Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2024

Thư Đỗ Bình - Những Họa Sĩ Việt Paris


Thưa qúy Thày Cô và các Anh Chị - Vừa qua tôi nhận được điện thư của nhà văn Thái Quốc Mưu, nhà văn Diệp Mỹ Linh, nhà nghiên cứu Hán Nôm Phạm Xuân Hy và học giả BS trần Văn Tích, nhà văn Phong Thu. Xin cảm ơn lời chia sẻ của qúy anh chị. Nếu có dịp chúng tôi sẽ sang Đức thăm BS Tích, hoạc sẽ mời BS thuyết trình một đề tài văn hóa. Hiện chúng tôi đang chuẩn bị buổi thuyết trình cho GS Hoàng Đức Phương. Thưa các Thày Cô và các Anh Chị Viết về chân dung một tác giả phân tích, nhận định tác phẩm đó đúng nghĩa quả là một công việc rất khó, và mất nhiều thì giờ. Do đó tôi không viết về chân dung tác giả, mà chỉ viết vài nét về tác giả qua những giai thoại mà tôi được nhìn thấy một cách trung thực tác giả, như một lời giới thiệu. 
<!>
Ở Paris có nhiều nghệ sĩ thực tài, các bạn đều ngưỡng mộ, nhưng vì quá thận trọng ngòi bút, sợ làm giảm đi giá trị thực của tác giả, nên ít người muốn viết! Đa số những nghệ sĩ tôi quen biết cả đời say mê nghệ thuật, họ sống rất thanh cao, không chạy theo vật chất!

Tôi xin kể những câu chuyện về những họa sĩ Việt ở Paris, những người cả đời cầm cọ sống trong thế giới tạo hình. Ở Paris một số danh họa lúc còn sống tranh bán giá không cao, nhưng đến khi mất tranh đã lên đến vài triệu dollard như cố họa sĩ Lê Phổ, cố họa sĩ Mai Thứ. Hai vị này tôi hân hạnh biết ở tòa soạn Quê Mẹ. Riêng cố họa sĩ Vệt Hồ thành danh ở hà Nội vào thập niên 40 cùng thời với họa sĩ Lê Phổ, họa sĩ Mai Trung Thứ, sau đó sang Pháp, tôi gặp ông nhiều lần nhưng không hề biết ông là họa sĩ. Mãi đến khi cố nhạc sĩ Xuân Lôi và cố nhạc sĩ Phạm Duy cho tôi biết và bảo tôi đừng quên mời ông lúcc đó tôi mới biết ông là họa sĩ! Những họa sĩ tiếp nối:cố họa sĩ Vĩnh Ấn, cố họa sĩ, KTS Nguyễn Bá Lăng, cố nữ họa sĩ Minh Châu Thái Hạc Oanh, họa sĩ Phạm Tăng, họa sĩ Võ hoài Nam (nhà văn Tiểu Tử), cố họa sĩ Lê Bá Đảng, cố họa sĩ, BS Dương Cẩm Chương, họa sĩ Nguyễn Đức Tăng, họa sĩ Nguyễn Cầm, họa sĩ Vũ Công Minh(tuy cao tuổi nhưng vẫn dạy vẽ ở Paris), cố điêu khắc gia Điềm Phùng Thị, cố nữ họa sĩ Hồng Loan, cố nữ họa sĩ, điêu khắc Anh Trần, nữ họa sĩ Duy Nga, nữ điêu khắc gia Vương Thu Thủy, họa sĩ, điêu khắc gia Lê Tài Điển, cố họa sĩ Vũ Thái Hòa, họa sĩ, điêu khắc gia Trần Văn Liêm, họa sĩ, điêu khắc gia Vũ Đình Lâm, điêu khắc gia Lê Ngọc Khoa, điêu khắc gia PhạmTrọng Chánh,, nữ họa sĩ Ngọc Tuyết…

tôi viết vài nét về họa sĩ, điêu khắc gia Trần Văn Liêm: Ông có bản tính hiền lành, sang Pháp du học trước năm 1975. Ông từng đoạt giải Nhất tại Liên hoan St Germain des Pres - cuộc thi vẽ tranh quốc tế uy tín ở Pháp năm 1979, và Giải thưởng lớn của Hội nghệ thuật Goya năm 1988. tác giả cuốn sách Lịch sử, kỹ thuật và nghệ thuật sơn mài Việt Nam,

Tôi quen biết ông hơn 40 năm nhưng ít gặp, thỉnh thoảng họa sĩ triểm lãm tranh vào những dịp lễ truyền thống do các hội đoàn người Việt tự do Paris tổ chức. Có lần ông được mời làm diễn giả trình bày đề tài Lạc Long Quân, Âu Cơ, do hội Dược sĩ tổ chức. Đặc biệt trong bài nói chuyẹn của ông có nhắc đến chính sách lạc điền, an sinh xã hội của thời lập quốc. Thuở ấy họa sĩ Trần Văn Liêm theo trường phái hiện thực, tranh sơn dầu của anh vẽ người vẽ cảnh nói về hòa bình rất sống động và có hồn, người xem tranh nhận biết ngay ý tưởng của họa phẩm. Ở Paris thời gian đó các họa sĩ Việt đều theo các trường phái ấn tượng, biểu hiện, trừu tượng và siêu thực.

Thu năm rồi, vào ngày 21 tháng 10 năm 2023, CLB Văn Hóa VN Paris tổ chức buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật chúng tôi có mời hai diễn giả, mỗi diễn giả trình bày 25 phút về những đề tài do chúng tôi chọn. Họa sĩ Trần Văn Liêm nói về Sắc Màu Trong Hội Họa, nhà văn Trần Trung Quân nói về Sân Khấu Cải Lương. Khách mời là những khuôn mặt quen thuộc ở Paris, nhưng hôm đó có sự tham dự của một số trí thức trẻ. Trong chương trình MC Nguyễn Quang Huy tổng quát, BS Nguyễn Bá Linh và tôi phụ trách phần hội luận. Mở đầu là bài nói chuyện chủa họa sĩ Trần Văn Liêm, ông xuất hiện với cái nón cao bồi, tóc cột đuôi ngựa trông rất nghệ sĩ. Kiểu nón này ngày trước thường được TS Phan Văn Song đội, còn chiếc nón phớt nỉ tây phương luôn trên đầu họa sĩ Thái Tuấn và nhạc sĩ Trịnh Hưng, đó là hình ảnh ngày xưa của hai ông thời còn là các công tử đất Hà thành.

Nhìn phong cách nghệ sĩ của họa sĩ Trần Văn Liêm làm tôi gợi nhớ đến hình ảnh phong cách lớp nghệ sĩ đàn anh. Từ chiếc nón của họa sĩ Thái Tuấn, mái tóc búi của nhà thơ Đào Tiềm, mái tóc cột đuôi ngựa của họa sĩ KTS Hoàng Đình Tuyên. Mái tóc này sau đó được những nghệ sĩ ưa thích tiếp nối: nhạc sĩ Saxophone Trần Vĩnh, nhạc sĩ Văn Tấn Phát, nhạc sĩ Văn Tấn Phước, nhạc sĩ Lê Phương, nhạc sĩ Jazz Nguyên Lê, danh ca Cao Thái, nhiếp ảnh gia, nhà báo Huỳnh Tâm.
Họa sĩ Trần văn Liêm cũng chịu ảnh hưởng phong cách đi đứng khi phát biểu của họa sĩ Lê Tài Điển, nhà văn Kiệt Tấn và có chút thi sĩ Bùi Giáng bất cần đời. Tất cả những nghệ sĩ trên đều rất có tài và có cá tánh rất đặt biệt.

Ông thường di chuyển trong lúc nói chuyện, giọng nói lại có lúc to lúc nhỏ, lúc im lặng, đã làm cho khách tham dự bớt chú y nghe diễn giả. Họa sĩ Liêm đã nói hết 30 phút nhưng mới là phần dẫn nhập của dòng lịch sử hội họa thế giới. Thật ra phần này diễn giả chỉ nên lướt qua vì hầu hết những khách hôm đó đều đã biết qua. Họa sĩ Liêm xin tôi thêm ít phút để trình bày về tác phẩm của mình. Tôi biết họa sĩ Trần Văn Liêm cần muốn nói vì đối với những tác giả có tuổi đời cao, tác phẩm của mình được giới thiệu trước những khách chọn lọc là điều mong ước và là niềm vui. Tôi không thể để cho ông hụt hẫng niềm vui, tôi thương lượng với nhà văn Trần Trung Quân để xin thêm nửa giờ nữa, vì tôi biết nhà văn Trần Trung Quân có tài ăn nói, hơn nữa đề tài Sân Khấu Cải Lương rất hấp dẫn sẽ giữ khách ở lại đến phút cuối. chúng tôi hội ý ngắn đồng ý để họa sĩ Trần Văn Liêm nói thêm nửa giờ nữa về tác phẩm của mình. Họa sĩ Trần Văn Liêm cho biết là ông đã khám phá ra:«La Cinquième Dimension( không gian 5 chiều)». Ông vừa chiếu phim tác phẩm vừa trình bày, nhưng lý thuyết quá cao siêu, hình ảnh lại siêu thực nên khó có người cảm nhận. Thấy thế khiến ông lạc gịong! Đã từ lâu ông đi thuyết giảng nhiều nước trên thế giới, về cả Việt Nam vào diễn thuyết ở các trường đại học Kiến Trúc, đại học Mỹ Thuật nhưng chẳng ai hiểu! Nhân gian không hiểu ông đã đành, nhưng chính ông cũng chỉ mới cảm nhận chứ chưa hiểu rõ. Ông thẳng thắn cho mọi người biết rằng, ông cũng không hiểu hết vì đây là chiều tâm linh, thuyết đó quá cao siêu!

Một số tranh của họa sĩ Trần Văn Liêm được giải thưởng cao qúy, trong đó có cả sự tìm tòi khám phá thêm một số đường nét của nghệ thuật tạo hình. Dù ông thành công qua những giải thưởng, báo chí ngoại quốc khen tặng, nhưng có lẽ ông sẽ phải đơn độc suốt đời trên hành trình nghệ thuật hội họa. Ở trong thế giới siêu thực, siêu hình ông tha hồ thênh thang bay nhảy trong cõi riêng. Nhưng trong cõi trần đầy đam mê vật chất, ông trở thành người xa lạ vì tư tưởng của ông quá nhiều ảo tưởng đã vượt thoát những cảm xúc buồn vui của nhân gian.
Xin mời qúy Thày Cô và các Anh Chị đọc những cảm nghĩ về những người bạn họa sĩ Paris.

Thân kính
Đỗ Bình

Câu chuyện họa sĩ Paris.docx

Không có nhận xét nào: