Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2024

ĐIỂM TIN 6/5/2024 - Long Do


Quan chức Mỹ : Ukraine sẽ tìm cách phản công vào năm 2025 Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan hôm 4/5 cho rằng, Ukraine sẽ tìm cách tiến hành một cuộc phản công mới trong năm 2025 nhờ nhận được viện trợ quân sự trị giá 61 tỷ USD của Mỹ. "Ukraine sẽ tìm cách phát động một cuộc phản công mới trong năm 2025 sau khi nhận được từ gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD từ Mỹ và nguồn viện trợ bổ sung của phương Tây", ông Sullivan nói. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ cũng thừa nhận rằng, Nga sẽ tiếp tục "đạt được những tiến bộ trong giai đoạn tới trên chiến trường", bất chấp gói viện trợ mới của Mỹ đã được phê duyệt vào tháng trước, bởi vì "các bạn không thể bật công tắc ngay lập tức".
<!>
Ông Sullivan cho rằng với viện trợ mới từ Washington, Kiev sẽ có khả năng "giữ phòng tuyến" và "đảm bảo chống chọi được với cuộc tấn công của Nga" trong suốt năm 2024.

Khi được hỏi về một kịch bản cho cuộc chiến vào năm tới, ông Sullivan cho biết Ukraine có kế hoạch "tiến tới giành lại các vùng lãnh thổ mà Nga đã giành quyền kiểm soát".

Theo Financial Times, những bình luận của Cố vấn an ninh quốc gia Sullivan về một cuộc phản công tiềm tàng của Ukraine cho thấy rõ chiến lược mà chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nhìn nhận diễn biến của chiến sự trong vài tháng tới, nhất là trong trường hợp ông Biden tái đắc cử tổng thống vào tháng 11.

Theo tờ báo này, bất kỳ cuộc tấn công mới nào của Ukraine vào năm 2025 đều cần đến nguồn viện trợ quân sự bổ sung từ các đồng minh phương Tây, bao gồm cả Mỹ.
Nhưng cựu Tổng thống Donald Trump, ứng cử viên được cho sáng giá của đảng Cộng hòa, tuyên bố sẽ nỗ lực nhanh chóng chấm dứt xung đột và tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến này nếu trở lại nắm quyền.

Liên Âu : Thách thức về lập mặt trận thống nhất bảo vệ lợi ích chiến lược trước Trung Quốc


Chủ tịch Trung Quốc dự kiến đến Pháp lúc 16 giờ ngày 05/05/2024 (14 giờ GMT). Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen cũng được mời đến Paris tham gia cuộc họp với tổng thống Pháp Macron và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Cuộc họp ba bên giữa lãnh đạo Pháp, Trung Quốc và Liên Âu diễn ra vào sáng mai tại điện Elysée. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định sẽ bảo vệ lợi ích chiến lược của Liêu Âu.

Hiện nay, sự chia rẽ trong nhóm 27 nước thành viên Liên Âu, đặc biệt giữa Pháp và Đức, bị giới quan sát xem là làm giảm khả năng tạo ảnh hưởng với Trung Quốc. AFP trích dẫn nhà phân tích Noah Barkin của Rhodium Group, theo đó « ảnh hưởng sẽ mất đi nếu các nhà lãnh đạo của châu Âu chuyển các thông điệp mâu thuẫn nhau đến Tập Cận Bình ».
Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Bénazet giải thích thêm :
« Trong NATO, các nước châu Âu đã chấp nhận việc Trung Quốc chính thức bị xem là một đối thủ hệ thống, nhưng khi nói đến xây dựng lập trường địa-chính trị của Liên Âu trước Bắc Kinh, thì ý chí của các nước Liên Âu yếu hơn nhiều.

Các nước thành viên Liên Âu muốn thuyết phục ông Tập Cận Bình đứng về phía Ukraina, hoặc ít nhất cũng là ngừng cung cấp vũ khí cho Nga, nhưng họ lại không tạo được một mặt trận thống nhất. Và đây không hoàn toàn do lỗi của Viktor Orbán, vị thủ tướng Hungary vốn bị ví như là một « học sinh yếu kém trong lớp » (ý nói tới quan hệ của ông với Trung Quốc). Thủ tướng Đức Olaf Scholz bị các đối tác châu Âu chỉ trích mạnh mẽ khi một mình đến Trung Quốc nên bị đẩy vào thế cô lập và rơi vào thế yếu.

Về khía cạnh kinh tế, các nước Liên Âu biết rằng họ phải điều chỉnh lại cán cân trong quan hệ với Trung Quốc, và ngay cả khi vẫn còn rụt rè, châu Âu đã bắt đầu áp dụng các đạo luật mới đã được thông qua. Trong những tháng gần đây, châu Âu đã mở một số cuộc điều tra về tàu hỏa, pin mặt trời, xe điện, tua-bin gió, lĩnh vực y tế bằng cách sử dụng những quy định mới về đấu thầu công hoặc các quy định về tài trợ của nước ngoài ».

Về phía Đức, AFP cho biết là theo nhiều nguồn tin thủ tướng Olaf Scholz sẽ không đến Paris gặp Emmanuel Macron và Tập Cận Bình vì vướng kế hoạch công việc.

Lãnh đạo Trung Quốc công du Pháp: Chiến tranh Ukraina và "tình hình Trung Đông" là chủ đề trọng tâm


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du Pháp ba ngày, kể từ hôm nay, 05/05/2204. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo Trung Quốc đến châu Âu kể từ đầu đại dịch Covid-19 năm 2019. "Các khủng hoảng quốc tế", trước hết là cuộc chiến xâm lăng của Nga chống Ukraina và xung đột Israel - Hamas, là các chủ đề trọng tâm.

Ông Tập Cận Bình cùng phu nhân Bành Lệ Viên (Peng Liyaun) đến Paris tối hôm nay. Sáng ngày mai, 06/05, một cuộc họp ba bên giữa tổng thống Pháp Emmanuel Macron, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen sẽ diễn ra tại điện Elysée. Phủ tổng thống Pháp ra thông báo cho biết, chiều mai, sau phần nghi lễ tiếp đón chính thức, lãnh đạo cùng phái đoàn hai bên sẽ họp tại điện Elysée.

Pháp và Trung Quốc sẽ trao đổi về "các khủng hoảng quốc tế, trước hết là chiến tranh tại Ukraina và tình hình tại Trung Đông" Hai bên cũng sẽ thảo luận về "các hành động chung để đối phó với các vấn đề toàn cầu, đặc biệt là đại khủng hoảng khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh thái và tình hình tài chính của các quốc gia dễ tổn thương nhất". Các thảo luận Pháp - Trung cũng sẽ tập trung vào các vấn đề thương mại, đặc biệt liên quan đến việc rào cản với doanh nghiệp Pháp tiếp cận thị trường Trung Quốc.

AFP dẫn lại các nguồn tin từ Paris cho hay trong các đối thoại giữa Pháp và cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, "điều then chốt" là nhấn mạnh với Bắc Kinh : thách thức số một trong quan hệ Âu - Trung là lập trường của Trung Quốc đối với cuộc chiến của Nga chống Ukraina. Quan điểm của tổng thống Pháp là thuyết phục Trung Quốc tham gia "xây dựng hòa bình", bởi "Trung Quốc cũng không có lợi, nếu nước Nga phá hoại trật tự thế giới", điều mà lãnh đạo Pháp nhấn mạnh trong bài trả phỏng vấn báo Anh, đăng tải ba ngày trước chuyến công du của chủ tịch Trung Quốc.

Thứ Ba, 08/05, trong ngày cuối cùng của chuyến công du, điện Elysée cho biết tổng thống Pháp và phu nhân Brigitte Macron có kế hoạch mời chủ tịch Trung Quốc cùng phu nhân đến Bagnères-de-Bigorre, một ngôi làng ở vùng núi Pyrénées, miền nam nước Pháp, địa điểm gắn bó với tuổi thơ của ông Macron. Đây vừa là hành động đáp lễ việc tổng thống Pháp trong chuyến công du Trung Quốc năm 2023, được mời dùng tiệc trà tại nơi ở và làm việc của thân phụ lãnh đạo Trung Quốc ở Quảng Đông, cũng vừa "để tạo một không khí trao đổi thẳng thắn và thân tình giữa hai lãnh đạo và hai phu nhân", theo điện Elysée.

Trung Quốc muốn tránh quan hệ với châu Âu thêm căng thẳng
Về phía Bắc Kinh, vì sao Trung Quốc chọn thời điểm này cho chuyến công du của lãnh đạo Tập Cận Bình ? Theo thông tín viên Stéphane Lagarde từ Bắc Kinh, mục tiêu của Bắc Kinh là tránh để quan hệ với châu Âu thêm căng thẳng, đặc biệt trước thềm cuộc bầu cử Mỹ, do chiến tranh Ukraina và tranh chấp thương mại:

‘‘Trong dịp kỉ niệm này, truyền thôngNhà nước Trung Quốc không phát đi những hình ảnh đen trắng thời tổng thống Pháp de Gaulle công nhận chế độ Mao Trạch Đông cách nay 60 năm, thay vào đó là chân dung về những người Pháp hợp tác với Trung Quốc, ví dụ như nhà công nghiệp Alain Mérieux, người vừa được lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trực tiếp trao tặng Huân chương Hữu nghị.

Thông qua các quan hệ mang nhiều tính cá nhân giữa chủ tịch Trung Quốc với người Pháp, Bắc Kinh muốn làm lu mờ đi một thực tế là tương lai của quan hệ song phương sẽ không xán lạn như thời điểm 1964. Sản phẩm Made in China của Trung Quốc tràn ngập thị trường đe dọa nền công nghiệp châu Âu, chiến tranh tại Ukraina, liên hệ mật thiết Trung - Nga khiến châu Âu giờ đây coi Trung Quốc như một mối đe dọa đối với thịnh vượng và an ninh của châu lục.

Để thay đổi một hình ảnh như vậy, Trung Quốc muốn nhấn mạnh đến tình hữu nghị Pháp - Trung. Ông Shen Shiwei, làm việc tại đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CGTN, chuyên về Dự án Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc, nói: ‘‘Một cuộc gặp trực tiếp như vậy cho phép củng cố niềm tin song phương giữa Trung Quốc và Pháp, nhưng cũng là cả giữa Trung Quốc với châu Âu. Điều quan trọng là giúp cho quan hệ này được ổn định hơn’’.

Trung Quốc đang cần đến một quan hệ ổn định với châu Âu trong bối cảnh châu Âu chuẩn bị bầu cử Nghị Viện, và nhất là trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11. Theo bà Abigael Vasselier, giám đốc bộ phận châu Âu của viện tư vấn Đức chuyên về Trung Quốc Metrix (Mercator Institute for China Studies), ‘‘ông Tập Cận Bình muốn đưa quan hệ Trung Quốc - châu Âu đi theo chiều hướng tốt. Điều rất quan trọng đối với Bắc Kinh là có được một quan hệ tốt với các nước châu Âu trước cuộc bầu cử Mỹ.’’

Trong vòng công du châu Âu này, tiếp theo Pháp, ông Tập Cận Bình sẽ đến các nước có quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, Serbia và Hungary, vốn là hai quốc gia mà Bắc Kinh đánh giá cao, do thái độ giữ khoảng cách với khối NATO.’’

‘‘Mô hình mới’’ giảm nhẹ căng thẳng ở Biển Đông : Manila lên án Bắc Kinh ‘‘đánh lạc hướng’’


Một ngày sau khi đại sứ quán Trung Quốc cho biết Philippines và Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận về một ‘‘mô hình mới’’ nhằm giảm nhẹ các căng thẳng tại Biển Đông, hôm nay, 05/05/2024, nhiều quan chức cao cấp của Philippines, trong đó có bộ trưởng Quốc Phòng nước này, đã lên tiếng cực lực bác bỏ và khẳng định đây là một hành động nhằm gây chia rẽ, và đánh lạc hướng công luận về các hành động ‘‘bất hợp pháp’’ của Trung Quốc tại Biển Đông.

Theo hãng tin nhà nước Philippines, Philippines News Agency, bộ trưởng Quốc Phòng Gilberto C. Teodoro Jr. khẳng định rằng tuyên bố nói trên của Trung Quốc là ‘‘để biện minh cho sự hiện diện bất hợp pháp’’ của họ ở vùng Biển Tây Philippines (tức Biển Đông), là một ‘‘trò chơi chữ’’, và nhằm mục đích chủ yếu là để chia rẽ người Philippines về vấn đề này. Lãnh đạo bộ Quốc Phòng Philippines giải thích ông đưa ra tuyên bố này nhằm để nâng cao nhận thức về nỗ lực rõ ràng của Trung Quốc ‘‘nhằm đánh lạc hướng khỏi sự hiện diện và các hành động bất hợp pháp của họ trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của chúng tôi’’.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila hôm qua tuyên bố, Lực lượng vũ trang của Bộ Tư Lệnh miền Tây Philippines (Wescom) đã nhiều lần xác nhận rằng ‘‘mô hình mới’’ để xử lý căng thẳng gia tăng ở các vùng tranh chấp đã được các quan chức chủ chốt của chính phủ Philippines, bao gồm cả bộ trưởng Quốc Phòng Teodoro và cố vấn An ninh Quốc gia Eduardo Año, ủng hộ. Phía Trung Quốc cũng tuyên bố rằng họ lưu giữ hồ sơ ‘‘liên lạc và đàm phán’’ về vấn đề này, và các đàm phán không liên quan đến lập trường chủ quyền giữa hai nước.

Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines nhấn mạnh là ‘‘bất kỳ ám chỉ nào’’ của phía Trung Quốc về việc bộ Quốc Phòng Philippines tham gia vào ‘‘mô hình mới’’ giải quyết tranh chấp đều là một ‘‘mưu đồ quỷ quyệt’’ của Bắc Kinh thông qua Đại sứ quán ở Manila, và điều rất đáng đặt câu hỏi là vì sao hành động này lại xảy ra sau cuộc họp lần đầu tiên của lãnh đạo bộ Quốc Phòng bốn nước đồng minh Philippines, Mỹ, Nhật và Úc, tại trụ sở Bộ Tư Lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương (Mỹ) tại Hawai hôm 02/05. Sau cuộc hội kiến này, bộ trưởng Quốc Phòng bốn nước ra thông cáo chung ‘‘phản đối mạnh mẽ’’ việc Trung Quốc sử dụng các tàu Hải cảnh và dân quân biển ở Biển Đông gây nguy hiểm, ‘‘liên tục cản trở tàu Philippines thực thi quyền tự do hàng hải trên biển và làm gián đoạn các tuyến đường tiếp tế tới Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal)’’.

Tranh cử Nghị Viện Châu Âu: Làn sóng bạo lực cực hữu chống chính trị gia cánh tả


Vào lúc châu Âu bước vào cuộc tranh cử Nghị Viện, một làn sóng bạo lực đang bùng lên tại Đức, với đối tượng chính là các chính trị gia cánh tả, thuộc đảng Xanh và đảng Xã hội. Tối thứ Sáu 03/05/2024, một dân biểu đảng Xã hội bị một nhóm người lạ mặt đánh trọng thương khi đang dán áp phích vận động bầu cử.

Thông tín viên Pascal Thibault tường trình từ Berlin :

‘‘Dân biểu Matthias Ecke đang dán áp phích vận động cho cuộc bầu cử Nghị Viện ngày 09/06 tới, vào buổi tối hôm qua, thì bị bốn kẻ lạ mặt hành hung dữ dội. Vị dân biểu đảng Xã hội Dân chủ này đã phải nhập viện để phẫu thuật. Trước đó không lâu, cũng ngay gần đó, một nhà tranh đấu đảng Xanh bị hành hung, rất có thể bởi chính những kẻ nói trên.

Nhiều đảng phái tại Đức đã lên án các vụ hành hung. Đảng Xã hội châu Âu họp tại Berlin, đã bày tỏ đoàn kết với các nạn nhân. Điều trớ trêu là tại chính cuộc họp này, đã có nhiều tiếng nói lên án nạn bạo lực cực hữu. Đảng Xã hội châu Âu ra một thông cáo kêu gọi đảng cánh hữu châu Âu từ chối mọi hình thức liên minh với cánh cực hữu.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cực lực lên án vụ hành hung nhắm vào dân biểu cùng đảng Xã hội Dân chủ. Lãnh đạo chính phủ Đức nhấn mạnh : ‘‘Hành động bạo lực nói trên là hậu quả của các lời lẽ thù hận. Điều này là hoàn toàn không thể chấp nhận được trong nền dân chủ của chúng ta. Không thể chấp nhận điều này ! Chúng ta, những người có trách nhiệm và đáng được tôn trọng, chúng ta chính là đa số tại Đức !’’.

Cuộc tranh cử Nghị Viện Châu Âu đang diễn ra bị đánh dấu bởi nhiều vụ hành hung. Thứ Bảy tuần trước, những người biểu tình đã tấn công vào xe hơi của phó chủ tịch Hạ Viện, thuộc đảng Xanh, Katrin Göring-Eckardt. Các chính trị gia đảng Xanh là đối tượng hàng đầu của đợt bạo lực bùng lên hiện nay’’.

Anh Quốc bắt đầu trục xuất người xin tị nạn sang Rwanda từ tháng Bẩy


Kể từ tháng 07/2024, người xin tị nạn nhập cư bất hợp pháp vào Anh sẽ bị đưa sang Rwanda. Trong thông cáo ngày 01/05, bộ Nội Vụ Anh cho biết đã bắt giữ nhiều người nhập cư bất hợp pháp “trong khuôn khổ những chiến dịch được tiến hành trong tuần trên toàn lãnh thổ” nhưng không nêu con số cụ thể.

Đây sẽ là những người đầu tiên bị đưa sang Rwanda chiểu theo luật mới “Safety of Rwanda”, được vua Charles III chính thức phê duyệt hôm 25/04. Trong số này đã có một trường hợp tự nguyện sang Rwanda.

Thông tín viên RFI Sidonie Gaucher tại Luân Đôn cho biết thêm :
“Đây là trường hợp đầu tiên và cũng là trường hợp mang ý nghĩa biểu tượng : Ngày 30/04, một người nhập cư nộp đơn xin tị nạn trên lãnh thổ Anh nhưng bị bác đã chấp nhận được đưa đến Rwanda. Nhưng việc này diễn ra dựa trên cơ sở tự nguyện. Người đàn ông không muốn quay về quê nhà và để tạo điều kiện cho quyết định của di dân này, chính phủ Anh đã hỗ trợ cho ông vài nghìn bảng Anh để có thể sống ở Rwanda trong vòng tối đa 5 năm.

Song song với cơ chế này, chính phủ cũng cam kết ép buộc người nhập cư bất hợp pháp sang Rwanda. Nhiều chuyến bay sẽ khởi hành từ ngày 01 đến 15/07, trùng thời điểm với kỳ bầu cử tổng thống và Quốc Hội ở Rwanda. Quốc gia Đông Phi này sẽ xét duyệt đơn xin tị nạn. Nhưng kết quả có thế nào thì những di dân đó cũng sẽ không thể trở lại Anh.

Luật di cư mới giúp chính phủ Anh “lờ đi” nhiều phần trong luật pháp quốc gia và quốc tế về nhân quyền. Việc này cũng khiến nhân viên dịch vụ công bị động, bị giằng xé giữa luật pháp và những gì chính phủ trông đợi ở họ. Chính vì thế, nghiệp đoàn dịch vụ công FDA đã đệ đơn kiện. Đơn sẽ được xem xét vào tháng Sáu”.

Không có nhận xét nào: