Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2023

Một số quốc gia khu vực châu Á không xem Tết Nguyên đán là một ngày lễ quan trọng. - Andy Van

Ngoài Việt Nam, một số quốc gia, khu vực châu Á có những phong tục đón Tết Âm lịch rất khác nhau hay thậm chí không xem đây là một ngày lễ quan trọng. Nam Hàn: Các gia đình theo truyền thống sẽ cùng nhau ăn mừng Tết Nguyên đán trong một bữa tiệc lớn. Ngày này được gọi là Seollal và tteokguk (súp bánh gạo) được phục vụ như một món ăn đặc biệt vì bánh gạo trông giống đồng xu. Người Nam Hàn treo những cuộn giấy xinh xắn chứa đầy những lời chúc phúc trên cửa nhà và cũng bày tỏ lòng kính trọng đối với tổ tiên của mình.
<!>

Trung Cọng: Tết Nguyên đán còn được gọi là ChūnJié và đây là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của nước này. Đây là thời điểm mà mọi người thường sum họp, nấu nhiều món ăn ngon và chuẩn bị pháo. Tương tự như ở Việt Nam, người lớn cũng đưa cho trẻ em những phong bao lì xì có tiền bên trong. Màu đỏ được coi là màu may mắn. Vì vậy chúng ta sẽ thấy nhiều đồ trang trí ở khắp mọi nơi từ đèn lồng đỏ đến giấy cắt màu đỏ. Các màn trình diễn như múa lân cũng rất phổ biến.



Tân Gia Ba: Người dân nước này cũng ăn mừng Tết Nguyên đán như một trong những ngày lễ tốt lành nhất trong năm. Lý do là vì có một cộng đồng người Hoa sống ở Singapore nên nhiều lễ hội văn hóa giống nhau đã diễn ra. Một trong số đó là hóng bāo, bữa tối đại gia đình, bánh pháo, những vệt đỏ khắp nhà và thành phố.


Malaysia: Tết Nguyên đán cũng nổi tiếng ở quốc gia này vì một cộng đồng người Hoa nhập cư lớn sinh sống tại đây. Trước Covid-19, bạn có thể thấy các màn biểu diễn múa lân trên đường phố như một phần của lễ đón năm mới. Người ta cũng có phong tục tổ chức các buổi họp mặt đại gia đình và tiệc tùng với các món ăn truyền thống của Trung Cọng.


Tây Tạng: Năm mới của người Tây Tạng được gọi là lễ hội Losar, thường được kết hợp với Tết Nguyên đán. Đôi khi 2 ngày này trùng nhau nhưng đây là một lễ hội rất khác dựa trên lịch Tây Tạng. Giống như Tết Nguyên đán đối với nhiều nước châu Á, Losar được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất. Vào ngày lễ, người Tây Tạng nhảy múa, xua đuổi ma quỷ và phục vụ bánh bao, được gọi là Guthuk.


Indonesia: Tết Nguyên đán, còn được gọi là Imlek, thực ra đã bị cấm tổ chức ở quốc gia này trong nhiều năm. Mãi đến năm 2002, người Indonesia và người Trung Cọng nhập cư mới được phép ăn mừng ngày lễ này như một ngày lễ quốc gia. Nhiều cửa hàng đóng cửa trong dịp lễ và những đồ trang trí màu đỏ được treo khắp các ngôi nhà và cơ sở kinh doanh. Người ta cũng mua hoa, cây có múi về làm quà cho bạn bè và người thân.


Brunei: Quốc gia nhỏ bé này đón Tết Nguyên đán chủ yếu là do truyền thống của những người nhập cư Trung Cọng. Khoảng 10% dân số là người Hoa và họ ăn mừng bằng việc múa lân, mở tiệc tại nhà. Trong năm 2021, do vẫn còn dịch bệnh, chính phủ Brunei đã ban hành các hạn chế về cách mọi người tổ chức lễ hội. Họ cấm các ngôi nhà mở cửa, hạn chế các cuộc họp mặt gia đình ở mức 350 người và nhiều quy định khác.


Philippines: Vào Tết Nguyên đán, người lao động nước này được nghỉ và không phải làm việc. Tuy nhiên không phải tất cả người dân Philippines đều tổ chức lễ này. Đây chủ yếu được coi là một ngày lễ của Trung Cọng được tổ chức bởi người Philippines gốc Hoa và địa điểm tổ chức lớn nhất là quận Binondo ở Manila. Là một trong những khu phố Tàu lâu đời nhất trên thế giới, Binondo có nhiều loại hình biểu diễn Tết Nguyên đán xa hoa khác nhau hàng năm.


Nhật Bản: Đây là một trong những quốc gia ở khu vực châu Á không có phong tục đón Tết Nguyên đán. Trong thời Minh Trị, chính phủ đã ban hành tuyên bố chuyển lịch sang lịch mới và phong tục đón Tết Nguyên đán dần không còn được phổ biến ở nước này. Ở thời điểm hiện đại, Tết Dương lịch được tổ chức nhưng Tết Nguyên đán không phải là một phần trong cuộc sống của hầu hết người dân Nhật Bản. Hầu hết người dân Nhật Bản không biết về Tết Nguyên đán và chỉ nghe về nó chủ yếu trên các bản tin truyền hình.


Campuchia và Thái Lan: Mặc dù Tết Nguyên đán không phải là một ngày lễ lớn ở các quốc gia này, nhưng mỗi nơi đều có một lượng lớn người Trung Cọng tham gia vào dịp lễ. Nếu bạn đến tham quan bất kỳ quốc gia nào trong số này vào dịp Tết Nguyên đán, bạn có thể thấy một số chương trình "khuyến mãi" liên quan ngày lễ này.

Andy Van


Không có nhận xét nào: