Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2024

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT - Phép CẦU AN đích thực.




Đức Phật ngài chỉ gia hộ, chỉ dẫn cho chúng sanh cách sống An và phương pháp Tự An, chứ Ngài không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc, nếu Ngài có thể ''ban cho'' thì chúng sanh trong cõi đời này không một ai khổ cả, vì thế, là Phật tử hãy biết tự cầu an bằng cách sinh hoạt điều độ, có khoa học : ☘ Hãy cầu an cho mình bằng cách giữ gìn giới luật Phật dạy thật nghiêm túc - Cầu an cho mình bằng cách đừng rượu bia, cà phê thuốc lá quá mức cho phép; - Cầu an cho mình bằng cách giữ đúng luật giao thông mỗi khi ra đường; - Cầu an bằng cách cẩn trọng mỗi khi nói năng, hành động;
<!>
- Cầu an bằng cách đừng ham hố danh lợi, vừa lòng với cuộc sống đạm bạc về vật chất nhưng phong phú về tinh thần;

- Cầu an bằng cách luôn luôn để trong lòng thanh thản, không phải ăn năn về những lầm lỗi, cũng không phải bị kích động vì những ước muốn viển vông, ...
Còn một khi đã cẩn thận giữ gìn và ''cầu an'' như những điều trên nhưng cứ gặp "tai bay vạ gió" thì âu cũng nên coi đó là một trong những quả của Nghiệp bất thiện ta đã gieo, mỗi lần trả Nghiệp cũng là một lần bớt "nợ" vì sớm muộn cũng phải trả. Trả xong một Nghiệp như bỏ xuống một tảng đá đã mang nặng từ lâu, lộ trình phía trước càng thong dong, thanh thản..

☘ - Phải chăng tha thứ người phạm tội là khuyến khích tội lỗi?
Thưa, người Phật tử có quyền ngăn cản nếu trông thấy người khác phạm tội, nhưng không nên có lòng sân hận đối với người phạm tội mà phải có lòng từ ái và bi mẫn. Nên hiểu rằng người này là một người đau khổ, một người vô minh nên tự hại bản thân và hại người khác. Khi hiểu thế ta dùng hành động và lời nói ngăn không cho người này phạm tội, nhưng trong lòng vẫn không đánh mất sự từ ái và bi mẫn đối với họ.
Có nhiều trường hợp phạm tội vì không biết đúng, biết sai, tha thứ và dạy họ những điều hay lẽ phải, những đạo lý hướng thượng, chứ không phải tha thứ suông để họ trở lại con đường tội lỗi, thì không thể nói tha thứ là khuyến khích tội lỗi được ?

Đạo Phật, đạo của mọi người
Gặp nhau trong một nét cười Từ Bi,
An bình trong mỗi bước đi
Sống theo lời Phật đời ni Niết Bàn.

Không có nhận xét nào: