Văn Quang - Viết từ Sài Gòn ngày 30.3.2015
Những ngày giữa tháng Ba năm 2015, Hà Nội bất ngờ “thảm sát” hàng loạt cây xanh trên các đường phố để thực hiện cái “Đề án thay cây”, khiến dư luận phẫn nộ.
Bạn hãy thử tưởng tượng đang đi cùng bạn bè, vợ con, nhất là đí với người tình trên những con đường phủ rợp bóng cây cổ thụ sẽ thích thú như thế nào. Những hàng cây cổ thụ hai bên đường không chỉ tạo không gian mát mẻ, trong lành cho người dân và du khách mà còn là cảm hứng sáng tác cho biết bao thế hệ nghệ sĩ.
Như Phạm Duy đã ca tụng “Con đường Duy Tân cây dài bóng mát. Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt”.
Rồi bỗng một hôm bạn không còn tìm thấy những bóng cây ấy nữa. Con đường sẽ trở nên trần trụi. Chẳng khác nào một cô gái đẹp với bộ y phục lộng lẫy bỗng dưng bộ y phục biến mất, cô gái trở nên trần trụi. Chắc chắn ông Phạm Duy có sống lại cũng hết làm thơ làm nhạc nổi.
Thế nhưng trống đánh xuối, kèn thổi ngược, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long lại nói với báo chí, việc chặt cây để thay thế cây khác ở Hà Nội do cơ quan quản lý quyết định, không cần thiết phải hỏi ý kiến người dân.
Chiều 17/3, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long cho báo chí biết, việc chặt cây đã nhiều lần được nói tới, hiện nay có thể thấy cây xanh trồng trên đường phố cũng rất tạp, có rất nhiều cây đổ, gây tai nạn.
Phó Ban Tuyên giáo Phan Đăng Long tuyên bố chặt cây không cần hỏi dân
Khi được hỏi: Tức là người dân chưa được hỏi ý kiến ?
Ông Long thẳng thắn nói ngay: “Cái gì cũng phải hỏi ý kiến hay sao? Bây giờ chỉ có chuyện trồng cây mà phải hỏi ý kiến dân! Tôi hỏi thế đất nước bây giờ động đến cái gì đi hỏi dân thì bầu ra chính quyền làm gì...Cái gì phải hỏi dân thì đều có quy định.
Khi PV hỏi: Vậy chuyện chặt cây có phải hỏi dân không, thưa ông?
Ông Long nói trắng ra: “Không phải hỏi gì cả, đấy là trách nhiệm của cơ quan quản lý, của chính quyền. Một cái cây chặt đi cũng phải hỏi dân trong khi còn rất nhiều việc khác”.
Rõ ràng không ai hỏi ý kiến của dân cả bởi “không cần hỏi”. Do đó không thể có chuyện người dân đồng thuận như thông báo của UBND TP Hà Nội.
Lừa dân để chạy tội
Người dân không hài lòng bởi họ cảm thấy bị gạt ngoài lề những quyết sách liên quan mật thiết đến cuộc sống của mình.Khi vòm lá xanh sắp mất đi, người ta mới thấy sự lúng túng trong quản lý, sự thiếu minh bạch trong các quyết định của thành phố.
Khi vòm lá xanh mất đi, người dân mới thêm một lần nhận thấy họ đã không được có tiếng nói trước người có quyền quyết định.
Trong một thông báo ngày 18/3, phía Hà Nội cho hay Tập đoàn Vingroup, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Công ty cổ phần Công nghệ Bình Minh, Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Hà Thành, Công an Thành phố và một số tổ chức, cá nhân khác là những nhà tài trợ cho dự án thay thế cây xanh trên 17 đường phố.
Nói thẳng ra UBND TP Hà Nội lại đổ thừa cho các nhà tài trợ nôn nóng nên mới chặt cây nhanh gọn như vậy và không có lợi ích nhóm nào ở đây.
Một viên chức kiểm lâm huyện Văn Chấn cũng đã xác nhận với báo chí rằng, những cây gỗ được trồng trên phố Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội trông giống cây gỗ vàng tâm nhưng đích thực là cây gỗ mỡ.
“… thuở trời đất nổi cơn gió bụi
phận cây đành chịu nỗi truân chuyên
xanh kia thăm thẳm tầng trên
vì ai cây cối lại nên nỗi này?
đạo trời xin hãy ra tay
trị quân gian tặc cho cây yên lành…”
Bạn đã thấy nỗi ngán ngẩm và phẫn nộ của người dân như thế nào.
Văn Quang – 27-3-2015
Hình:
01- Phó Ban Tuyên giáo Phan Đăng Long tuyên bố chặt
cây không cần hỏi dân
02- Hai phụ nữ cố thủ trện cây để phản đối chặt cây
03- Người dân ở Hà Nội biểu thị sự không đồng tình chặt
hạ hàng loạt cây xanh.
04- Loại cây to
và chắc như thế này có mục ruỗng đâu mà chặt?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét