Giới phân tích đang bắt đầu tin rằng, Nga sẽ phải đối diện với một thảm họa kinh tế lớn hơn nhiều...Đã 6 tháng trôi qua kể từ khi phương Tây tung đòn trừng phạt mạnh nhất lên Nga nhằm vào các ngành kinh tế then chốt của nước này như năng lượng, quốc phòng và ngân hàng. Các lệnh trừng phạt này đến nay đã chứng tỏ sức công phá khá mạnh, nhất là khi đi kèm với sự lao dốc của giá dầu.
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, vào mùa hè năm ngoái, Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) dĩ nhiên không thể biết trước việc dầu lửa sắp sửa bị bán tháo trên thị trường quốc tế. Nhưng rốt cục, các đòn trừng phạt mà Mỹ và EU đã “không hẹn mà gặp” đợt sụt giá lịch sử này của dầu thô.
Giá dầu cao nhất chỉ chưa đầy một tháng trước khi đòn trừng phạt mạnh nhất được phương Tây công bố. Đến tháng 11, dầu thô mất giá mạnh và lệnh trừng phạt siết chặt đã khiến Nga “chảy máu” nhiều tỷ USD thu ngân sách, và gần như bị loại khỏi các thị trường vốn quy mô lớn của thế giới. Tháng 12, hãng dầu lửa quốc doanh Rosneft của Nga phải xin một khoản vay do Ngân hàng Trung ương Nga hậu thuẫn để cầm cự.
Thông tin báo chí gần đây cho thấy, có vẻ như Nga đang khiến nền kinh tế Ukraine xấu đi nhiều hơn so với những gì phương Tây làm để cứu vãn nền kinh tế này, nhưng thiệt hại đối với Nga cũng không hề nhỏ.
“Quả đấm đúp” mang tên lệnh trừng phạt và dầu mất giá đã đem đến cho Nga sự kết hợp “chết người” giữa đồng Rúp lao dốc và một nền kinh tế lún dần vào suy thoái.
Ngân hàng Trung ương Nga đã phải xoay sở bằng cách tăng mạnh lãi suất để cứu tỷ giá, để rồi hạ lãi suất chỉ một tháng sau đó để cứu tăng trưởng. Cả hai cách làm này đều không mấy có tác dụng. Hiện tỷ giá Rúp đang ở gần mức thấp lịch sử so với đồng USD, và nền kinh tế Nga có vẻ đang “tuột dốc không phanh”.
Tháng 12 năm ngoái, báo chí đã nói về việc người dân Nga đổ xô đi mua những mặt hàng giá trị nhằm đề phòng lạm phát tăng vọt. Thực tế cho thấy, họ đã đúng.
Việc người dân ồ ạt rút tiết kiệm để mua sắm và đổi ngoại tệ đã khiến dự trữ ngoại hối của Nga giảm mạnh. Một thập kỷ giá dầu cao và hoạt động khai thác dầu bùng nổ của Nga đã giúp nước này xây dựng được một dự trữ ngoại hối , cao nhất khoảng 600 tỷ USD vào năm 2008. Tuy nhiên, theo dữ liệu từ Ngân hàng Trung ương Nga, dự trữ ngoại hối của nước này hiện chỉ còn khoảng 364 tỷ USD.
Chỉ từ tháng 7/2014 tới nay, Nga đã mất khoảng 100 tỷ USD dự trữ. Với tốc độ như vậy, dự trữ ngoại hối của Nga có thể chỉ còn khoảng 200 tỷ USD trong thời gian từ nay tới cuối năm.
Ngoài ra, doanh số bán lẻ của Nga tháng 12/2014 đã giảm lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Tiền lương thực tế của người lao động Nga cũng đang giảm với tốc độ ngày càng lớn. Nền kinh tế Nga đang ngấp nghé bờ vực suy thoái.
Câu hỏi đặt ra lúc này là tình hình kinh tế Nga sẽ xấu đi tới mức nào?
Hầu hết các ngân hàng dự báo GDP của Nga sẽ giảm một vài phần trăm trong năm nay. Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính, nền kinh tế Nga sẽ giảm 1,5% trong năm 2015. Nhưng dự tính này dựa trên giá dầu thô trung bình 70 USD/thùng, cao hơn mức giá dầu thế giới hiện nay 10 USD/thùng.
Chưa kể, những dự báo như vậy được đưa ra từ hai tháng trước. Với sản lượng dầu của Mỹ vẫn ở mức cao và nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới tiếp tục giảm tốc, giá dầu được dự trù sẽ tiếp tục rẻ trong một thời gian nữa.
Và đó là lý do vì sao giới phân tích đang bắt đầu tin rằng, Nga sẽ phải đối diện với một thảm họa kinh tế lớn hơn nhiều.
Ông Anders Aslund, chuyên viên thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, dự tính nền kinh tế Nga có thể suy giảm 10% trong năm 2015. Đây sẽ là mức suy giảm mạnh nhất của kinh tế Nga kể từ khi nước này bị vỡ nợ vào năm 1998.
Phương Tây đến nay vẫn cáo buộc điện Kremlin “tiếp tay” cho lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine chống lại Chính phủ ở Kiev. Đối với phương Tây, những gì mà nền kinh tế Nga đang phải hứng chịu đều xuất phát từ “vai trò” của Moscow trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Trong phần lớn thời gian cầm quyền, Tổng thống Putin đã đem đến sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và sự ổn định cho đất nước. Từ năm 1999, tỷ lệ nghèo ở Nga đã giảm từ mức hơn 25% dân số xuống còn khoảng 11%, trong khi GDP đầu người tăng hơn gấp đôi. So sánh thành tựu này với những năm tháng bất ổn kinh tế và chính trị ở Nga vào thập niên 1990, sẽ không thấy khó hiểu vì sao Putin vẫn giành được tỷ lệ ủng hộ lớn của người dân Nga.
Có vẻ như Putin đang tin rằng, 15 năm thịnh vượng của nước Nga đã đem tới cho ông đủ sự tín nhiệm mà theo đó, người dân sẽ tiếp tục ủng hộ ông.
Hiện còn quá sớm để nói liệu vụ thủ lĩnh đối lập Boris Nemtsov bị ám sát sẽ có tác động như thế nào tới ảnh hưởng của Putin ở Nga. Nemtsov là một trong những người chỉ trích Putin mạnh nhất và được cho là thu thập chứng cứ cho thấy sự tham gia trực tiếp của Nga vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Tuy nhiên, thực sự đối với quyền lực của Putin sẽ được theo dõi mỗi ngày, người dân Nga buộc phải dần từ bỏ cuộc sống mà họ đã quen suốt 15 năm qua. Sự kiên nhẫn của người dân Nga sẽ bị thử thách khi họ chứng kiến tiền lương giảm và tài sản bốc hơi trong bối cảnh lạm phát hai con số.
Trong trường hợp Nga dừng việc bơm vũ khí, tài chính và nhân sự cho quân nổi dậy Ukraine như bị cáo buộc hiện nay và phương Tây dỡ bỏ trừng phạt, thì nước này vẫn sẽ phải đối phó với giá dầu giảm. Đối với kinh tế Nga hiện nay, giá dầu giảm sâu mới là vấn đề lớn hơn cả.
Giá dầu cao nhất chỉ chưa đầy một tháng trước khi đòn trừng phạt mạnh nhất được phương Tây công bố. Đến tháng 11, dầu thô mất giá mạnh và lệnh trừng phạt siết chặt đã khiến Nga “chảy máu” nhiều tỷ USD thu ngân sách, và gần như bị loại khỏi các thị trường vốn quy mô lớn của thế giới. Tháng 12, hãng dầu lửa quốc doanh Rosneft của Nga phải xin một khoản vay do Ngân hàng Trung ương Nga hậu thuẫn để cầm cự.
Thông tin báo chí gần đây cho thấy, có vẻ như Nga đang khiến nền kinh tế Ukraine xấu đi nhiều hơn so với những gì phương Tây làm để cứu vãn nền kinh tế này, nhưng thiệt hại đối với Nga cũng không hề nhỏ.
“Quả đấm đúp” mang tên lệnh trừng phạt và dầu mất giá đã đem đến cho Nga sự kết hợp “chết người” giữa đồng Rúp lao dốc và một nền kinh tế lún dần vào suy thoái.
Ngân hàng Trung ương Nga đã phải xoay sở bằng cách tăng mạnh lãi suất để cứu tỷ giá, để rồi hạ lãi suất chỉ một tháng sau đó để cứu tăng trưởng. Cả hai cách làm này đều không mấy có tác dụng. Hiện tỷ giá Rúp đang ở gần mức thấp lịch sử so với đồng USD, và nền kinh tế Nga có vẻ đang “tuột dốc không phanh”.
Tháng 12 năm ngoái, báo chí đã nói về việc người dân Nga đổ xô đi mua những mặt hàng giá trị nhằm đề phòng lạm phát tăng vọt. Thực tế cho thấy, họ đã đúng.
Việc người dân ồ ạt rút tiết kiệm để mua sắm và đổi ngoại tệ đã khiến dự trữ ngoại hối của Nga giảm mạnh. Một thập kỷ giá dầu cao và hoạt động khai thác dầu bùng nổ của Nga đã giúp nước này xây dựng được một dự trữ ngoại hối , cao nhất khoảng 600 tỷ USD vào năm 2008. Tuy nhiên, theo dữ liệu từ Ngân hàng Trung ương Nga, dự trữ ngoại hối của nước này hiện chỉ còn khoảng 364 tỷ USD.
Chỉ từ tháng 7/2014 tới nay, Nga đã mất khoảng 100 tỷ USD dự trữ. Với tốc độ như vậy, dự trữ ngoại hối của Nga có thể chỉ còn khoảng 200 tỷ USD trong thời gian từ nay tới cuối năm.
Ngoài ra, doanh số bán lẻ của Nga tháng 12/2014 đã giảm lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Tiền lương thực tế của người lao động Nga cũng đang giảm với tốc độ ngày càng lớn. Nền kinh tế Nga đang ngấp nghé bờ vực suy thoái.
Câu hỏi đặt ra lúc này là tình hình kinh tế Nga sẽ xấu đi tới mức nào?
Hầu hết các ngân hàng dự báo GDP của Nga sẽ giảm một vài phần trăm trong năm nay. Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính, nền kinh tế Nga sẽ giảm 1,5% trong năm 2015. Nhưng dự tính này dựa trên giá dầu thô trung bình 70 USD/thùng, cao hơn mức giá dầu thế giới hiện nay 10 USD/thùng.
Chưa kể, những dự báo như vậy được đưa ra từ hai tháng trước. Với sản lượng dầu của Mỹ vẫn ở mức cao và nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới tiếp tục giảm tốc, giá dầu được dự trù sẽ tiếp tục rẻ trong một thời gian nữa.
Và đó là lý do vì sao giới phân tích đang bắt đầu tin rằng, Nga sẽ phải đối diện với một thảm họa kinh tế lớn hơn nhiều.
Ông Anders Aslund, chuyên viên thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, dự tính nền kinh tế Nga có thể suy giảm 10% trong năm 2015. Đây sẽ là mức suy giảm mạnh nhất của kinh tế Nga kể từ khi nước này bị vỡ nợ vào năm 1998.
Phương Tây đến nay vẫn cáo buộc điện Kremlin “tiếp tay” cho lực lượng nổi dậy ở miền Đông Ukraine chống lại Chính phủ ở Kiev. Đối với phương Tây, những gì mà nền kinh tế Nga đang phải hứng chịu đều xuất phát từ “vai trò” của Moscow trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Trong phần lớn thời gian cầm quyền, Tổng thống Putin đã đem đến sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và sự ổn định cho đất nước. Từ năm 1999, tỷ lệ nghèo ở Nga đã giảm từ mức hơn 25% dân số xuống còn khoảng 11%, trong khi GDP đầu người tăng hơn gấp đôi. So sánh thành tựu này với những năm tháng bất ổn kinh tế và chính trị ở Nga vào thập niên 1990, sẽ không thấy khó hiểu vì sao Putin vẫn giành được tỷ lệ ủng hộ lớn của người dân Nga.
Có vẻ như Putin đang tin rằng, 15 năm thịnh vượng của nước Nga đã đem tới cho ông đủ sự tín nhiệm mà theo đó, người dân sẽ tiếp tục ủng hộ ông.
Hiện còn quá sớm để nói liệu vụ thủ lĩnh đối lập Boris Nemtsov bị ám sát sẽ có tác động như thế nào tới ảnh hưởng của Putin ở Nga. Nemtsov là một trong những người chỉ trích Putin mạnh nhất và được cho là thu thập chứng cứ cho thấy sự tham gia trực tiếp của Nga vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Tuy nhiên, thực sự đối với quyền lực của Putin sẽ được theo dõi mỗi ngày, người dân Nga buộc phải dần từ bỏ cuộc sống mà họ đã quen suốt 15 năm qua. Sự kiên nhẫn của người dân Nga sẽ bị thử thách khi họ chứng kiến tiền lương giảm và tài sản bốc hơi trong bối cảnh lạm phát hai con số.
Trong trường hợp Nga dừng việc bơm vũ khí, tài chính và nhân sự cho quân nổi dậy Ukraine như bị cáo buộc hiện nay và phương Tây dỡ bỏ trừng phạt, thì nước này vẫn sẽ phải đối phó với giá dầu giảm. Đối với kinh tế Nga hiện nay, giá dầu giảm sâu mới là vấn đề lớn hơn cả.
Nhưng dù Nga có là nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới, thì giải pháp cho vấn đề này lại nằm trong tay các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ và Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC).
AN HUY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét