Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2024

Cậu bé Vũng Tàu được tàu USS Kirk hộ tống nay trở thành phó đề đốc Hải quân Mỹ - VOA

Một cậu bé ở Vũng Tàu năm 1975 được hải quân Việt Nam Cộng hòa cứu trong đoàn người vượt biên và được tàu chiến của Hải quân Mỹ hộ tống đến Philippines an toàn nay sắp trở thành phó đề đốc Hải quân Mỹ, người lãnh đạo những binh sĩ hải quân chiến lược trong khu vực chiến lược của Washington. Đại tá Hải quân Tuấn Nguyễn, thuộc Đệ Thất Hạm đội Hải quân Hoa Kỳ (Hạm đội 7) có căn cứ ở Yokosuka, Nhật Bản, hôm 23 tháng 3 được Thượng viện Hoa Kỳ chuẩn thuận đề cử làm phó đề đốc.
<!>
Với sự thăng cấp này, ông bước vào hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của Hải quân và được quyền treo cờ để đánh dấu vị trí chỉ huy. Cấp bậc của ông tương đương với chuẩn tướng trong Lục quân, Không quân, Thủy quân Lục chiến, và Lực lương Không gian Hoa Kỳ.

Trong một cuộc phỏng vấn với VOA, ông nói ông cảm thấy “cực kì vui mừng và khiêm nhường” vì được lựa chọn. Ông giải thích thêm về công tác của mình ở vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, một trong những khu vực chiến lược của Hải quân Hoa Kỳ.

“Tôi phụ trách lên kế hoạch và đối ngoại và điều đó có nghĩa là hàng ngày, tôi làm việc với các đồng minh và đối tác khắp khu vực này và chúng tôi nỗ lực cải thiện khả năng vận hành tương tác với các lực lượng hải quân có cùng chí hướng, với mục tiêu chính là tăng cường khả năng răn đe và bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ ở đây mà tất cả chúng ta đều được hưởng lợi”.

Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ là hạm đội được triển khai ở tiền phương lớn nhất của nước này, với 50-70 tàu chiến và tàu ngầm, 150 máy bay và hơn 27.000 thủy thủ và thủy quân lục chiến, thường xuyên tương tác và hoạt động với các đồng minh và đối tác nhằm bảo vệ một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.


“Trên cương vị của tôi trong tương lai, tôi sẽ lãnh đạo các nam nữ quân nhân mà có thể gọi là những chiến sĩ hải quân chiến lược. Chúng tôi làm việc trong lĩnh vực cạnh tranh chiến lược và ngoại giao quân sự”, ông Tuấn cho biết về công việc sắp tới của ông sau khi chính thức trở thành phó đề đốc.

“Vì vậy, tôi rất mong được trở thành một phần của đội ngũ tuyệt vời này, làm việc với các đối tác quốc tế thực sự để đảm bảo mang lại lợi thế địa chiến lược cho những người ra quyết định, cho cấp lãnh đạo của chúng tôi trong chính phủ Mỹ và nỗ lực tạo dựng những kết nối giữa người với người với các quân đội khác có cùng chí hướng”.

Tàu hải quân cứu hộ

“Câu chuyện của tôi cũng giống như bao người Việt rời bỏ Việt Nam vào ngày Sài Gòn thất thủ. Tôi đã được giải cứu bởi thủy thủ của Hải quân, được đưa lên một chiếc tàu Hải quân lúc bấy giờ được cấp cho và được sử dụng bởi chính quyền Nam Việt Nam,” ông Tuấn kể lại câu chuyện ông vượt biên sau biến cố 1975.

“Và chúng tôi đi theo một hạm đội do tàu USS Kirk dẫn đầu đến Vịnh Subic [ở Philippines]. Thế là hành trình đến Mỹ của tôi bắt đầu với việc băng qua Biển Đông”.

Ngày 30/4/1975 khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản, chiến hạm USS Kirk đã dẫn đầu một hạm đội Mỹ hộ tống trên 30 chiến hạm Hải Quân Việt Nam Cộng hòa và hỗ trợ cho đoàn tàu Hải Quân Việt Nam chở hàng chục ngàn người Việt tị nạn đến Philippines an toàn.

Như VOA đã tường thuật trước đây, trong chiến tranh Việt Nam, nhiệm vụ của tàu USS Kirk là hỗ trợ hỏa lực cho Tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên sau khi Sài Gòn thất thủ, tàu này đã trở thành một chiếc tàu cứu trợ nhân đạo, giúp đỡ những người Việt di tản ra khỏi nước với việc đón nhận và giúp di chuyển hơn 18,000 người trong số hàng trăm ngàn người tị nạn từ những nơi trong vùng đảo Côn Sơn đến Vịnh Subic, đảo Wake, và đảo Guam.

30 năm và hơn thế nữa

“Và rồi khi tôi cưới vợ, cũng là người Việt Nam, chúng tôi phát hiện ra rằng chúng tôi đã đi cùng một nhóm tàu đi đến Vịnh Subic ngày ấy”, ông Tuấn kể lại.

“Dù không hề biết, Hải quân Mỹ đã là một phần cuộc sống của tôi lâu hơn tôi tưởng. Hải quân đã ảnh hưởng đến cuộc đời tôi, định hình sự nghiệp của tôi và cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của những người thân yêu của tôi”.

Thành tựu ngày hôm nay của Đại tá Tuấn Nguyễn là kết quả của một quá trình gắn bó lâu dài với Hải quân và mối liên hệ của ông với Hải quân còn xa hơn cả sự nghiệp kéo dài gần 30 năm của ông.

Trước khi được phân công công tác tại Hạm đội 7, ông từng là tùy viên hải quân tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, Trung Quốc và từng là giảng viên quân sự tại một trung tâm chuyên trách về an ninh của Bộ Quốc phòng Mỹ ở Hawaii.

Đại tá Tuấn cho biết ông đã từng quay lại Việt Nam một lần trong khoảng thời gian năm 2007-2010 trong tư cách viên chức đặc trách Việt Nam của Đệ Thất Hạm đội.

Ông cho biết trên cương vị mới ông mong muốn quay trở lại để xem nước này đã thay đổi ra sao trong gần 20 năm qua.

“Tôi hiểu rằng lâu nay luôn có những thách thức nhưng giống như mọi nước, bạn chữa lành vết thương và tiến về phía trước. Vì vậy, tôi muốn nói với người dân Việt Nam rằng hãy cởi mở tư tưởng và đừng đóng cửa trước rất nhiều cơ hội lớn lao mà mối quan hệ giữa hai nước chúng ta có thể mang lại”.

Khi nói về triển vọng hợp tác giữa hải quân Mỹ - Việt, ông chia sẻ: “Tôi xin gửi đi thông điệp này: Chúng tôi sẵn sàng, sẵn sàng giao tiếp và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt trong việc thực thi các quyền trên biển của các bạn và gia nhập các quốc gia hàng hải ở đây cũng như đảm bảo sự ổn định của khu vực”.


C ** Nữ Trung tá Phi Công F.18, Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ,
Người Mỹ Gốc Việt Elizabeth Phạm, hiện đang phục vụ tại Cộng Hòa Liên Bang Đức,
sẽ được gắn cấp bậc Đại tá, vào tháng 6, 2024.




Không có nhận xét nào: