Tìm bài viết

Vì Bài viết và hình ảnh quá nhiều,nên Quí Vị và Các Bạn có thể xem phần Lưu trử Blog bên tay phải, chữ màu xanh (giống như mục lục) để tỉm tiêu đề, xong bấm vào đó để xem. Muốn xem bài cũ hơn, xin bấm vào (tháng....) năm... (vì blog Free nên có thể nhiều hình ảnh bị mất, hoặc không load kịp, xin Quí Bạn thông cảm)
Nhìn lên trên, có chữ Suối Nguồn Tươi Trẻ là phần dành cho Thơ, bấm vào đó để sang trang Thơ. Khi mở Youtube nhớ bấm vào ô vuông góc dưới bên phải để mở rộng màn hình xem cho đẹp.
Cám ơn Quí Vị

Nhìn Ra Bốn Phương

Thứ Bảy, 2 tháng 9, 2023

Tại sao có quá nhiều người Mỹ bị lừa đảo? - BaoMai

“Cứ mỗi phút lại có một kẻ khờ khạo ra đời.” Một trăm bảy mươi năm sau, những lời này có thể có hoặc có thể không phải là do ông P.T. Barnum nói ra vẫn còn rất ư là đúng đặc biệt là ở Hoa Kỳ. Theo Forbes, năm ngoái, những kẻ lừa đảo đã đánh cắp khoảng 5 tỷ USD từ tay người Mỹ trong các vụ lừa đảo liên quan đến khoản vay sinh viên. Những người trẻ tuổi, nhiều người trong số họ nổi tiếng là những người am hiểu công nghệ, cũng không tránh khỏi bị lừa đảo. Năm 2021, theo một nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia an ninh mạng tại Social Catfish, những thanh niên dưới 20 tuổi đã mất 101.4 triệu USD bởi các vụ lừa đảo trực tuyến.
<!>
 Trong năm 2017, những người dưới 20 tuổi chỉ mất 8.3 triệu USD cho những kẻ lừa đảo trực tuyến. Theo một báo cáo gần đây của Coin Journal, kể từ năm 2018, các vụ lừa đảo mã kim cũng đã tăng lên đáng kể.


Hoạt động lừa đảo đang ngày càng trở nên tinh vi hơn, và người Mỹ ở mọi lứa tuổi đều đang trở thành mục tiêu. Tình trạng này đặt ra câu hỏi: Có điều gì mà chúng ta có thể làm để giúp những người Mỹ bình thường hiểu biết hơn về lừa đảo, và nhận thức rõ hơn về các mối đe dọa do tội phạm trực tuyến gây ra?

Bàn về vấn đề này có ông Daniel Simons và ông Christopher Chabris, hai nhà tâm lý học nổi tiếng am hiểu về lĩnh vực lừa đảo. Cuốn sách mới của họ, có nhan đề “Nobody’s Fool: Why We Get Taken In and What We Can Do About It” (“Không ai ngu ngốc cả: Tại sao Chúng ta bị Lừa và Chúng ta Có thể Làm gì khi bị Lừa”), thảo luận về các trò lừa đảo đánh cắp thông tin và kế hoạch Ponzi, khoa học lừa lọc và nghệ thuật làm giả, nghệ thuật lừa bịp và tội phạm mã kim. Bộ đôi tác giả này đã mô tả một cách thấu đáo nhiều cách mà một người bình thường thường xuyên bị lừa trong những vụ lừa đảo thiệt hại nặng nề nhất.


Ông Simons nói với tôi rằng ông ấy và ông Chabris đã viết cuốn sách trên bởi vì họ “nhận ra rằng mọi người thấy những câu chuyện về bịp bợm và lừa đảo luôn luôn thú vị, và mánh khóe lừa bịp đó dường như đang gia tăng.” Khá kỳ lạ là, “Mặc dù có nhiều bộ phim, podcast, và bài báo nói về những trò lừa bịp, nhưng mọi người vẫn tiếp tục bị lừa theo những cách giống như thế,” ông nói thêm.

Tôi đã đặt câu hỏi là tại sao lại như vậy? Theo ông Simons, “Bịp bợm, lừa đảo, và bày trò mánh lới trong các lĩnh vực từ kinh doanh đến thể thao cho đến các trò chơi rồi đến nghệ thuật, tất cả đều khai thác cùng một thói quen nhận thức và thu hút mọi người bằng cách sử dụng cùng một loại mồi nhử thông tin.”

Một lỗ hổng chí mạng của con người, như đã được nêu ra trong cuốn sách, liên quan đến xu hướng chấp nhận những gì chúng ta nhìn thấy, và không muốn phân tích kỹ thông tin mà chúng ta được cung cấp. Trong thời đại mà việc thu thập và giải quyết thông tin được giao cho máy móc như ngày nay, khi mà các thiết bị kỹ thuật số và các thuật toán nhanh chóng thường làm thay cho việc suy nghĩ của chúng ta, thì chúng ta dường như đang mất đi khả năng thực hành tư duy phản biện. Việc tra cứu thông tin trên Google chỉ có thể đưa chúng ta đi xa đến thế thôi.

Ông Simons nói với tôi rằng những kẻ lừa đảo lại vô cùng sáng tạo, “và những trò lừa đảo phổ biến ngày hôm nay thì trông sẽ rất khác vào ngày mai, ít nhất là ở bề ngoài.” Ông ấy nói đúng. Chúng ta đã trải qua một chặng đường dài kể từ thời “hoàng tử Nigeria” hứa hẹn với chúng ta rằng chỉ cần một lần chuyển tiền là có thể sở hữu khối lượng tài sản không thể tưởng tượng được (mặc dù, cần lưu ý rằng, trò lừa đảo này cũng đã biến hóa trong thời gian gần đây).


Theo ông Simons, một số trong những trò lừa đảo phổ biến hơn hiện nay “bao gồm lừa đảo qua thư điện tử, tin nhắn văn bản, và những cuộc gọi tự động hoặc do người gọi đều có thể là bước đầu tiên để ‘thâm nhập thư điện tử của doanh nghiệp.’” Đối với những ai không biết rõ về lừa đảo, thì thâm nhập thư điện tử doanh nghiệp (BEC) là một kiểu tấn công lừa đảo được sử dụng để đánh cắp tiền và/hoặc thông tin quan trọng.

Ông Chabris nói thêm rằng một hình thức lừa đảo phổ biến khác là lừa đảo qua tổng đài. Hình thức lừa đảo này chính là kẻ lừa đảo nhắm mục tiêu vào những người đang mắc nợ, đang nợ tiền thuế, hoặc có tình trạng nhập cư hạn chế để gọi điện đe dọa rằng họ sẽ phải ngồi tù hoặc bị trục xuất nếu không trả tiền ngay lập tức.

“Những kẻ lừa đảo này,” ông Simons lưu ý, “thường yêu cầu nạn nhân mua thẻ rút tiền mặt trả trước và đọc những con số đó qua điện thoại (điều mà quý vị không bao giờ nên làm đó luôn là trò lừa đảo).”
“Một hình thức lừa đảo khủng khiếp gần đây,” theo như ông giải thích, “có liên quan đến những người gọi điện giả vờ đã bắt cóc một đứa trẻ và đòi tiền chuộc.”

Hồi tháng Tư năm nay, một người mẹ tên là Jennifer DeStefano đã trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo bắt cóc qua mạng đáng sợ khi bọn tội phạm sử dụng đoạn băng có giọng nói đã được chỉnh sửa của cô con gái 15 tuổi của bà nhằm đòi hỏi một khoản tiền lớn. Năm ngoái, theo dữ liệu từ Ủy ban Thương mại Liên bang, người Mỹ đã mất một lượng tiền đáng kinh ngạc 2.6 tỷ USD trong các vụ lừa đảo mạo danh.

Người Mỹ có thể làm gì để tự bảo vệ mình trước nguy cơ lừa đảo ngày càng tinh vi?


Trước hết, ông Simons nhấn mạnh: “Điều quan trọng là phải nhận ra rằng mánh khóe lừa đảo có phạm vi rộng, từ việc đơn giản là chuyển thông tin sai lệch cho đến các kế hoạch Ponzi. Hầu hết các mánh khóe lừa đảo hàng ngày không nằm ở đầu đỉnh của dải phạm vi đó, mà nằm ở những tuyên bố tiếp thị sai sự thật, thông tin sai lệch về chính trị, và gian lận trong các trò chơi và thể thao tất cả đều hoạt động vì những lý do tương tự như những trò lừa đảo lớn hơn.”

“Công nghệ,” theo vị giáo sư của Đại học Illinois Urbana-Champaign này, “đã làm cho việc truyền bá thông tin sai lệch và thông tin giả dễ dàng hơn nhiều so với trước đây, và công nghệ đã cho phép một số hình thức lừa đảo hoạt động trên quy mô lớn.”


Ông nói tiếp, chẳng hạn như vụ lừa đảo “Hoàng tử Nigeria” được nói ở trên đã bắt đầu từ rất lâu trước khi có thư điện tử, từ việc những kẻ lừa đảo gửi thư, sau đó nâng cấp lên thành gửi fax. Sau đó, với sự ra đời của thư điện tử, một số ít kẻ lừa đảo đã có thể gửi hàng chục ngàn mồi nhử để thu hút một tỷ lệ nhỏ nạn nhân.

“Thông thường,” ông Simons kết luận, “chiến lược tốt nhất đơn giản là đặt một vài câu hỏi: Điều đó có thực sự đúng không? Đây có thể là một trò lừa đảo không? Hoặc liên lạc với một người bạn, đồng nghiệp, hoặc cố vấn và nhờ họ trả lời câu hỏi với một quan điểm khác với quan điểm của quý vị.”


Nói cách khác, hãy lùi lại một bước, hít một hơi thật sâu, và thực hành cách suy nghĩ phản biện. Chỉ vì thế giới đầy rẫy những kẻ khờ khạo, thì không có nghĩa là quý vị được định sẵn để trở thành một trong số họ.

John Mac Ghlionn _ Cẩm An

***


Vài tuần qua, tôi nhận được một số tin nhắn bất ngờ qua điện thoại.
Trong đó, có một tin nhắn trông như thể từ ngân hàng gửi đến, cảnh báo tôi về trò lừa đảo sắp xảy ra.

Không có nhận xét nào: