Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2023

Bài viết hay, chia sẻ và suy ngẫm!


Anh bạn tôi kể: Vợ tôi không thích đeo nhẫn, có một lần đã đem hai chiếc nhẫn đặt trên bệ cửa sổ, bị dì dọn vệ sinh lau chùi rồi quét vào sọt rác ở kế bên luôn. Ngày hôm sau, vợ tôi đem túi rác đi bỏ. Qua một tuần mới nhớ đến mấy chiếc nhẫn, hỏi dì dọn vệ sinh, rồi tức tốc chạy đến thùng rác ở tiểu khu lục tìm. Làm sao mà tìm được...Hai chiếc nhẫn, một chiếc 26 phân, một chiếc 50 phân, tổng giá trị hơn 103 triệu. Vợ tôi lo đến phát cáu, tôi an ủi em: - Em không thích đeo nhẫn, lỡ làm mất thì thôi...
<!>
Cô ngạc nhiên:
- Vì sao anh không giận ?
- Vì sao anh phải giận ?
- Mẹ em nếu làm rơi cái chén, bị bố em mắng. "Đầu óc để ở cái xó nào mà rơi bể cái chén đắt tiền thế hả!"

Tôi bỗng nhiên hiểu được, hóa ra trong mắt cô, đồ vật mà bị thiệt hại thì nhất định sẽ bị mắng. Cô cũng bất ngờ khi tôi chẳng nói gì!
Bởi khi tôi còn nhỏ, trong nhà có đồ gì đó bị phá hư, người trong nhà cũng chưa từng mắng chửi nhau.

Hồi học cấp 2, tôi chơi bóng đá bể kính cửa hàng xóm phải đền tiền, bố mẹ sang xin lỗi cho người sửa mà không mắng tôi một lời.
Mẹ tôi chiên đồ ăn, dầu ăn văng trúng tay mẹ, nóng quá nên lỡ tay làm rơi cái tô vỡ vụn, thức ăn vương vãi khắp nhà, bố tôi không mắng mẹ, chỉ chạy thật nhanh lấy thuốc trị bỏng.

Qua đó nghiệm ra: Kỹ năng thân mật, lòng trắc ẩn và yêu thương gia đình có hay không sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau, sự tương tác của bố mẹ tốt hay xấu chính là tấm gương phản chiếu để con cái họ nhìn thấy khắc ghi trong lòng.
Sau khi kết hôn, họ sẽ sử dụng các phương pháp tương tự để hòa hợp với bạn đời và con cái.
Vợ chồng thương yêu nhau, tôn trọng nhau thì mới tu cho con cái tính thân mật cao, sau này trở thành vợ thành chồng của người ta cũng sẽ bao dung lỗi lầm cho nhau, sẽ ân cần quan tâm chăm sóc nhau.

Vợ chồng tính toán chi li, cãi vã suốt ngày sẽ khiến những đứa trẻ con họ có kỹ năng thân mật thấp, trầm cảm, tiếp thu kiến thức chậm và khó thể giỏi hơn với các đứa trẻ khác trong tương lai đầy khắc nghiệt.Và cái vòng tuần hoàn luẩn quẩn lại cứ thế tiếp diễn đến đời kế tiếp...
Một cái màn hình điện thoại bị phá hỏng, chỉ mấy trăm ngàn sửa chữa lại xài được rồi cớ gì mà phải dằn vặt nhau!

Nhưng sẽ mất bao nhiêu tiền và bao nhiêu năm để sửa chữa một mối quan hệ đã bị rạn nứt và vết đau ám ảnh trong lòng nhau.

(Sưu tầm)



TỪ LÀM THUÊ ĐẾN LÀM CHỦ, CHỈ ĐAM MÊ THÔI VẪN CHƯA ĐỦ!!!


Thấy tự tin với những kiến thức mình có và... bắt đầu chuyển sang mở quán - kinh doanh. Ở giai đoạn những năm đầu của mở quán. Mọi việc không hề đơn giản. Vị trí công việc của mình thay đổi. Từ một người đi làm thuê chuyển sang làm chủ. Từ một người làm nghiệp vụ thuần nghiệp vụ trước đây. Bây giờ chuyển sang tìm hiểu và học cách làm chủ nhưng tư duy có thay đổi còn hành động việc làm không thay đổi. Cho nên khi được làm chủ thì vẫn làm công việc theo thói quen, theo những thứ mình mạnh nhất hay gọi là công việc đam mê như trước đây của mình.

Ở giai đoạn này tôi bắt đầu lên kế hoạch và triển khai kế hoạch mở quán của mình. Bằng cách huy động vốn và mở quán để bắt đầu làm chủ, bắt đầu tạo ra sản phẩm và bán hàng. Vẫn công việc ấy, vẫn hành động và vẫn đam mê ấy mà không nhận ra mình chưa hề làm công việc phải làm của một người làm chủ... mà chính xác mình đang tập trung quá nhiều vào nghiệp vụ, vào công việc của một người nhân viên như trước đây. Như ngày ngày vẫn 12 - 16 tiếng gắn liền với quán, với ly cafe, với máy xay, với đồ ăn quay cuồng với công việc... Làm chủ nhưng hoàn toàn tập trung vào công việc chuyên môn.

"Bán hàng - Pha chế - Phục vụ - Thu ngân…” Điều này khiến cho quán không thể phát triển lên được. Phải mất 2 năm sau mới bắt đầu có sự dịch chuyển.
Trong giai đoạn này do không có sự dịch chuyển đó là thói quen, quan điểm, tầm nhìn và kiến thức cũng như phương pháp nên khi vị trí có thay đổi nhưng hành động và thói quen trong công việc không thay đổi là vậy.

Ở giai đoạn này chúng ta thường mắc vào nhưng quan điểm sai như:

+ Đợi quán có tiền mới hoàn thiện và làm bài bản (xây dựng nội quy, quy trình, vị trí bộ phận, các bản mô tả công việc…)
+ Đợi khi quán bán hàng có được tiền mới mở rộng hoàn thiện
+ Đợi khi có tiền mới có những thay đổi tiếp theo
+ Sợ nhân viên học nghề xong rồi nghỉ nên không đào tạo hết mình
+ Một mình có thể kiêm nhiều việc nhưng lại không phải là những việc quan trọng của quán
+ Không rõ được công việc của người chủ là gì? Cách để làm và ưu tiên cho từng giai đoạn mà thường làm tới đâu thì tính tới đó.

Kiến thức của người chủ thiếu:

+ Kỹ năng xây dựng đội nhóm
+ Khả năng quản lý nhân sự
+ Tầm nhìn và kế hoạch rõ ràng
+ Kiến thức về tài chính
+ Khả năng huy động vốn và kết nối
+ Tư duy về marketing và bán hàng
+ Áp dụng công nghệ
+ Người dẫn dắt -
+ Đội nhóm hỗ trợ
+ Khả năng lắng nghe và thấu hiểu

Từ đó bị cuốn vào công việc của quán. Làm việc, bán hàng, điều chỉnh hàng ngày theo một cách giải quyết vấn đề. Xây dựng đội nhóm không thành và không có nhiều thời gian cho cuộc sống riêng của mình.

Nếu ai đó bảo làm việc mà được làm đúng cái đam mê của mình, làm đúng điều mình yêu thích thì sẽ tuyệt vời. Nhưng nếu đam mê và sở thích đó không thể tạo ra được tài chính tốt. Thì chắc chắn sẽ cảm thấy khó khăn hơn rất nhiều. Nên nếu có đam mê, có giỏi một lĩnh vực nào đó thì phải tìm cách biến nó có thể tạo ra tài chính tốt, thu nhập tốt... khi đó mọi thứ mới tốt hơn.

Nguồn: Kevin Nguyễn

Không có nhận xét nào: