt may (Vinatex) báo cáo lợi nhuận gộp trong quý I/2024 tăng 5% lên 345 tỷ đồng. Nhưng do tỷ giá tăng, công ty phát sinh khoản lỗ tỷ giá lớn do đánh giá lại số dư gốc vay ngoại tệ khiến lợi nhuận ròng giảm 36% xuống 36,5 tỷ đồng.
Theo số liệu Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, tính đến tháng 6/2023 nợ nước ngoài của doanh nghiệp 102,6 tỷ USD. Như vậy với mức tăng của tỷ giá 5% từ đầu năm, doanh nghiệp Việt đã thiệt hại hơn 5 tỷ USD riêng trong Quý I.
Chia sẻ tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, tỷ giá là một vấn đề lớn của nền kinh tế, nếu không quản lý hiệu quả, sẽ tác động tới lạm phát. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đặt vấn đề quản lý tỷ giá và điều hành trong thời gian tới.
Gần đây, NHNN có động thái bơm ròng qua kênh cho vay cầm cố giấy tờ có giá với lãi suất cao nhằm kéo lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng lên, giảm chênh lệch lãi suất USD và VND, từ đó giảm áp lực đầu cơ USD.
Cụ thể, ngày 23/5 NHNN đã cho các thành viên vay gần 43.100 tỷ đồng, con số kỷ lục trong nhiều năm với lãi suất trúng thầu 4,5%/năm. Ngày 24/5, NHNN lại tiếp tục cho 7 thành viên vay tổng cộng hơn 27.019 tỷ đồng qua kênh cho vay cầm cố giấy tờ có giá với lãi suất 4,5%/năm, kỳ hạn 14 ngày. Đây tiếp tục là một phiên có khối lượng cao trong năm 2024.
Ngoài ra, theo thông tin từ Bản tin thị trường tài chính của ACB, kể từ ngày cuối tháng 4 đến nay, NHNN đã bán ra 3,5 tỷ USD với mức giá 25.450 đồng, riêng khối lượng bán ra trong phiên 24/5 là 400 triệu USD. Ngoài tác dụng hỗ trợ tỷ giá, động thái này cũng hút một lượng VND tương ứng (gần 90.000 tỷ đồng) khỏi các ngân hàng thương mại. Đây có thể là một phần nguyên nhân khiến NHNN phải bơm ròng kỷ lục trong những phiên vừa qua.
Lê Thanh Hải đã bị bắt, nhưng chưa công bố tin?
(Lê Thanh Hải đứng sau tập đoàn Vạn Thịnh Phát của Trương Mỹ Lan)
-Trong bầy sâu lúc nhúc được gọi là ban lãnh đạo đảng CSVN thì Lê Thanh Hải là con “sâu chúa” mà người dân muốn diệt nhất, dù ông chưa phải là kẻ có quyền thế lớn nhất. Chính vì vậy, tin đồn Lê Thanh Hải bị bắt, truy tố và bị giam – được đón nhận và chia sẻ rầm rộ trên các mạng xã hội.
Tin đồn ở Việt Nam gần đây liên quan tới các sự kiện chính trị ở cấp cao thường khá chính xác, về sau đều được các cơ quan công quyền xác nhận.
Lê Thanh Hải, 74 tuổi, từng là ủy viên Bộ Chính Trị đảng CSVN khóa 10 và 11, bí thư Thành Ủy ở Sài Gòn hai nhiệm kỳ, từ 2005 đến 2015. Trước đó ông ta đã là chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố từ năm 2001. Trong hơn 15 năm làm mưa làm gió ở Sài Gòn, ông Lê Thanh Hải đã gây ra vô số tội ác qua các thủ đoạn lập vây cánh, hình thành phe nhóm chính trị, cướp đất, mua quan bán chức, trở thành “lãnh chúa thành Hồ,” một trùm mafia máu lạnh hàng đầu Việt Nam.
Tội ác lớn nhất của ông Hải có lẽ là vụ cướp đất ở Thủ Thiêm, Quận 2, nay là thành phố Thủ Đức. Cùng với đám tay chân do ông ta dựng lên như Tất Thành Cang, Đào Thị Hương Lan, ông Lê Thanh Hải đã cướp 160 hécta đất tái định cư nằm ở địa bàn ba phường An Phú, An Khánh và Bình Khánh “liền kề” trung tâm khu đô thị mới Thủ Thiêm. Rồi ông ta phân lô, giao cho các đại gia kinh doanh bất động sản trục lợi, đồng thời thu hồi đất tràn lan của những gia đình bên ngoài dự án như khu Nam Rạch Chiếc, khu Thạnh Mỹ Lợi đẩy hàng ngàn gia đình vào cảnh màn trời chiếu đất.
Máu người dân đã đổ xuống, oan khiên ngút trời xanh, nỗi đau thương chất chồng ở bán đảo Thủ Thiêm. Công cuộc khiếu nại của người dân oan mất đất ở Thủ Thiêm kéo dài đã hơn một phần tư thế kỷ, từ Sài Gòn ra Hà Nội, nhưng nhà cầm quyền Cộng Sản vẫn ra sức bao che cho băng đảng tội phạm Lê Thanh Hải, né tránh mọi yêu cầu bồi thường chính đáng của người dân.
Ở trung tâm Sài Gòn, ông Lê Thanh Hải câu kết với các ông bà trùm bất động sản như Trương Mỹ Lan, Phan Văn Anh Vũ (tự Vũ “Nhôm”), Lê Thị Thanh Thúy, Dương Thị Bạch Diệp, các công ty địa ốc của Singapore, Hồng Kông… biến những mảnh đất kim cương ở Quận 1, Quận 3 thành những cao ốc thương mại và văn phòng, chia chác cho nhau những mối lợi hàng trăm ngàn tỷ đồng nhưng làm ngân sách quốc gia bị thất thoát trầm trọng. Chỉ riêng vụ Trương Mỹ Lan thâu tóm đất đai ở trung tâm Sài Gòn, vai trò của ông Lê Thanh Hải đến đâu thì phiên toà sơ thẩm vừa qua vẫn chưa làm rõ được.
Để thực hiện những thủ đoạn đó, ông Lê Thanh Hải sắm vai “bố già” điều khiển đám đàn em tác oai tác quái, trong đó có nhiều nhân vật hoặc đã bị xử lý và tù tội như các cựu phó bí thư, phó chủ tịch thành phố như Tất Thành Cang, Nguyễn Hữu Tín, Nguyễn Thành Tài hoặc mới vừa bị mất chức như Võ Văn Thưởng, cựu chủ tịch nước… Riêng bộ sậu chóp bu của băng đảng này, gồm ông Lê Thanh Hải, hai cựu chủ tịch thành phố Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong, vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Dưới áp lực của công luận, Tháng Ba, 2020, Ban Chấp Hành (BCH) Trung Ương Đảng CSVN quyết định kỷ luật ông Lê Thanh Hải và các tổ chức, cá nhân liên quan trong thực hiện dự án đầu tư Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm. Sai phạm của băng nhóm này được cho là gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của nhà nước, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế – xã hội và đời sống của một bộ phận nhân dân, gây bất bình trong xã hội.
Tuy vậy, công cuộc chống tham nhũng “không có vùng cấm,” hay cái lò tôn “đốt cả củi khô lẫn củi tươi” của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, đã không dám mạnh tay với băng đảng mafia ở Sài Gòn. Ông Lê Thanh Hải chỉ bị cách chức “nguyên” bí thư Thành Ủy giai đoạn 2010-2015 do ông ta phải chịu trách nhiệm về những vi phạm trong lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm. Cách các chức vụ đã đảm nhiệm trong quá khứ là điều quái gở từ cổ chí kim, là một sản phẩm kỳ quặc của ông Trọng; nó cho thấy sự bế tắc, bất lực của chiến dịch chống tham nhũng “đánh chuột nhưng không để vỡ bình” của ông Trọng và đảng của ông ta.
Ở đây, nên lưu ý một “quy trình” trong tổ chức kỷ luật của đảng CSVN: Do ông Lê Thanh Hải đã là ủy viên Bộ Chính Trị nên thân phận của ông ta do Ban Bí Thư của đảng quản lý. Theo một nghị quyết bí mật số 5 của Bộ Chính Trị, các đảng viên cao cấp do Ban Bí Thư quản lý thì không bị cơ quan công lực bắt giữ hay truy tố trước khi được ban này chấp thuận – hiểu nôm na là những đảng viên như vậy được đứng trên và đứng ngoài quy trình tố tụng, điều tra, xét xử thông thường.
Theo quy trình đó, Tháng Ba, 2020, ông Lê Thanh Hải bị cách chức “nguyên” bí thư Thành Ủy giai đoạn 2010-2015, nhưng ông ta vẫn còn là “nguyên” bí thư Thành Ủy giai đoạn 2005-2010 cho nên ông ta vẫn là đảng viên cao cấp do Ban Bí Thư quản lý mà guồng máy công an của Tướng Tô Lâm chưa thể đụng tới.
Dư luận đồn rằng, tại thời điểm đó, đảng CSVN không thể mạnh tay với ông Lê Thanh Hải do ông ta còn có “ô dù” bảo kê của Võ Văn Thưởng – một đàn em thân tín mà ông Hải đã nuôi dưỡng và đưa lên vị trí ủy viên Bộ Chính Trị, chủ tịch nước Việt Nam.
Cũng có người lật lại nguồn gốc gia tộc của ông Lê Thanh Hải – tổ tiên là người Hoa, mang họ Lã, chạy sang Việt Nam tá túc dưới thời Chúa Nguyễn ở Đàng Trong – cũng như mối quan hệ thân thiết của ông Hải với những doanh nhân, quan chức, đại gia người Việt gốc Hoa ở Sài Gòn như bà Trương Mỹ Lan, để cho rằng ông Hải được sự che chở của Hoa Nam Tình Báo Cục của Trung Quốc nên ban lãnh đạo đảng CSVN ở Hà Nội không dám “mò dái ngựa.”
Bây giờ thì ông Võ Văn Thưởng đã mất ghế một cách nhục nhã, ông Lê Thanh Hải mất cái “ô dù” che chở nên bị xét kỷ luật. Chiều ngày 16 Tháng Năm vừa qua, hội nghị Trung Ương Đảng CSVN lần thứ 9 khóa 13 đã quyết định “cách tất cả các chức vụ trong đảng” của Lê Thanh Hải, các ông Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong chỉ bị kỷ luật cảnh cáo ngay tại hội nghị, lý do là cả ba người này phải chịu trách nhiệm các vi phạm liên quan tập đoàn Vạn Thịnh Phát và công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC).
Như vậy, có thể sau khi bị kỷ luật, ông Hải có thể bị khai trừ đảng rồi truy tố, lãnh án tù” đúng theo quy trình xử lý kỷ luật của đảng CSVN. Không ai ngờ rằng các diễn biến đó xảy ra nhanh như hiện nay
Ca Sĩ Hương Tràm Đề Nghị Công An Xử Phạt Những Người Tung Tin Đồn Cô Sang Mỹ Sinh Con Cho Đại Gia
(Ảnh: Ca sĩ Hương Tràm.)
-Ca sĩ Hương Tràm vừa gửi đơn đến Sở Thông tin và Truyền thông Tp. HCM và Cơ quan Cảnh sát Công an Tp. HCM đề nghị xử phạt những người đã lan truyền tin cô sang Mỹ để sinh con cho đại gia, và cho biết những thông tin này là xuyên tạc, bôi nhọ cá nhân và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Truyền thông nhà nước cho biết, đơn tố cáo được gửi vào ngày 23/5/2024 vừa qua. Theo đơn, ca sĩ cho biết hình ảnh cô chụp cùng hai em nhỏ xuất hiện nhiều trên trạng mạng xã hội tại Việt Nam thời gian qua với tiêu đề "nghệ sĩ Hương Tràm mang thai, sinh đôi, sinh con cho đại gia, sinh con ở Mỹ".
Ca sĩ Hương Tràm đề nghị cơ quan công an xác minh, giải quyết các trang tin, mạng xã hội đưa tin sai sự thật theo quy định pháp luật.
Ca sĩ này cũng liệt kê hơn 23 đường link dẫn đến các tài khoản, fanpage... đã đưa tin và hình ảnh này mà nữ ca sĩ cho là sai sự thật, ảnh hưởng uy tín, danh dự của mình.
Các thông tin và hình của nữ ca sĩ Hương Tràm cùng hai em nhỏ được mạng xã hội lan truyền rộng rãi kèm theo nhiều bình luận chưa thể kiểm chứng đúng vào dịp có những xáo trộn trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là vào khi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị miễn nhiệm hồi đầu tháng này. Những tin đồn chưa thể kiểm chứng trên mạng xã hội cho rằng ca sĩ có con với ông Vương Đình Huệ.
Nữ ca sĩ nổi tiếng với bài hát Em gái mưa đã đoạt giải quán quân Giọng hát Việt mùa đầu vào năm 2012 và sau đó đã tham gia vào nhiều hoạt động âm nhạc sôi nổi trong nước, theo truyền thông nhà nước.
Tuy nhiên đến tháng 5/2019, ca sĩ cho biết tạm dừng ca hát để sang Mỹ du học.
Sau đó, nhiều người ở Việt Nam hay dùng tựa bài hát Em gái mưa nổi tiếng của cô để ám chỉ người thứ ba trong các cuộc hôn nhân.
Công An Bà Rịa-Vũng Tàu Khởi Tố Vụ Án Hình Sự Vụ Tàu Đánh Cá Tháo Thiết Bị Giám Sát Hành Trình
(Ảnh: Ngư dân Việt Nam bị Cảnh sát Biển Hoàng gia Thái Lan bắt giữ vì đánh bắt cá trái phép tại tỉnh Narathiwat hôm 20/10/2022.)
-Vào ngày 27/5/2024, Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy điện toán, mạng viễn thông, phương tiện điện tử" đối với 19 tàu đánh cá thuộc tỉnh này vì đã tháo thiết bị giám sát hành trình gửi sang tàu khác. Đây là một trong sáu sự việc vi phạm quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) đang bị xử phạt ở tỉnh này.
Việt Nam hiện đang bị "thẻ vàng" từ Liên Hiệp Âu Châu (EU) do tình trạng IUU và đang phải đối mặt với nguy cơ "thẻ đỏ" tức bị cấm xuất cảng thủy sản vào Âu Châu nếu không có những cải thiện đáng kể tình trạng này.
Truyền thông nhà nước cho biết, vụ 19 tàu đánh cá tháo thiết bị giám sát hành trình được phát giác vào ngày 19/4 ở vùng biển Côn Đảo. Trên tàu có 19 thiết bị giám sát của 19 tàu đánh cá xã Phước Tỉnh gửi lại, tàu đi đánh bắt ở nơi khác.
Ban chỉ đạo IUU của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đề nghị các các cơ quan chức năng tiếp tục xử phạt nghiêm và dứt điểm các sự việc liên quan đến IUU trên tinh thần nhanh chóng, khẩn trương hơn, quyết liệt hơn, toàn diện, thận trọng, không lơ là, bảo đảm đúng người đúng tội không bỏ lọt tội phạm.
Một số ngư dân của Việt Nam trong các phỏng vấn với phóng viên RFA trước đây thừa nhận có tình trạng ngư dân đi đánh bắt cá trái phép ở các vùng biển ngoại quốc dẫn đến tình trạng tàu đánh cá và ngư dân bị bắt giữ và xử phạt. Nguyên nhân được nói là do thiếu nguồn cá gần bờ và có tình trạng vùng biển chồng lấn chưa phân định rõ ràng giữa Việt Nam và các nước láng giềng.
Nắng Nóng Gay Gắt Khiến Tiêu Thụ Điện ở Việt Nam Đạt Mức Kỷ Lục, Hơn Một Tỉ Kwh
-Hôm 28/5/2024, sản lượng điện tiêu thụ trên toàn quốc của Việt Nam đã đạt kỷ lục mới là hơn 1 tỉ Kwh. Nguyên nhân được cho là do nắng nóng gay gắt, oi bức ở nhiều khu vực tại cả ba miền.
Truyền thông trong nước dẫn thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết đây là lần đầu tiên trong lịch sử, tiêu thụ điện toàn quốc trong một ngày vượt con số hơn một tỉ Kwh.
Theo số liệu mới công bố của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, công suất đỉnh của toàn hệ thống đến ngày 28/5 chưa vượt qua đỉnh cuối tháng 4 là 47.670 Mw – đây là đỉnh lịch sử đến hiện tại, theo truyền thông nhà nước.
Tiêu thụ điện ở miền Bắc cũng tăng cao trong thời gian qua dù chưa vượt qua đỉnh cũ. Tuy nhiên, theo dự báo, tiêu thụ điện ở miền Bắc sẽ tiếp tục gia tăng, gây áp lực về cung cấp điện trong những đợt nắng nóng cao điểm vào thời gian tới.
Miền Bắc Việt Nam trong hè năm 2023 đã phải trải qua một đợt thiếu điện diện rộng trong nhiều tuần do các nhà máy thủy điện thiếu nước, ảnh hưởng đến sản xuất ở nhiều khu công nghiệp.
Hôm 21/5, hãng tin Reuters đưa tin cho biết, giới chức Việt Nam đã phải yêu cầu Foxconn – hãng cung cấp sản phẩm cho Apple – phải cắt giảm sử dụng điện năng đến 30% tại các nhà máy ở phía Bắc của hãng để tránh thiếu điện trong dịp hè. Yêu cầu này cũng được đưa ra cho nhiều nhà sản xuất khác, theo Reuters.
Tuy nhiên, EVN đã lên tiếng bác bỏ thông tin này và cho biết Tập đoàn này đã cập nhật tăng trưởng nhu cầu sử dụng điện và đã xây dựng các phương án, kịch bản điều hành hệ thống nhằm bảo đảm điện năng cho phát triển kinh tế và đời sống người dân trong mọi tình huống.
Trước tình hình thời tiết nắng nóng và nhu cầu sử dụng điện tăng cao, báo nhà nước cho biết EVN bày tỏ mong muốn "tiếp tục nhận được sự chia sẻ và hành động tích cực phối hợp của người dân và các khách hàng sử dụng điện thông qua việc triệt để sử dụng điện tiết kiệm, nhất là vào các giờ cao điểm trưa (từ 11 giờ - 3 giờ chiều) và tối (từ 7 giờ tối - 11 giờ khuya).
Bãi Nhiệm Chức Vụ Chủ Tịch Tỉnh Vĩnh Phúc Với Ông Lê Duy Thành Vì Liên Quan Vụ Tập Đoàn Phúc Sơn
Ông Thành (55 tuổi) bị Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an khởi tố, tạm giam về tội Nhận hối lộ trong vụ án liên quan tập đoàn Phúc Sơn hôm 7/3 vừa qua cùng với Bí thư tỉnh này là bà Hoàng Thị Thúy Lan.
Vào ngày 18/3, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề nghị các cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật ông Thành vì đã "suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực".
Vụ Tập đoàn Phúc Sơn trúng thầu nhiều dự án ở một số tỉnh ở Việt Nam với các sai phạm trong đấu thầu và đưa hối lộ đã khiến một loạt các viên chức cấp tỉnh bị khởi tố bao gồm Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi. Vụ án gây nhiều chú ý vào khi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng – người từng là Bí thư Quảng Ngãi (nhiệm kỳ 2011-2014) – bị miễn nhiệm vì những sai phạm bị Đảng Cộng sản xác định là đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của đảng, Nhà nước và cá nhân".
Trung Quốc Đứng Đầu Danh Sách Đông Khách Du Lịch Đến Việt Nam
(Ảnh minh họa: Nhà hàng với giòng chữ Trung Quốc ở Nha Trang hôm 24/2/2020.)
-Trung Quốc đứng đầu danh sách gửi nhiều khách du lịch đến Việt Nam nhất trong tháng 5/2024, theo số liệu của Tổng cục Thống kê.
Theo số liệu mới công bố được báo Nhà nước trích đăng, lần đầu tiên sau 5 năm, Trung Quốc lấy lại danh hiệu số một khi có đến gần 357.200 lượt khách tới Việt Nam, tăng 143% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng lượng khách Trung Quốc trong năm tháng đầu năm nay đạt 1,6 triệu lượt, tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong năm tháng đầu năm 2024, Việt Nam đón gần 7,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 65% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019 là năm ngay trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Trong năm tháng qua, khách du lịch Nam Hàn đến Việt Nam đông nhất với 1,95 triệu lượt. Riêng trong tháng 5, lượng khách Hàn đến Việt Nam là 351.000.
Số liệu thống kê cho thấy lượt khách du lịch đến Việt Nam trong tháng năm tăng với thị trường gửi khách lớn gồm Đài Loan, Mỹ, Âu Châu.
Nguyên nhân được nói là nhờ chính sách thị thực thuận lợi; các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch năm 2024 được đẩy mạnh.
Bắt Cục Phó của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Về Tội Nhận Hối Lộ
(Ảnh CAND: Ông Đoàn Ngọc Phương.)
-Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đoàn Ngọc Phương, Cục phó Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường để điều tra tội nhận hối lộ.
Truyền thông nhà nước loan trong ngày 29/5/2024 cho biết cùng với ông Phương, Cơ quan điều tra Bộ Công an cũng khởi tố ông Cao Đại Nghĩa - Phó phòng Giá đất Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, để điều tra về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Ông Nghĩa đã bị bắt trước đó trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Cùng ngày, cơ quan điều tra khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Khương Thanh Tùng, Giám đốc Công ty cổ phần giám định và thẩm định giá Thăng Long, về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Việc bắt, khởi tố 3 ông Phương, Nghĩa, Tùng theo Bộ Công an, là nằm trong quá trình cơ quan điều tra mở rộng vụ án "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp cao-su Việt Nam, Công ty Cao-su Đồng Nai, Công ty Cao-su Bà Rịa và các đơn vị liên quan.
Liên quan vụ án trên, ngày 24/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Lê Quang Thung (cựu Tổng Giám đốc, nguyên quyền Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Công nghiệp cao-su Việt Nam) và ông Huỳnh Trung Trực (cựu Phó tổng Giám đốc tập đoàn).
Cả hai ông Thung và Trực bị điều tra về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Theo Bộ Công an, cựu Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp cao-su Việt Nam vi phạm trong dự án khu đất 39-39B Bến Vân Đồn, phường 12, quận 4, Tp. HCM.
Truy Tố 8 Cựu Lãnh Đạo Tổng Công Ty Địa Ốc Sài Gòn
(Hình: Trụ sở của Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn - trách nhiệm hữu hạn Một thành viên (Resco)
-Viện Kiểm sát Nhân dân Tp. HCM đã hoàn tất cáo trạng truy tố ông Nguyễn Tín Trung (cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn - Resco), Nguyễn Phước Ngọc (cựu Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên Resco) cùng 6 người khác.
Truyền thông nhà nước loan tin trên trong ngày 29/5/2024, nêu rõ tám cựu lãnh đạo Resco bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Tin cho biết, năm 2010, Ủy ban Nhân dân Tp. HCM chấp thuận chủ trương giao Resco thực hiện dự án bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư dự án Rạch Ụ Cây. Resco được chấp thuận cho chuyển mục đích sử dụng 15 mặt bằng nhà, đất để cấn trừ vốn đầu tư giai đoạn một của dự án thay vì phải nộp vào ngân sách Tp. HCM.
Đến đầu năm 2013, Ủy ban Nhân dân Tp. HCM chấp thuận cho Resco nhượng quyền sử dụng đất các mặt bằng hoàn vốn đầu tư dự án Rạch Ụ Cây giai đoạn một cho các đơn vị thành viên Resco. Tuy nhiên, Resco không đầu tư xây dựng theo quy hoạch mà thực hiện chuyển nhượng mặt sai quy định, gây thiệt hại cho nhà nước hàng chục tỉ đồng.
Theo kết luận điều tra, hành vi của các cá nhân thuộc Resco đã vi phạm Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Luật Đất đai.
Resco trực thuộc Ủy ban Nhân dân Tp. HCM, 100% vốn nhà nước và là chủ đầu tư, tham gia đầu tư nhiều công trình cao ốc văn phòng, khu dân cư thương mại có vị trí đắc địa tại Tp. HCM.
Ngân Hàng Nhà Nước Bán Vàng Ra Thị Trường Thông Qua 4 Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước
(Hình: Vàng miếng SJC.)
-Trong ngày 29/5/2024, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Quang Dũng được báo trong nước dẫn lời cho hay Ngân hàng Nhà nước sẽ bán vàng trực tiếp cho 4 Ngân hàng Thương mại cổ phần nhà nước để các ngân hàng này bán vàng trực tiếp tới người dân nhằm giúp thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới về mức phù hợp và bền vững.
Ông Dũng cho biết động thái trên là một sự thay đổi trong nỗ lực quản lý giá vàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo tờ Tuổi trẻ, ông Dũng cho biết, giá vàng sẽ bán cho 4 ngân hàng thương mại gồm Vietcombank, Agribank, VietinBank, BIDV sẽ do Ngân hàng Nhà nước xác định căn cứ theo giá thế giới. Sau đó các ngân hàng này sẽ bán vàng trực tiếp tới người dân.
Thời gian và kế hoạch dự kiến khai triển phương án bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng thương mại nhà nước, được ông Dũng cho biết trên tờ Tuổi trẻ là vào ngày 3/6/2024.
Cùng với đó, ông Dũng cho biết Ngân hàng Nhà nước đang phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài chánh, Bộ Công thương và Thanh tra Chính phủ tổ chức thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng đối với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và sẽ kiên quyết xử phạt nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật (nếu có).
Hơn 1 tháng qua, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức chín phiên đấu thầu, cung ứng ra thị trường 48.500 lượng vàng SJC, tương đương hơn 1,8 tấn vàng.
Tuy nhiên, mức chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC trong nước và giá vàng thế giới vẫn ở mức cao, khoảng trên 20%.
Điều này theo ông Dũng, bên cạnh các yếu tố mang tính thị trường như quan hệ cung-cầu, không loại trừ khả năng có các hành vi phạm pháp, thao túng, làm giá, gây mất ổn định thị trường vàng.
Ngân Hàng SCB Đã Đóng Cửa Gần 1 Phần 3 Số Phòng Giao Dịch
(Hình: Nạn nhân trái phiếu đến một chi nhánh của SCB ở Hà Nội biểu tình đòi tiền hồi tháng 10 năm 2022.)
-SCB, ngân hàng bị bà Trương Mỹ Lan rút ruột và gây thiệt hại đến 27 tỉ Mỹ kim, vừa đóng cửa thêm một loạt phòng giao dịch khắp cả nước, đưa tổng số phòng giao dịch bị đóng cửa của ngân hàng này lên con số 61, báo chí trong nước đưa tin.
Các phòng giao dịch mới nhất của SCB ở Sài Gòn bị đóng cửa gồm có phòng giao dịch Thủ Đức, phòng giao dịch Tân Sơn Nhì, phòng giao dịch Phú Mỹ Hưng và phòng giao dịch Tây Sài Gòn, tờ Tiền Phong cho biết. Các phòng giao dịch này bị đóng cửa từ ngày 20/5 và 25/5.
Ngoài ra, trong số các phòng giao dịch mới bị đóng cửa vào cuối tháng 5 còn có phòng giao dịch Bến Cát - chi nhánh Bình Dương và phòng giao dịch Nguyễn Tất Thành - chi nhánh Đắc Lắc, cũng theo Tiền Phong.
Theo số liệu của Hiệp hội Ngân hàng phía Nam được trang ZNews dẫn lại, kể từ tháng 6 năm 2023 cho đến nay, SCB đã đóng cửa 61 phòng giao dịch tại các tỉnh thành, trong số đó có 37 phòng giao dịch tại Sài Gòn.
Trước khi bị Nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt hồi tháng 10 năm 2022, ngân hàng này có tổng cộng 184 phòng giao dịch trên khắp cả nước. Do đó, với 61 phòng giao dịch bị đóng cửa, ngân hàng này đã mất gần 1/3 số phòng giao dịch.
Bên cạnh đóng cửa bớt phòng giao dịch, SCB cũng thông báo thanh lý 27 máy ATM đã qua sử dụng tại các tỉnh, thành như Sài Gòn, Đà Nẵng, Cần Thơ, Long An..., báo Thanh Niên cho biết.
Trong bối cảnh các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi, SCB duy trì mức lãi suất tiết kiệm thấp nhất trên thị trường, cũng theo Thanh Niên, với lãi suất 3,7%/ năm cho kỳ hạn 12 tháng.
SCB, ngân hàng từng đạt được nhiều giải thưởng trước khi khi sự việc của bà Trương Mỹ Lan bị vỡ lở, có trụ sở chính ở Sài Gòn và 50 chi nhánh ở các tỉnh, thành. Con số chi nhánh này vẫn giữ nguyên không đổi, cũng theo Thanh Niên.
Sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt vào ngày 7/10 năm 2022, đông đảo khách hàng gửi tiết kiệm đã ồ ạt đến các phòng giao dịch của SCB để rút tiền, khiến Ngân hàng Nhà nước phải đưa ngân hàng này vào diện kiểm soát đặc biệt chỉ vài ngày sau đó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét